Friday, February 28, 2014

Ai là tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Mỹ?

image
Chưa có số liệu chính xác về quân nhân Mỹ gốc Việt trong quân đội hiện đại nhất thế giới hiện nay, nhưng theo thống kê sơ bộ, số sĩ quan người Việt khá đông, có thể lên đến 1.000 người, trong đó đại tá là quân hàm cao nhất, có trên 20 vị.

image
Tin Tức, Tin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Điều kiện được thăng quân hàm cấp tướng của quân đội Mỹ: Phải mang quân hàm đại tá 3 năm; là Chỉ huy trưởng xuất sắc; giữ phương vị chỉ huy suốt thời gian ấn định; do Hội đồng thăng cấp chọn lọc; do Tư lệnh quân chủng đề nghị lên Bộ trưởng quốc phòng; được Thượng viện xét duyệt và do Tổng thống quyết định.

image
Theo hệ thống thăng quân hàm cấp tướng của quân đội Mỹ, sĩ quan đại tá Bộ binh, Không quân và Thuỷ quân lục chiến trước tiên sẽ được thăng chuẩn tướng, còn đại tá Lực lượng phòng vệ bờ biển và Hải quân thăng cấp phó đô đốc. Vậy, ai sẽ trở thành tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Mỹ?

image
Đại tá Nguyễn Hùng: Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Loouisville, Lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ
Đại tá Nguyễn Hùng là một trong những sĩ quan gốc Việt sáng giá, có thể được thăng quân hàm cấp tướng trong quân đội Mỹ. Ông hiện là Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Loouisville thuộc Lực lượng phòng vệ bờ biển.

Đại tá Nguyễn Hùng: Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Loouisville, Lực lượng  phòng vệ bờ biển Mỹ
Theo hồ sơ cá nhân, sĩ quan gốc Việt Nguyễn Hùng được thăng quân hàm đại tá vào năm 2007. Tháng 6/2010, ông là một trong số hơn 200 đại tá thuộc Lực lượng duyên phòng được chọn thăng cấp Phó đô đốc. Cùng năm, ông được đề cử vai trò đồng Chủ tịch (CO- Chair of the injury) phối hợp điều tra giữa Lực lượng phòng vệ bờ biển và Bộ Nội vụ Mỹ để tìm ra nguyên nhân đưa đến tử vong của 11 công nhân làm việc tại dàn khoan Deepwater Hirizon bị chìm và những hậu quả do dầu loang ảnh hưởng đến môi sinh vùng vịnh.
image
Đại tá Lương Xuân Việt: Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn Không vận 101
Lương Xuân Việt được phong quân hàm đại tá từ năm 2009. Ông từng nắm quyền chỉ huy nhiều đơn vị trong Không quân Mỹ, như:  giữ chức Chỉ huy phó hành quân Quân đoàn Không vận 18 từ tháng 2/2008, rồi Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 505 nhảy dù, Toán chiến đấu Lữ đoàn 3, Sư đoàn không vận 82 và hiện nay là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn Không vận 101.

image
Đại tá Lương Xuân Việt: Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, Sư đoàn Không vận 101
Đại tá Lương Xuân Việt được mệnh danh là người hùng trở về từ chiến trường Afghanistan. Dưới tài lãnh đạo và chỉ huy của ông, Lữ đoàn 3 Nhảy dù với quân số 9.000 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đã hoàn thành xuất sắc bình định lãnh thổ khu vực trách nhiệm, được xem như là một chiến thắng lớn. Sau 13 tháng chiến đấu tại chiến trường nổi tiếng khắc nghiệt đầy nguy hiểm này, Lữ đoàn 3 Nhảy dù chỉ bị thiệt hạị nhẹ, với tổn thất 17 quân nhân.

Được biết, bên cạnh việc tốt nghiệp ĐH Southern California chuyên ngành sinh hóa, đại tá Viet còn có bằng cao học về khoa học quân sự. Ông từng được đào tạo tại các trường quân sự, như: Airborn school, Ranger school, The Infantry Officer Basic and Advanced Courses, Command and General Staff College, Joint Forces Staff College.

Nữ đại tá Không quân Mylene Trần Huỳnh: Giám đốc AFMS

Bác Sĩ Mylene Trần Huỳnh (tên Việt Nam là Tran Thi Phuong Đai), 44 tuổi, Giám đốc cơ quan y khoa của Không quân Mỹ (Air Force Medical Service - AFMS) thuộc Chương trình chuyên viên y tế quốc tế (International Health Specialist - IHS), đã được thăng quân hàm đại tá vào ngày 14/5/2010.

image
Mylene Trần Huỳnh: Nữ đại tá Không quân Mỹ
Ở chức vụ Giám đốc AFMS, Trần Huỳnh có trách nhiệm thiết lập các qui định, hướng dẫn và giám sát cho 65 nhân viên thuộc quyền ở 15 địa điểm khác nhau trên thế giới và cho cả 150 nhân viên quân y của Không lực Mỹ thuộc chương trình IHS.

Sau khi tốt nghiệp văn bằng cử nhân và bác sĩ y khoa tại ĐH Virginia, Mylene Tran phục vụ trong Không lực Mỹ suốt 18 năm và hướng dẫn 25 cuộc trao đổi hợp tác về y tế ở 15 quốc gia, trong đó có hai lần ở Việt Nam. Cụ thể, nhóm công tác của bà đã thực hiện những cuộc giải phẫu và săn sóc y tế cho hơn 3.000 người tại Huế và vùng phụ cận, kể cả xây dựng lại hạ tầng cơ sở cho các trường học. Trong những ngày làm việc ở Việt Nam (mỗi ngày 10 giờ, còn ban đêm phải họp bàn để trao đổi về công việc trong ngày), nhóm đã mang lại ánh sáng cho 63 bệnh nhân nhờ mỗ cataract; giải phẫu tim cho một em bé bốn tháng; khám, cấp thuốc cho 2.000 bệnh nhân có bệnh tim và huyết áp cao; khám chữa răng cho 2.711 người; khám chữa mắt cho 1.000 người khác; cấp phát 900 kính đọc sách và biên toa thuốc cho hơn 10.000 bệnh nhân...

Ngoài ra, nhóm của đại tá Huynh còn trao đổi về những kỹ thuật lâm sàng cũng như giải phẫu với đối tác Việt Nam và thuyết trình kiến thức y khoa ở ĐH Huế. Ngược lại, họ cũng học được của đồng nghiệp Việt Nam một số phương cách chữa bệnh như chữa mồ hôi tay bằng phương thức đông y cổ truyền...

Có thể nói, thành tựu của nữ bác sĩ Mylene Tran không những là một niềm vinh dự của riêng bà, mà còn của cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Tuy nhiên, điều đáng ca ngợi nơi Mylene hơn nữa là trong khi đang sống một cuộc sống tự do và hạnh phúc nơi xứ người, bà vẫn không quên nguồn cội, đã nhiều lần trở về Việt Nam để cung cấp chăm sóc y tế cho người nghèo và thiếu may mắn...

Như vậy, bên cạnh 3 đại tá gốc Việt trên, trong quân đội Mỹ vẫn còn rất nhiều những sĩ quan gốc Việt tiềm năng. Tuy nhiên, dù là người Việt nào trở thành tướng đầu tiên thì cũng là niềm tự hào của cộng đồng cả trong và ngoài nước.




An Đông (Đất Việt)


Jul 01, 2011
Lần chọn thăng cấp HQ Đại Tá năm nay - 2011, trong bản danh sách 13 HQ Trung tá gốc Việt được chọn để qua Hội Đồng thăng cấp duyệt xét, đặc biệt có 7 vị là Line Officer. Hy vọng sẽ có 10 vị được thăng cấp HQ Đại Tá ...

Jun 08, 2011
Sáng nay, căn cứ Fort Campbell tấp nập với trên 3,000 binh sĩ đang tập họp trên một sân cỏ giữa doanh trại, dưới sự chỉ huy của vị Đại tá người Mỹ Gốc Việt Lương Xuân Việt để chuẩn bị cho cuộc chạy bộ dàì 5 dậm Anh, ...

Feb 19, 2014
Tháng 6 này, Đại Tá Việt được đưa về Đại học Standford để học về kỹ năng ngoại giao và lãnh đạo trong một năm. Nhiều người tiên đoán rằng sau khoá học này ông có nhiều cơ hội để trở thành vị Tướng người Mỹ gốc Việt .

Jun 07, 2012
Trước hết, tôi xin cám ơn ban tổ chức, nhất là Cô Nina và cựu Đại Tá Castagnetti đã cho tôi cơ hội được đứng nói chuyện với quý vị trong buổi chiều hôm nay. Kính thưa quý vị,. Là một người lính, tôi tin là "khi đã là lính, ...

Dec 19, 2013
... thệ trước bà Toàn quyền Quentin Bryce, Đại diện Nữ hoàng Anh tại Úc và Dân biểu Stuart Robert, Tổng thư ký của Quốc hội và phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng, cùng Đại tướng David Hurley của Quân đội Hoàng gia Úc.

Jul 26, 2011
Sau khi theo học phi hành tại Pensacola , Florida ; bà được thăng cấp hải quân đại úy với nhiệm sở tại Yokosuka và đi theo hàng không mẫu hạm Kitty Hawk trong vai trò bác sĩ quân y phi hành. Thân phụ của bà là một sĩ quan hải quân QLVNCH. Trong khi đó, Thiếu tá phi công Thủy Quân Lục Chiến Elizabeth Phạm có nhiệm vụ chỉ huy thiết yếu trong các phi đoàn đóng trên hàng không mẫu hạm nguyên tử George Washington, được gửi đến thay thế Kitty Hawk có ...

May 05, 2011
Vẻ vang dân Việt. image. SINH VIÊN GỐC VIỆT CHẾ TẠO MÁY ÐIỆN ÐÀM VỚI TRẠM KHÔNG GIAN. http://baomai.blogspot.com/. BaoMai. Toronto - Một sinh viên gốc Việt đã cùng các bạn chế tạo thành công một chiếc máy ...

Oct 25, 2013
Vietnamese Pride - Elizabeth Pham. Vinh danh Dai uy khong quan Elizabeth Pham. image. http://www.youtube.com/watch?v=9UsAV8QdJZo&feature=related. BM: Vẻ vang dân Việt. May 05, 2011. Geneve - Một cô gái Việt đã ...


image

Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi
Trò chơi nguy hiểm ở Crimea
Thư Xuân gửi cho một người bạn Đảng viên Cộng sản
Việt Nam ‘thu hồi giấy phép’ của báo Sài Gòn Tiếp ...
Thơ: Khuyên Cô Em Vợ
Đêm Cali trên một ngọn đồi cao…
Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân C...
Phát triển trước, dân chủ sau
Thăm kênh đào Panama
Thông báo: Giả danh Linh Mục Giáo phận Phan Thiết
Tấm gương mục tử
Những hình ảnh đẹp của các linh mục Ukraine
Loài chó hiểu được cảm xúc của con người
Vì sao 'dân ta không được học sử ta'?
Hai câu chuyện về cái “tủ sách” và cái “tủ rượu”
Bitcoin: thông minh nhưng vô dụng?
Hành trình xác tín của một tu sĩ công giáo
Tiền thế chân Bail & bond
Người dự UPR bị tịch thu hộ chiếu
Hình ảnh Kiev trước và sau bạo loạn đẫm máu
Bệnh GOUT đến từ đâu ?
Người Việt trước ý đồ Hán hóa
Người CS có thể cải sửa, chế độ CS thì không
Việt Nam giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia
9 quốc gia sau đây đều mang "chữ nhất” trên thế gi...
Một Chỉ huy trưởng Hải quân Hoa Kỳ gốc Việt
10 điều quyết định sức khỏe khi thức giấc
Giải mã: các ký hiệu trên đồ nhựa
Thiền Sư Tuệ Sỹ: Trí thức phải nói
Sự 'giống nhưng khác' của các cặp sinh đôi
Trận chiến chính trong thế kỷ 21
Câu chuyện bát mì
Thằng Ngốc
Facebook và nỗi ám ảnh của nhà cầm quyền
Người đi trên đống tro tàn
Trò chuyện với tác giả ‘Còn cái lai quần cũng cạp’...
Wanted By The FBI: Son Nguyen USA
Bi hài chuyện: nhà vệ sinh Thế Vận Hội Sochi
Ai kiềm hãm dân chủ?
Con HẠC Trắng
Phim tài liệu 'Những Ngày Cuối Cùng ở Việt Nam' tạ...

Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi

image
image
image
image
image
image


image

Trò chơi nguy hiểm ở Crimea
Thư Xuân gửi cho một người bạn Đảng viên Cộng sản
Việt Nam ‘thu hồi giấy phép’ của báo Sài Gòn Tiếp ...
Thơ: Khuyên Cô Em Vợ
Đêm Cali trên một ngọn đồi cao…
Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân C...
Phát triển trước, dân chủ sau
Thăm kênh đào Panama
Thông báo: Giả danh Linh Mục Giáo phận Phan Thiết
Tấm gương mục tử
Những hình ảnh đẹp của các linh mục Ukraine
Loài chó hiểu được cảm xúc của con người
Vì sao 'dân ta không được học sử ta'?
Hai câu chuyện về cái “tủ sách” và cái “tủ rượu”
Bitcoin: thông minh nhưng vô dụng?
Hành trình xác tín của một tu sĩ công giáo
Tiền thế chân Bail & bond
Người dự UPR bị tịch thu hộ chiếu
Hình ảnh Kiev trước và sau bạo loạn đẫm máu
Bệnh GOUT đến từ đâu ?
Người Việt trước ý đồ Hán hóa
Người CS có thể cải sửa, chế độ CS thì không
Việt Nam giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia
9 quốc gia sau đây đều mang "chữ nhất” trên thế gi...
Một Chỉ huy trưởng Hải quân Hoa Kỳ gốc Việt
10 điều quyết định sức khỏe khi thức giấc
Giải mã: các ký hiệu trên đồ nhựa
Thiền Sư Tuệ Sỹ: Trí thức phải nói
Sự 'giống nhưng khác' của các cặp sinh đôi
Trận chiến chính trong thế kỷ 21
Câu chuyện bát mì
Thằng Ngốc
Facebook và nỗi ám ảnh của nhà cầm quyền
Người đi trên đống tro tàn
Trò chuyện với tác giả ‘Còn cái lai quần cũng cạp’...
Wanted By The FBI: Son Nguyen USA
Bi hài chuyện: nhà vệ sinh Thế Vận Hội Sochi
Ai kiềm hãm dân chủ?
Con HẠC Trắng
Phim tài liệu 'Những Ngày Cuối Cùng ở Việt Nam' tạ...
Gia đình của những người không gia đình

Thư Xuân gửi cho một người bạn Đảng viên Cộng sản

image
Mùa xuân năm 1992, vào cuối tháng 3, gia đình tôi rời Việt Nam đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình do một người chị vợ di tản trước biến cố 30-4-1975 vài ngày, có quốc tịch Mỹ làm hồ sơ bảo lãnh từ hơn 10 năm trước. Một tháng trước đó, Tháng 2 năm 1992 tôi đã gặp chia tay với người bạn thân, một đảng viên cộng sản chân chính, theo nghĩa đã ngay tình, thực tâm vào đảng, sống và hy sinh chiến đấu cho lý tưởng cộng sản, để xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái, không còn cảnh người áp bức, bóc lột người: Xã hội chủ nghĩa (còn giai cấp, nhưng định hướng giảm dần sự áp bức, bóc lột…) tiến tới “xã hội cộng sản” viên mãn trong một “thế giới đại đồng” (không còn giai cấp, không còn cảnh áp bức bóc lột người….) mà đỉnh cao là “Thiên Đường Cộng Sản” đem đến hạnh phúc tuyệt vời cho mọi con người ngay trên trái đất. (không cần đợi sau cái chết mới đến được chốn cực lạc theo niềm tin tôn giáo).

Từ sau 30-4-1975 cho đến lúc gia đình tôi rời Việt Nam năm 1992, tôi vẫn thấy bạn tôi biểu hiện theo chiều hướng như là “một đảng viên cộng sản chân chính”. Nhưng kể từ sau lần chia tay năm 1992 đến nay, tôi thực sự không rõ bạn tôi có còn là một đảng viên cộng sản chân chính nữa hay không. Nhưng về tâm tính, tôi tin là nay Bạn tôi bề ngoài vẫn phải là một đảng viên cộng sản chân chính, song bề trong chắc từ lâu đã “phản tỉnh” về mặt nhận thức qua hiện thực khách quan.

Thế nhưng, trong cuộc gặp gỡ cuối cùng này, chúng tôi đã có một ước hẹn: Nếu sau từ 15 đến 20 năm nữa: “Xã hội chủ nghĩa” được hiện thực tại Việt Nam, tôi sẽ đem cả gia đình bao gồm vợ chồng, con cái trở về Việt Nam sống và góp phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước tiến lên “xã hội cộng sản”. Trái lại, nếu việc xây dựng “Xã hội chủ nghĩa” không thành, thì cá nhân bạn tôi, sẽ cùng vợ và các con, nếu là đảng viên (tất nhiên rồi) sẽ công khai ra khỏi Đảng, cần thiết thì sẽ đấu tranh chống lại Đảng, nếu Đảng đi sai với lý tưởng cộng sản, làm hại cho dân tộc và đất nước.

image
Sở dĩ chúng tôi lấy thời gian 15 đến 20 năm để ước hẹn, là muốn dùng lại thời gian mà Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định công khai trên khán đài lộ thiên được dựng lên trước cổng “Dinh Độc Lập” (Dinh Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa trước đó, nay đổi thành Dinh Thống Nhất), trong một cuộc Mít-tinh  ăn mừng chiến thắng “Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước”(1976). Ông Lê Duẫn đã khẳng định đại ý rằng: “Đảng ta là người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam: Đánh thắng phát-xít Nhật, thực dân Pháp và nay đã đánh thắng cả đế quốc Mỹ, tên đế quốc sừng sỏ hung hãn nhất của thời đại…thì Đảng Ta nhất định sẽ xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa trong vòng từ 15 đến 20 năm nữa…”.

Thế nhưng, thật đáng tiếc, lời khẳng định của Ông Lê Duẩn 38 năm trước đây (1976-2014), cũng như lời ước hẹn của bạn tôi 22 năm qua (1992- 2014) thực tế đã không xẩy ra. Và vì vậy, hôm nay vào đầu xuân, tôi muốn mượn bút thay lời, với tiêu đề “Thư xuân viết về và viết cho: Người bạn, một đảng viên cộng sản chân chính”. Dưới tiêu đề này là hai câu thơ tức cảnh:


“Thư xuân mt lá thay li,
Ước hn xin gi đến người bn xưa”

image

I/- VIẾT VỀ NGƯỜI BẠN THÂN, MỘT ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN CHÂN CHÍNH.

Chúng tôi trở thành bạn thân trong môi trường đại học ở Sài Gòn vào những năm cuối thập niên 60.Tình bạn khởi đầu là sự tình cờ đầy cảm tính, chỉ vì thấy khuôn mặt Bạn tôi hiền từ như một nhà tu nên tôi đã làm quen và rồi trở nên thân thiết đến mức độ xưng hô mày tao với nhau.

Thế nhưng thật bất ngờ sau 30-4-1975 tôi mới biết bạn tôi lại là một đảng viên cộng sản con nhà nòi, có cha tham gia “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” ở cấp Trung ương Cục Miền Nam và sau đó có chân trong Chính phủ Cách Mạnh Lâm Thời  Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Sở dĩ có sự bất ngờ này là vì trong suốt những năm làm bạn chơi thân với nhau, về mặt chính trị, luôn tỏ ra có chung lập trường quốc gia dân tộc dân chủ với tôi. Bạn biết rõ tôi là người Công giáo gốc Bắc kỳ di cư lánh nạn cộng sản sau Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, nhưng vẫn kết thân với tôi vì cảm tính hơn lý tính. Tôi cũng đã từng bầy tỏ khuynh hướng chống cộng của mình và đôi lần kể với Bạn về chút kinh nghiệm tuổi thơ sống trong “vùng tự do” của Việt Minh, phân biệt với “Vùng Tề” do Pháp kiểm soát (tương tự như “Vùng giải phóng” của Việt cộng phân biệt với “Vùng quốc gia” trong cuộc chiến tranh Quốc- Cộng 1954-1975). Chúng tôi cũng có dịp tâm sự, đưa ra nhận thức, quan điểm về thực chất của cuộc chiến tranh ở Miền Nam, vai trò công cụ của hai chính quyền ở Miền Bắc (cộng sản) và Miền Nam (Quốc gia) trong chiến lược toàn cầu hình thành sau Thế Chiến II của hai cực cường Mỹ -Nga (Chiến tranh ý thức hệ cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa diễn ra dưới hai hình thái: Chiến tranh lạnh nơi các nước giầu, chiến tranh nóng nơi một số các nước nghèo như Việt Nam, các nước Đông dương và chiến tranh giải phóng nơi các nước trong các vùng nghèo đói ở Châu Á, Châu Mỹ Latin, Châu Phi…). Nhưng trong mỗi dịp tâm sự như vậy, bạn tôi chỉ kiên nhẫn nghe,thỉnh thoảng đưa ra quan điểm vô thưởng vô phạt như để cho tôi không bị cụt hứng, ít khi tranh luận chống lại những nhận thức và quan diểm của tôi và chỉ tỏ ra hăng hái khi tôi đề cập đến việc Mỹ vi phạm chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa, các cuộc biểu tình của thanh niên, sinh viên, học sinh “chống Mỹ- Thiệu-Kỳ- Khiêm” theo chiều hướng này. Chính vì vậy mà mỗi khi bạn rủ tôi đi biểu tình “Chống Mỹ vi phạm chủ quyền, chống độc tài,vi phạm các quyền dân sinh, dân chủ” là tôi sẵn sàng đi theo ngay.(Sau này khi bị Việt cộng bắt về tội “Phản động” vì tham gia việc thành lập và hoạt động trong Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam” tôi đã viết trong bản tự khai về việc có tham gia một số các cuộc biểu tình của sinh viên học sinh “Chống Mỹ Thiệu”, nhưng ghi rõ là hoàn toàn tự phát cá nhân, không có ý thức ủng hộ “Cách mạng”, mà chỉ “Chống Mỹ”vì Mỹ vi phạm chủ quyền Việt Nam và chống chính quyền Thiệu vì độc tài, vi phạm dân chủ…).Ngay trong các cuộc biểu tình, tôi thấy bạn tôi cũng như tôi không manh động, chỉ tham gia âm thầm như một người quan sát, thường là ở hậu trường tiếp cứu, chăm sóc những người bị thương, nghẹt thở vì trúng phi tiễn hay lựu đạn cay của cảnh sát dã chiến chống biểu tình.
      
Tôi nhớ một lần vào khoảng năm 1969, một cuộc biểu tình xuất phát từ trường Đại Học Lâm-Nông-Súc, cạnh Đại học Dược Khoa và đối diện Đại Học Văn Khoa Sài gòn nằm trên một khúc đường Cường Để (nay đổi thành Tôn Đức Thắng thì phải), giới hạn hai đầu là Hồng Thập Tự và Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn?).Hôm đó Luật sư Bùi Chánh Thời (chịu ảnh hưởng của nhóm Nhà sư tranh đấu chùa Ấn Quang, đứng đầu là Thượng Tọa Thích Trí Quang) đã thuyết trình một đề tài gì đó bài bác chính quyền Thiệu – Kỳ mà tôi không còn nhớ rõ (dường như là về thuế kiệm ước song hành), với nội dung khích động tạo cớ và khí thế cho sinh viên học sinh xuống đường chống chính phủ.Sau bài thuyết trình này, những người tham gia biểu tình đã hô to các khẩu hiệu “Chống Mỹ-Thiệu” rồi kéo ra đường căng biểu ngữ,rồi dùng bom xăng, gậy gộc, gạch đá chống lại cảnh sát dã chiến chặn hai đầu Hồng Thập Tự và Thống Nhất bắn phi tiễn và lựu đạn cay để ngăn chặn và giải tán biểu tình.Tôi nhớ cuộc biểu tình hôm ấy có một xe Jeep của quận đội Mỹ vô tình đi qua bị người biểu tình chặn đốt ngay tại ngã tư Hồng Thập Tự, Cường Để gần Đài Truyền Hình Trung Ương số  9 Việt Nam. Sở dĩ tôi nhớ rõ cuộc biểu tình này là vì có cuộc phỏng vấn sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm do một người bạn của tôi là anh NTQ (hiện ở Houston và cùng sinh hoạt trong Câu Lạc Bộ Luật Khoa Việt Nam) lúc đó là Chủ bút báo Hiện Diện của Tổng Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Việt Nam (bao gồm sinh viên Công giáo các viện Đại Học Sài gòn, Huế, Đà Lạt và Cần Thơ). Trước đó, anh NTQ có nhờ tôi móc nối để có thể phỏng vấn sinh viên tranh đấu Huỳnh Tấn Mẫm lúc đó mới được chính quyền thả ra khỏi tù dưới áp lực của Mỹ và Tây phương.Tôi nhớ là Anh NTQ còn nói với tôi câu này“tớ sẽ rất franc jeu”, theo tiếng Pháp có ý nghĩa là sẽ ghi lại cuộc phỏng vấn thẳng thắn, trung thực và đăng tải toàn bộ không cắt xén…Tôi không quen biết Huỳnh Tấn Mẫm nên đã nhờ bạn tôi móc nối và cuộc phỏng vấn đã thực hiện trong giảng đường Trường Đại Học Nông –Lâm- Súc, sau khi Ls Thời chấm dứt bài thuyết trình và ngoài đường đám biểu tình đã có xung đột với cảnh sát dã chiến, một số sinh viên học sinh biểu tình bị thương vì trúng phi tiễn, nghẹt thở vì hít phải lựu đạn cay đã được đưa vào sân và giảng đường để săn sóc.

Sau này khi được biết bạn tôi là một đảng viên cộng sản con nhà nòi mà tôi không hay biết có lẽ là vì bạn quá kín đáo và chừng mực trong hành động và cách thức biểu lộ lập trường quan điểm chính trị với tôi. Nhưng có lẽ cũng vì vai trò được huấn luyện phân công đấu tranh âm thầm trong lòng địch của bạn tôi khác với những sinh viên tranh đấu bề nổi cùng thời như Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu, Nguyễn Đăng Trừng, Nguyễn Đăng Liêm, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Trường Cổn…

Tôi chỉ thực sự biết bạn tôi được kết nạp từ lâu trong bí mật, trước 30-4-1875, sau khi thấy tên anh xuất hiện trong hệ thống đảng quyền ở Thành phố Sài Gòn bị đổi tên thành Hồ Chí Minh.Từ đó bạn tôi lao mình vào công tác xây dựng đảng và chính quyền cách mạng theo lý tưởng cộng sản mà anh đã chọn và tiến lên như diều gặp gió. Tôi thì đến ghi danh xin được tiếp tục dậy học tại Trường La San Hiền Vương nơi tôi có một số giờ dạy thêm sử địa, công dân từ trước 30-4-1975, ngoài nghề chính là luật sư tập sự. Chúng tôi ít gặp nhau và quả thực tôi cũng ngại không muốn gặp bạn, trừ khi tình cờ trong công tác trạm chán nhau. Tỷ như một lần tôi đang học lớp chính trị hè ở hội trường Lasan Tabert ở Sài Gòn, trong phái đoàn đảng bộ chính quyền thành phố đến thăm lớp học có bạn tôi. Anh đã chủ động kiếm gặp tôi. Mặc dầu bạn tôi cố tỏ ra thân mật nhưng tự nhiên cách xưng hô “mày, tao” biến mất, được thay thế bằng tiếng “bạn” hay “ông” thế nào, có khỏe không, nay công tác ở trường nào…Rõ ràng là giữa chúng tôi đã có một khoảng cách và cung cách xử sự với nhau đã khác xưa. Trước kia bạn biết rõ tôi là người chống cộng, tôi thì không biết bạn là người cộng sản, nên đã có một tình bạn thân thiết. Ngày nay tôi và Bạn đều đã biết rõ nhau thì về mặt tâm lý khó mà có cách cư xử khác được. Trong khi thực tế, sau 30-4-1975 tôi cũng bắt đầu các hoạt động chống cộng mà bạn tôi không biết.Tôi đã hăng say công tác giảng dậy, sinh hoạt giáo dục trong nhà trường để tạo vỏ bọc an toàn cho các hoạt động bí mật chống chế độ của mình trong tổ chức Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam (1977-1978)…(Sẽ trình bầy chi tiết trong một bài khác). Tổ chức chống chế độ này đã bị công an Việt cộng gài người phá vỡ. Tôi bị bắt bỏ tù vì tội “phản động”, không rõ sau đó bạn tôi có biết hay không. Một đôi lần tôi nhận được quả thăm nuôi không phải là của thân nhân gia đình, mà chỉ được cho biết là của một người bạn. Tôi chỉ đoán có thể đó là quà của bạn tôi chăng? Sau khi ra tù ít lâu, vào một buổi tối bạn tôi đã đi xe Honda tới thăm bất ngờ, trước khi ra về đưa cho tôi một phong bì và căn dặn tôi về phải cẩn thận, “họ còn theo dõi mày đấy”.Tôi chưa kịp hỏi và từ chối thì Bạn tôi đã vội ra về. Sau đó, mở phong bì ra xem thì thấy trong đó có một số tiền kèm mảnh giấy nhỏ “Gọi là một chút ít, mong mày nhận cho. Tao biết gia đình mày đang rất thiếu thôn. Tao rất thương mày Thắng ạ ”.Tôi bồi hồi xúc động khi bạn đã dùng đại từ “mày, tao” xưng hô với tôi như ngày nào. Đúng là ra tù về tôi rất cần tiền để lo sinh kế cho gia đình. Vì sau 3 năm tù tội trở về, ở nhà vợ tôi cùng với mẹ chồng 65 tuổi, một tay nuôi hai đứa con thơ dại, đứa 3 tuổi, đứa 2 tuổi và một đứa con trong bụng, Honda, tủ lạnh và những vật dụng gì trong nhà có thể bán được đều đã bán hết.Vì vậy, thấy bạn có vẻ thực tâm muốn giúp tôi, lại thấy cách xưng hô thân thiết như ngày nào, nên tôi cảm thấy ấm lòng, đã không tìm cách trả lại một số tiền không lớn, những cũng đủ cho tôi khởi nghiệp bằng một xe bán nước sâm bên lề đường….
  
Bẵng đi một thời gian khá lâu, tôi thì phải lo kiếm sống bằng đủ mọi nghề: Bán nước sâm bên lề đường, bỏ thuốc lá cho các quán ăn và tủ thuốc bán lẻ bên lề đường,làm tổ hợp sản xuất giò chả, bị truy nã bắt về tội trốn thuế….Nhưng may cho tôi đã thoát được nhờ biết cách khiếu nại, kêu oan vào đúng thời kỳ sau đổi mới (1987-1988). Trong khi vừa chạy trốn lệnh truy nã, vừa làm đơn từ, khiếu nại, kêu oan đến các thẩm quyền cấp cao của Đảng và Nhà nước, với sự hổ trợ của hai Đại biểu Quốc hội, tôi đã thành công. Sự thành công này đã khiến một trong hai Đại biểu Quốc hội này (xin tạm dấu tên) sau đó mời tôi làm cố vấn pháp luật cho đến ngày gia đình tôi lên đường qua định cư tại Hoa Kỳ vào cuối Tháng 3 năm 1992. Trước khi đi, vào tháng 2-1992, tôi đã đến gặp bạn tôi để chào từ biệt. Trong cuộc gặp gỡ cuối cùng này, chúng tôi đã có lời ước hẹn như đã nói ở trên.
   
II/- VIẾT CHO NGƯỜI BẠN THÂN, MỘT ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN CHÂN CHÍNH.

Bạn thân mến,

Thấm thoát mà đã hơn 20 năm xa cách kể từ khi chia tay nhau vào tháng 2 năm nào.Tháng 8 năm 2003 sau khi về quê nhà chôn cất Mẹ già xong, tôi có đến nhà bạn, với ý định thăm bạn. Tiếc rằng đã không gặp vì một người trong nhà cho hay là bạn đã chuyển về công tác tại trung ương ở Hà Nội.
      
Hôm nay ngày Tết đầu tiên của năm Giáp Ngọ rơi đúng vào Tháng 2 ngày 1 năm 2014, đã nhắc tôi nhớ đến bạn với lời ước hẹn năm nào.Một lần nữa (lần đầu cũng vào ngày đầu xuân 2012), tôi viết và gửi lại thư xuân này cho bạn.

 Tôi đã nhắc lại ở phần trên những gì chúng ta đã ước hẹn khi hạn kỳ ước hẹn dài nhất là 20 năm nay đã qua rồi.Nhưng tôi nhắc lại không có ý muốn buộc bạn phải thực hiện những ước hẹn giữa chúng ta về những ước muốn không thành. Nghĩa là cho đến nay sau hơn 20 năm ước hẹn (1992-2014) công cuộc xây dựng “Xã Hội Chủ Nghĩa” đã không thành, nhưng tôi viết thư này không phải để đòi “Bạn, Vợ con Bạn phải công khai xin ra khỏi Đảng, cần thiết thì sẽ đấu tranh chống lại Đảng, nếu Đảng đi sai với lý tưởng cộng sản, làm hại cho dân tộc và đất nước”.Vì điều này thực tế sẽ là mối hiểm nguy cho cá nhân bạn, làm bạn khó xử,gây khó khăn cho cuộc sống của vợ và các con bạn.

Vì những ước hẹn ấy dựa trên một nền tảng không tưởng đối với bạn (lý tưởng cộng sản chủ nghĩa không thể và không bao giờ hiện thực được)và cũng không thực tế đối với tôi (Vì cho dù bạn có xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa, làm sao tôi có thể bắt các con tôi từ bỏ đời sống ổn định tiện nghi nơi một đất nước văn minh tiến bộ, giầu có bậc nhất, với một chế độ dân chủ từng là ước mơ cho nhiều dân tộc hướng tới như Hoa Kỳ này để trở về nước “Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa”dù có thành công về cơ bản như Liên Xô tiền sụp đổ (1917-1991), họa chăng lúc đó chỉ có mình tôi thực hiện được ước hẹn, còn vợ con tôi thì cũng không chắc theo tôi…).

 Như thế là những ước hẹn của tôi và bạn đã vượt quá khả năng của chúng ta rồi (lực bất tòng tâm), là chủ quan duy ý chí, nên dù cả hai chúng ta đều có thành tâm thiện chí muốn thực hiện ước hẹn,song đã không thành với bạn và cũng sẽ không thể thực hiện trọn vẹn lời hứa đối với Tôi.Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thực hiện ước hẹn theo một cách thế khác hơn, phù hợp với thực tế và hiệu quả hơn.Tôi tin là một người từng trải và đầy kinh nghiệm đấu tranh như Bạn ắt là có thể tự tìm ra và thực hiện một cách thế khác hơn vừa an toàn cho cá nhân và gia đình, vừa đem lại lợi ích cho dân tộc và đất nước.

 Bạn thân mến,

Bạn đừng buồn và thất vọng hãy lạc quan tin tưởng ở tương lai tươi sáng của dân tộc và đất nước sẽ đến và nhất định phải đến trong một tương lai không xa. Tôi không phiền trách gì Bạn đâu mà hoàn toàn cảm thông với Bạn, một đảng viên cộng sản chân chính như nhiều đảng viên cộng sản chân chính khác trong “Phong trào thanh niên sinh viên học sinh tranh đấu chống Mỹ -Thiệu” ngày ấy. Tất cả chỉ vì đã lầm lỡ nghe theo tuyên truyền lừa mỵ của Việt cộng nên đã ngay tình, nhiệt tình đem bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ hy sinh chiến đấu cho những mục tiêu giả tạo (Chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc) và một chủ nghĩa ngọai lai không tưởng (Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản không tưởng)mà thực tiễn đã trở thành tai họa cho nhân dân, gây hậu quả nghiêm trọng toàn diện và di hại lâu dài cho dân tộc và đất nước.

Tôi tin là giờ đây bạn cũng như những đảng viên cộng sản chân chính như bạn đã thực sự “phản tỉnh” và đã biết phải làm gì và cần làm gì có lợi nhất cho dân tộc và đất nước, để bù lại phần nào những hy sinh mất mát lớn lao tuổi xuân đã bị lợi dụng một cách vô ích, chỉ có hại mà chắng có lợi gì cho dân tộc và đất nước.

Nhân dịp đầu xuân Giáp Ngọ 2014, một lần nữa thân mến chúc bạn, hiền thê và gia đình các cháu sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt mọi ước mơ chung cũng như riêng tốt đẹp cho chính mình, cho dân tộc, cho đất nước và cho Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta

Hẹn gặp bạn vào Mùa Xuân năm 2015 ở Sài Gòn, tại chính nơi chúng ta gặp nhau lần đầu đã ươm mầm dẫn đến tình bạn bất diệt giữa chúng ta.


Thiện Ý
Houston ngày 1 tháng 2 năm 2014
Mùng 1 Tết Giáp Ngọ


image

Việt Nam ‘thu hồi giấy phép’ của báo Sài Gòn Tiếp ...
Thơ: Khuyên Cô Em Vợ
Đêm Cali trên một ngọn đồi cao…
Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân C...
Phát triển trước, dân chủ sau
Thăm kênh đào Panama
Thông báo: Giả danh Linh Mục Giáo phận Phan Thiết
Tấm gương mục tử
Những hình ảnh đẹp của các linh mục Ukraine
Loài chó hiểu được cảm xúc của con người
Vì sao 'dân ta không được học sử ta'?
Hai câu chuyện về cái “tủ sách” và cái “tủ rượu”
Bitcoin: thông minh nhưng vô dụng?
Hành trình xác tín của một tu sĩ công giáo
Tiền thế chân Bail & bond
Người dự UPR bị tịch thu hộ chiếu
Hình ảnh Kiev trước và sau bạo loạn đẫm máu
Bệnh GOUT đến từ đâu ?
Người Việt trước ý đồ Hán hóa
Người CS có thể cải sửa, chế độ CS thì không
Việt Nam giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia
9 quốc gia sau đây đều mang "chữ nhất” trên thế gi...
Một Chỉ huy trưởng Hải quân Hoa Kỳ gốc Việt
10 điều quyết định sức khỏe khi thức giấc
Giải mã: các ký hiệu trên đồ nhựa
Thiền Sư Tuệ Sỹ: Trí thức phải nói
Sự 'giống nhưng khác' của các cặp sinh đôi
Trận chiến chính trong thế kỷ 21
Câu chuyện bát mì
Thằng Ngốc
Facebook và nỗi ám ảnh của nhà cầm quyền
Người đi trên đống tro tàn
Trò chuyện với tác giả ‘Còn cái lai quần cũng cạp’...
Wanted By The FBI: Son Nguyen USA
Bi hài chuyện: nhà vệ sinh Thế Vận Hội Sochi
Ai kiềm hãm dân chủ?
Con HẠC Trắng
Phim tài liệu 'Những Ngày Cuối Cùng ở Việt Nam' tạ...
Gia đình của những người không gia đình

Việt Nam ‘thu hồi giấy phép’ của báo Sài Gòn Tiếp Thị

image
Trang web báo điện tử Sài Gòn Tiếp Thị
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam hôm 26/2 đã ra một quyết định về việc ‘thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và giấy phép hoạt động báo điện tử trên Internet của Báo Sài Gòn Tiếp thị’.

Bộ này cho biết thu hồi giấy phép hoạt động mà Bộ này cấp cho tờ báo do ‘cơ quan chủ quản báo đề nghị cho phép ngừng hoạt động vì không đủ điều kiện về tài chính”.

Trên trang web của mình hôm 28/2, tờ Sài Gòn Tiếp Thị đã cho đăng tải những chia sẻ của bạn đọc về việc tờ báo này đình bản.

Tờ báo viết: “Từ 6 giờ sáng, phòng bạn đọc báo Sài Gòn Tiếp thị đã tới tấp nhận các cuộc gọi từ bạn đọc để chia sẻ, bày tỏ sự tiếc nuối đối với việc một trong số ít “tờ báo tử tế” phải đình bản”.

image 
Trước đó, tin tức từ trong nước cho hay, các nhà báo Sài Gòn Tiếp Thị đã gửi đơn kêu cứu lên Bí thư TP HCM với kiến nghị ‘cho tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị được tồn tại độc lập’.
Việc báo Sài Gòn Tiếp Thị đình bản cũng đã gây ra những nuối tiếc trên các diễn đàn dành cho những người làm báo tại Việt Nam.

Một người viết: “Giết một tờ báo mạnh thì dễ, xây dựng một tờ báo mạnh mới khó”.

Trên trang Facebook cá nhân, blogger Osin, tức nhà báo Huy Đức, người từng làm việc cho báo Sài Gòn Tiếp Thị viết rằng tờ báo ‘chưa bao giờ sống bằng ngân sách và nếu được phép sẽ sống mà không cần ngân sách’.

Hồi năm 2009, Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã ‘ngừng hợp đồng’ với blogger này sau khi ông cho đăng bài viết ‘Bức tường Berlin’ được cho là ‘trái quan điểm chính thống’ trên trang blog của mình.

Sài Gòn Tiếp Thị / Thanh Nien



Bức tường Berlin

image
Nhà báo và là blogger nổi tiếng, Huy Đức, đã thôi công việc ở báo Sài Gòn Tiếp Thị sau khi tòa soạn cho rằng ông có "quan điểm chính trị đi ngược lại hệ thống".

Ông Trần Công Khanh, Tổng thư ký tòa soạn, giải thích quyết định của tòa soạn được đưa ra sau khi nhà báo Huy Đức đăng bài "Bức tường Berlin" trên blog của mình ngày 23/08.
Bài viết kể về câu chuyện 20 năm ngày sụp đổ bức tường chia đôi nước Đức, bày tỏ một số nhận định bị cho là trái với quan điểm chính thống ở Việt Nam.

BBC xin đăng lại nội dung bài viết gây nhiều chú ý này:

image
"Tuần trước, một người Đông Đức, bà Angela Merkel, vừa lên tiếng trên cương vị Thủ tướng nước Đức thống nhất cám ơn Hungary cách đây 20 năm, tháng 8-1989, đã mở cửa biên giới của mình, để cho hơn 60 nghìn người Đông Đức thoát ra, dẫn tới sự kiện bức tường Berlin sụp đổ.

Tháng 6-2004, Hoàng- một đồng đội cũ của tôi ở trường sĩ quan, cựu đại úy quân đội nhân dân Việt Nam, con trai một vị tư lệnh chiến trường nổi tiếng thời đánh Mỹ và đánh Pol Pot- lái xe chở tôi chạy từ Đông sang Tây và cuối cùng đến trước bức tường Berlin. Hoàng nằm trong số những người Việt Nam đầu tiên leo qua phía Tây, thay vì đủ kiên nhẫn để đập đổ cái mà Hoàng, cho đến ngày nay, vẫn coi là “bức tường ô nhục”.

image
Berlin cũng như nước Đức, sau Thế chiến thứ II, bị “xẻ làm tư” theo thỏa ước Potsdam. Cho dù Liên Xô phản đối, các nước Anh, Pháp, Mỹ sau đó vẫn trả lại quyền tự chủ cho người Đức trên phần lãnh thổ mà mình tiếp quản. “Kế hoạch Marshall” đã giúp Tây Đức phát triển rất nhanh dựa trên nền tảng tự do.

Năm 1948, Stalin ra lệnh phong tỏa, không cho vận chuyển lương thực thực phẩm từ Đông sang Tây. Nhưng vẫn không có người Tây Đức nào đi theo Stalin. Trong khi, trong suốt thập niên 50 đã có hơn 3,5 triệu người Đông Đức bỏ chạy sang Tây Đức. Ngày 1-8-1961, Tổng Bí thư Liên Xô, Krushchev, điện đàm với Ulbricht, Bí thư thứ nhất Đông Đức “đề nghị xây tường”. Ngày 12-8 năm đó, Ulbricht ký lệnh đóng cửa biên giới và “bức tường ô nhục” đã được người Đức cùng với “Hồng Quân Liên xô” nửa đêm “dựng lên lén lút”.

image
Bảo tàng Bức tường Berlin là một trong những bảo tàng vô cùng ấn tượng. Có thể tìm thấy ở đây những sự kiện bi thảm; nhưng, cũng có thể tìm thấy ở đây những câu chuyện hết sức li kỳ. Chỉ có với khát khao tự do con người mới có thể bất chấp sự hiểm nguy mà vượt thoát mãnh liệt đến vậy.

Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do.

image
Chỉ cần đến Bảo tàng Bức tường Berlin là có thể hiểu vì sao cả Đông Âu, tràn ngập xe tăng Liên Xô, thế mà vẫn đổ; có thể hiểu vì sao Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu lấy ngày “23 tháng Tám là ngày tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và Phát xít”. Ngày 23-8-1939, Stalin đã bắt tay với Hitler, ký Hiệp ước phân chia Châu Âu. Chỉ một tuần sau, ngày 1-9-1939, Hitler đánh chiếm một phần Ba Lan; ngày 17-9-1939, Liên Xô xâm lược phần còn lại. Người của Stalin, ngay sau đó đã giết hại hàng trăm nghìn người Ba Lan và đưa hơn một triệu người Ba Lan khác lưu đày viễn xứ.

image
Nếu như, chủ nghĩa Hitler chỉ kịp gây tội ác trong những năm tháng chiến tranh thì chủ nghĩa Stalin lại tiếp tục hủy hoại con người ngay cả khi không còn tiếng súng. Sự hy sinh của hơn 20 triệu người Liên Xô, sự anh dũng của các tướng lĩnh, của Hồng quân là vô cùng vĩ đại. Nhưng, sự hy sinh ấy của nhân dân đã bị những người như Stalin tước đoạt. Liên Xô, quốc gia đóng vài trò quyết định trong cuộc chiến chống Phát xít, thay vì được ghi nhớ như là “giải phóng quân” đã trở thành một lực lượng chiếm đóng và đã áp đặt lên Đông Âu một chế độ tước đoạt hết của con người những quyền căn bản.

Tại Đông Đức, sau 8 năm chiếm đóng, chính quyền do người Nga lập nên liên tục có những hoạt động thanh trừng nội bộ; khủng bố những người bất đồng; kiểm soát thanh niên; trong khi, thực phẩm thì khan hiếm và đắt đỏ. Sau khi Stalin chết, hơn 1 triệu người dân Đông Đức đã xuống đường biểu tình. Chính phủ Đông Đức rút chạy vào tổng hành dinh của Hồng quân Liên Xô. Chính họ đã cầu cứu và “ngoại bang” đã dùng xe tăng thẳng tay đàn áp cuộc chống đối đâu tiên của nhân dân ấy.

image
Tại Hungary, sau năm 1945, cuộc bầu cử dân chủ chỉ đem lại cho đảng cộng sản Hungary 17%. Nhưng ngay sau đó, “toàn quyền Liên xô”, tướng Kliment Voroshilov đã buộc một thành viên không đảng phái trao ghế Bộ trưởng Nội vụ cho László Rajk, người của đảng cộng sản Hungary. László Rajk đã lập ra cơ quan an ninh quốc gia sử dụng cách mà Hitler đã làm trong thập niên 30: vu cáo, bắt bớ, tra tấn… tiêu diệt dần đối lập. Ngày 23-10-1956, người Hungary đứng dậy hô to “không cam chịu làm nô lệ nữa”. Nhưng, ngày 4-11-1956, xe tăng Liên Xô nghiến nát cuộc chính biến sau khi máy bay ném bom xuống Thủ đô Budapest: 2.500 người Hung bị giết; 200 nghìn người khác phải trốn khỏi quê hương.

image
Sự ngột ngạt về chính trị và bế tắc về kinh tế trở thành tình trạng phổ biến ở Đông Âu. Năm 1967, sau khi trở thành Bí thư thứ Nhất Tiệp Khắc, Alexander Dubcek tiến hành cải cách. Dubcek cho phát triển kinh tế tự chủ hơn; các tù nhân chính trị được tha và báo chí bắt đầu có tiếng nói. Không chủ trương đa đảng, Dubcek chỉ có ý định xây dựng “chủ nghĩa xã hội nhân bản hơn”. Tuy nhiên, những nỗ lực của Dubcek càng mang lại sự thịnh vượng cho nhân dân thì lại càng gây lo lắng cho Liên Xô. Cho dù không có “nổi dậy”, đêm 20-8-1968, xe tăng Liên Xô vẫn tiến vào Praha theo sau bởi hơn 165 nghìn quân của khối Warsava.

Tại bảo tàng Bức tường Berlin, có một đoạn video gần như được liên tục phát, đó là trích đoạn phát biểu ngày 12-6-1987 của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan: “Mr. Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này”. Thật khó để xác định ai là người đóng vai trò chính để kết thúc chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, có thể bức tường Berlin đã không sụp đổ nếu như tháng 3-1989, Thủ tướng Hungary, Miklos Nemeth, khi có ý định “tháo gỡ hàng rào kẽm gai dọc theo biên giới” không nhận được tín hiệu từ ông Gorbachev: “Vấn đề an ninh biên giới là việc của ông Nemeth”.

image
Không có một dân tộc nào không nuôi khát vọng tự do ngay cả dưới họng súng của xe tăng và đại bác. Câu trả lời của ông Gorbachev đơn giản chỉ là trả cho người Hungary quyền tự quyết. Cái quyền mà người dân Đông Âu lẽ ra phải được hưởng kể từ 1945.

Cũng trong tháng 6-2004, tôi có đi qua một vài nghĩa trang quân Đồng Minh chết sau sự kiện Normandy. Những tấm bia ở đây nói rõ là nghĩa trang được lập bởi dân chúng địa phương góp đất và tiền để tưởng nhớ những người lính Anh, Mỹ, New Zeland, Australia… Những “nghĩa trang dân lập” ấy vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay với hoa tươi quanh năm. Trong khi, năm 2007, Tổng thống Nga Putin bị các quốc gia lân bang đặt trước tình huống phải ký sắc lệnh lập 7 văn phòng đại diện tại Ba Lan, Hungary và các nước vùng Baltic để bảo vệ mộ của Hồng quân. Thật không phải khi đụng đến nơi tưởng niệm những người đã hy sinh. Nhưng, cái cách mà Putin cư xử với lân bang đã khiến họ nhớ lại thời Liên Xô và nhận thấy những tượng đài Hồng quân “không còn là một biểu tượng chống phát xít mà là biểu tượng của sự chiếm đóng”.

image

Bên cạnh những bao cát của Checkpoint Charlie, chốt gác giữa Đông và Tây Berlin, cũng luôn có hoa tươi. Có lẽ ngay chính người Mỹ, sau những chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq, cũng thèm khát hình ảnh của chính mình trên bờ biển Normandy hay ở cái Checkpoint Charlie ấy. Từng là một người lính ở Campuchia tôi hiểu, không có người lính nào sẵn sàng hy sinh nếu không nghĩ, sứ mệnh của mình là giải phóng. Nhưng, không chỉ những người đã nằm xuống, người lính thường kết thúc sứ mệnh sau khi buông súng, mà những việc có ảnh hưởng tới “các giá trị thiêng liêng” khi ấy mới thực sự bắt đầu. Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do."


image


Thơ: Khuyên Cô Em Vợ
Đêm Cali trên một ngọn đồi cao…
Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân C...
Phát triển trước, dân chủ sau
Thăm kênh đào Panama
Thông báo: Giả danh Linh Mục Giáo phận Phan Thiết
Tấm gương mục tử
Những hình ảnh đẹp của các linh mục Ukraine
Loài chó hiểu được cảm xúc của con người
Vì sao 'dân ta không được học sử ta'?
Hai câu chuyện về cái “tủ sách” và cái “tủ rượu”
Bitcoin: thông minh nhưng vô dụng?
Hành trình xác tín của một tu sĩ công giáo
Tiền thế chân Bail & bond
Người dự UPR bị tịch thu hộ chiếu
Hình ảnh Kiev trước và sau bạo loạn đẫm máu
Bệnh GOUT đến từ đâu ?
Người Việt trước ý đồ Hán hóa
Người CS có thể cải sửa, chế độ CS thì không
Việt Nam giữa ý thức hệ và chủ nghĩa quốc gia
9 quốc gia sau đây đều mang "chữ nhất” trên thế gi...
Một Chỉ huy trưởng Hải quân Hoa Kỳ gốc Việt
10 điều quyết định sức khỏe khi thức giấc
Giải mã: các ký hiệu trên đồ nhựa
Thiền Sư Tuệ Sỹ: Trí thức phải nói
Sự 'giống nhưng khác' của các cặp sinh đôi
Trận chiến chính trong thế kỷ 21
Câu chuyện bát mì
Thằng Ngốc
Facebook và nỗi ám ảnh của nhà cầm quyền
Người đi trên đống tro tàn
Trò chuyện với tác giả ‘Còn cái lai quần cũng cạp’...
Wanted By The FBI: Son Nguyen USA
Bi hài chuyện: nhà vệ sinh Thế Vận Hội Sochi
Ai kiềm hãm dân chủ?
Con HẠC Trắng
Phim tài liệu 'Những Ngày Cuối Cùng ở Việt Nam' tạ...
Gia đình của những người không gia đình
Tại sao đàn chim bay theo đội hình chữ V
Ngày họp mặt và tri ân Thương phế binh VNCH ở Sài ...
Ngôi sao điện ảnh Shirley Temple qua đời
Kỳ tích của hai anh em gốc Việt sống trong khu “ổ ...
Một nhà từ thiện phải đột ngột rời VN sau khi bị đ...