Monday, July 25, 2011

NCK: Một người Việt nổi tiếng?

image

image
Thủ tướng Nam Việt Nam, Nguyễn Cao Kỳ và Tổng thống Mỹ Johnson tại Honolulu năm 1966

Ông kỳ cục NCK chết, HN released video !!!
image
http://www.youtube.com/user/HaiNgoaiPhiemDam?feature=mhee#p/u/0/o2V1b-c0cuE



Ngày 6/2/1966, báo chí Mỹ đưa tin Tổng thống Lyndon B. Johnson cùng các nhân vật quân sự cao cấp của Hoa Kỳ gặp Thủ tướng Nam Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ tại in Honolulu.
Kể từ đó cho đến cuộc hành quân Lam Sơn năm 1971, nỗ lực đáng kể cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa để đổi thế cờ, tưởng như còn rất xa.
Khi thăm Hawaii ông Kỳ cũng bắt đầu cùng các tướng lĩnh trong Bấm Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia dấn bước vào một cuộc phiêu lưu chính trị - quân sự đầy bất trắc nhưng Hoa Kỳ luôn đóng vai quyết định.
Cũng vào đầu năm 1966, ai mà hình dung được lúc Sài Gòn sụp đổ, chính Tướng Kỳ có cú đáp trực thăng xuống tàu chiến Mỹ, liều lĩnh nhưng 'hạ cánh an toàn', như mọi việc trong cuộc đời luôn được báo chí chú ý của ông.
Và ai nghĩ được 'Con Tạo oái oăm' tới mức khi ông về thăm quê Sơn Tây nhiều năm sau cuộc chiến, báo chí của nước Việt Nam cộng sản bám sát, mô tả ông một cách hãnh diện.

Danh nhân Sơn Tây
Trong khi News Online của BBC tiếng Anh chạy tin "Vietnam Welcomes Former Enemy" (Việt Nam đón chào kẻ cựu thù), báo chí trong nước coi chuyến về thăm quê của ông Kỳ là một thành công của chính sách kiều vận.
Ông cũng không hề che dấu chuyện về Việt Nam, nhưng cũng chẳng tỏ ra hối tiếc hay xin lỗi gì về cuộc chiến như một số nhân vật ở Hà Nội mong mỏi.
Tôi chưa bao giờ gặp ông Nguyễn Cao Kỳ và đọc cuốn 'Con Cầu Tự - Cuộc chiến để cứu Việt Nam của tôi' (Bấm Buddha's Child: My Fight to Save Vietnam) ông viết với tác giả Mỹ Marvin Wolf thấy có quá nhiều đoạn tự khen.
Ngoài các vụ gây choáng cho 'đồng minh Hoa Kỳ' như chở tướng lĩnh của họ bay thấp tới mức chạm sóng biển, ông cũng dành nhiều trang kể cảnh tán gái.

image
Tướng Nguyễn Cao Kỳ cổ đeo khăn lụa, hỏi một tù binh cộng sản bị bịt mắt tại Gio Linh năm 1967, đằng sau là ký giả của đài CBS News

Trực thăng của công được ông dùng để tạo ấn tượng cho một thiếu nữ đã bay tung cả mái nhà nơi xóm nghèo cô sống.
Chả thế mà báo chí ngoại quốc gọi là là tay tướng 'cao bồi' của Chế độ Sài Gòn.
Với người miền Nam, một tướng Kỳ nắm quyền còn được ghi nhớ qua chính biến lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, cuộc đấu đá với Tướng Nguyễn Khánh, vụ loại Tướng Nguyễn Chánh Thi, trấn áp Phật giáo miền Trung, và nhiều sự kiện khác.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC Tiếng Việt khi ông có ý định về nước Tướng Kỳ nói rất tình cảm rằng Việt Nam là tổ quốc, quê hương và nói mạch lạc, mạnh mẽ rằng ông chưa bao giờ ủng hộ chủ nghĩa cộng sản.
Câu đó có thể khiến bạn nghe đài BBC ở trong nước ng̣ac nhiên nhưng với cả triệu người Bắc di cư năm 1954 thì là chuyện hiển nhiên.
Thực ra ông Kỳ về thăm quê vì nhiều năm sau cuộc chiến, quê hương với ông vẫn to lớn hơn khái niệm 'cộng sản'.
Và khi đã có tuổi, ai mà không có quyền của một con người tìm về lại nơi chốn tuổi thơ.
Nhưng với nhiều người gồm cả tôi, chuyện ông về thăm quê thì cũng bình thường thôi, chỉ lạ là việc gì ông phải hăng lên nói về khá nhiều đề tài.
Tôi không rõ việc làm ăn của ông ở Việt Nam thành bại ra sao.
Nhưng dù không phải là chiến lược gia, ông cũng vung vinh khuyến khích Việt Nam "phải đi theo con đường Trung Quốc" và ca ngợi thuyết 'thịnh vượng không cần tự do' bằng các ví dụ của Hàn Quốc thời Park Chung Hee và Thái Lan thời Sarit Thanarat.
Nhưng đấy là khi đặt ra vấn đề quan điểm, còn với không ít người dân miền Bắc, việc ông về nước không gây tranh cãi nhiều lắm.
Trong một lần lên thăm Thành Sơn Tây và ngồi ăn trưa với bạn bè, tự nhiên câu chuyện về địa phương của chúng tôi lan sang bàn về ông Kỳ, người xuống Hà Nội sống hồi trẻ và đi xa hơn nhưng vẫn mang tính cách 'ngông có hạng' của vùng Sơn Tây.
Người dân ở đó nhắc đến ông Kỳ cũng như bất cứ mọi nhân vật có tên tuổi làm nổi danh làng xã, tỉnh huyện mình.
Với họ, 'danh nhân Sơn Tây' gồm cả Tướng Kỳ của Sài Gòn và nhà thơ quân đội Quang Dũng, người vì thơ hay và tính khảng khái (một dạng ngông?) nên bị Đảng xử tệ.

Ông là ai?

image
Bức hình từ năm 1971 thường được truyền thông ngoại quốc dùng để mô tả về một ông Nguyễn Cao Kỳ 'hào hoa' và biết ăn chơi.

Với người Việt thì l̀a như vậy, còn với nước ngoài, tôi nghĩ cuộc đời ông Kỳ và cách người ta nhìn ông cũng nói lên khá nhiều về vị thế và thân phận người Việt Nam nói chung.
Tướng Charles de Gaulle của Pháp từng hỏi "Qui est Ky?", tạm dịch thiếu phần chơi chữ tiếng Tây: Kỳ, y là ai?
Tôi dám chắc rằng ngày nay, mỗi khi một lãnh đạo cao cấp từ Ba Đình ra nước ngoài, thì quan chức Âu Mỹ cũng hỏi như vậy, hàm ý "Y là loại gì, có gì đáng nói?"
Và ông Kỳ còn hơn nhiều ông lãnh đạo hiện giờ vì ông rành cả tiếng Pháp, tiếng Anh, ngồi hút thuốc, đàm đạo với các lãnh đ̣ạo Phương Tây, Đài Loan, Đông Nam Á rất có vai vế, chẳng kém chút nào.
Nhưng nghĩ kỹ lại thì hình ảnh bên ngoài là một chuyện, cách nước lớn đối xử với ông, tức là với miền Nam khi đó và rộng ra là người Việt Nam nói chung, lại là chuyện khác.
Sau cuộc gặp Honolulu, Tổng thống Johnson hùng hồn:
"Cuộc hội đàm ra tuyên bố chung rằng Hoa Kỳ cam kết giúp Nam Việt Nam 'chống xâm lược', phát triển nền kinh tế, thiết lập nguyên tắc tự quyết, chính phủ vì đồng thuận của nhân dân."
Hệt như các ông Bush và Obama sau này nói về Afghanistan và Iraq, ông Johnson cũng nói rằng chiến thắng ở Việt Nam không phải bằng quân sự mà là 'chiến thắng đói nghèo, bệnh tật và nỗi vô vọng'.
Tôi luôn thán phục người Mỹ, xưa và nay, về tài hùng biện.
Nhưng lời của ông Johnson, người mới thực là quê xứ cao bồi Texas, đã bị những cơn lốc chiến tranh và mớ bùng nhùng của chính trị Washington cuốn đi rồi tan biến trong không trung.
Thứ còn lại không chỉ là vị đắng của quân nhân cán chính đồng minh Việt Nam Cộng Hòa mà cả vị ṃăn của máu hàng triệu người Việt đổ ra.
'Nền dân chủ cho Nam Việt Nam' hai ông tuyên bố chung ở Honolulu thì đến nay cả nước Việt Nam vẫn còn chật vật 'quá độ' mãi chưa tới.
Hoa Kỳ đang quay lại ve vãn một cựu thù đa nghi vì cuộc chơi đại dương và hàng hải mới ló nhưng tôi chưa thấy rõ con cháu ông Johnson sẽ thực hiện các mục tiêu cao đẹp ông nói với ông Kỳ năm 1966 cho Việt Nam bằng cách nào.
Điều quá rõ trong Cuộc chiến Việt Nam là một mình ông Kỳ, bản thân chưa bao giờ là một danh tướng, chẳng làm được gì để xoay chuyển tình thế cho miền Nam.

image
Đầu năm 2004 vợ chồng ông Kỳ trở lại Việt Nam

Tướng Kỳ bình luận về nỗ lực hòa giải dân tộc trong cuộc phỏng vấn với Quốc Vinh.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Thậm chí đến cả bây giờ, một nước Việt Nam thống nhất, do một đảng lãnh đạo toàn quyền mà còn gay go tìm hướng trong cuộc chơi với các nước lớn, huống chi là tình cảnh của VNCH khi đó.
Nên tất nhiên ta cũng sẽ không công bằng nếu đòi ông Kỳ phải có phần trong việc gây dựng lại Việt Nam thời hậu chiến.
Khi về thăm lại quê hương năm 2004, theo cách tính tuổi của nhiều làng quê miền Bắc thì ông đã ở tuổi th́ất tuần, thuộc hàng thượng thọ.
Lục lại tư liệu tôi thấy hóa ra không phải khi đó ông Kỳ mới thay đổi cái nhìn về người Mỹ, về miền Bắc.
Năm 1967, khi hỏi chuyện một tù bình cộng sản ở gần vùng giới tuyến, ông được báo chí Mỹ trích lời phê phán Washington "ngưng chiến", và hô hào đối thoại với Hà Nội.
Theo ông, hai miền Nam Bắc Việt Nam cần nói chuyện trực tiếp, "không có những kẻ lạ" (without outsiders) vào một th̀ơi điểm chín muồi.
Không biết lúc qua đời, Tướng Nguyễn Cao Kỳ (1930 - 2011) có nghĩ rằng câu nói của ông trên 40 năm trước, có thể chỉ để 'lấy điểm' với truyền thông ngoại quốc vẫn còn ý nghĩa.
Người Việt trong và ngoài nước chưa thực sự thống nhất về tinh thần, và vai trò của những 'outsider' với số phận Việt Nam nay còn lên cao hơn bao giờ hết.


Ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời
thứ bảy, 23 tháng 7, 2011

image
Ông Kỳ nói ông không làm chính trị

Tin cho hay cựu Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH), ông Nguyễn Cao Kỳ đã qua đời ở tuổi 81 tại một bệnh viện ở Kuala Lumpur hôm 23 tháng Bảy, trong thời gian dưỡng bệnh tại Malaysia.

Hãng tin Mỹ, AP, hôm thứ Bảy trích lời của gia đình ông Kỳ, người cũng từng giữ các chức vụ Thủ tướng, Thiếu tướng không lực VNCH, cho biết ông Kỳ đã qua đời sau khi được đưa tới bệnh viện tại thủ đô Malaysia để cấp cứu tai biến đường hô hấp.
Hãng AP dẫn lời một trong những người cháu trai của Tướng Kỳ, ông Peter Phan từ Nam California, cho hay ông Kỳ "có tình trạng sức khỏe tốt, nhưng trong mấy tuần lễ cuối cùng đã yếu đi."
Hãng tin Mỹ cũng dẫn lời Nguyễn Cao Kỳ Duyên, một trong các con gái của Tướng Kỳ vốn là một MC nổi tiếng trong làng văn nghệ VN hải ngoại, cho biết cô đã lên đường tới Malaysia để "tìm hiểu chính xác nguyên nhân cái chết của ông."
Tờ Người Việt Online, dẫn một nguồn tin từ công ty giải trí Thúy Nga Paris có liên hệ với người con gái này của Tướng Kỳ, cho biết thêm chi tiết cô Kỳ Duyên dự kiến "mang thi hài thân phụ về Việt Nam an táng."
Ông Nguyễn Cao Kỳ sinh ngày 8/9/1930 tại Sơn Tây, miền Bắc Việt Nam, từng giữ chức Thủ tướng Chính quyền VNCH trong giai đoạn từ 1965 - 1967 và Phó Tổng thống từ năm 1967 - 1971.
Ông Kỳ gia nhập Quân đội Quốc gia VN từ năm 1952, từng kinh qua huấn luyện tại Trường sỹ quan trừ bị khóa I tại Nam Định và huấn luyện tại Trường không quân Marrakech tại Maroc.
Sau năm 1954, ông Kỳ gia nhập Quân lực VNCH trong vai trò phi công và sau đó trở thành một trong các sỹ quan chỉ huy ban đầu của không lực VNCH.
Ông Kỳ được thăng hàm Thiếu tướng và trở thành Tư lệnh không quân, đồng thời nắm chức vụ Ủy viên Hội đồng Quân nhân Cách mạng, không lâu sau diễn biến đảo chính năm 1963 lật đổ cố Tổng thống đệ nhất cộng hòa, ông Ngô Đình Diệm.

image

"Chuyển đổi?"
Tướng Kỳ từng có thời gian dài là đồng minh chính trị trong liên minh gần gũi với cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, nhưng sau này đã trở thành đối thủ trực tiếp của ông Thiệu.
Sau khi Sài Gòn thất thủ năm 1975, ông Kỳ sang Hoa Kỳ định cư.
Từng được cho là một chính khách cao cấp của VNCH với tư tưởng chống cộng, ông Kỳ đã có sự chuyển đổi nhận thức khi về thăm VN từ năm 2004, theo đó ông công khai đề cao hòa hợp, hòa giải dân tộc và kêu gọi hợp tác giữa các bên người Việt cựu thù trong cuộc chiến VN.


Trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC khi ông 73 tuổi, ông Nguyễn Cao Kỳ đã bình luận về nỗ lực hòa giải dân tộc. .
"Những sự mất mát và đau khổ trong cuộc chiến cũng như sau cuộc chiến thì chồng chất nhiều lắm, nhưng cứ quay lại dĩ vãng và uất hận thì chỉ là chuyện của cá nhân mỗi người,"
"Còn đối với đất nước, với dân tộc thì cá nhân tôi cho rằng cũng chả ích lợi gì",
"Những nỗ lực của cá nhân tôi không phải để giành phiếu, không đi xin tiền, xin chức, lập đảng, lập nhóm với ai cả. Tôi chỉ nói lên cái nhìn của tôi thôi, tâm tư của tôi đối với đất nước
"Những lời tôi nói là hoàn toàn vì dân tộc, vì đất nước chứ không phải cho cá nhân tôi," ông Kỳ nói.

Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn khác với BBC về ngày đầu tiên trở lại VN sau 30 năm xa quê hương, trước câu hỏi ông nghĩ thế nào về ý kiến cho rằng ông ủng hộ thể chế cộng sản bằng chuyến đi đó, Tướng Kỳ phản bác lại rằng ông "chẳng bao giờ chấp nhận chủ nghĩa cộng sản cả."

Dư Luận Khắp Nơi về Ông Kỳ, Thiêu ở Mã Lai, Tro CỐT Về Mỹ; Tử vi ông Kỳ: tháng 6 năm Mão có hạn Thiên không + Kình đà...

KUALA LUMPUR, Mã Lai (VB) -- Tang lễ của ông Nguyễn Cao Kỳ -- nguyên thiếu tướng Tư lệnh Không Quân VNCH, nguyên Thủ Tướng VNCH, nguyên Phó Tổng Thống VNCH -- sẽ tổ chức theo nghi thức Phật Giáo tại Mã Lai, theo bản Cáo Phó do tang gia phổ biến hôm Chủ Nhật 24-7-2011.
Bản Cáo Phó ghi rằng linh cữu ông Nguyễn Cao Kỳ sẽ được hỏa thiêu và tro cốt sẽ được gia đình mang về thờ tại Hoa Kỳ.
Bản Cáo Phó ghi chi tiết:
“Linh cữu được quàn tại:
Nirvana Memorial Centre
No. 1, Jalan 1/116A
Off Jalan Sungai Besi
57100 Kuala Lumpur
Nghi thức tang lễ sẽ được cử hành như sau:
Lễ Phát Tang: Thứ Hai, ngày 25 tháng 7 năm 2011
Ngày thăm viếng dành riêng cho gia đình: 26 tháng 7 năm 2011
Ngày thăm viếng dành cho các bạn bè, thân hữu: 27 tháng 7 năm 2011
Lễ Hỏa Táng: Ngày 28 tháng 7 năm 2011.”
Cũng hôm Chủ Nhật, bản “Điếu văn của Kỳ Duyên đọc cho bố Nguyễn Cao Kỳ” đã được phổ biến, trong đó có các đoạn sau:
“...Đôi khi hoang mang vì thấy có một số người chống đối bố, chúng con hỏi, thì bố giảng giải tường tận cho chúng con… và chúng con lại thấy rất hãnh diện về lý tưởng, về lòng yêu nước cũng như tinh thần khởi bước hòa giải dân tộc của bố... Bố đúng hay sai, sau này sử xanh sẽ phán xét...”(hết trích)
Bản Điếu văn ký tên chung: “Chúng con, Thắng, Trí, Đạt , Tuấn, Kỳ Vân, Kỳ Duyên và các cháu nội ngoại cùng khóc và thương tiếc  bố... Vĩnh biệt bố.”
Trong khi đó, một số chi tiết về lá số tử vi của ông Nguyễn Cao Kỳ đã được một số nhà nghiên cứu phổ biến qua nhiều diễn đàn. Bản tử vi chấm bởi GS Phạm kế Viêm từ Paris, nguyên Khoa Trưởng môn Toán tại Võ Bị QG Đà Lạt và là GS Toán nhiều trường Đệ Nhị Cấp Sài Gòn và Đà Lạt trước 1975.
Trích đoạn tử vi này viết:
“Ô Kỳ sinh năm Canh Ngọ 1930 - Tôi chỉ nhớ Lá Số Thái Dương cư Ngọ ( Nhật Lệ trung thiên = mặt trời sáng chói giữa Trưa) nhưng bị TRIỆT.  Nhờ Long Phượng Hổ Cái nên năm Bính Ngọ 1966 phất lên nhưng vì Triệt. Năm nay Ô Kỳ đi vào hạn La Hầu 82t âl+Năm Xung (mộc phá thổ Mệnh)+tháng hạn (tháng 6 hạn Thiên Không+Kình Đà. Tiểu hạn Năm Mão vào Cung Tật ách ( chết vì bệnh). Kinh nghiệm của Cổ Nhân có xác suất khá cao (70%).”(hết trích)

  
image

Cái chết của ông Nguyễn Cao Kỳ  đã được dư luận  báo chí quốc tế quan tâm.
Báo Los Angeles Times hôm 24-7-2011 ghi lời phỏng vấn cựu dân biểu tiểu bang Trần Thái Văn, người rời VN khi còn thơ ấu và rồi trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên thắng cử để vào Nghị Viện tiểu bang California, “Từ một điểm nhìn chính trị, ông ta đại diện những phần của Cuộc Chiến VN ở điểm cao thời đó. Khi ông chết, thời kỳ đó cũng đi theo ông. Nhiều lãnh tụ chính phủ Nam VN đã từ trần, và bánh xe thời gian đã quay -- trang sử đó đang chuyển sang cho thế hệ khác.”
Ngô Kỷ, 58 tuổi, trả lời trên tờ L.A. Times, “Đa số trong cộng đồng nghĩ rằng ông Kỳ là kẻ phản bội, và hầu hết người Việt  không tin ông ta. Bất kỳ ai về thăm VN cũng được, tốt thôi, nhưng khi bạn về VN và công khai ủng hộ phong trào CS và chỉ trích chính phủ VNCH thời xưa, thì tất nhiên sẽ không được tôn trọng.”
Ngô Kỷ nói rằng ông nghe tin ông Kỳ chết, nhưng thấy không ảnh hưởng gì tới cộng đồng vì cộng đồng đã bác bỏ ông từ lâu rồi.
Cựu nghị viên Tony Lâm, người thường chơi quần vợt và mạt chược với ông Kỳ, nói rằng ông Kỳ không có ý định làm một búp bê của chính phủ CSVN nhưng chỉ nghĩ là ông ta có thể giúp đất nước, “Ông ta đã làm cách tốt nhất của ông ta, theo kiểu ông ta để giúp VN.”

image

Báo L.A. Times nói rằng, vào khoảng năm 2002, ông Kỳ bắt đầu nói về hòa hợp hòa giải với CSVN. hai năm sau, ông Kỳ về thăm VN theo lời mời chính phủ VNCS.
Các đaì phát thanh Việt ngữ ở hải ngoại tấn công ông Kỳ, nói rằng ông Kỳ đang tự biến thành quân tốt trên bàn cờ của CSVN đang muốn cải thiện quan hệ kinh doanh với Mỹ. Báo L.A. Times nói, ông Kỳ không dao động, lúc đó nói, “Tới lúc phải khép lại chương đen tối trong lịch sử VN và phải mở chương mới. Con đường của các chiến sĩ già đã kết thúc.”
Tony Lâm kể rằng, ông Kỳ nói với Lâm rằng ông muốn cải thiện quan hệ để làm lợi ích cho dân VN.

Bản tin trên O.C. Register ghi rằng, ông Kỳ nói với AP năm 1989, rằng, “Sự thật là tôi từng có quyền lực tuyệt đối, khi tôi làm Thủ Tướng. Quý vị hãy nhớ rằng lúc đó chưa có quốc hội ở Nam VN. Trong hơn 2 năm, lời tôi nói là luật pháp tuyệt đối.”
OC Register kể rằng, ông Kỳ sinh ở Sơn tây năm 1930, khi còn thiếu niên đã theo phong trào kháng chiến do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo, nhưng khi bệnh sốt rét, ông Kỳ về thành, rời bỏ kháng chiến. Sau đó đăng lính, trở thành phi công để tác chiến chống quân Việt Minh. Ông di cư vào nam năm 1954, khi đất nước chia đôi.
OC Register nhắc rằng, ông Kỳ viết trong cuốn hồi Ký “Buddha’s Child: My Fight to Save Vietnam” (Con Đức Phật: Cuộc Chiến của tôi Để Cứu VN).

image
Đặng Thị Tuyết Mai

Ông Kỳ  3 lần kết hôn, có 5 con với người vợ đầu là một phụ nữ Pháp. Ông và vợ thứ nhì có một cô con gái là nghệ sĩ Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Ông gặp người vợ thứ 3 trong khi sống tạm ở Bangkok.Báo New York Times kể rằng, vào năm 1990, ông vẫn còn nói chuyện lật đổ CSVN ở Việt Nam, nhưng ngôn ngữ dịu giọng hơn. Ông nói với NY Times, “Tôi nghĩ người Mỹ và người Việt bây giờ có thể thành tựu những gì chúng ta không đạt được trong Cuộc Chiến  VN: chiến thắng cuối cùng đánh bại CS.”Nhưng 14 năm sau, ông Kỳ phản bác những người lập trường cứng rắn, “Tôi nghĩ là sai khi một số người -- đặc biệt một vài người VN hải ngoại ở Mỹ, bây giờ đòi hỏi rằng VN phải có chế độ dân chủ như họ có ở Mỹ. Không thích hợp cho VN lúc này đâu.”Nhà báo Phạm Trần, người đã theo dõi và viết về ông Nguyễn Cao Kỳ từ khi ông Kỳ lên làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương năm 1965 nói như sau hôm Thứ Bảy:


"Cho đến giờ này tôi vẫn tin ông Kỳ là người muốn đóng góp khả năng của mình vào việc Đòan Kết Dân Tộc khi quyết định về Việt Nam từ năm 2004, nhưng rất tiếc ông Kỳ không hiểu rằng đảng CSVN Không Muốn "Hòa Giải" Với Những Người Của Chế Độ VNCH Mà Chỉ Muốn Người Của VNCH "Hòa Hợp" Vào Với Chế Độ Do Họ Lãnh Đạo nên ông Kỳ là người bị cả 2 phía lạnh nhạt và sống rất cô đơn ở cuối đời. Ông là người suốt đời thất bại trong sự nghiệp chính trị."Nguyễn Giang trên đài BBC trong bài viết “Nguyễn Cao Kỳ: một người Việt nổi tiếng” đã ghi:“Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC Tiếng Việt khi ông có ý định về nước Tướng Kỳ nói rất tình cảm rằng Việt Nam là tổ quốc, quê hương và nói mạch lạc, mạnh mẽ rằng ông chưa bao giờ ủng hộ chủ nghĩa cộng sản.”

Nguyễn Giang


 
Điếu văn của Kỳ Duyên đọc cho bố


image
Nguyễn Cao Kỳ
  
   Kính Thưa chư vị cao tăng Phật Giáo.
   Kính thưa Ngài Đại diện Hoàng Gia và chính phủ Mã Lai
   Kính thưa toàn thể quan khách, những bạn bè của bố mẹ Kỳ Duyên, các chú các bác, thân bằng quyến thuộc và các bạn của KD.
  
Trước hết KD rất nghẹn ngào gửi lời cám ơn đến tất cả quí vị đã đến phúng điếu, tiễn đưa và chia buồn với gia đình chúng tôi. Trong lúc tang gia bối rối thế nào cũng có điều sơ xuất, xin quí vị hãy nịêm tình tha thứ cho.

Sự có mặt của quí vị ở đây hôm nay, đường xá xa xôi diệu vợi, đã nói lên lòng ưu ái của quí vị đối với bố chúng tôi thật tuyệt vời. Tôi tin chắc Linh hồn của bố tôi, quanh quẩn đâu đây , chắc đang mỉm cười nhìn quí vị!
  
Bố ơi!

Thế là bố đã ra đi vĩnh viễn thật rồi…! tự nhiên chúng con cảm thấy hụt hẫng, mất mát một điểm tựa tinh thần vô cùng quí giá. Lúc còn sống, tuy mấy bố con vì hoàn cảnh nên mỗi người một phương, nhưng khi gập chuyện gì khó khăn thì lại non dại chạy về với bố, và bố đã cho chúng con những lời khuyên nhủ thật xác đáng.

Đôi khi hoang mang vì thấy có một số người chống đối bố, chúng con hỏi, thì bố giảng giải tường tận cho chúng con…và chúng con lại thấy rất hãnh diện về lý tưởng, về lòng yêu nước cũng như tinh thần khởi bước hòa giải dân tộc của bố.
Giống như vừa được thêm nội lực, chúng con lại tự tin, và mạnh dạn đối diện với cuộc sống.

Con thiết nghĩ, niềm tự hào và hãnh diện về bố trong lòng chúng con còn to lớn và quí giá hơn tất cả tiền bạc trên thế gian mà bố có thể để lại được cho tụi con.

Bố đã dậy chúng con biết làm người, cho chúng con ngửng mặt lên hiên ngang với đời, chứ không phải âm thầm, tự ti mặc cảm vì bố mình. Bố nói : “muốn thực thi lý tưởng, mình phải dũng cảm và vững tin ở mình. Chấp nhận khó khăn và một vài chống đối của những người chưa hiểu mình hay không đồng chí hướng. Và… lẽ dĩ nhiên là cô đơn rồi ! đó là cái giá mình phải trả thôi! Nhưng khi có lý tưởng mình sẽ không còn sợ gì nữa!”

Bố đúng hay sai, sau này sử xanh sẽ phán xét. Chỉ biết rằng riêng chúng con, với tư cách khách quan là một công dân VN ( vì chúng con đã đủ tuổi trưởng thành để biết xét đoán, và không thiên vị ) Chúng con thật tự hào, kiêu hãnh và vinh hạnh được là con của bố!

Ai cũng có những lỗi lầm trong đời sống cá nhân. Bố cũng không tránh khỏi. Tuy nhiên bố đã sống một đời đáng sống. Ngày đó, nếu muốn, Bố đã có thể trở thành Tổng Thống một cách thuận lợi. Nhưng bố đã từ chối, chỉ vì muốn nêu cao tinh thần liêm khiết, và giữ tình đoàn kết của quân đội mà bố vẫn chủ trương.

Người đời có thể chê bố quá thẳng thắn, ruột ngựa, không có thủ đoạn hay : “non jeu”. Nhưng không ai dám nói bố không yêu nước và với chúng con, như thế là đủ.

Bố đã hoàn tất xứ mạng của mình trên cõi tạm này rồi. Đã mãn hạn kỳ, Xin bố hãy buông thả và thanh thản ra đi,  với lòng bình an, với tâm tự toại...

Từ nay âm dương cách trở rồi! bố ơi…Vĩnh biệt bố, chúng con rớt nước mắt trên  môi cười để đưa tiễn bố lần cuối cùng hôm nay, và cầu mong bố …thấy bóng Thiên Đường cuối Trời thênh thang.

Chúng con, Thắng, Trí, Đạt , Tuấn, Kỳ Vân, Kỳ Duyên và các cháu nội ngoại cùng khóc và thương tiếc  bố..
                                  
Vĩnh biệt bố.
                      
                                         Malaysia 27- 7 – 2011.


Hình ảnh trên Internet

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image

image



Ông kỳ cục ơi



Nghĩa Tử là Nghĩa Tận, viết về cái chết của NCK

Như thế là mọi người đều đã biết, ông NCK đã về bên kia thế giới, hay nói văn hoa một chút, là đã tiêu diêu miền cực lạc, hay đã về Nước Chúa, hay nói một cách…không quân hơn, là đã cất cánh bay về một cõi trời vô định. Đây là lần đầu tiên tôi dùng tiếng “Ông” để gọi NCK kể từ khi ông ta về Việt Nam quỵ lụy và ăn mày bọn Việt Gian Cộng Sản. Tại sao tôi lại dùng tiếng ông như thế? Xin thưa, Nghĩa Tử là Nghĩa Tận. Ông Kỳ chết rồi, mình không nên làm nhục một cái thây ma, bôi nhục một xác chết, một đống thịt già … thầm lặng không còn khả năng để tự vệ cho mình. Người Quốc Gia mình hơn bọn Việt Gian Cộng Sản ở chỗ đó.
Nghe tin ông Kỳ chết, tôi chẳng vui mà cũng chẳng buồn. Chẳng vui bởi vì tôi biết NCK, giống như bạn, như tôi, trước sau gì thì cũng phải ngủm củ tỏi mà thôi. Dĩ nhiên, nếu NCK chết cách đây chừng 20 năm thì đã là một cái chết bình thường, lịch sử ngàn năm sẽ ghi NCK là một cựu Thủ tướng, cựu phó Tổng Thống của VNCH, dù chẳng làm được con mẹ gì cho tổ quốc ngoài việc ăn nhậu và phá thối, nhưng ít nhất cũng đã không phản bội anh em, bạn bè, chiến hữu.

Tôi chẳng buồn vì thế giới này thiếu đi một thằng Việt gian như NCK thì là một chuyện mừng chứ không phải chuyện buồn.
Nghe tin NCK ngủm củ tỏi, tôi ngồi thừ, như đã nói, chẳng vui chẳng buồn, làm chừng chục lon bia và tự hỏi lòng mình, tại sao tôi lại khinh ghét NCK đến thế. Tại sao trong cả cái Quân Chủng Không Quân của tôi, anh hùng đầy dẫy, chỉ có mình tôi, một anh Thiếu Úy quèn, một thằng út nhỏ bé của phi đoàn 114, đứng ra chửi NCK, đại diện quân chủng Không Quân to lớn của tôi đi xin lỗi mọi người về cái hành động ô nhục của NCK. Và cuối cùng, tại sao, có vài người lại còn bênh vực NCK như thằng chó đẻ ĐVA và vài thằng không quân khốn nạn khác. (chúng mày rồi sẽ biết tay tao.)
Trước hết, xin nói thật rằng, giống như bao nhiêu phi công trẻ của QLVNCH những ngày chưa mất nước, NCK ngày xưa là thần tượng của tôi. Tôi thích cái tính khí ngang tàng, hào phóng, có sao nói vậy của NCK. Dĩ nhiên, chúng tôi đều biết, NCK chẳng có đầu óc gì lắm, nói nhiều làm ít, nhưng tuổi trẻ là tuổi của tha thứ, hào hùng, chúng tôi chẳng để ý đến những chuyện này, thậm chí, còn nghĩ như thế mới là tốt, mới là… Không Quân.

Năm 1984, thành phố NEW ORLEANS tổ chức Lễ Thượng Kỳ, treo cờ Quốc Gia trước Tòa Thị Chánh thành phố, hội cựu quân nhân chúng tôi có mời NCK về tham dự. Chúng tôi đã tổ chức vô cùng chu đáo. Xuống phi cơ, Kỳ được mời vào phòng VIP và sau đó lên xe Limo, được cảnh sát với xe mô tô hộ tống chở về khách sạn sang trọng nhất thành phố nổi tiếng ăn chơi này. Ngày xưa Tào Tháo đãi Quan Công ba ngày một đại yến, mỗi ngày một tiểu yến, nhưng anh em chúng tôi đãi NCK mỗi ngày ba đại yến, luôn luôn có Cognac XO và sơn hào hải vị quý nhất của thành phố NEW ORLEANS do chính những anh em đi biển đem về.
Có lẽ kể từ khi sinh sống tại Mỹ, đây là lần đầu tiên Kỳ được tiếp đãi trang trọng như thế.
Dĩ nhiên, Kỳ chẳng bao giờ hiểu được rằng cảnh sát Mỹ chẳng bao giờ sách xe mô tô đi hộ tống cho ai nếu không được trả tiền, chẳng có khách sạn sang trọng nào cho người ở miễn phí, chẳng có nhà hàng nào cho chúng tôi ăn free vì sự có mặt của NCK.
Chúng tôi phải trả tiền và những số tiền này là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của anh em chúng tôi đóng góp. Anh em chúng tôi, những người đi làm lao động đầu tắt mặt tối thì lương ba cọc ba đồng, những người làm văn phòng thì lương lại càng ít hơn, thêm vào đó, còn bill nhà, bill cửa, vợ con một đống, nhưng cũng ráng đóng góp, chỉ hy vọng mình có thể làm được việc gì đó cho quê hương. Ngày lễ, anh em chúng tôi ngồi tuốt phía dưới xa, nhìn Kỳ ngồi trên hàng ghế danh dự, ăn nói với những tai to mặt lớn của thành phố, chúng tôi lấy làm hãnh diện vô cùng. Ai khinh tướng chúng tôi thì có quyền khinh, nhưng chúng tôi không khinh tướng của chúng tôi.

Kỳ lúc ấy quả thật là một thần tượng của anh em chúng tôi. Báo chí truyền hình phỏng vấn, Kỳ trả lời bốp chát, cứ y như ngày nào ở Việt Nam. Mãi sau này, khi coi lại những cái clip, tôi mới đau đớn nhận ra rằng những lời tuyên bố của NCK toàn là bố láo, chẳng ra đâu vào đâu, toàn là nhắc nhở đến một thời quá vãng cũ, tự đánh bóng mình một cách hợm hỉnh, chẳng có liên quan gì đến chuyện vinh danh QLVNCH như anh em chúng tôi hằng mơ ước.

Có thể, có người bảo, tại mấy ông ngu nên mới đón tiếp NCK long trọng như thế chứ ông ấy đâu cần mấy ông đón tiếp đâu. Câu trả lời là: Đúng, có thể chúng tôi ngu, nhưng người lợi dụng cái ngu ấy của chúng tôi thì thật đáng phỉ nhổ. Chúng tôi ngu vì tình thương Tổ quốc. Ngu vì chúng tôi còn biết làm người, còn có lương tri, biết liêm sĩ, biết nhục là gì. Hơn nữa, tuổi trẻ là tuổi của tha thứ và hy vọng. Chúng tôi hy sinh và chẳng bao giờ tính toán. Nếu biết tính toán một chút thì ngày xưa, tôi, 17 tuổi đã không bỏ nhà đi lính. Nếu biết tính toán một chút thì tôi đã không xông pha giữa hòn tên mũi đạn, bay một ngày 8 tiếng đồng hồ, để kết quả là bị kéo về phi đoàn nhốt tù vì tội “bay quá thấp, coi thường mạng sống của phi hành đoàn” (chuyện này xin hỏi phi đoàn trưởng của tôi, trung tá Tám khóa 17 Dalat hiện ở Orange County, Cali, xem thử ổng nhốt tôi bao nhiêu lần vì những tội gì? Muốn biết thêm thì hỏi ĐU Hưởng ở Canada, DU Nhơn ở Orlando, FL-- Và nếu hỏi thì xin hỏi luôn, những huy chương của tôi trong 4 năm trời lăn lộn ở những chiến trường đẫm máu nhất, nhiều khi tàu bị bắn rách phải bỏ vì không vá được, ai đã lấy hết mà chỉ để cho tôi một cái Phi Dũng Bội Tinh là một cái không ai có thể ăn cắp được vì có tên tôi. Hỏi luôn thiếu tá Lý Bửng, trưởng phòng HQ phi đoàn 114, họp hành quân phi đoàn, tuyên bố một câu xanh dờn như sau: Chúng tôi mất công điều động các anh đi bay, chúng tôi phải được chia sẽ những huy chương của các anh. Ai bảo phi công QLVNCH hào hoa phong nhã hay sung sướng ? Không có đâu, chỉ toàn là mồ hôi, máu và nước mắt mà thôi, quí vị ơi. Nhưng vì tổ quốc, chúng tôi chẳng phiền hà gì. Chúng tôi chấp nhận chịu thiệt thòi để cho dân tộc được hạnh phúc. Đơn giản như thế thôi.)

Sau lần đến thành phố NO, NCK đâm ra yêu thành phố quê mùa nghèo hèn này. Cũng dễ hiểu thôi bởi vì Kỳ đã bị những chỗ khác tẩy chay, trong khi đó, dân NO chúng tôi vốn quê mùa dốt nát và… chẳng biết mẹ gì ngoài chuyện lo cho gia đình đầy đủ êm ấm, đón tiếp Kỳ như một ông vua. Thêm vào đó, như ai đã nói, trong thế giới mù thì thằng chột là vua. Kỳ muốn làm thằng chột trong thế giới mù người Việt Nam của thành phố NO. Thế là Kỳ khăn gói quả mướp dọn về NO ở.

Kỳ đến NO với hai bàn tay trắng, và mọi người, ai cũng biết như thế. Nhưng không sao, tiền bạc là thứ nhỏ, Kỳ mới là quan trọng. Tôi không bao giờ quên được đêm ThanksGiving năm ấy tại nhà hàng ChinaTown của Đại Tá An …
Đêm hôm ấy Kỳ mặc đồ quân phục Đại Lễ Không Quân màu trắng, đeo hai sao, ngồi bên cạnh tướng Westmoreland mặc thường phục. Kỳ nói không bao giờ ngừng, trong khi tướng Westmoreland chỉ mỉm cười yên lặng. Hội Cựu Quân Nhân ngày ấy giao cho tôi trọng trách bảo vệ an ninh cho NCK. Khỏi cần phải nói, tôi làm tròn bổn phận mình.

Sau lễ chào cờ, Kỳ và Westmoreland ngồi xuống trên bàn ghế danh dự trên cao, nhìn xuống dưới, nơi khoảng 300 thực khách đang ngồi. Không hiểu tại sao, lúc ấy Kỳ có vẻ mặt không vui. Tôi đến bên Kỳ và hỏi, “Mọi chuyện OK không Thiếu tướng?”
Kỳ nói ngay:
-Anh lấy cho tôi chai rượu.
Lúc ấy tôi mới nhận ra là ban tổ chức đã quên bỏ chai rượu cho bàn danh dự. Tôi nói liền “Thiếu tướng chờ chút, em đi lấy cho.”
Tôi liền đi hỏi “Chai Rượu cho ông tướng” nhưng chẳng ai có. Thế là tôi đành phải phóng ra ngoài, trời đêm ấy lạnh, vạn vật đóng băng, chạy bộ đi kiếm cho Kỳ chai rượu. Tôi chạy cỡ 5 block đường, lạnh quá nên… teo mẹ nó chim, tay chân run cầm cập, cây 9mm trong bụng xém rớt xuống đất mấy lần mới nhìn thấy một cái tiệm chạp phô nhỏ. Đây là tiệm chạp phô bán cho người nghèo nên tôi kiếm tới kiếm lui chỉ thấy được chai Hennessy VS, tức là loại rượu rẻ tiền. Tôi biết khẩu vị của Kỳ phải là thứ XO thượng hạng, nhưng chẳng biết làm sao hơn đành mua đại. Tôi ôm chai rượu chạy giữa trời, chim lại teo vì trời lạnh quá, nhưng tự nhủ rằng dù … teo chim nhưng mình cũng làm tròn bổn phận của một người lính với vị chỉ huy cũ.

Tôi trở về, hí hửng đem chai rượu để trên bàn, chờ đón một lời khen. Nhưng khi nhìn thấy chai rượu, có lẽ vì không phải là thứ XO như Kỳ thích, Kỳ nhăn mặt lại, chẳng thèm nói một lời cám ơn. Tôi cũng chẳng buồn vì nghĩ rằng Kỳ bận rộn với những việc lớn nên không có thì giờ cho những chuyện nhỏ như chuyện cám ơn vớ vẩn một tay Thiếu úy vô danh.
Kỳ ở nhà Đại tá Ân. Lúc ấy (1985) đại tá Ân làm chủ nhà hàng Chinatown, tiền bạc rủng rỉnh, bạn bè thì có những tai to mặt lớn như NCK, đàn em thì có những tay nổi tiếng như Lý Tống (LT), Tương Sĩ Lương, (TSL) Lê Hồng Thanh… tối thứ sáu thứ bảy tổ chức văn nghệ gọi là Đêm Làng Văn, thu cả chục ngàn đô la một đêm. Đại tá Ân còn yểm trợ cho Trương Sĩ Lương ra tờ báo “Tiếng Nước Tôi”, tờ báo đầu tiên của thành phố NO. (Lúc ấy tôi mới chập chững cầm bút, viết mấy bài, tốn bao nhiêu tô phở cho TSL nhưng bài chẳng bao giờ được đăng. Dù không được đăng bài, nhưng được đi ăn nhậu với nhà báo TSL làm tôi cũng thấy an ủi phần nào.) Người bạn tâm huyết của Kỳ lúc ấy là LT. LT vượt biển, báo Reader Digest có đăng chuyện này, trở thành ngôi sao sáng. LT đang đi học nhưng cứ bị Kỳ gọi tới, rủ đi nhậu.

Đùng một phát, tôi nghe NCK mở vựa bán tôm ở Houma. Trước khi viết thêm, tôi xin nói về chuyện tôm cá ở NO…
Năm 75, rất nhiều người tị nạn gốc Phước Tỉnh,vốn sống bằng nghề đánh tôm đánh cá, đã định cư tại thành phố này. Họ chịu khó nên chẳng bao lâu trở thành giàu có, lợi tức hàng năm lên đến vài trăm ngàn đô la hoặc triệu đô la là chuyện thường. Nhưng, ít ai biết được rằng, người đánh cá giàu, nhưng người chủ vựa tôm cá còn giàu gấp trăm lần. Chủ vựa mua tôm với giá, ví dụ, 1 đô la, họ đem bán ra thị trường gấp 5 giá này. Mỗi một ngày, mua về cỡ 100 ngàn cân, bán đi, bạn làm con tính thì sẽ biết số tiền lời nó như thế nào.

Mới nhìn qua thì ai cũng phải công nhận, Kỳ quyết định ra mở vựa tôm là một quyết định khôn ngoan. Vấn đề ở đây, quan trọng nhất, Kỳ chỉ có hai bàn tay trắng, lấy tiền ở đâu ra để mở? Kỳ may mắn ở chỗ có thằng phó giám đốc nhà băng người Mỹ ngày xưa là THỦY QUÂN LỤC CHIẾN Mỹ, biết Kỳ, nên đứng ra yểm trợ, cho Kỳ vay tiền, tôi nghe nói là 1 triệu đô la. Kỳ lại kêu gọi anh em Không Quân đóng góp, hùn vốn, hứa hẹn đủ thứ.

Thế là anh em Không Quân Việt Nam đùng đùng đóng góp, kẻ vài trăm, người vài ngàn. Đau đớn một điều là bây giờ, nếu ai về NO hỏi người Không Quân, lần ấy bạn mất cho NCK bao nhiêu thì chẳng ai dám nói sự thật.
Nghề làm chủ vựa, coi dễ nhưng khó vô cùng. Thường thì những chủ vựa là cha truyền con nối. Muốn lấy lòng những thuyền đánh tôm, họ phải chứa xăng dầu, nước đá, đồ ăn thức uống đầy đủ để khi tàu cặp bến, họ bán tôm xong là có xăng dầu, nước đá, đồ ăn thức uống đi liền cho chuyến tới. Vì nghề chủ vựa là nghề béo bở, cho nên, để cạnh tranh nhau, nhiều khi chủ vựa còn chứa cả gái điếm, cần sa ma túy bán cho người đánh cá.

Kỳ làm sao hiểu được những chuyện này. Lại còn huyênh hoan tuyên bố, chúng nó phải bán tôm cho tôi vì tôi là NCK. Nhưng, thành thật mà nói, Kỳ cũng nghĩ đến vấn đề PR chứ. Giải pháp PR của Kỳ là kéo thằng Đặng Văn Âu (DVA) từ Houston về ra tờ báo “Ngư Phủ”. DVA gặp tôi, nhờ tôi chỉ bảo về việc muốn đặt một giàn máy điện toán đánh được chữ Việt để làm tờ Ngư Phủ. Tôi bảo, ông giao cho tôi 3 ngàn đô la, tôi thiết trí cả máy in, là xong việc. DVA không giao cho tôi mà tự làm lấy, và bill cho Kỳ, tôi nghe nói, khoảng 10 ngàn đô la. Giống như Việt Gian Cộng Sản, chúng nó ăn cướp lẫn nhau.

Ngày tờ “Ngư Phủ” ra đời, tại nhà anh Toàn Huế, DVA khoe tôi tờ báo Ngư Phủ số một. Tôi xem qua, chút xíu nửa thì ói, cười, nửa đùa nửa thật, bảo: “Nếu tôi là tướng Kỳ, tôi ra copy chừng vài trăm cuốn video XXX về phát cho ngư phủ, may ra họ còn nhớ đến tướng Kỳ mà bán tôm cho ổng. Dân ngư phủ làm gì biết đọc mà anh lại làm báo?” DVA bảo, ông say rồi. Tôi bảo, người say mới dám nói sự thật. Cả bàn cùng cười.

Tờ báo Ngư Phủ ra được số thứ hai thì NCK khai phá sản. DVA âm thầm về lại Houston, dĩ nhiên, không quên đem theo bộ computer 10 ngàn đô la theo. Thằng phó giám đốc nhà băng người Mỹ bị mất việc, và không biết bao nhiêu anh em không quân bị mất tiền.
Tôi không gần gủi Kỳ nên không biết tại sao Kỳ khai phá sản, nhưng sau đây là suy luận của tôi:

1/ Trên cõi đời này, làm việc gì cũng thế, từ việc rửa một cái chén nhỏ cho đến việc coi sóc một công ty to lớn, người ta phải có sự cố gắng, biết chịu khó làm việc. NCK là loại người biếng nhác, nói thì hay nhưng không bao giờ dám thò tay ra làm một việc gì. Kỳ mở vựa tôm, đúng ra thì phải có mặt từ lúc sáng tinh mơ, đôn đốc nhân viên chùi rửa vựa, tiếp đãi khách hàng, đàng này, Kỳ cứ ở lì ở thành phố NO, ăn nhậu chè chén, giao hết mọi việc cho đàn em, sáng 12 giờ mới bước ra khỏi giường, chiều 7 giờ đã bày tiệc rượu, hỏi vựa cá nào còn có thể sống được.

2/ Đàn em của Kỳ toàn là thứ ăn hại, giết Kỳ sau lưng Kỳ nhưng Kỳ không hề biết. (Như thằng DVA chẳng hạn. Nó càng bênh vực Kỳ thì người ta càng ghét Kỳ.)

3/ Kỳ là một con người giỏi mồm miệng nhưng ngu dốt, không có đầu óc.

Nhưng không sao, những chuyện này là những chuyện có thể tha thứ được. Ai mất tiền đau khổ thì cũng coi như mình đi buôn, không gặp thời, đành chịu. Tôi bắt đầu đòi uống máu NCK khi nghe tin Kỳ chơi luôn con vợ của bạn mình, vợ của đại tá Ân là bà Kim. Tôi có ông anh kết nghĩa là BS Liệu dân nhảy dù, dạy tôi một câu như sau: “Vợ của bạn là mẹ của mình.” Anh Liệu khỏi cần dạy, tôi cũng biết những điều căn bản này của giang hồ.

Nói tới anh Liệu và NCK, tôi phải kể một chuyện như sau.

Một ngày, anh em chúng tôi hẹn nhau ở Houston để ăn nhậu, nhưng bị thất lạc. Mãi cho đến gần tối, anh Liệu mới liên lạc được với tôi. Anh Liệu cho địa chỉ nhà của ông Quế (Ai không tin cứ hỏi Cò Quế Houston kiểm chứng cho việc này). Chúng tôi đi nhưng vừa đi vừa chửi thề vì đường xa quá. Đến nơi mới nhận ra rằng mình đang bước vào một cái lâu đài chứ không phải là nhà. Bước vào nhà, tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy NCK đang ngồi chểm chệ ở ghế chính của bàn tiệc, chung quanh NCK là một lô toàn những người lạ mắt (sau này tôi mới biết toàn là BS, bạn anh Liệu ở bên Âu Châu qua). Tôi quay lui bỏ đi về. Anh Liệu chạy theo, hỏi tôi sao thế. Tôi bảo, “Em không muốn ngồi chung với thằng ăn cắp vợ bạn.” Anh Liệu năn nỉ tôi bảo, “Thôi, chuyện ông Kỳ lấy ai và lỗi của ai thì mình chưa biết, nhưng anh em tề tựu cả đây, em bỏ đi về coi kỳ quá.”

Nễ lời người hùng Charlie, tôi đành trở lại ngồi xuống, nhưng chọn một góc bàn, nơi cuối cùng của bàn tiệc, không thèm nhìn NCK. Lúc ấy tôi đã có chút ít tiếng tăm, viết được vài cuốn sách, cho nên thiên hạ sau khi nghe tên tôi thì liền bu xuống ngồi gần tôi để hỏi chuyện. Chẳng có ai còn để ý đến NCK nữa. Nửa tiếng đồng hồ sau, Kỳ bị bỏ cô đơn liền gọi tôi:
-Này anh, nghe nói anh ngày xưa là phi công hở.

Dĩ nhiên, Kỳ đã quên mất chuyện tôi đã chạy 5 block đường lấy cognac cho Kỳ uống. Tôi trả lời:
-Đúng. Ngày xưa tôi là phi công của QLVNCH.
-Tại sao anh có vẻ làm lơ với tôi.
Tôi nói thẳng:
-Tôi không muốn nói chuyện với thiếu tướng.
-Tại vì sao?
Bàn rượu căng thẳng. Anh Liệu ngồi sát bên tôi, cứ bấm vào đùi tôi lia lịa, bảo nhỏ:
-Chú mày cương quá, không được.
Tôi trả lời:
-Thôi thì bây giờ như thế này. Nếu thiếu tướng trả lời được ba câu hỏi của tôi, tôi sẽ nói chuyện với thiếu tướng.
Tôi để ý lúc ấy Cò Quế nhìn tôi mặt hằm hằm, chỉ chực ăn tươi nuốt sống, nhưng tôi đéo ngán. Nhà của ông thật, nhưng ông muốn chết với tôi thì tôi sẵn sàng chết với ông liền tại chỗ, một đổi một. Hơn nữa, đời người trước sau chỉ một lần chết mà thôi.

Nhưng NCK lại cười, nói:
-Anh muốn hỏi thì cứ hỏi đi.
-Thứ nhất, thưa thiếu tướng, đàn anh có được quyền lấy vợ của đàn em hay không?
Mọi người khựng lại, không ai ngờ câu hỏi của tôi lại như thế. Tội nghiệp anh Liệu, lại bấm vào đùi tôi, háy hó đử thứ. Rồi anh than:
-Mẹ, sao mà tôi khổ với ông Thiếu úy này như thế…

Câu nói này hình như tôi nghe thấy quen quen. Thì ra, trước anh Liệu, đại úy Nhơn, đại úy Hưởng, đại úy Ngọc, Đại úy Huy phi đoàn tôi đã nói câu này quá nhiều “Sao mà tôi khổ với ông Thiếu úy này như thế….” Có lẽ thằng út này sinh ra suốt đời đi làm khổ đàn anh. Nhưng ngày xưa là Không Quân nói, mãi đến bây giờ mới có ông Nhảy dù nói như thế. Vấn đề là, biết tôi làm khổ mấy ông, nhưng mấy ông không bao giờ bỏ tôi được, tôi chẳng biết vì sao.

NCK trả lời, tự nhiên và lưu loát:
-Ồ, thì anh muốn nói đến chuyện tôi và bà đại tá Ân chứ gì. Bà Ân ly dị chồng, tôi ly dị vợ, chúng tôi yêu nhau, cưới nhau…
Câu trả lời quá hay. Tôi lại hỏi:
-Thằng Bùi Tín là cái gì mà thiếu tướng lại đi nói chuyện với nó?
Kỳ giơ tay ra:
-Ô, tôi đang ăn phở, hắn ta ngồi vào ngay trong bàn ăn, cậu hỏi tôi không nói chuyện với hắn thì sao?
Anh Liệu lại bóp đùi tôi, ngầm bảo câm họng lại. Tôi nói:
-Câu hỏi cuối cùng, thưa thiếu tướng, thiếu tướng định nghĩa cho tôi nghe coi Liêm Sĩ là gì?
Mọi người lại trắng mặt. Anh Liệu lại khổ sở hối hận vì đã trót dại gọi tôi tới đây. Nhưng NCK nói ngay:
-Làm người có liêm sĩ là sống thế nào không thẹn với trời, không hổ với đất….
Kỳ nói một thôi, toàn là những lời lẽ trong chuyện tàu mà ai cũng biết. Sau đó, không khí trở nên nặng nề, Kỳ đứng lên bỏ về. Mọi người ra xếp hàng bắt tay tiễn đưa Kỳ, ngoại trừ tôi và anh Liệu. Tôi thương anh Liệu tôi chỗ đó. Anh có thể bắt tay Kỳ, nhưng anh thấy thằng em hăng máu quá, anh ngồi lại với thằng em, cùng chịu khổ với thằng thiếu úy không quân. Nhảy dù hay ở chỗ đó.
Tất cả những chuyện này, đều có thật 100%, ai muốn biết rõ hơn thì xin gọi điện thoại cho Cò Quế, người bạn già của tôi, hiện đang ở Houston. Này ông cò Quế, lần sau tôi xuống Houston, ông có dám mời tôi về cái lâu đài của ông để ăn nhậu không?

Ngày đó, dù Kỳ làm gì đi nữa thì tôi vẫn gọi Kỳ là tướng. Cho đếh khi Kỳ biến mất khỏi NO và về Việt Nam làm một thằng Cộng Nô. Lúc ấy tôi bắt đầu gọi Kỳ là thằng. Xin lỗi, người tôi ngưỡng phục nhất trong đời tôi là thân phụ, nhưng nếu thân phụ theo VC thì tôi cũng sẵn sàng giết chết người,uống máu rồi tự sát,nói gì đến chuyện thằng Kỳ lở loét. Ai sợ chết, tôi lại khoái nhìn thẳng vào sự chết. 17 tuổi, mặc áo lính rộng thùng thình, tôi dơ tay thề, chấp nhận chết cho quê hương. 60 tuổi, tôi nghĩ, nếu mình chết, mình nên đem vài thằng VC hay Việt gian chết theo mình. Chết một mình là chết ngu, chết vô ích. (Nói đùa thôi, ai ngu gì chết) Không có gì quan trọng và cao quí hơn tổ quốc mình. Tôi đã viết nhiều bài nói về chuyện này, viết thêm cũng chỉ là thừa. Nghe tin Kỳ chết, như đã nói, tôi chẳng vui chẳng buồn, nhưng xin quí vị hiểu cho tại sao tôi gọi Kỳ là thằng.

Nhưng thôi, bây giờ, như đã nói, nghĩa tử là nghĩa tận. Người anh hùng không đánh kẻ không còn tự vệ được cho mình. Tôi xin cúi đầu chúc linh hồn Kỳ được tiêu diêu miền cực lạc. Kể từ giờ phút này, tôi gọi NCK là ông Kỳ, thay vì là thằng Kỳ.

Nhưng tôi có lời nhắn cho thằng khốn nạn DVA, đừng có đem thây ma của thầy mày để đánh bóng cho mày. Trước sau gì tao cũng gặp mày thôi (để tâm sự).


Trường sơn lê xuân nhị

Vài ý nghĩ về Tướng Nguyễn Cao Kỳ

image
Vợ chồng Tướng Nguyễn Cao Kỳ tới thăm Đỗ Văn tại nhà riêng ở London, 1968

Phải chờ một vài ngày sau khi Tướng Nguyễn Cao Kỳ từ trần người ta mới chứng kiến một tiếng vang lớn trong cộng đồng người Việt ở cả trong và ngoài nước và trong giới truyền thông đại chúng trên trường quốc tế.
Tin ông qua đời đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng mọi người, tùy theo cách suy luận của mỗi người về cuộc đời ông.
Riêng cá nhân Tướng Nguyễn Cao Kỳ có những nét đặc biệt, nhưng nói chung người ta còn được biết và quan tâm theo dõi đến những hành động và ngôn từ của ông liên quan đến vận mệnh đất nước Việt Nam trong vài chục năm qua.
Như vậy ông không phải là người tầm thường.

Sự nghiệp của ông xuất thân là một phi công và rồi từ đó ông lên đến đỉnh cao trong Không lực Việt Nam Cộng Hòa với chức Tư lệnh.
Ông đã từng vào sinh ra tử, từng tiếp xúc với thần chết trong cuộc đời binh nghiệp của mình.
Một đêm mưa bão, trong một chuyến bay ra nước ngoài trên không phận Nhật Bản, phi cơ bị hỏng máy định hướng, ông đã hướng dẫn máy bay chao đảo trên vùng trời. Nhưng thần chết đã phải lùi bước và ông đã đưa được máy bay và đồng đội hạ cảnh an toàn tại một phi trường không định trước.
"Hành động của ông không phải là nông nổi và thiếu suy nghĩ mà vì ông cho là đã có một viễn kiến chính xác cần phải đóng góp cho tương lai của đất nước mai sau."
Đỗ Văn

Như một vị tướng đích thân cầm quân ra trận, đã có lần ông dẫn đầu một phi vụ đi tấn kích trong thời chiến ở Việt Nam và máy bay bị trúng đạn ngay ghế ngồi, sinh mệnh trong đường tơ kẽ tóc.
Nhưng ông vẫn sống vì dường như định mệnh đã bắt ông phải sống để đưa ông vào đời sống chính trị, một thiên chức mà ông không ngờ trước là lịch sử đã đưa đẩy ông tới vài trò lãnh đạo vào hàng cao nhất ở miền Nam Việt Nam.
Cũng nhờ vậy mà trong khoảng giữa thập niên 1960, sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, sau nhiều cuộc đảo chính và chỉnh lý ông đã ổn định được xã hội, gạt bỏ và bình trị được những bất ổn trong chính trường để từ đó về sau nền Đệ nhị Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam đi vào một tiến trình lập hiến theo thể chế dân chủ.

Có lẽ sự thành công của ông về mặt chính trị một phần nào cũng nhờ ở những suy nghĩ của ông dựa trên cảm tính mà ra.
Ngay sau khi lên cầm quyền, ưu tiên của ông là triệt để trừ khử nạn tham nhũng.
Hành động này của ông thể hiện được một cách mạnh rạn vì chính bản thân ông cho đến tận bây giờ không ai có thể nói rằng ông là một con người đã bị tha hóa và bị lôi cuốn vào tệ trạng nham nhũng, một căn bệnh đã làm ô danh nhiều chính khách và chính thể trên trường quốc tế.

Dễ bị hiểu lầm
Bề ngoài, Tướng Nguyễn Cao Kỳ là một nhân vật dễ bị người ta hiểu lầm vì ông có phong cách hào hoa, dễ bị coi là hào nhoáng. Nhưng sự thật, ông là một con người rất bình dị và nhân hậu.
Điều đáng lưu ý hơn nữa đó là ông cũng là một con người độ lượng và không bao giờ để tâm hằn học với những người lên tiếng chỉ trích ông hoặc các đối thủ chính trị ác cảm với ông.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ luôn luôn nói đến hai chữ TÂM và ĐỨC của đạo Phật. Đã có lúc ông thổ lộ rằng đối với ông, bất cứ một ý nghĩ nào cũng phải dựa vào cái Tâm và bất cứ một hành động nào cũng phải đặt trên nền tảng của cái Đức.

image
Tướng Nguyễn Cao Kỳ và ông Đỗ Văn, 3/2010

Cũng vì thế ông đã nhẹ nhàng nhân nhượng để Tướng Nguyễn Văn Thiệu ra tranh cử Tổng thống vào lúc ông đang có toàn quyền và thế lực ở trong tay, một điều mà sau này ông tỏ ra rất hối tiếc khi nghĩ đến sự suy vong của miền Nam về sau.
Nói cho cùng, đất nước Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 20 đã không may vì ở vào vị thế bất lợi trong cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai ý thức hệ cho nên bất cứ một chế độ nào, một nhân vật nào trong chính trường cũng khó có thể hành xử được mọi điều theo ý muốn vì cái khó bó cái khôn.
Cho đến cuối cuộc đời, Tướng Nguyễn Cao kỳ vẫn còn là một nhân vật gây ra nhiều tranh luận khi chung cuộc ông trở về Việt Nam.
Hành động của ông không phải là nông nổi và thiếu suy nghĩ mà vì ông cho là đã có một viễn kiến chính xác cần phải đóng góp cho tương lai của đất nước mai sau.

Con người chỉ nhất thời, chế độ nào cũng chỉ nhất thời rồi sẽ bị mai một nhưng đất nước ngàn thu vẫn còn đó. Đúng hay sai, hãy để lịch sử mai sau phê phán.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ vẫn thường nói, sống chết có số mệnh. Ông tự hào là con nhà Phật. Nay ông đã trở về với cõi trời nơi cửa Phật. Cầu mong linh hồn ông được thanh thản, bớt đi những ưu tư về tình yêu đất nước luôn luôn canh cánh trong lòng.
Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng của tác giả, Đỗ Văn, cựu phóng viên BBC Việt ngữ, hiện đang sinh sống tại London và là một người bạn lâu năm của Tướng Nguyễn Cao Kỳ.

Đỗ Văn



Nếu sử gia là một người đàn bà...

Hai tuần nay, chuyện ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời đã làm tốn hao nhiều giấy mực và làm “động não” nhiều người.

Trước tiên là vấn đề tang lễ. Tin đầu tiên được loan báo là cô MC Kỳ Duyên từ Việt Nam sẽ bay sang Malaysia mang thi hài của phụ thân cô về án táng ở Việt Nam. Sau đó, tin chính thức trên cáo phó của gia đình loan báo tang lễ sẽ cử hành ở Malaysia theo nghi thức Phật giáo và hoả táng, tro tàn sẽ được thân nhân mang về Hoa Kỳ thờ phượng. Sau đó lại có tin tro cốt của ông Kỳ sẽ được mang về rải ở Sơn Tây, nguyên quán của ông, nơi có núi Ba Vì và những đôi mắt không có gì là u uẩn vì đời luân lạc như trong thơ Quang Dũng vì ông Nguyễn Cao Kỳ rất hãnh diện về việc đã trở về Việt Nam bắt tay với Việt cộng như trong điếu văn của cô Kỳ Duyên đã viết.
Nhưng... khi viết những dòng này thì một ông nhà báo ở Bolsa gọi điện thoại cho Đào Nương tôi biết là tro tàn của ông Nguyễn Cao Kỳ đã được đưa về sống chung với cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ mới thật là khó hiểu.
Vào 9 giờ đêm Thứ hai ngày 1 tháng 8, mấy ông Không quân thân tín của ông Kỳ trước đây và các con cuả ông đã lên phi trường Los Angeles ‘đón’ tro tàn của ông đem về đặt tại tiệm bán bàn ghế của một người con trai của ông. Cái mộng được về Sơn Tây của ông Kỳ không thành.
Không hiểu trong tang lễ ở Malaysia, ai là người quyết định phủ 1/3 quan tài ông Nguyễn Cao Kỳ bằng cờ vàng ba sọc đỏ, và 2/3 là cờ của Hoa Kỳ. Cờ vàng là ngọn cờ của bọn “đánh giặc thuê cho Mỹ” ông Kỳ đã chê từ lâu, còn cờ Hoa Kỳ thì ông Nguyễn Cao Kỳ không có quốc tịch Hoa Kỳ. Nhưng vì hai lá cờ này mà Việt cộng đã không cho tro than của ông Kỳ được mang về Việt Nam.
Cũng như trước đó, Việt cộng không cho tang lễ ông Nguyễn Cao Kỳ cử hành tại Việt Nam vì sợ đám đông hiếu kỳ, không có gì để chống đối “nhà nước ta” hơn bằng cách đi xem hay tham dự đám tang của một “thằng tướng ngụy” như trước đây, dân Saigòn đã “đi xem” đám ma của cô Thanh Nga hay 10 năm trước đây, “đi xem” đám tang của Trịnh Công Sơn.
Điều này có thể sẽ không xảy ra nhưng đối với Việt cộng thì ngừa trước thì vẫn hơn. Tóm lại, đây lại là một bài học dành cho các anh thích bắt tay với Việt cộng. Sống thì là những công dân hạng hai của chế độ, chết thì ... cũng chưa được làm công dân hạng bét.
Trước đây, nghe nói hoà thượng Thích Hạnh Đạo trụ trì chuà Phổ Đà ở Santa Ana, California đã nhận lời làm lễ cầu siêu và tro than của ông Nguyễn Cao Kỳ sẽ được an vị ở đây. Chỉ tiếc là điều này chưa thực hiện được thì ngài đã viên tịch vào ngày 28 tháng 7, 2011.
Những vị thừa kế chuà này không dám quyết định vì ngại sự chống đối của Phật tử chống cộng sẽ ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của chuà vì uy tín đạo hạnh và quá khứ chống cộng của các vị này không thể so với hoà thượng Thích Hạnh Đạo. (Tưởng cũng nên nhắc qua về tiểu sử của hoà thượng Thích Hạnh Đạo và sự liên quan mật thiết cuả ngài trong QLVNCH.
Trích chuadonghung.com
- Năm 1964 khi ngành Tuyên Úy Phật Giáo ra đời, Ngài tham dự và tốt nghiệp Khóa I Sĩ Quan Tuyên Úy Phật Giáo trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và được cử ra Vùng I làm Phụ Tá Tuyên Úy Quân Khu.
Sau khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập vào đầu năm 1964, từ năm 1964 đến năm 1967, Ngài đảm nhận chức vụ Tổng Thư Ký cho Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Quảng Nam Đà Nẵng.
- Từ năm 1966 đến năm 1968, Ngài được công cử làm Trụ Trì Chùa Báo Ân kiêm Tuyên Úy Trưởng tại Tổng Y Viện Cộng Hòa tại SàiGòn.
- Từ năm 1968 đến năm 1970, Ngài được thăng cấp bậc Trung Tá và đảm nhận chức vụ Chánh Sở Tuyên Úy Phật Giáo Quân Đoàn 4, Quân Khu 4, văn phòng đặt tại Tỉnh Cần Thơ.
- Năm 1970, Ngài được cử đảm nhận chức vụ Giám Đốc Cơ Quan Viện Trợ CRS, là cơ quan viện trợ nhân đạo quốc tế của Hoa Kỳ.
- Từ năm 1970 đến năm 1975, Ngài về Trụ Trì Chùa Từ Tâm trong Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Đà Nẵng. Trong thời gian này Ngài cũng dạy học tại Phật Học Viện Phổ Đà, giáo sư Toán trường Trung học Bồ Đề Đà Nẵng và đảm nhận chức vụ Phó Đại Diện Nội Vụ trong Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Thị xã Đà Nẵng.
- Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, cùng chung số phận với hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa, Ngài bị Cộng Sản bắt bỏ tù từ năm 1975 cho đến năm 1985 mới được thả ra.
- 1995, ngài đến Hoa Kỳ trong diệân HO 19
(ngưng trích)

Qua tiểu sử trên chúng ta thấy rằng từ năm 1964 đến năm 1967, hoà thượng Thích Hạnh Đạo đảm nhận chức vụ Tổng Thư Ký cho Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Quảng Nam Đà Nẵng, thời kỳ mà ông Kỳ vẫn hãnh diện về tài “dẹp loạn miền Trung”. Ngài Hạnh Đạo biết rõ vì sao các chuà ở hải ngoại không muốn nhận làm lễ cầu siêu hay tro than của ông Nguyễn Cao Kỳ.
Nhưng ngài Hạnh Đạo đã dùng tâm từ bi chánh pháp của một tu sĩ Phật giáp để làm điều này. Chỉ tiếc là ngài qua đời trước khi tro than của ông Kỳ về đến chuà Phổ Đà. Hiện nay, có tin vì các chuà Việt Nam không muốn nhận “điều lành” này nên có thể người nhà ông Nguyễn Cao Kỳ sẽ đưa ông vào chuà Tây Lai tức Hsi Lai của Phật giáo Đài Loan.
Thế mới biết định mệnh là ghê gớm thật. Thiếu tá Đăng văn Âu đã so sánh cái chết của ông Nguyễn Cao Kỳ với ông VõVăn Kiệt và cho rằng là do tình báo Trung Cộng dính dzô. Bây giờ chết tro than ông hàng ngày phải nghe kinh bằng tiếng Tàu thì thật là oan nghiệt.

*
Hai tuần qua, những ông “pro” thiếu tướng ra công bênh vực hay nhìn họ hàng với ông Nguyễn Cao Kỳ khiến người hiểu chuyện vừa thương, vừa tội nghiệp cho ông. Các ông này viết câu trên: “nghĩa tử là nghĩa tận” khuyên mọi người phải để cho người nằm xuống được yên; nhưng ngay bên dưới thì lại “phán” rằng “hãy để cho lịch sử phán xét” công và tội của ông Kỳ. Với Việt cộng, Nguyễn Cao Kỳ không thể so sánh với Võ văn Kiệt, thì với người quốc gia chống cộng, không thể so sánh Nguyễn Cao Kỳ với Nhất Linh Nguyễn Tường Tam mà dùng câu nói “hãy để cho lịch sử phán xét” này được. Bối cảnh lịch sử của nền Đệ Nhất Cộng Hoà khi ông Nguyễn Tường Tam viết câu này trước khi tự sát và bối cảnh Việt Nam ngày nay dưới chế độ cộng sản và tư cách con người của Nguyễn Cao Kỳ thì không thể dùng câu nói này được.
Bởi vì một khi sự thật trắng đen quá rõ rệt thì “lịch sử” cần gì phải đắn đo khi phán xét. The facts speak for itself. Đào Nương tôi không nhớ có phải ông sử gia Tư Mã Thiên là người đã viết câu này không:
Hầu hết sử gia đều là những mụ đàn bà lắm chuyện và thiển cận. Định kiến và quyền lợi khiến họ quên rằng viết sử không phải là viết tiểu sử, thành tích, mà là ghi nhận lại sự thật của sự kiện lịch sử một cách khách quan, trung thực, có phương pháp khoa học. Nó khác hẳn việc đánh giá sự kiện, sự thật ấy như thế nào, ra sao... vì đó là chuyện của người đời sau với những cái nhìn khác biệt, trình độ trí thức hay hậu quả của sự kiện này đối với đời sau. Chỉ một chuyện Kinh Kha sang Tần mà cũng đã để lại bao nhiêu là ý kiến khác biệt. Sử sách Tàu ghi rõ Kinh Kha là một kiếm khách tầm thường mà thái tử Đan vì lòng hoài vọng phục quốc cho nước Yên, chỉ cần nghe lời đồn đại mà mang về phụng dưỡng với hy vọng sẽ hành thích được vua Tần. Hai năm trời phụng dưỡng, tốn bao nhiêu tiền của, hy sinh cả đôi bàn tay của người thiếp yêu quý nhất, hy sinh cả một tướng quân Phan ô Kỳ để rồi khi việc không thành, thái tử Đan phải tuẩn tiết, người dân nước Yên bị đày đọa tang thương nhưng sử sách chỉ ghi nhớ chuyện Kinh Kha sang sông Dịch với một sứ mạng “đội đá vá trời” trong khi ông biết rõ hơn ai hết, tài trí và khả năng sánh sao được với bà Nữ Oa? Bao nhiêu ngàn năm sau, thi sĩ Vũ Hoàng Chương còn có những vần thơ ca tụng Kinh Kha:

Mt nét dao bay ngàn thu đp
Dù sai hay trúng cũng là dư
Kià uy dũng k sang Tn không tr li
Đã trùm ln Yêu Ly, h át Chuyên Chư
Ôi Kinh Kha
Hào khí người còn sang sng
Nước sông Dch còn trôi hay đã cn
Chí anh hùng vng vc sáng thiên thu!

Chuyện Kinh Kha hành thích vua Tần mà còn như vậy thì chuyện ông Nguyễn Cao Kỳ đâu có gì để người sau phải bàn hay luận vì nó sáng vằng vặc như ban ngày. Có ba điều chung chung mà các ông “pro thiếu tướng” thường nêu ra mà Đào Nương tôi ghi nhận được:
- Lòng Yêu Nước của ông Kỳ.
- Sự nhường nhịn của ông Kỳ khi đồng ý đứng chung liên danh với ông Nguyễn Văn Thiệu năm 1967.
- Tinh thần hoà giải dân tộc khi bắt tay với Việt cộng.

1. Về lòng yêu nước của ông Nguyễn Cao Kỳ:
Nhiều lần, các ông “pro thiếu tướng” viết về việc ông Kỳ là một người yêu nước, một nhà ái quốc. Khó có thể có một định nghĩa rõ ràng thế nào là lòng ái quốc nhưng nếu bảo rằng đó là những tình cảm dành cho quê hương thì không đủ. Vì chỉ như thế thì ai cũng có thể là “nhà ái quốc” cả. Ái quốc không phải là tình cảm thuần túy. Người ta chỉ xử dụng danh từ này khi một người có những việc làm hữu ích cho vận mệnh quốc gia và quyền lợi quốc dân. Vậy, muốn trở thành người ái quốc phải có óc hy sinh. Khi sơn hà cần đến, ta phải biết coi rẻtư lợi mà lo cho quyền lợi tổ quốc.

Đào Nương tôi ở Orange County sớm hơn nhiều người Việt tị nạn cộng sản. Hầu hết tướng lãnh của VNCH như trung tướng Ngô Quang Trưởng, trung tướng Lữ Lan, thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, những vị tướng mà Đào Nương tôi được quen biết thì không ai có được đến 50 đô la khi ra khỏi quê hương. Các vị này ai cũng phải bắt tay vào việc lao động kiếm tiền nuôi gia đình trên mảnh đất mới này và ai cũng im lặng sống đời của những vị tướng bại trận có liêm sỉ, giữ danh dự cần có của một kẻ sĩ khi phải chấp nhận đời sống lưu vong nơi xứ người.
Khi đọc điếu văn của cô MC Kỳ Duyên “ca tụng” cha cô trong sạch và vì vậy cuối đời ông không có nhiều tiền mà tôi thấy buồn cười. Sau 1975, từ những năm đầu tị nạn cộng sản, khi hầu hết mọi người tị nạn cộng sản ở Hoa Kỳ làm lương 3, 4 đô la một giờ thì ‘tướng Kỳ và phu nhân” đã là chủ nhân của một ngôi nhà to ở Huntington Beach, một tiệm liquor ở Santa Ana. Vì những mối liên hệ mà Đào Nương tôi không muốn nhắc đến, Đào Nương tôi đã được chứng kiến những tiệc to, tiệc nhỏ ở tư gia của tướng Kỳ. Chẳng phải tự nhiên mà bà Đặng Tuyết Mai nổi tiếng tại những sòng bạc ở Las Vegas. Bà Đặng Tuyết Mai còn khai trương cửa hàng bán thời trang loại sang có tên La Pasisienne trong Westminster Mall. Những chuyện làm ít, ăn nhiều, chơi nhiều của ông bà tướng tăng theo với những xì căng đan càng lúc càng nhiều không còn dấu ai được nữa khi bà tướng tự tử ở Manilla, rồi chuyện bà Marcos bị lưu vong giao nữ trang nhờ bà tướng giữ dùm rồi bà tướng bán luôn, rồi chuyện ông tướng qua Louisiana nhờ thuộc cấp giúp đỡ mở vựa bán tôm.
Mỗi nơi, mỗi thời, anh em Không Quân, những bà “nhỏ” được làm quen với bà tướng bị mất mỗi người một ít mà ai cũng phải ngậm bồ hòn với bên ngoài, chỉ nói cho nhau nghe. Nói theo lời của một học giả có họ với bà tướng thì đó là một gia đình dột từ trên nóc dột xuống, không còn gì đáng để đề cập đến nữa.
Khi ông Nguyễn Cao Kỳ bỏ bà Đặng Tuyết Mai lấy “người cũ” làm “vợ mới” thì coi như ông Kỳ không còn chỗ dung thân ở nơi này.
Ai cũng biết điều này. Do đó, nếu còn thương và nghĩ đến ông Kỳ xin các ông “pro thiếu tướng” đừng ép người khác phải khui ra những cái hủ mắm “khó ngửi” này ra nữa. Khi ôâng Kỳ song hành vừa mở đường cho vợ mới kiếm cơm ở Việt Nam, vừa mở miệng chê những chiến binh VNCH trong đó có cả ông ta là “bọn lính đánh thuê” thì không biết nhà ái quốc này còn gì để hy sinh cho tổ quốc Việt Nam? Khi không còn tất cả danh dự, tài sản, đạo đức?

Đào Nương tôi nghĩ rằng, trong 10 năm qua, nếu những đàn em KQ của ông Kỳ đừng chán chê ông ta quá, vẫn cho ông ta những chỗ đi về, và những nhà hàng ở đường Bolsa vẫn còn cho ông Kỳ một chỗ ngồi không phải trả tiền thì liệu chúng tôi có phải nghe những điều chướng tai gai mắt làm ô nhục cả một binh chủng nói riêng và cả một quân đội nói chung hay không?
Do đó, yêu nước một cách thực tế nhứt theo Đào Nương tôi nghĩ vẫn là làm những công dân tốt, những công dân chu toàn các bổn phận hàng ngày, thượng tôn pháp luật, đào luyện về thể xác, tinh thần, đạo đức, xã giao... dù ở trong hay ngoài quê hương cũng vậy. Yêu nước không phải là sống bám vào đàn em và khi không còn sống bám được nữa thì cho “chúng” đi chung một xuồng “đánh thuê cho giặc Mỹ” một cách vô liêm sỉ như vậy được.

2. Về sự nhường nhịn của ông Kỳ khi đồng ý đứng chung liên danh với ông Nguyễn Văn Thiệu năm 1967:
Sau hội nghị tại Honolulu, ông Bunker thay ông Henry Cabot Lodge làm đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam và việc đầu tiên của ông Bunker là loại ông Kỳ trong chức vụ lãnh đạo miền Nam Việt Nam vì ông Bunker nhìn thấy khả năng cuả tướng Kỳ và sự sai lầm của tướng Westmoreland trong việc hổ trợ tướng Kỳ. Các tướng lãnh miền Nam VN không còn ai ủng hộ ông Kỳ. Con đường đứng chung liên danh với ông Thiệu là một ân huệ mà Hội Đồng Tướng Lãnh dành cho tướng Kỳ để vớt vát thể diện cho tướng Kỳ và để tránh cho các ông KQ nổi loạn chứ không phải là quyết định hay chọn lựa “giải pháp đoàn kết” của tướng Kỳ. Trước khi để “lịch sử nhận định” thì chúng ta phải ghi lại sự kiện lịch sử cho đúng đã. Đó là những sự kiện lịch sử cận đại mà nhiều nhân chứng còn sống để chúng ta kiểm chứng. Đừng lộng ngôn ca tụng những điều không phải, không đúng vì khi làm như vậy, chính các ông đã mở cửa cho những người trẻ tuổi, những sĩ quan cấp dưới làm nhục ông Kỳ thêm hơn nữa.
Trước 1975, ông Nguyễn Cao Kỳ đã từng làm tướng, làm lãnh tụ mà không bảo vệ được lãnh thổ của VNCH, cái tội đó ông chưa trả lời được. Sau 1975, làm một vị tướng lưu vong đã không biết tu thân, tề gia, cuối đời lại không biết nhục mà còn mở miệng đòi trị quốc, bình thiên hạ thì quả thật là mục hạ vô nhân. Làm một vị tướng bại trận ít ra cũng nên biết giữ gìn thể diện để còn được sự kính nể của người dân hay thuộc hạ. Vận nước Việt Nam không may, thế cờ chính trị đã đưa chúng ta đến nơi này, không ai trách gì ai cả vì tướng cũng như dân đều có tội như nhau khi để nước mất vào trong tay giặc. Sau 36 năm, sơn hà đang nằm bên bờ vực thẳm, một bọn cướp ngày đang manh tâm bán rẻ đất nước cho ngoại bang.
Năng lực người Việt hải ngoại không dồn để tiêu diệt bọn chúng mà còn bận tâm đến phường giá áo, túi cơm chạy theo bọn cướp ngày này để làm gì? Khi không còn bám vào cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản thì quay đầu chạy về nước lạy lục với kẻ thù để hy vọng có được một chỗ dung thân nên đến chết vẫn không được yên thì cũng là điều dễ hiểu.

3. Về tinh thần hoà giải dân tộc của ông Nguyễn Cao Kỳ khi bắt tay với Việt cộng:
Đất nước Việt Nam ngày nay đã không còn là đất nước Việt Nam của 36 năm về trước. Thế giới ngày nay cũng không còn là thế giới của 36 năm về trước.
Năm 2004, ông Nguyễn Cao Kỳ theo vợ mới về Việt Nam với một hành trang rổng không. Công việc của ông Ky,ø nếu dùng chữ nghĩa một chút, thì là người dẫn đường, nôm na hơn thì là kẻ dẫn mối cho bọn tài phiệp Mỹ về mở sân chơi golf tại Việt Nam. Hiện nay, chúng ta đã biết sự thật đàng sau những “dự án” này. Để xây dựng một sân golf thì Việt cộng đã phải giải toả biết bao nhiêu nhà, cướp biết bao nhiêu đất của dân nghèo mà dù cho có đền bù thì cũng chẳng bao giờ thỏa đáng! Bằng chứng là có biết bao nhiêu vụ khiếu kiện của dân chúng mà không hề được giải quyết.Việt Nam cần phát triển về kỷ nghệ để có công ăn, việc làm cho dân chúng chứ không cần sân golf. Trong hành trang của ông Kỳ khi dẫn Mỹ về Việt Nam có một dự án kỹ nghệ nào không? Hoàn toàn không?
Đó là về kinh tế. Về chính trị, ông Nguyễn Cao Kỳ có gì để hoà hợp “dân tộc’ với bọn Việt gian cộng sản? Cái chúng cần là uy tín, là khả năng lãnh đạo cộng đồng người Việt hải ngoại thì ông Kỳ hoàn toàn không có. Thế thì chúng, những tên tư bản đỏ, những tên tỷ phú đô la do những đồng tiền ăn cướp của dân, sẽ hoà hợp gì với một anh tướng bại trận, nghèo kiết xác?
Cờ đến tay một người không có khả năng thì không những chỉ hại cho bản thân người ấy, cho gia đình người ấy mà còn là một nguy hại dài lâu cho đất nước. Tin giờ cuối nghe được thì gia đình ông Kỳ đã để tro cốt của ông Kỳ ở nghĩa trang Rose Hills vì không biết để đâu. Nghe mà tội. Đến chết thì tướng Kỳ được nhiều người viết bài nhận là anh, là bạn, ca tụng ông là nhà ái quốc khiến những điều không hay về cá nhân ông được dịp phô bày.
Hy vọng sau bài viết này, Đào Nương tôi sẽ không phải trở lại “đề tài” này. Xin các ông hãy để cho “nhà ái quốc” của các ông được yên nghỉ. Ít ra, khi nằm xuống, ông Nguyễn Cao Kỳ nhìn sao trời, ông Kỳ sẽ có dịp ngẫm nghĩ về ba chữ tổ quốc, danh dự và trách nhiệm mà khi còn sống, ông ta đã lãng quên!

Đào Nương

1 comment:

  1. Người Việt Nam đâu có ai mà xem ông Kỳ là người yêu nước.Đó chỉ là kẻ ăn choi đàng điếm và không biết gì đến quê hương và dân tộc. Chính hang người như ông Kỳ là tội phạm mà lịch sử sẽ còn ghi dấu ô nhục và nguyền rủa. Mất nước là do có hạng người như Kỳ.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.