Friday, January 31, 2014

Để bụng vui ăn Tết!

image
image
Không nên ăn quá no, quá nhiều

Ngày Tết, thức ăn luôn nhiều và ngon hơn những ngày thường (Tết mà), lại thêm nhiều bữa tiệc mừng xuân, nên chúng ta luôn có khuynh hướng ăn nhiều hơn bình thường và ăn no hơn.    

Ăn quá no, quá nhiều thức ăn làm vượt quá khả năng xử lý của hệ tiêu hóa (còn được gọi là bội thực) làm chúng ta bị no hơi, đầy bụng rất khó chịu. Đặc biệt, khi ăn nhiều chất đạm và chất béo (thịt mỡ) thì tình trạng no hơi, chướng bụng càng dễ xảy ra hơn. Sự quá tải về tiêu hóa thường dẫn đến phản ứng của cơ thể làm bịnh nhân phải nôn ói trở ra,  thậm chí có người phải tự kích thích (móc họng) cho nôn ói ra mới dễ chịu hơn. Như vậy đâm ra làm cho mất vui trong những ngày xuân về.

image
Không ăn quá nhiều chất béo, chú trọng chất xơ

Ngày Tết thức ăn thường thịnh soạn hơn rất nhiều và có nhiều chất béo.

Ăn nhiều chất béo làm cho chúng ta dễ bị no hơi, chướng bụng như mô tả ở trên. Người có tiền sử bị viêm đại tràng mãn khi ăn nhiều thức ăn béo dễ làm khởi phát bệnh trở lại làm đau quặn bụng, kích thích đi cầu nhiều lần, thậm chí tiêu chảy. Còn những người mập phì, người có tiền sử bị sỏi mật, sau khi ăn các bữa ăn thịnh soạn có nhiều chất béo sẽ rất dễ bị chứng viêm tụy cấp (sưng lá mía) làm đau bụng trên rốn rất dữ dội, đau lan khắp bụng, lan sau lưng, cần phải nhập viện cấp cứu. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều chất béo sẽ  làm dư năng lượng dễ gây thừa cân béo phì và làm tăng mỡ trong máu hoàn toàn không có lợi cho quả tim và hệ thống mạch máu của chúng ta.

Xin nhắc lại câu ca dao rất hay và rất khoa học mà chúng ta nên áp dụng trong cách ăn uống ngày tết “Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ”. Thịt mỡ chứa nhiều chất đạm và chất béo làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa của chúng ta, thì dưa hành vừa có chất xơ tránh táo bón, ngừa ung thư ruột già, lại là sản phẩm lên men của vi khuẩn Lactobacillus rất có lợi cho ống tiêu hóa của chúng ta, giúp tiêu hóa dễ dàng, không chỉ ngăn ngừa tiêu chảy mà lại tránh táo bón.

image
Không uống rượu khi chưa ăn

Lời khuyên : “Không nên uống nhiều rượu bia, nhất là uống mà không ăn vì dạ dày trống sẽ hấp thu rất tốt rượu bia vào máu”.

Hậu quả: Phải nói là rất nhiều. Đầu tiên là rượu/bia gây viêm dạ dày cấp làm đau bụng, nôn ói rất khó chịu, nếu nặng có thể làm xuất huyết tiêu hóa nhất là ở những người có tiền sử bị viêm loét bao tử. Một hậu quả nữa là viêm tụy cấp do rượu (sưng lá mía).  Uống bia rượu nhiều bất thường trong các ngày Tết còn gây ra viêm gan cấp do rượu làm vàng da, về lâu dài sẽ làm gan thoái hóa mỡ, viêm gan mãn và xơ gan. Ngoài ra, việc uống rượu bia nhiều có thể làm huyết áp cao bất thường, nhịp tim nhanh bất thường có thể gây các biến chứng như loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí tai biến mạch máu não.

Tuy nhiên, trước các bữa ăn thịnh soạn, chúng ta nên uống một ít (dưới 200ml)  rượu vang đỏ, vừa kích thích tiết dịch tiêu hóa nhiều hơn, giúp ăn ngon miệng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Hơn nữa rượu vang đỏ còn có tác dụng làm tăng HDL-C (là 1 loại mỡ tốt) làm giảm xơ vữa mạch máu rất có lợi cho tim.

image
Lưu ý ngộ độc thực phẩm

Các ngày lễ Tết, theo kinh nghiệm thực tế làm việc nhiều năm, khoa tiêu hóa của chúng tôi luôn phải tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc thực phẩm .

Thường bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh viêm dạ dày cấp do ngộ độc thức ăn với biểu hiện đau bụng trên rốn, buồn nôn, nôn ói hoặc bệnh cảnh viêm ruột cấp do ngộ độc thức ăn với biểu hiện đau bụng vùng rốn và dưới rốn kèm với đi cầu phân lỏng hoặc phân đàm nhày. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị tê chi, vọp bẻ do bị mất nước và mất muối qua đường tiêu hóa.

Do đó ngày tết chúng ta không nên mua và chế biến thức ăn quá nhiều rồi dư thừa phải bảo quản kéo dài vừa không ngon khi phải dùng lại, vừa tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm vì khi thức ăn đã chế biến phải bảo quản kéo dài, rồi sử dụng lại nhiều lần sẽ dễ bị hư và dễ bị nhiễm khuẩn. Thức ăn đã để ra ngoài sau 6 giờ nên được đun sôi lại rồi mới sử dụng vì chỉ cần 6- 8 giờ trong môi trường nóng ẩm như ở Việt nam ta là trong thức ăn đã có đầy đủ số lượng vi khuẩn với độc tố có thể gây hại cho cơ thể chúng ta.

image
Lưu ý khi dùng đồ hộp

Ngày càng được dân thành thị ưa chuộng trong ăn uống vì đơn giản, tiện dụng.

Tuy nhiên ngoài việc phải dùng đúng hạn trên bao bì và cũng phải bảo quản lạnh (đồ nguội) cẩn thận vì chúng vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm như vừa kể trên, có 2 điều lưu ý với loại thức ăn này là:

Không nên ăn quá nhiều đồ nguội (Jambon, xúc xích,...) vì trong thành phần luôn có Nitrate là một yếu tố có thể làm cho chúng ta dễ mắc bệnh ung thư thực quản hơn .

Với thức ăn đóng hộp, chúng ta có thể bị “ngộ độc thịt hộp” do độc tố của 1 loại vi khuẩn phát triển trong môi trường đóng kin, thiếu oxy gọi là Botulinum. Độc tố này gây liệt thần kinh làm  liệt tay chân, liệt mặt, thậm chí liệt các cơ hô hấp làm chúng ta không thở được nếu ngộ độc nặng. Vì vậy, sau khi khui hộp ra thì nên nấu lại cho sôi vì độc tố Botulinum rất dễ bị hủy bởi nhiệt độ cao.

image
Sinh hoạt điều độ, đúng giờ

Khi chúng ta ăn uống sinh hoạt không điều độ như bình thường ngoài việc làm thay đổi nhịp sinh học hoàn toàn không có lợi cho hệ thần kinh như dễ bị rối loạn giấc ngủ, dễ cáu gắt, mệt mỏi, dễ bị cao huyết áp, đối với bệnh lý tiêu hóa sẽ dễ tái phát bệnh viêm loét dạ dày (đau bao tử), thậm chí người chưa từng bị cũng có thể bị viêm loét dạ dày sau mùa Tết do nhiều yếu tố từ việc dùng nhiều thức ăn chua cay, rượu bia và không thể thiếu vai trò của việc ăn uống và sinh hoạt không điều độ.




Th.S BS Trần Ngọc Lưu Phương

image 
image 
image
image

image

Chuyện cô nữ giảng viên trường Đại học Sư phạm Thá...
Tết Tây, Tết Tàu, Tết nào là tết ta?
Báo Anh giải mã vụ đóng cửa Zone 9
Vì Sơn Là Linh Mục
Luật thơ Lục Bát
Trận đánh vào các huyền thoại & Huyền thoại: chất ...
Giao Điểm là Ai?
Tản mạn đôi điều về nhóm Giao Điểm
Tòa bỏ lọt một tội khác của Dương Tự Trọng?
Nỗ lực vận động gia tăng trước cuộc kiểm điểm nhân...
Huyền thoại: chất dinh dưỡng của độc tài
Những tình khúc "Sông Núi"
Sớ Táo Quân Tết Kỷ Mùi 1979
Thông điệp tượng cát
Hoa hậu biểu tình VN nói về tự do
Hé lộ mới về thân nhân lãnh đạo TQ
Sự mù quáng vô tận
Anh thợ nail có máu văn nghệ
Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại
Hèn nhục và tiểu nhân của ĐCS_VN
Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi
Sớ Táo Quân 2014
Đảng đang giăng lưới bắt con cá to?
Bản điều trần trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos
Điều trần tại Quốc hội Mỹ về tình trạng tù nhân lư...
Nhiều lời kêu gọi xuống đường nhân 40 năm hải chiế...
Buồn và lo cho nghề nhặt rác kiếm cơm
Những vần thơ của thi sĩ Sông Núi
Bản án dành cho chế độ
Những tình tiết động trời trong vụ án xử anh em Dư...
Những nghề làm thuê chỉ có ở Việt Nam
Tác dụng của chất xơ và dược thảo Diên Hồ
Huyền thoại về tượng Thương Tiếc
Người Mỹ hằng sản cũng hằng tâm
Mơ ước bình thường
Việt Dzũng: đã "đi rồi" mà vẫn nhớ vẫn thương
Ariel Sharon để lại di sản phức tạp
Người Việt 'quen sống cùng tham nhũng'
Joseph Phạm nhận tội trong vụ bắn hàng xóm
Mỹ chỉ trích TQ về Biển Đông
Những trò lừa đảo dễ mắc bẫy nhất

Chuyện cô nữ giảng viên trường Đại học Sư phạm Thái Bình

image
Ngày 9.1.2007, trong mục “Ai là triệu phú” trên đài Truyền hình VTV3, do MC kỳ cựu Lại Văn Sâm điều khiển, người được mời lên chiếc “ghế nóng” tham dự chương trình là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái Bình (Thái Bình nay là thành phố, không còn thị xã nữa).

MC đặt câu hỏi nguyên văn như sau: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, 
Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người không phải anh em ruột với ba người kia?”.
Cô nữ giảng viên Đại học Sư Phạm suy nghĩ một lát rồi nói:

- Tự Lực Văn Đoàn… Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. Hình như đó là một gánh cải lương. Còn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng… tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không…

image
- Vậy chị kết luận ai không phải anh em ruột với ba người kia?

- Tôi đề nghị cho tôi được hưởng quyền trợ giúp, gọi điện thoại cho người thân.

- Chị muốn gọi cho ai?

- Cho anh Nam, một bạn đồng nghiệp cũng dạy trong trường. Anh Nam là người đọc rất nhiều sách, kiến thức rất rộng, chắc chắn anh ấy biết.
MC cho phòng máy liên lạc với người tên Nam đang chờ sẵn ở nhà để trợ giúp, “cứu bồ” cho cô Tâm.

- A lô, anh Nam phải không ạ ? Tôi là Lại Văn Sâm đang ngồi với chị Nguyễn Thị Tâm trong chương trình “Ai là triệu phú”. Anh có sẵn lòng trợ giúp chị Tâm một câu hỏi không ạ?

- Vâng, xin chào anh Lại Văn Sâm. Tôi rất sẵn lòng.

- Nếu vậy anh và chị Tâm có ba muơi giây để vừa hỏi vừa trả lời. Ba mươi giây của anh và chị bắt đầu…

image
Cô Tâm lập lại câu hỏi như chương trình đã hỏi: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn…”, “Anh cho em biết Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng, ai không phải là anh em ruột với ba người kia…” Đầu dây có tiếng trả lời rất lớn và dứt khoát, nghe rõ mồn một:

- Hoàng Đạo, Hoàng Đạo không phải là anh em ruột với Nhất Linh, Thạch Lam và Khái Hưng.
- Chắc chắn không anh?

- Chắc trăm phần trăm.

- Ba mươi giây của chị đã hết. Xin chị cho biết câu trả lời.

- Tôi tin vào kiến thức của người bạn đồng nghiệp của tôi. Tôi trả lời, Hoàng Đạo không phải anh em ruột với ba người kia.

- Chị quyết định như thế?

- Vâng, câu trả lời của tôi là phương án B, Hoàng Đạo.

- Sai. Đáp án của chúng tôi là phương án D, Khái Hưng. Khái Hưng không phải anh em ruột với Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam. Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long, sinh năm 1906, em ruột nhà văn Nhất linh, anh ruột nhà văn Thạch Lam. Như vậy phần thưởng của chị từ năm triệu đồng còn lại một triệu đồng. Nhưng không sao, chúng ta lấy vui làm chính. Xin cám ơn chị đã tham gia chương trình.

Ứng viên Nguyễn Thị Tâm bị loại khỏi cuộc chơi, nhường chỗ cho người khác.

Thưa quý bạn, một giảng viên đại học mà không biết Tự Lực Văn Đoàn hoặc Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam là ai là một điều quá đỗi bất thường, điều đó không chỉ làm chúng ta ngạc nhiên mà vô cùng thất vọng! Trong bốn tiếng “Tự Lực Văn Đoàn” đã có hai tiếng “Văn Đoàn” thì đó không thể là một gánh cải lương và Nhất Linh không thể là một kép hát cải lương được. Nếu không biết chính xác thì ít ra cô giáo ấy phải biết suy luận chứ. Đem cái kiến thức như vậy ra giảng dạy cho sinh viên rồi sau này sinh viên (ĐHSP) ra trường, lại đi giảng dạy cho học sinh thì nguy hiểm quá!
Một chương trình phát sóng ra toàn thế giới, có nhiều người Việt đã ra khỏi nước mấy mươi năm mà xem chương trình này, đều hỡi ơi về kiến thức của một Giảng Viên Đại Học.

Một nền giáo dục với những giảng viên có kiến thức như vậy tôi e rằng không phải là một nền giáo dục tốt.

image
Tương tự như vậy, trong trò chơi “Rung Chuông Vàng”, được hỏi Hùng Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ là ai? Một số thí sinh (là sinh viên) cũng… không biết. Có quá ngạc nhiên không?

Dù sao tôi cũng rất cảm ơn VTV3 đã mạnh dạn phát những chương trình như thế, bởi đó không chỉ “vui là chính” mà còn là cách để dân ta biết được “mặt bằng kiến thức” của người tham gia các chương trình – khi biết mình yếu, sẽ phải tìm cách để… vươn lên.

Ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore năm nay đã 82 tuổi, mới sang thăm Việt Nam, đã nói: “Ngay cả về mặt kinh tế, nếu muốn thành công thì trước hết phải có sự đầu tư vào giáo dục tốt”.




Đoàn Dự


image 
image 
image
image


image
Sep 25, 2012
Một bộ sưu tập số hóa đầy đủ nhất từ trước tới nay của báo Phong Hóa và báo Ngày Nay của nhóm Tự Lực văn đoàn đã được công bố cuối tuần qua, nhằm ngày 22/9, đúng ngày cách đây 80 năm nhóm nhà văn và nhà báo ...


image
Jan 30, 2014
Luận điệu này dễ thấy nhất là qua cách đánh giá nhóm Tự Lực văn đoàn và phong trào Thơ Mới thời 1932-45. Đối với người đọc bình thường, hầu như ai cũng thấy là hầu hết các tác giả trong hai phong trào này đều rất mực ...


image

Tết Tây, Tết Tàu, Tết nào là tết ta?
Báo Anh giải mã vụ đóng cửa Zone 9
Vì Sơn Là Linh Mục
Luật thơ Lục Bát
Trận đánh vào các huyền thoại & Huyền thoại: chất ...
Giao Điểm là Ai?
Tản mạn đôi điều về nhóm Giao Điểm
Tòa bỏ lọt một tội khác của Dương Tự Trọng?
Nỗ lực vận động gia tăng trước cuộc kiểm điểm nhân...
Huyền thoại: chất dinh dưỡng của độc tài
Những tình khúc "Sông Núi"
Sớ Táo Quân Tết Kỷ Mùi 1979
Thông điệp tượng cát
Hoa hậu biểu tình VN nói về tự do
Hé lộ mới về thân nhân lãnh đạo TQ
Sự mù quáng vô tận
Anh thợ nail có máu văn nghệ
Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại
Hèn nhục và tiểu nhân của ĐCS_VN
Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi
Sớ Táo Quân 2014
Đảng đang giăng lưới bắt con cá to?
Bản điều trần trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos
Điều trần tại Quốc hội Mỹ về tình trạng tù nhân lư...
Nhiều lời kêu gọi xuống đường nhân 40 năm hải chiế...
Buồn và lo cho nghề nhặt rác kiếm cơm
Những vần thơ của thi sĩ Sông Núi
Bản án dành cho chế độ
Những tình tiết động trời trong vụ án xử anh em Dư...
Những nghề làm thuê chỉ có ở Việt Nam
Tác dụng của chất xơ và dược thảo Diên Hồ
Huyền thoại về tượng Thương Tiếc
Người Mỹ hằng sản cũng hằng tâm
Mơ ước bình thường
Việt Dzũng: đã "đi rồi" mà vẫn nhớ vẫn thương
Ariel Sharon để lại di sản phức tạp
Người Việt 'quen sống cùng tham nhũng'
Joseph Phạm nhận tội trong vụ bắn hàng xóm
Mỹ chỉ trích TQ về Biển Đông
Những trò lừa đảo dễ mắc bẫy nhất
Người Việt trúng số 324 triệu đôla

Tết Tây, Tết Tàu, Tết nào là tết ta?

image
Một tháng trước đây là Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây, giờ đây chúng ta bước vào Tết Âm lịch hay có người gọi là Tết Tàu. Vậy Tết Tây và Tết Tàu có phải là Tết Ta không?

Tết Tàu là Tết theo Âm lịch (Lunar Calendar), là giao thời (giao thừa) giữa những ngày cuối năm cũ qua những ngày đầu năm mới tính theo “Phép lịch định theo mặt trăng, tức là lịch Tàu và Ta thường dùng” (Theo Tự điển Hán-Việt của Đào Duy Anh). Nghĩa là mỗi năm có 12 tháng tượng trưng bằng 12 con vật: Dần (Cọp), Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Heo hay Lợn); có những năm nhuận thành 13 tháng. Năm nay là năm Giáp Ngọ theo Âm lịch.

image
Một số nước khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, do hoàn cảnh lịch sử, trong đó có Việt Nam, cũng ăn Tết theo Âm lịch. Nhưng vì Âm lịch xuất phát từ người Tàu lan ra một số nước trong vùng, nên một số người Phương Tây lầm tưởng gọi đó là Tết Tàu, khiến nhiều người Việt Nam nặng tự ái dân tộc đã bất bình khi nghe ai gọi Tết Việt Nam  là Tết Tàu.

Như vậy, dù thực tế người Việt Nam thường gọi là “Tết Ta” mà thực ra là Tết theo Âm lịch, xuất phát từ người Tàu, du nhập cùng với nhiều phong tục tập quán khác, tốt cũng như xấu, sau hàng ngàn năm bị phong kiến Tàu đô hộ, thực hiện chính sách đồng hóa dân ta. Thế nhưng chính sách đồng hóa này của họ đã thất bại trước ý chí quật cường của dân tộc ta, nên sau 1000 năm nô lệ giặc Tàu, nhân dân ta đã giành được độc lập tự chủ, dân tộc ta vẫn giữ được bản sắc riêng, trừ một số phong tục tập quán đã nhiễm của người Tàu, mà tục lệ ăn Tết là một điển hình, song trong cách ăn Tết của dân ta vẫn có những nét đặc thù dân tộc khác với Tết Tàu.

image
Còn Tết Tây là Tết Dương lịch (Solar Calendar) tính năm tháng theo vận hành của trái đất xoay quanh mặt trời. Nghĩa là “Lịch pháp lấy thời gian địa cầu xoay một vòng quanh thái dương làm một năm, mỗi năm 365 ngày ¼”(Theo Tự điển Hán-Việt của Đào Duy Anh). Một năm được chia thành 12 tháng, có tháng thừa đủ 30 hay 31 ngày, có tháng thiếu ít nhiều chỉ có 28 hay 29 ngày.

Tết Tây được du nhập vào Việt Nam sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta vào giữa Thế kỷ 19 , khởi sự cướp nước ta và sau đó thiệt lập chế độ khai thác thuộc địa và thực hiện chính sách đồng hóa dân ta kéo dài gần 100 năm (1858-1954).Thế nhưng cũng như quân xâm lược Tàu, thực dân Pháp đã thất bại trong chính sách đồng hóa dân ta, trừ một số phong tục tập quán tốt cũng như xấu xâm nhập được vào sinh hoạt đời sống, xã hội nước ta, trong đó Tết Tây là một điển hình.

image
Trên thực tế, vì chịu ảnh hưởng trước, lâu dài và nặng nề chính sách đồng hóa của người Tàu hơn người Pháp, nên dân ta hàng năm vẫn ăn Tết cổ truyền theo Tết âm lịch như người Tàu. Còn Tết Tây chỉ ảnh hưởng giới hạn đến một số ít thành phần xã hội gần gũi với người Pháp và gắn bó quyền lợi với guồng máy cai trị của chế độ thực dân Tây, mới ăn Tết Tây mà thôi.

Vì vậy Tết Tây, Tết Tàu, chẳng tết nào là Tết Ta theo nghĩa nó phát xuất từ dân tộc ta cả. Tuy nhiên, việc chúng ta ăn Tết theo Âm lịch như người Tàu, với những phong tục tập quán về Tết như người Tàu đã như một tất nhiên của lịch sử khi bị Tàu đô hộ thực hiện chính sách cai trị đồng hóa dân Việt. 


Tổ tiên ta bao đời nay đã ăn những cái Tết cổ truyền đầy vui tươi hoan lạc. Đó là một truyền thống văn hóa tốt đẹp như nhiều truyền thống văn hòa tốt đẹp khác của nhân loại đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia để trở thành truyền thống văn hóa quốc tế. Vì vậy việc người Việt Nam ăn Tết Tàu, hay Tết Tây không quan trọng, miễn là đem lại niềm vui, hoan lạc và hạnh phúc chung cũng như riêng cho mọi người.

image
Thế nhưng, một vấn đề chúng tôi từng đặt ra hơn một lần trên các phương tiện truyền thông, nay một lần nữa xin đặt lại là: nếu “Tết Tàu” hay “Tết Tây”  đều không phải là “Tết Ta”, thì tại sao chúng ta có thể chọn Tết nào có lợi ích thực dụng nhất cho dân ta làm “Tết Ta”?

Chúng tôi từng lý giải rằng: Nếu chúng ta không thể chọn một cái Tết riêng làm “Tết Ta” xuất phát từ dân tộc Việt (mà thực tế lịch sử chúng ta dường như đã không có) như một số dân tộc khác trên thế giới; chẳng hạn người Thái, Lào, Campuchia trong vùng Đông Nam Á đã có những cái Tết riêng theo phong tục tập quán lâu đời của họ…Tại sao chúng ta không chọn “Tết Ta” theo Dương lịch (như người Nhật đã làm?), mà vẫn giữ lại tất cả những tập tục cổ truyền tốt đẹp trong những ngày Tết mà bao lâu nay dân ta đã ăn Tết theo Âm lịch?


image
Chẳng hạn chúng ta vẫn giữ tập tục đưa Ông Táo về Trời, dựng nêu ăn Tết với bánh chưng xanh, “thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ”, hội xuân, cúng giao thừa đêm 30 Tết, các tập tục ba ngày Tết chung diễn ra trên cả nước cũng như tập tục riêng về ngày Tết của các địa phương v.v.

Vì chọn ăn Tết theo Dương lịch mà vẫn giữ được những nét cổ truyền và truyền thống ăn Tết tốt đẹp theo Âm lịch của tổ tiên ta từ bao đời nay, sẽ thành đạt hai lợi ích căn bản này:

image
   1.- Lợi ích thực dụng khi cả thế giới ngày nay đều thống nhất dùng Dương lịch cho mọi sinh hoạt xã hội, sinh hoạt chính trị, kinh tế, tài chánh, văn hóa, khoa học… Nhất  nữa là  trong bối cảnh hầu hết các quốc gia giầu cũng như nghèo trên hành tinh này đã và đang có nỗ lực chung “Toàn cầu hóa” về nhiều mặt, căn bản là hai lãnh vực: Chính trị (dân chủ hóa toàn cầu) và kinh tế (thị trường tự do hóa toàn cầu). Trong khi thực tế nhiều nét và sinh hoạt văn hóa, xã hội đã mang tính phổ quát chung cho nhiều dân tộc trong hầu hết các quốc gia trên thế giới, bất kể xuất phát từ dân tộc nào, quốc gia nào (Các ngày lễ tôn giáo, lễ tình yêu, lễ lao động quốc tế, trang sức, ngôn ngữ, phong tục tập quán… đã được quốc tế hóa theo quy luật ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn hóa mạnh yếu…)

Vì vậy nếu Việt Nam ta chọn ăn Tết theo Dương lịch là có lợi ích thực dụng, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại “toàn cầu hóa” trong Thế kỷ XXI này, với những phát minh khoa học kỹ thuật tiên tiến, khởi đi từ phát minh điện tử vào hậu bán Thế Kỷ XX được vận dụng vào đời sống con người, đã đưa loài người từ “một nền văn minh Công nghiệp” bước vào “một nền văn minh Điện tử”, đã chọc thủng mọi biên giới quốc gia đưa ánh sáng văn minh đến cho mọi người, thuộc mọi dân tộc trên hành tinh này.

image
2.- Trước tham vọng xâm chiếm từng bước lãnh thổ, lãnh hải nước ta của Tàu cộng, với ý đồ tái diễn lịch sử đô hộ và đồng hóa dân ta một lần nữa, việc chọn theo Dương lịch là một trong những việc làm nhằm khẳng định chiều hướng tách khỏi ảnh hưởng lịch sử nô lệ ngoại bang, nói lên tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quật cường của dân tộc ta sẽ làm thất bại mọi ý đồ đen tối của ngoại bang bất cứ từ đâu tới.

Vậy thì, việc chuyển đổi từ Tết Ta theo Âm lịch sang Tết Ta theo Dương lịch phải làm thế nào về mặt pháp lý và thực tiễn?

image
Về mặt pháp lý, theo thủ tục lập pháp trong các nước dân chủ, Quốc hội đương nhiệm phải thông qua một dự luật chuyển đổi “Tết Ta” theo Âm lịch qua “Tết Ta” theo  Dương lịch, với các điều khoản qui định vẫn duy trì mọi phong tục tập quan Tết cổ truyền tốt đẹp bao đời nay nhân dân thường ăn Tết theo Âm lịch. Dự luật này cần được trưng cầu dân ý và căn cứ trên ý dân, Quốc hội biểu quyết thông qua thành “Luật Chuyển Đổi Tết Ta Từ Âm Lịch Sang  Dương Lịch”. Luật này sẽ được người đứng đầu hành pháp (Tổng thống, Chủ tịch Nước, Thủ tướng…) ban hành để có hiệu lực chấp hành.




Thiện Ý

image 
image 
image


image

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết ở 3 miền


image
http://baomai.blogspot.com/2013/02/nhung-ieu-kieng-ky-trong-ngay-tet-o-3.html


Báo Anh giải mã vụ đóng cửa Zone 9
Vì Sơn Là Linh Mục
Luật thơ Lục Bát
Trận đánh vào các huyền thoại & Huyền thoại: chất ...
Giao Điểm là Ai?
Tản mạn đôi điều về nhóm Giao Điểm
Tòa bỏ lọt một tội khác của Dương Tự Trọng?
Nỗ lực vận động gia tăng trước cuộc kiểm điểm nhân...
Huyền thoại: chất dinh dưỡng của độc tài
Những tình khúc "Sông Núi"
Sớ Táo Quân Tết Kỷ Mùi 1979
Thông điệp tượng cát
Hoa hậu biểu tình VN nói về tự do
Hé lộ mới về thân nhân lãnh đạo TQ
Sự mù quáng vô tận
Anh thợ nail có máu văn nghệ
Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại
Hèn nhục và tiểu nhân của ĐCS_VN
Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi
Sớ Táo Quân 2014
Đảng đang giăng lưới bắt con cá to?
Bản điều trần trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos
Điều trần tại Quốc hội Mỹ về tình trạng tù nhân lư...
Nhiều lời kêu gọi xuống đường nhân 40 năm hải chiế...
Buồn và lo cho nghề nhặt rác kiếm cơm
Những vần thơ của thi sĩ Sông Núi
Bản án dành cho chế độ
Những tình tiết động trời trong vụ án xử anh em Dư...
Những nghề làm thuê chỉ có ở Việt Nam
Tác dụng của chất xơ và dược thảo Diên Hồ
Huyền thoại về tượng Thương Tiếc
Người Mỹ hằng sản cũng hằng tâm
Mơ ước bình thường
Việt Dzũng: đã "đi rồi" mà vẫn nhớ vẫn thương
Ariel Sharon để lại di sản phức tạp
Người Việt 'quen sống cùng tham nhũng'
Joseph Phạm nhận tội trong vụ bắn hàng xóm
Mỹ chỉ trích TQ về Biển Đông
Những trò lừa đảo dễ mắc bẫy nhất
Người Việt trúng số 324 triệu đôla

Báo Anh giải mã vụ đóng cửa Zone 9

image
Báo The Economist vừa có bài viết về việc đóng cửa Khu 9, hay còn gọi là Zone 9 ở Hà Nội, theo đó nhận định một trong những lý do có thể là lợi ích kinh tế.

BBC giới thiệu tóm lược bài báo của tác giả ký tên M.S. từ Hà Nội, đăng trên The Economist hôm 27/01.

image
Theo bài báo, lúc đầu một số người cho rằng có động cơ chính trị do Khu 9 từng là phong trào xã hội dân sự phát triển văn hóa độc lập lớn nhất Hà Nội, và lúc đó chưa chịu sự kiểm soát của chính quyền.
Tuy nhiên, theo nhóm luật sư do những người làm ăn ở Khu 9 thuê để khiếu nại quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, lý do tài chính có lẽ quyết định hơn cả.

“Nhóm luật sư sớm phát hiện ra rằng công ty bất động sản chủ quản Zone 9 đã ký hợp đồng ba năm với những người làm ăn ở đây, chỉ có quyền nắm khu này tới hết tháng Ba,” tác giả viết.
“Quyền phát triền khu vực này do OceanBank nắm giữ, là một trong số ít các ngân hàng tư nhân của Việt Nam nổi lên trong thập niên qua.”

image
OceanBank (Ngân hàng TMCP Đại Dương) cũng đã tham gia vào một kế hoạch kiếm lời từ cơn sốt bất động sản ở Hà Nội với việc xây các tòa chung cư tại đây.
Bài báo cũng nêu tên Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương, người giàu thứ tám tại Việt Nam trên sàn chứng khoán khi mới 41 tuổi.

image
Ông Hà Văn Thắm là nhân vật được mô tả là có quan hệ tầm cao với giới chức chính phủ.

'Cái cớ hoàn hảo'

image
Ông Nguyễn Quí Đức: 'Chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm ra câu chuyện thực sự là gì'
Những doanh nhân tại Khu 9 cho rằng ngân hàng này trước đó đã lo ngại rằng thành công không mong đợi của doanh nghiệp tại Khu 9 sẽ khiến họ không thể đẩy được các doanh nhân này ra khỏi khu đất này.

Trong số các doanh nhân tại Khu 9 có một số người có quan hệ tốt hơn với chính quyền hơn những người khác, nhưng không ai có liên hệ trực tiếp với các nhân vật bảo kê tầm cỡ.
Và vì thế, họ nói rằng vụ cháy là “cái cớ hoàn hảo để ngân hàng cho đóng cửa khu vực này” trước khi khu này kịp trở thành mối đe dọa đến việc đầu tư của ngân hàng.

image
Tác giả bài báo, lấy tên M.S., ví von với hàm ý rằng, việc mong đợi chính phủ ‘để yên’ cho Zone 9 vì lý do lợi ích phát triển văn hóa quốc gia, là điều gần như không thể.
“Một chính phủ đâu có thể khờ dại tới mức trao khu đất vàng giáp trung tâm Hà Nội vào tay một nhóm nghệ sỹ và chủ quán lơ mơ, thay vì trao khu này cho các tập đoàn có quan hệ rộng và tiềm lực tài chính.

"Điều đó sẽ chỉ dọn đường cho sự bất mãn và phản ứng mạnh của giới có tiền và quyền, và về lâu dài có thể xảy ra sự bất đồng mạnh mẽ với nhà nước.”
“...Thế nhưng Zone 9 là gì? Một dự án phối hợp phát triển giữa một công ty với chuỗi cửa hàng thiết kế và nhà hàng, như những gì họ viết trên hợp đồng?”

image
Trở lại phần đầu bài báo, tác giả trích lời nhà báo, tác giả người Mỹ gốc Việt Nguyễn Quí Đức: “Chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm ra câu chuyện thực sự là gì.”

Ông Nguyễn Quí Đức - cũng là chủ của Tadioto – không gian thiết kế, triển lãm, quán bar cũng đã sang đến đời thứ ba khi dời đến Khu 9, và ông chủ đã ngay lập tức tìm sẵn một địa điểm khác phòng khi người ta tới đòi đất.

image
Zone 9 là tên gọi được người dân Hà Nội đặt để chỉ một khu buôn bán, giải trí được giới trẻ ưa thích trước khi bị đóng cửa hồi tháng 12/2013, nằm trên khu đất số 9 Trần Thánh Tông.


Zone 9 hoạt động trở lại sau vụ cháy

image
Sau vụ hỏa hoạn khiến 6 người thiệt mạng, Zone 9, địa điểm vui chơi của giới trẻ Hà Nội, đã trở lại hoạt động bình thường từ hôm thứ Bảy 23/11/2013.

Truyền thông Việt Nam đưa tin, ngay khi Zone 9 mở lại, nhiều người đã đến uống cà phê, mua sắm, đưa con cái tới vui chơi như bình thường.
Công trường quán bar Fuse nơi xảy ra vụ cháy vẫn đóng cửa, trên khóa cửa vẫn còn dấu niêm phong của công an để điều tra hiện trường.
Trước đó các thành viên trong Zone 9 đồng loạt thay đổi hình đại diện trên Facebook để vận động cho Zone 9 được mở lại.

image
Một góc tòa nhà Trung tâm Pompidou ở Paris
Buổi tối cùng ngày, buổi hòa nhạc tưởng niệm và quyên góp cho gia đình các nạn nhân đã được tổ chức ở viện Goethe, Hà Nội.

Được biết tổng số tiền Zone 9 đã quyên góp được để giúp đỡ các gia đình nạn nhân vụ cháy "tính đến thời điểm hết ngày 23/11/2013 là 158.477.000 đồng," theo Facebook của Khu 9.

‘An toàn lao động’

image
Nguyên nhân vụ cháy đã được kết luận là do an toàn lao động, “theo đó vụ hỏa hoạn không lớn nhưng do thiếu kỹ năng, các công nhân đã bị ngạt và thiệt mạng”, báo Thanh Niên viết.

Tuy nhiên, những câu hỏi về an toàn tại khu xưởng sản xuất cũ khiến Zone 9 sẽ cho rà soát lại toàn bộ mặt bằng, và thuê một nhà giám định độc lập để đảm bảo tính khách quan.

Báo Thanh Niên cũng dẫn lời ông Lê Hồng Quang, Viện phó viện Văn hóa Nghệ thuật cho rằng, đây là một mô hình văn hóa đại chúng, và các hoạt động kinh doanh ở khu này “sản xuất, phân phối và tiêu dùng văn hóa”.

image
Ông Lê Hồng Quang cũng cho rằng, nhà quản lý nên có hành lang pháp lý cho những khu văn hóa như Zone 9 để khuyến khích phát triển văn hóa hiện đại ở đô thị.
Trước đó nhạc sĩ đương đại và thể nghiệm Kim Ngọc nói với BBC rằng, nghệ thuật cần có không gian và điều kiện để phát triển, “cũng như cá cần có nước để bơi và để sống”.

image

“Nên Hà Nội cần có một khu như Khu 9 để làm điểm tham chiếu về văn hóa và sinh hoạt văn hóa mà còn chưa được hiện diện trong văn hóa chính thống,” nữ nhạc sĩ nói.


image

Vì Sơn Là Linh Mục
Luật thơ Lục Bát
Trận đánh vào các huyền thoại & Huyền thoại: chất ...
Giao Điểm là Ai?
Tản mạn đôi điều về nhóm Giao Điểm
Tòa bỏ lọt một tội khác của Dương Tự Trọng?
Nỗ lực vận động gia tăng trước cuộc kiểm điểm nhân...
Huyền thoại: chất dinh dưỡng của độc tài
Những tình khúc "Sông Núi"
Sớ Táo Quân Tết Kỷ Mùi 1979
Thông điệp tượng cát
Hoa hậu biểu tình VN nói về tự do
Hé lộ mới về thân nhân lãnh đạo TQ
Sự mù quáng vô tận
Anh thợ nail có máu văn nghệ
Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại
Hèn nhục và tiểu nhân của ĐCS_VN
Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi
Sớ Táo Quân 2014
Đảng đang giăng lưới bắt con cá to?
Bản điều trần trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos
Điều trần tại Quốc hội Mỹ về tình trạng tù nhân lư...
Nhiều lời kêu gọi xuống đường nhân 40 năm hải chiế...
Buồn và lo cho nghề nhặt rác kiếm cơm
Những vần thơ của thi sĩ Sông Núi
Bản án dành cho chế độ
Những tình tiết động trời trong vụ án xử anh em Dư...
Những nghề làm thuê chỉ có ở Việt Nam
Tác dụng của chất xơ và dược thảo Diên Hồ
Huyền thoại về tượng Thương Tiếc
Người Mỹ hằng sản cũng hằng tâm
Mơ ước bình thường
Việt Dzũng: đã "đi rồi" mà vẫn nhớ vẫn thương
Ariel Sharon để lại di sản phức tạp
Người Việt 'quen sống cùng tham nhũng'
Joseph Phạm nhận tội trong vụ bắn hàng xóm
Mỹ chỉ trích TQ về Biển Đông
Những trò lừa đảo dễ mắc bẫy nhất
Người Việt trúng số 324 triệu đôla
TT_NTD tuyên bố chuẩn bị kỷ niệm cuộc hải chiến Ho...
Paris By Night 109