Friday, January 31, 2014

Tết Tây, Tết Tàu, Tết nào là tết ta?

image
Một tháng trước đây là Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây, giờ đây chúng ta bước vào Tết Âm lịch hay có người gọi là Tết Tàu. Vậy Tết Tây và Tết Tàu có phải là Tết Ta không?

Tết Tàu là Tết theo Âm lịch (Lunar Calendar), là giao thời (giao thừa) giữa những ngày cuối năm cũ qua những ngày đầu năm mới tính theo “Phép lịch định theo mặt trăng, tức là lịch Tàu và Ta thường dùng” (Theo Tự điển Hán-Việt của Đào Duy Anh). Nghĩa là mỗi năm có 12 tháng tượng trưng bằng 12 con vật: Dần (Cọp), Mão (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó), Hợi (Heo hay Lợn); có những năm nhuận thành 13 tháng. Năm nay là năm Giáp Ngọ theo Âm lịch.

image
Một số nước khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, do hoàn cảnh lịch sử, trong đó có Việt Nam, cũng ăn Tết theo Âm lịch. Nhưng vì Âm lịch xuất phát từ người Tàu lan ra một số nước trong vùng, nên một số người Phương Tây lầm tưởng gọi đó là Tết Tàu, khiến nhiều người Việt Nam nặng tự ái dân tộc đã bất bình khi nghe ai gọi Tết Việt Nam  là Tết Tàu.

Như vậy, dù thực tế người Việt Nam thường gọi là “Tết Ta” mà thực ra là Tết theo Âm lịch, xuất phát từ người Tàu, du nhập cùng với nhiều phong tục tập quán khác, tốt cũng như xấu, sau hàng ngàn năm bị phong kiến Tàu đô hộ, thực hiện chính sách đồng hóa dân ta. Thế nhưng chính sách đồng hóa này của họ đã thất bại trước ý chí quật cường của dân tộc ta, nên sau 1000 năm nô lệ giặc Tàu, nhân dân ta đã giành được độc lập tự chủ, dân tộc ta vẫn giữ được bản sắc riêng, trừ một số phong tục tập quán đã nhiễm của người Tàu, mà tục lệ ăn Tết là một điển hình, song trong cách ăn Tết của dân ta vẫn có những nét đặc thù dân tộc khác với Tết Tàu.

image
Còn Tết Tây là Tết Dương lịch (Solar Calendar) tính năm tháng theo vận hành của trái đất xoay quanh mặt trời. Nghĩa là “Lịch pháp lấy thời gian địa cầu xoay một vòng quanh thái dương làm một năm, mỗi năm 365 ngày ¼”(Theo Tự điển Hán-Việt của Đào Duy Anh). Một năm được chia thành 12 tháng, có tháng thừa đủ 30 hay 31 ngày, có tháng thiếu ít nhiều chỉ có 28 hay 29 ngày.

Tết Tây được du nhập vào Việt Nam sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta vào giữa Thế kỷ 19 , khởi sự cướp nước ta và sau đó thiệt lập chế độ khai thác thuộc địa và thực hiện chính sách đồng hóa dân ta kéo dài gần 100 năm (1858-1954).Thế nhưng cũng như quân xâm lược Tàu, thực dân Pháp đã thất bại trong chính sách đồng hóa dân ta, trừ một số phong tục tập quán tốt cũng như xấu xâm nhập được vào sinh hoạt đời sống, xã hội nước ta, trong đó Tết Tây là một điển hình.

image
Trên thực tế, vì chịu ảnh hưởng trước, lâu dài và nặng nề chính sách đồng hóa của người Tàu hơn người Pháp, nên dân ta hàng năm vẫn ăn Tết cổ truyền theo Tết âm lịch như người Tàu. Còn Tết Tây chỉ ảnh hưởng giới hạn đến một số ít thành phần xã hội gần gũi với người Pháp và gắn bó quyền lợi với guồng máy cai trị của chế độ thực dân Tây, mới ăn Tết Tây mà thôi.

Vì vậy Tết Tây, Tết Tàu, chẳng tết nào là Tết Ta theo nghĩa nó phát xuất từ dân tộc ta cả. Tuy nhiên, việc chúng ta ăn Tết theo Âm lịch như người Tàu, với những phong tục tập quán về Tết như người Tàu đã như một tất nhiên của lịch sử khi bị Tàu đô hộ thực hiện chính sách cai trị đồng hóa dân Việt. 


Tổ tiên ta bao đời nay đã ăn những cái Tết cổ truyền đầy vui tươi hoan lạc. Đó là một truyền thống văn hóa tốt đẹp như nhiều truyền thống văn hòa tốt đẹp khác của nhân loại đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia để trở thành truyền thống văn hóa quốc tế. Vì vậy việc người Việt Nam ăn Tết Tàu, hay Tết Tây không quan trọng, miễn là đem lại niềm vui, hoan lạc và hạnh phúc chung cũng như riêng cho mọi người.

image
Thế nhưng, một vấn đề chúng tôi từng đặt ra hơn một lần trên các phương tiện truyền thông, nay một lần nữa xin đặt lại là: nếu “Tết Tàu” hay “Tết Tây”  đều không phải là “Tết Ta”, thì tại sao chúng ta có thể chọn Tết nào có lợi ích thực dụng nhất cho dân ta làm “Tết Ta”?

Chúng tôi từng lý giải rằng: Nếu chúng ta không thể chọn một cái Tết riêng làm “Tết Ta” xuất phát từ dân tộc Việt (mà thực tế lịch sử chúng ta dường như đã không có) như một số dân tộc khác trên thế giới; chẳng hạn người Thái, Lào, Campuchia trong vùng Đông Nam Á đã có những cái Tết riêng theo phong tục tập quán lâu đời của họ…Tại sao chúng ta không chọn “Tết Ta” theo Dương lịch (như người Nhật đã làm?), mà vẫn giữ lại tất cả những tập tục cổ truyền tốt đẹp trong những ngày Tết mà bao lâu nay dân ta đã ăn Tết theo Âm lịch?


image
Chẳng hạn chúng ta vẫn giữ tập tục đưa Ông Táo về Trời, dựng nêu ăn Tết với bánh chưng xanh, “thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ”, hội xuân, cúng giao thừa đêm 30 Tết, các tập tục ba ngày Tết chung diễn ra trên cả nước cũng như tập tục riêng về ngày Tết của các địa phương v.v.

Vì chọn ăn Tết theo Dương lịch mà vẫn giữ được những nét cổ truyền và truyền thống ăn Tết tốt đẹp theo Âm lịch của tổ tiên ta từ bao đời nay, sẽ thành đạt hai lợi ích căn bản này:

image
   1.- Lợi ích thực dụng khi cả thế giới ngày nay đều thống nhất dùng Dương lịch cho mọi sinh hoạt xã hội, sinh hoạt chính trị, kinh tế, tài chánh, văn hóa, khoa học… Nhất  nữa là  trong bối cảnh hầu hết các quốc gia giầu cũng như nghèo trên hành tinh này đã và đang có nỗ lực chung “Toàn cầu hóa” về nhiều mặt, căn bản là hai lãnh vực: Chính trị (dân chủ hóa toàn cầu) và kinh tế (thị trường tự do hóa toàn cầu). Trong khi thực tế nhiều nét và sinh hoạt văn hóa, xã hội đã mang tính phổ quát chung cho nhiều dân tộc trong hầu hết các quốc gia trên thế giới, bất kể xuất phát từ dân tộc nào, quốc gia nào (Các ngày lễ tôn giáo, lễ tình yêu, lễ lao động quốc tế, trang sức, ngôn ngữ, phong tục tập quán… đã được quốc tế hóa theo quy luật ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn hóa mạnh yếu…)

Vì vậy nếu Việt Nam ta chọn ăn Tết theo Dương lịch là có lợi ích thực dụng, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại “toàn cầu hóa” trong Thế kỷ XXI này, với những phát minh khoa học kỹ thuật tiên tiến, khởi đi từ phát minh điện tử vào hậu bán Thế Kỷ XX được vận dụng vào đời sống con người, đã đưa loài người từ “một nền văn minh Công nghiệp” bước vào “một nền văn minh Điện tử”, đã chọc thủng mọi biên giới quốc gia đưa ánh sáng văn minh đến cho mọi người, thuộc mọi dân tộc trên hành tinh này.

image
2.- Trước tham vọng xâm chiếm từng bước lãnh thổ, lãnh hải nước ta của Tàu cộng, với ý đồ tái diễn lịch sử đô hộ và đồng hóa dân ta một lần nữa, việc chọn theo Dương lịch là một trong những việc làm nhằm khẳng định chiều hướng tách khỏi ảnh hưởng lịch sử nô lệ ngoại bang, nói lên tinh thần độc lập tự chủ, ý chí quật cường của dân tộc ta sẽ làm thất bại mọi ý đồ đen tối của ngoại bang bất cứ từ đâu tới.

Vậy thì, việc chuyển đổi từ Tết Ta theo Âm lịch sang Tết Ta theo Dương lịch phải làm thế nào về mặt pháp lý và thực tiễn?

image
Về mặt pháp lý, theo thủ tục lập pháp trong các nước dân chủ, Quốc hội đương nhiệm phải thông qua một dự luật chuyển đổi “Tết Ta” theo Âm lịch qua “Tết Ta” theo  Dương lịch, với các điều khoản qui định vẫn duy trì mọi phong tục tập quan Tết cổ truyền tốt đẹp bao đời nay nhân dân thường ăn Tết theo Âm lịch. Dự luật này cần được trưng cầu dân ý và căn cứ trên ý dân, Quốc hội biểu quyết thông qua thành “Luật Chuyển Đổi Tết Ta Từ Âm Lịch Sang  Dương Lịch”. Luật này sẽ được người đứng đầu hành pháp (Tổng thống, Chủ tịch Nước, Thủ tướng…) ban hành để có hiệu lực chấp hành.




Thiện Ý

image 
image 
image


image

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết ở 3 miền


image
http://baomai.blogspot.com/2013/02/nhung-ieu-kieng-ky-trong-ngay-tet-o-3.html


Báo Anh giải mã vụ đóng cửa Zone 9
Vì Sơn Là Linh Mục
Luật thơ Lục Bát
Trận đánh vào các huyền thoại & Huyền thoại: chất ...
Giao Điểm là Ai?
Tản mạn đôi điều về nhóm Giao Điểm
Tòa bỏ lọt một tội khác của Dương Tự Trọng?
Nỗ lực vận động gia tăng trước cuộc kiểm điểm nhân...
Huyền thoại: chất dinh dưỡng của độc tài
Những tình khúc "Sông Núi"
Sớ Táo Quân Tết Kỷ Mùi 1979
Thông điệp tượng cát
Hoa hậu biểu tình VN nói về tự do
Hé lộ mới về thân nhân lãnh đạo TQ
Sự mù quáng vô tận
Anh thợ nail có máu văn nghệ
Trận chiến Hoàng Sa và một lịch sử được viết lại
Hèn nhục và tiểu nhân của ĐCS_VN
Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi
Sớ Táo Quân 2014
Đảng đang giăng lưới bắt con cá to?
Bản điều trần trước Ủy Hội Nhân Quyền Tom Lantos
Điều trần tại Quốc hội Mỹ về tình trạng tù nhân lư...
Nhiều lời kêu gọi xuống đường nhân 40 năm hải chiế...
Buồn và lo cho nghề nhặt rác kiếm cơm
Những vần thơ của thi sĩ Sông Núi
Bản án dành cho chế độ
Những tình tiết động trời trong vụ án xử anh em Dư...
Những nghề làm thuê chỉ có ở Việt Nam
Tác dụng của chất xơ và dược thảo Diên Hồ
Huyền thoại về tượng Thương Tiếc
Người Mỹ hằng sản cũng hằng tâm
Mơ ước bình thường
Việt Dzũng: đã "đi rồi" mà vẫn nhớ vẫn thương
Ariel Sharon để lại di sản phức tạp
Người Việt 'quen sống cùng tham nhũng'
Joseph Phạm nhận tội trong vụ bắn hàng xóm
Mỹ chỉ trích TQ về Biển Đông
Những trò lừa đảo dễ mắc bẫy nhất
Người Việt trúng số 324 triệu đôla

3 comments:

  1. Tết Nguyên Đán là của người Việt

    Sắp đến Tết Ta là Viễn Xứ cảm thấy buồn buồn, tủi tủi vì nghe nhiều người nói là New Year of China!!! (người ngoại quốc không biết đã đành nhưng nhiều người Việt cũng nói như vậy....thật là buồn)
    Thật ra Tết Nguyên Đán là Tiết lễ đầu tiên của năm, bị người Trung Quốc (chôm) của dân Việt ta....

    Tết:do chữ Tiết (thời tiết) mà ra.

    Nguyên:bắt đầu.

    Đán:buổi sáng sớm.

    Vậy Tết Nguyên Đán tức là Tết bắt đầu năm, mở đầu cho một năm mới.

    Một câu hỏi đôi khi được đặt ra: Tại sao tiền nhân chúng ta không chọn tháng 3 để tổ chức Tết Nguyên Đán, như các dân tộc Miên, Thái hoặc Lào hoặc một tháng nào đó trong năm mà lại chọn đúng vào ngày đầu tháng Giêng âm lịch. Người Trung Hoa sau này cũng chọn cùng ngày này làm ngày Tết của họ. Vì sự trùng hợp ngẫu nhiên (hay chôm văn hóa của ta) này thêm vào sự liên hệ giữa hai dân tộc Hoa - Việt vốn đã có hàng nghìn năm trước khi Trung Hoa đô hộ nước ta, nên nhiều người VỘI CHO RẰNG dân tộc ta bắt chước người Trung Hoa về thời gian mừng Tết Nguyên Đán.

    Thật ra, đây chỉ là sự ngộ nhận.

    Dựa vào lịch sử Trung Hoa, trải qua nhiều triều đại, chúng ta được biết người Trung Hoa có tục lệ mừng Tết Nguyên Đán không phải vào đầu tháng Giêng âm lịch như hiện nay mà thật ra thời gian được chọn để tổ chức mừng Xuân được thay đi đổi lại rất nhiều lần. Chẳng hạn, vào đời Tam Vương nhà Hạ, người Trung Hoa chọn tháng Dần đầu năm để mừng Xuân. Đến đời nhà Thương người ta đổi lại tháng Sửu tức tháng Chạp. Qua đời nhà Chu, người ta lại chọn tháng Tý, tức tháng Một. Ba vị vua trên đây không phải vô cớ, tùy hứng mà chọn những tháng đó, mà là họ đã dựa vào ý nghĩa tốt xấu, căn cứ theo ngày giờ lúc mới tạo thiên lập địa. Họ tin tưởng giờ Tý là giờ thành, giờ Sửu đất nở và giờ Dần sinh ra người.


    Đến đời nhà Đông Chu, Khổng Tử một lần nữa noi theo nhà Hạ, đổi lại ngày Tết vào tháng Dần. Qua đời nhà Tần người ta lại thay ngày Tết vào tháng Hợi tức tháng Mười. Cuối cùng, khi nhà Hán lên ngôi, bấy giờ người Trung Hoa lại noi theo gương Khổng Tử chọn ngày đầu tháng Dần, tức tháng Giêng để mừng Tết.

    Mừng xuân vào dịp đầu năm âm lịch nói là của người Trung hoa là hoàn toàn không chấp nhận được.

    Tiền nhân chúng ta khôn ngoan, lại xuất thân từ giới nông dân. Sở dĩ các ngài chọn ngày đầu năm âm lịch để tổ chức Tết Nguyên Đán, vì thời gian này nhằm vào đúng mùa xuân, một mùa đẹp nhất trong năm với thời tiết mát mẻ, dịu dàng, cây cối đâm chồi nẩy lộc, khoe thắm sắc hương và mang một màu sắc xinh tươi, mới mẻ rất thích hợp trong việc thăm viếng bà con, thân thuộc, bạn bè.




    Đây cũng là khoảng thời gian mà mọi công việc đồng áng đã hoàn tất, lúa gặt xong và được đem chứa vào những lẫm lúa. Người nông dân chân lấm tay bùn, sau một năm vất vả với công việc đồng áng, giờ đây được thảnh thơi hoàn toàn có thể cùng nhau hội họp, liên hoan, ăn uống vui vẻ với nhau để tỏ lòng biết ơn đối với Trời Đất và tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà cha mẹ, những người thân yêu ruột thịt đã qua đời!

    Tết Nguyên Đán trước đây ta gọi là Tết Nhàn là Tết cổ truyền có từ thời Hùng Vương, sử cũ vốn ta có 12 tháng nhưng cách tính khác ngày này, 1 năm bắt đầu từ tháng chạp tức tháng 12, vì khi ấy dân ta bắt đầu hoạch lúa, tới tháng giêng thì xong, ngày đầu tháng giêng người Âu Lạc có tục cúng lễ tạ ơn tổ tiên trời đất sau 1 mùa lúa nước, ngày Tết diễn ra từ ngày 1/1 cho tới hết 30/3 và kết thúc là lễ hội ngày mùa để bắt đầu 1 vụ cấy mới, ngày Tết này ta sẽ thấy đến đời Hán Vũ đế bên Trung Hoa mới có, còn ta thì ai xem tích Bánh Chưng Bánh Dày thì đều thấy cả, mà tích này là từ thời Hùng Vương thứ 6 tức là trước đời Tần Thủy Hoàng rất là lâu chừng khoảng hơn 1000 năm, vậy mà ngày nay nó lại mang tên New Year of China.

    Viễn Xứ hy vọng chúng ta cùng nhau chia sẽ, để cho người Ngoại Quốc cũng như con cháu chúng ta hiểu biết nhiều hơn về Lịch Sử và Văn Hóa dân tộc Việt.

    P.S. vẫn còn nhiều thứ mà người Trung Hoa đã chôm văn hóa của người Việt ta rồi nhận là của họ alt


    Viễn Xứ

    ReplyDelete
  2. để khẳng định ngược lại với dư luận của mọi người là văn minh của Tàu ngày nay là do văn hóa của Việt Nam. Vì "ngày nay đã có nhiều học giả lớn trên thế giới như Wilhelm Soleheim, Carl Sauer, William Meacham, David Keightley, KC Chang, Paul Mus, triết gia Kim Định, David Needham Đai Học Cambridge với "Science and Civilisation in China" Đại Học Berkeley với "The Origins of Chinese Civilisation", Stephen Oppenheimer với Địa Đàng ở Phương Đông … Các Giáo Sư về gene và DNA thì có Giáo Sư JY Chu, giáo Sư SW Ballinger… Tất cả đã đi đến một kết luận đảo ngược là "Bách Việt làm chủ văn hóa Tàu trước người Tàu. Văn minh Tàu đến sau hòan chỉnh Việt Nho cũng như làm sa đọa thành Hán Nho" - "Muốn hiểu về văn minh Tàu thì phải hiểu văn hóa Bách Việt trước" – "Người Việt Nam là giống dân cổ nhất trong vùng Đông Nam Á (trong khi người Hán là giống dân mới nhất) v.v …" (VKT/An-Việt).

    Vả lại gần đây (2007), trong cuốn "Sách Bách Việt Tiên Hiền Chí – Lĩnh Nam Di Thư của sử gia Âu Đại Nhậm viết: "Vua Vũ đi khắp thiên hạ, nhận định địa lý hình thể, địa lý nhân văn, rồi trở về nước Việt, họp chư hầu bàn định kế hoạch hưng quốc an dân". Vua Đại Vũ là người Việt, lập nên triều Hạ rồi sau đó mới tới nhà Thương và nhà Chu. Tới thời nhà Chu về sau, người Tầu xua quân tiêu diệt các dân tộc khác, chiếm lấy đất đai để mở rộng biên cương thành một nước Tầu to lớn như ngày nay.
    Theo sử liệu, toàn vùng châu thổ sông Dương Tử (Trường Giang – Chang Jiang River) mênh mông, ước chừng gần 1/2 lãnh thổ Tầu ngày nay, là đất của nòi Bách Việt. Từ thời nhà Chu tới thời nhà Hán, người Tầu liên tục xâm lăng, tiêu diệt giống Việt. Cho đến ngày nay Việt tộc còn bảo chủng được ở cõi Việt Nam, một phần ở Cao Ly, một phần ở xứ Phù Tang (Nhật Bản), một phần ở Đài Loan (thổ dân nguyên thủy) và trên 17 triệu người tộc Tráng tồn tại tại Trung Hoa.
    Sử liệu , ghi rõ: "History of China: 5000 B.C. Farmers along the Chang Jiang (Yangtze River) are the first to grow rice."
    Lúa gạo ngày nay cả nhân loại ăn hàng ngày do tổ tiên người Việt truyền lại.
    Ông Hoàng Đình Khuê, một chuyên gia Hán Nôm, phát biểu trưng nhiều sử liệu trước cử tọa tham dự buổi ra mắt sách, chứng minh những công trình do người Việt sáng tạo, đóng góp vào cái mà ngày nay thế giới gọi là văn minh Trung Hoa.
    Ông nêu các công trình nổi bật như việc xây dựng thành Bắc Kinh, thủ đô Trung Hoa, là do kiến trúc sư trưởng Nguyễn An, một người Việt đảm trách. Rồi nhà Tống học cách tổ chức binh bị của nhà Lý nước ta. Rồi nhà Minh phong cho Hồ Nguyên Trừng 2 chức bộ trưởng quốc phòng và xây dựng để trả công cho Trừng mang bí kíp làm súng đại bác của nhà Trần sang dâng nộp.
    NGƯỜI VIỆT PHÁT MINH RA GIẤY VIẾT CHO NHÂN LOẠI
    Trong số 106 nhân vật tiên hiền của người Việt được liệt kê trong Bách Việt Tiên Hiền Chí có người làm thầy của vua nhà Hán, có người là tư tưởng gia, có người rèn đệ nhất danh kiếm lừng danh thiên hạ, có người là danh tướng lẫy lừng.
    Nổi bật nhất là nhà khoa học Thái Luân, người phát minh ra giấy viết ngày nay cả thiên hạ đều dùng và nhớ ơn ông. Lâu nay người Tầu đã nhận Thái Luân là người Tầu nhưng với sử liệu minh chứng hẳn hoi trong Bách Việt Tiên Hiền Chí thì ông Thái Luân là người Việt.

    Các danh tướng khai quốc công thần phò Lưu Bang lập nên nhà Hán như Hàn Tín, Tào Tham, Tiêu Hà, Anh Bố v.v... cũng đều là người Việt. Còn nữa, nhiều nhân vật xưa nay người Tầu vẽ râu, kẽ mắt cho là có công dạy bảo cho người mình cầy cấy làm ruộng như Tích Quang, Nhâm Diêm thì trong Bách Việt Tiên Hiền Chí đưa ra bằng chứng Nhâm Diên bái lạy tiên hiền Việt tộc làm thầy." (Trần Lam Giang giới thiệu Bách Việt Tiên Hiền Chí)

    ReplyDelete
  3. Theo Dương Lịch : 4 năm có một năm Nhuận ( 2000 - 2004 - 2008 - 2012 ...)
    Theo Âm Lịch : các năm Nhuận ( 1995 - 2001 - 2004 - 2006 - 2009 - 2012 ...)
    Có QUI LUẬT nào để biết các năm nhuận không ??? có ai biết rõ xin góp ý ...
    Thành thật cảm ơn ./.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.