Friday, April 29, 2016

Huế: Công an 'vào tác phẩm trình diễn’

image
Một nghệ sĩ thuộc nhóm Viet Art Space nói về buổi trình diễn nghệ thuật đường phố về chủ đề môi trường bị công an tạm dừng giữa chừng tại bờ nam cầu Tràng Tiền, TP. Huế sáng 29/4.

image
Ý tưởng "Nỗi đau của những con cá” đã được các nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (người Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham chuyển tải trong màn trình diễn.

image
Trên fanpage, Viet Art Space tự giới thiệu “là một tổ chức nghệ thuật uy tín, hỗ trợ các nghệ sĩ phát triển các công việc sáng tạo”.

“Qua các hoạt động mang tính xã hội và phi lợi nhuận, Viet Art Space là ủng hộ cho cộng đồng nghệ sĩ, tạo ra một diễn đàn hữu hiệu và bền vững nhằm phổ biến hiệu quả các sáng tạo và các đàm luận liên quan đến nghệ thuật, khuyến khích sự nỗ lực của các nghệ sĩ, thúc đẩy và trao đổi nghệ thuật Việt Nam với thế giới”.

image
Từ trái qua phải: Ông Trịnh Đình Minh – Marketing Manager PYS Travel, ông Vũ Tuấn Anh – Giám Đốc Truyền Thông Trung tâm Nghệ thuật Viet Art Space.

Lúc 14:00 hôm 29/4, ông Vũ Tuấn Anh - Giám đốc truyền thông Viet Art Space nhưng ông bảo không tiện trả lời do “đang phải làm việc với công an phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, về buổi trình diễn”.

Tương tác

image
Sau đó, qua điện thoại, nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh nói: “Đây là lần đầu tiên tôi có màn trình diễn nghệ thuật đường phố, chương trình mang tính ngẫu hứng, trong chuỗi hoạt động của nghệ sĩ ba miền đến tham dự Festival Huế nên chưa kịp xin phép cơ quan chức năng”.

image

“Buổi trình diễn được khoảng 30 phút thì công an xuất hiện, yêu cầu dừng lại. Tôi nghĩ việc công an tham gia tương tác với tác phẩm nghệ thuật cũng là điều tốt và buổi diễn sáng nay đã được công chúng Huế đón nhận nhiệt tình”.

image
Nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh cho hay là chưa thể công bố clip buổi trình diễn nghệ thuật do công an đang tạm giữ máy quay

Ông Mạnh cho hay: “Tất nhiên nếu xin phép được thì tốt hơn, vì nghệ sĩ cũng phải làm theo quy định pháp luật. Nhưng tôi cũng không chắc là nếu xin phép thì có được duyệt”.

image
“Với tôi, điều quan trọng của một buổi trình diễn nghệ thuật đường phố là cảm xúc đem lại cho công chúng và ngẫu hứng của nghệ sĩ, chứ không nhất thiết chủ đề phải liên quan đến chính trị”, ông Mạnh nói thêm.

Ông cũng nói: “Tôi cũng như các nghệ sĩ khác trong nhóm làm nghệ thuật từ trái tim. Nếu chính quyền ban hành lệnh cấm chúng tôi biểu diễn sau vụ này thì rất chán!”.

***


image

Đừng vô cảm
Hạn hán Mekong và ‘Cuộc chiến nước’
Vì một bài thơ, cô giáo Lam bị bắt...
Điều giản dị
Chiều Winnipeg
Christina Cao: Giám đốc Dược của 42 bệnh viện
Điếc không sợ súng: Phá rừng làm thủy điện
Anh hùng mũ đỏ Thiếu tá Nguyễn văn Đương
Chửi thề có làm bạn thư giãn không?
Vì sao 'Concorde Mỹ' không bao giờ cất cánh?
Mỹ ‘giải mã’ Chiến tranh VN trước chuyến thăm của ...
Làm sao để 'thuần phục' sếp độc tài?
41 năm 'ngược dòng lịch sử'
Thuy Thi Nguyen: đề cử làm hiệu trưởng Foothill Co...
Số con rệp
Quảng cáo ở Saigon
Quê hương mình rồi sẽ ra sao?
Chiến tranh Việt Nam kết thúc mang ý nghĩa gì?
Mẹo hay mở nút rượu vang
Bí quyết để được trả lương xứng đáng

Đừng vô cảm

image
Tại sao bao nhiêu năm nay người dân Việt Nam cam chịu với số phận bị cai trị bởi độc tài cộng sản?. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều đó. Đã có nhiều người nói đến chủ đề này, tuy nhiên sẽ là đủ hơn nếu chúng ta nhìn vấn đề này tổng quát từ lịch sử đến hiện tại.

Nói dân tộc Việt không anh hùng, cam chịu là không đúng. Bởi vì nếu dân tộc Việt nhu nhược thì sau hơn 1000 năm Bắc thuộc đã không còn nước Việt, người Việt và cả tiếng Việt. 

Chúng ta làm phép so sánh, người Mông Cổ anh dũng đến thế mà cũng bị chính Hán tộc đồng hóa dẫn đến sự mất dấu của đế quốc Mông Cổ hùng mạnh thuở nào. Tuy nhiên, người Việt thì không như vậy. Các dân tộc Việt Nam đã chiến đấu để có sự trường tồn hơn 4000 năm lịch sử cho đến ngày hôm nay.

image
Nhưng sự vô cảm hiện nay đã đến mức không thể chấp nhận được. Có thể ví dụ đó là thanh niên Việt sợ chính trị, tránh xa các vấn đề của đất nước chỉ bởi muốn ăn chơi, nhậu nhẹt và chạy theo các cuộc tình chớp nhoáng.

Khắp nơi ăn chơi dẫn đến tình trạng uống bia cao nhất, nạo phá thai nhiều nhất. Người Việt bây giờ cũng mặc kệ nỗi đau của đồng bào mình, và cũng chẳng cần biết đến Hoàng Sa-Trường Sa còn hay đã mất bởi họ còn mải khóc cho những ngôi sao phim Hàn quốc.

Người Việt bây giờ cũng chạy theo hình thức khi đua nhau học đòi các dân tộc có nền kinh tế phát triển mạnh, kết quả là sự phân hóa giàu nghèo cũng như kinh tế chỉ là cái giàu ảo bên ngoài dựa trên những đồng tiền đi vay nước ngoài. Người Việt bây giờ cũng chỉ biết lao đầu vào những bữa nhậu mà quên đi họ đang ăn chất độc do chính tên bạn “16 vàng, 4 tốt” của đảng cộng sản Việt Nam đầu độc.

image
Người Việt bây giờ cũng chẳng cần biết dân tộc Việt sẽ đi về đâu, mạnh ai người đó chạy đi xứ khác và sau đó có chút danh vọng, tiền tài thì chỉ biết bản thân mà quên đi rằng họ có trên đời, họ là người Việt, họ phải bảo vệ giá trị của dân tộc Việt, đất nước Việt Nam…

Tất cả những điều đó, có thể gọi chung là căn bệnh vô cảm. Theo cá nhân người viết có hai nguyên nhân chính. Nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân khách quan đó chính là người dân chúng ta rơi vào hoàn cảnh hết sức trớ trêu của lịch sử. Vừa hết phong kiến, chúng ta chuyển ngay sang cộng sản độc tài ở Miền Bắc. Miền Nam khá hơn đó là có 21 năm tự do, dân chủ, phát triển dưới sự lãnh đạo của đệ nhất, đệ nhị cộng hòa. Tuy vậy, để có ý thức dân chủ tự do thì cần phải có nhiều thời gian hơn con số 21 năm đó. Nếu không có ngày 30/4/1975 đầy máu và nước mắt thì có lẽ Miền Nam đã rất phát triển không chỉ là kinh tế mà còn là xã hội, chính trị và đời sống, dân trí. Nhưng giống như một định mệnh buồn, dân tộc Việt đã bị nhuộm đỏ bởi cộng sản và đó chính là nguyên nhân chủ quan chính yếu dẫn đến sự vô cảm của người Việt hiện nay.

image
Cộng sản Việt Nam sau khi chiếm được Miền Bắc thì tiến hành cải cách ruộng đất, đấu tố nhân văn giai phẩm làm hai mục đích. Chúng cướp của cho riêng cán bộ nhưng đồng thời gieo rắc sợ hãi cho người dân để người dân làm quen dần với bóng tối sợ hãi.

Sau khi ăn cướp được Miền Nam, cộng sản tiếp tục thực hiện chính sách cướp đoạt thông qua đánh tư bản, đồng thời bỏ tù những người làm việc trong bộ máy VNCH. Cũng là một mũi tên trúng hai đích, vơ vét tiền bạc và làm thui chột sự phản kháng của người dân Miền Nam vốn quen với tự do dân chủ.

image
Ngày hôm nay, cộng sản tiến hành chính sách độc quyền mọi mặt từ báo chí, công đoàn, đến luật pháp để tiếp tục ép buộc người dân vào thế phải chịu đựng. Với hệ thống côn an, côn đồ, quân đội dày đặc, cộng sản sẵn sàng đàn áp bất cứ ai nói đến yêu nước, dân chủ, tự do. Điều đó dẫn đến sự sợ hãi bao trùm người Việt Nam nhiều năm qua.

Cộng sản còn vẽ ra chính sách giáo dục hướng học sinh tới thụ động, ăn chơi và vô cảm.

image
Những game show rẻ tiền, những bộ phim copy từ xứ Hàn về, những trò cá độ thể thao nhan nhản trên mặt báo chí nhà nước, truyền hình của đảng đã tạo ra một không khí ăn chơi sôi động cho người dân . Vì thế người dân đâu cần quan tâm đến quốc gia, dân tộc.

Nhưng có một điều, những người đang vô cảm với vận mệnh của quốc gia, dân tộc cần phải nhớ đó là khi bạn “mặc kệ” nỗi đau của người khác vì bạn chỉ muốn sống cho riêng mình thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ nhận được nỗi đau mà người khác đã phải nếm trải. 

Niềm hạnh phúc chỉ có trong mỗi chúng ta nếu chúng ta đem được hạnh phúc đến với người khác. Hơn thế nữa, chúng ta có mặt trên đời này là người Việt thì cần phải luôn nhớ mình phải có trách nhiệm với quê hương, tổ tiên của mình.

image
Một lần nữa, người viết mong tất cả đừng vô cảm và hãy dùng chính sự suy nghĩ của mình đến với quê hương, dân tộc để thảm cảnh về một Tây Tạng thứ hai sẽ không tái hiện ở Việt Nam.

Mong lắm thay !


image


Đặng Chí Hùng

will smith 4th of july freedom heath ledger independence

Hạn hán Mekong và ‘Cuộc chiến nước’
Vì một bài thơ, cô giáo Lam bị bắt...
Điều giản dị
Chiều Winnipeg
Christina Cao: Giám đốc Dược của 42 bệnh viện
Điếc không sợ súng: Phá rừng làm thủy điện
Anh hùng mũ đỏ Thiếu tá Nguyễn văn Đương
Chửi thề có làm bạn thư giãn không?
Vì sao 'Concorde Mỹ' không bao giờ cất cánh?
Mỹ ‘giải mã’ Chiến tranh VN trước chuyến thăm của ...
Làm sao để 'thuần phục' sếp độc tài?
41 năm 'ngược dòng lịch sử'
Thuy Thi Nguyen: đề cử làm hiệu trưởng Foothill Co...
Số con rệp
Quảng cáo ở Saigon
Quê hương mình rồi sẽ ra sao?
Chiến tranh Việt Nam kết thúc mang ý nghĩa gì?
Mẹo hay mở nút rượu vang
Bí quyết để được trả lương xứng đáng
Ngày này năm 1975

Thursday, April 28, 2016

Hạn hán Mekong và ‘Cuộc chiến nước’

image
Ngôi làng Ban Klang trở thành tâm điểm khi chống một dự án đảo dòng nước từ sông Mekong vào qua làng họ

image
Ban (làng) Klang nằm kín đáo trên một địa thế hiểm trở giữa các ngọn đồi ở tỉnh Loei, Thái Lan. Dân làng chậm rãi ra về sau một ngày làm việc nóng bức trên những đỉnh đồi xanh mướt cao su và khoai mì.

Mở sông, đảo dòng

Trái với cảnh bình yên đó, người khách lạ ghé thăm có thể ngạc nhiên trước những tấm băng-rôn căng rộng giữa cổng làng: “Chúng tôi không muốn cửa nước”, “Chúng tôi cần sông Loei”, “Không được nhấn chìm làng”. Thật vậy, Ban Klang không thể ngờ đến một lúc, họ đã trở thành tâm điểm của một cuộc tranh chấp nguồn nước, thậm chí tiềm ẩn trở thành “điểm nóng” của những mùa hạn hán tương lai trên dòng sông Mekong.

image
Buổi sáng tôi đến, Ban Klang họp để nói về những đường hầm dẫn nước tương lai có thể được xây trên sông Loei và một cửa nước tên Si Song Rak.

Bà Prawin, 52 tuổi, nói: “Tôi sinh ra ở làng này. Năm nay hạn hán, nhưng về mùa hạn, chúng tôi không trồng gì nhiều, mà chỉ xuống sông Loei bắt cá, bắt ốc. Mỗi ngày cũng kiếm được 300-400 baht. Nếu người ta đào sông Loei lên để xây đường hầm, chúng tôi sẽ không còn cá để bắt. Vậy phải sống ra sao vào mùa nắng?”

image
Làng Klang của bà nằm cạnh sông Loei. Con sông chỉ là một đoạn nước mỏng manh, hẹp và trong veo, uốn khúc đi qua làng. Nhưng con sông có thể sẽ không còn là nó nữa nếu dự án đầy tham vọng Kong –Loei - Chi – Mun được thành hình, nhằm giữ nước lại cho Thái Lan trong những mùa khô hạn.

image

Dự án Kong – Lei – Chi – Mun được mô tả sẽ nạo vét đáy sông Loei sâu thêm 5m. Theo dự án này, cửa sông Loei, quãng đổ từ dòng chính sông Mekong vào, sẽ được cơi nới rộng thêm 250m, để nước từ sông Mekong đổ vào.

image
Theo dự án, con sông nông và hẹp này sẽ được nạo vét sâu thêm 5m để làm hầm dẫn nước

Sau đó, chính phủ Thái Lan dự định xây dựng 24 đường hầm ở đáy sông Loei, để nước theo “trọng lực” chảy vào Loei, dẫn tới các sông Chi, sông Mun, trữ ở đấy, đề phòng cho những mùa hạn hán nghiêm trọng sau này có thể xảy ra ở nhiều tỉnh miền Đông Bắc Thái Lan như năm nay.

image
Bà Sorarat Kaewsa – trưởng làng Ban Khang – nói: “Làng chúng tôi chưa bao giờ thiếu nước. Chúng tôi trồng cao su, khoai mì, nhiều gia đình đều có đào hồ chứa nước. Làng không dùng nước từ sông Loei. Mùa hè, dân làng đánh bắt cá tôm từ sông Loei, nếu họ đào dòng sông lên, sẽ không còn tôm cá, mùa hè người làng không thể kiếm sống nữa.”

Trên tấm bản đồ vẽ tay theo kiểu nông dân, bà Sorarat và dân làng Ban Khang nói về những lo sợ của họ: cửa nước Si Song Rak và những đường ngầm được đào sâu xuống sông Loei, để đưa nước từ dòng chính sông Mekong vào.

Con sông của ngôi làng hơn 400 tuổi sắp chịu một cơn “đại phẫu” trong cơn khát tàn bạo của cả khu vực.

Cuộc chiến của nước?

Trong một cuộc gặp với báo giới tại Chiang Khan, khi bị chất vấn về tính khả thi của dự án, bà Chawee Wongprasittiporn – Giám đốc dự án của Cục Thuỷ lợi Hoàng gia Thái Lan – nói: “Không phải 24 đường hầm sẽ được xây ngay lập tức, chúng tôi vẫn còn mâu thuẫn với dân làng cần phải thảo luận. Chúng tôi sẽ có thể xây trước 1 -2 đường hầm, sau đó dẫn nước và theo dõi. Nếu có sự cố gì, chúng tôi sẽ điều chỉnh dự án để phù hợp hơn.”

Lượng nước mà Thái Lan sẽ lấy từ dòng chính sông Mekong vào trong giai đoạn đầu của dự án, bà Chawee nói “có thể khoảng 2.036 triệu m3 nước/năm”.

image
“Chúng tôi sẽ cố gắng không lấy nước từ sông Mekong vào tháng Ba, tháng Tư, những thời điểm mùa khô nhất của sông Mekong để không ảnh hưởng nhiều đến hạ nguồn.” – Bà Chawee nói.

Buổi chiều cùng ngày, ông Chanarong Wongla – đại diện cộng đồng ngư dân tại Chiang Khan, chở tôi đi thuyền đến miệng sông Loei hướng vào dòng Mekong.

Đến một quãng sông hẹp với cây cối và phù sa màu mỡ, ông Chanarong chỉ dẫn: “Đây chính là miệng sông Loei, nơi chính phủ dự định sẽ nạo vét và mở rộng miệng sông. Động vật thuỷ sinh, bùn trong sông Loei chính là nơi giúp cá ghé vào đẻ trứng. Hãy tưởng tượng nếu nó bị nạo vét và mở rộng, dòng nước chảy mạnh, sẽ không còn nơi cho cá trú ẩn nữa.”

Ông Chanarong cũng là người có kinh nghiệm hướng dẫn ngư dân cùng với các nhà khoa học làm khảo sát về nguồn cá, nguồn nước tại tỉnh Loei.

image
Mô hình của cửa nước Si Song Rak để điều khiển nước từ sông Mekong vào nếu Thái Lan quyết định lấy nước.

Ông nói: “Nếu dự án xảy ra, vấn đề là nó sẽ lấy nước từ dòng chính sông Mekong. Những nhà khoa học làm việc với chúng tôi nói với các nước hạ nguồn như Campuchia và Việt Nam, họ lo ngại sẽ xảy ra một thứ gần như cuộc chiến giành nước, bởi vì Thái Lan sẽ lấy một lượng nước khỏi dòng sông.”

“Tôi không rõ nếu Thái Lan lấy nước, liệu có còn đủ nước cho các nước hạ nguồn hay không, liệu có còn đủ nước để tránh bị xâm nhập mặn ở đồng bằng ở Việt Nam hay không. 

image
Có thể dự án này sẽ ảnh hưởng đến đất ở đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam.”

Số phận hạ nguồn?

Trước câu hỏi, liệu Thái Lan có nghĩ đến Campuchia hay Việt Nam trong dự án lấy nước này không, bà Chawee Wongprasittiporn nói: “Về nghiên cứu về việc lấy nước từ sông Mekong từ thượng nguồn. Chúng tôi cố gắng lấy thông tin từ MRC, cố gắng xem tác động từ sông Loei, xem tác động giữa phần Lào và Thái Lan.”

“Chúng tôi sẽ cố gắng mô phỏng xem dòng chảy thay đổi ra sao khi đến Campuchia và Việt Nam, so sánh những thay đổi ở phía Campuchia và Việt Nam trước khi chúng tôi dẫn nước và sau khi dẫn nước, sau đó sẽ gửi cho MRC để ra quyết định.”

image
“Nhưng cho tới giờ, chúng tôi chưa có thông tin từ phía Lào nên chưa thể mô phỏng tác động xuống Campuchia và Việt Nam được.” – Bà Chawee nói.

"Chúng tôi cố gắng xem xét, càng nhiều càng tốt, trong khả năng của mình”.

Theo trình bày của Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan, dự án này sẽ lấy khoảng 4 tỷ m3 nước/năm từ dòng Mekong.

Lấy nước có ảnh hưởng tới Đồng bằng Sông Cửu Long?

image
Tại Việt Nam, nhiều tháng qua, Đồng bằng sông Cửu Long đã chịu rất nhiều thiệt hại vì xâm nhập mặn và hạn hán.

Ông Kỷ Quang Vinh, Chánh văn phòng công tác biến đổi khí hậu Thành phố Cần Thơ nói: “Lượng nước lấy như thế vào mùa mưa thì có thể chấp nhận được. Nhưng vào mùa khô, đặc biệt như mùa khô năm 2010 thì lại chiếm khoảng 10% lưu lượng bình quân ngày tại Tân Châu trong tháng 5/2010, thì là một lượng nước rất lớn gây nguy cơ xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long các tháng mùa khô.”

Trung Cộng và Lào làm thủy điện, Thái Lan lấy nước, số phận những cư dân cuối nguồn như Việt Nam sẽ ra sao?



Lan Phương


sea dragons level pearl rise

Vì một bài thơ, cô giáo Lam bị bắt...
Điều giản dị
Chiều Winnipeg
Christina Cao: Giám đốc Dược của 42 bệnh viện
Điếc không sợ súng: Phá rừng làm thủy điện
Anh hùng mũ đỏ Thiếu tá Nguyễn văn Đương
Chửi thề có làm bạn thư giãn không?
Vì sao 'Concorde Mỹ' không bao giờ cất cánh?
Mỹ ‘giải mã’ Chiến tranh VN trước chuyến thăm của ...
Làm sao để 'thuần phục' sếp độc tài?
41 năm 'ngược dòng lịch sử'
Thuy Thi Nguyen: đề cử làm hiệu trưởng Foothill Co...
Số con rệp
Quảng cáo ở Saigon
Quê hương mình rồi sẽ ra sao?
Chiến tranh Việt Nam kết thúc mang ý nghĩa gì?
Mẹo hay mở nút rượu vang
Bí quyết để được trả lương xứng đáng
Ngày này năm 1975
Vượt biên

Vì một bài thơ, cô giáo Lam bị bắt...

image
CÔ GIÁO TRẦN THỊ LAM (HÀ TĨNH) BỊ CÔNG AN BẮT, CÓ THỂ BỊ KỶ LUẬT ĐUỔI DẠY.

Thông tin mới nhất cho biết Cô Giáo dạy Văn trường THPT Chuyên ở Hà Tĩnh, tác giả bài thơ "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH" đã bị Công An mời lên trụ sở sách nhiễu, đe dọa đồng thời đóng cửa Facebook (https://www.facebook.com/an.nhu.775)...và ngày mai chắc chắn cô giáo sẽ bị kỷ luật hoặc bị khởi tố về hình sự.


image
Các bạn học trường THPT Chuyên Hà Tĩnh hoặc quen biết với cô giáo Lam, xin xác minh cho biết tình hình, cập nhật.

image
Bài thơ được đăng lên FB vào 20h ngày 25.4.2016. Tới 23h ngày 26.4.2016 đã có hơn 2000 lượt chia sẻ. Bây giờ thì FB của cô ấy đã bị khóa lại.

image
image
image
image
image
image

image
image
image
image
https://www.youtube.com/watch?v=zaOY1y_MQJU

image
image
image
https://www.youtube.com/watch?v=HgGJ5mRCXCU

image

BÀI HỌA & HỒI ĐÁP

image
https://www.youtube.com/watch?v=WxnSIIZfTEM

(Cảm nhận thấy mình cũng là một trong những người mà Cô giáo Trần T. Lam có thể gọi bằng "Anh" nên tôi xin Họa Đáp bài thơ này để chia sẻ những suy tư về hiện trạng đất nước cùng cô & tất cả Quí vị nào còn nặng lòng với Tổ Quốc) 

image
image

Điều giản dị
Chiều Winnipeg
Christina Cao: Giám đốc Dược của 42 bệnh viện
Điếc không sợ súng: Phá rừng làm thủy điện
Anh hùng mũ đỏ Thiếu tá Nguyễn văn Đương
Chửi thề có làm bạn thư giãn không?
Vì sao 'Concorde Mỹ' không bao giờ cất cánh?
Mỹ ‘giải mã’ Chiến tranh VN trước chuyến thăm của ...
Làm sao để 'thuần phục' sếp độc tài?
41 năm 'ngược dòng lịch sử'
Thuy Thi Nguyen: đề cử làm hiệu trưởng Foothill Co...
Số con rệp
Quảng cáo ở Saigon
Quê hương mình rồi sẽ ra sao?
Chiến tranh Việt Nam kết thúc mang ý nghĩa gì?
Mẹo hay mở nút rượu vang
Bí quyết để được trả lương xứng đáng
Ngày này năm 1975
Vượt biên
Mya Le Thai: phát minh ra những cục pin bền trọn đ...