Pages

Friday, September 28, 2012

Trung Quốc trả giá thê thảm cho sự phát triển vô tổ chức

image


Do kinh tế tăng trưởng bùng nổ, nước đang ra đi khỏi Trung Cộng: các ao hồ đang bốc hơi, các sông băng tan chảy, các dòng sông khô cạn. Hơn 50 thành phố Trung Cộng đã ghi nhận sự sụt lún liên tục, 75% rừng bị phá hủy...

Có lỗi trước hết là việc sử dụng quá mức nguồn nước ngầm, kết quả là bên dưới nhiều thành phố Trung Cộng, trong đó có Bắc Kinh, đã tạo ra những hố ngầm lớn nhất thế giới. Nhưng các vấn đề sinh thái của Trung Cộng không chỉ dừng ở đó.

image


Ở Trung Cộng, các ao hồ đang bốc hơi, các dòng sông khô cạn, 75% diện tích rừng bị chặt phá. Vì tầng đất bề mặt bị hủy hoại, đất đai đang biến thành sa mạc và phủ cát lên các thành phố, thậm chí các nước láng giềng. Như vậy, Trung Cộng đang trả giá cho tốc độ phát triển kinh tế chưa từng có và sự ham thích tiêu dùng mãnh liệt.

“Năm 1986, khi tôi lần đầu tiên đến Thượng Hải, ở đó chỉ có vài nhà cao tầng. 20 năm sau, số lượng các nhà này tăng lên đến 4.000, đó là gần như gấp đôi New York. Diện tích các tòa nhà văn phòng và nhà ở đang xây dựng ở Bắc Kinh - đó là bằng 3 Manhattan”, - qua một “bức tranh nhỏ” từ cuốn sách “Trung Cộng sẽ đi đâu, thế giới sẽ đi đó” của giáo sứ khoa Lịch sử Trung Cộng hiện đại, Đại học Oxford Karl Gerth, ta có thể đánh giá tốc độ phát triển kinh tế và công nghiệp của nước này.

image


Sự so sánh với Mỹ không phải là tình cờ: Trung Cộng đang dốc toàn lực cố “đuổi kịp và vượt nước Mỹ”, ít ra là về mức độ tiêu dùng. Và trong một vài lĩnh vực, họ đã làm được điều đó. Thép và thịt tiêu thụ ở đây nhiều gấp đôi ở Mỹ. Việc tiêu thụ ngũ cốc và than cũng đang tiến gần đến các con số đó. Trung Cộng muốn sống theo các tiêu chuẩn Mỹ, và liệu chúng ta có thể trách móc họ về điều đó không? Nhưng sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Cộng sẽ gây hậu quả gì?

image


Nếu như số lượng ô tô trên đầu người sẽ đạt đến mức của Mỹ, người Trung Cộng sẽ phải trải nhựa một diện tích gần bằng tất cả diện tích đất hiện đang canh tác. Còn nhu cầu về dầu của Trung Cộng sẽ vượt quá khối lượng dầu khai thác của thế giới, ông Karl Gerth cảnh báo.

image


Trong cuốn sách của ông, có riêng một chương dành cho các vấn đề sinh thái của Trung Cộng đương đại. Quy mô của chúng cũng gây ấn tượng không kém so với tất cả những thay đổi khác ở nước này trong 20 năm qua. Ví dụ, nhu cầu gia tăng về thịt và len đã dẫn tới sự xuất hiện của những đàn bò, dê và cừu khổng lồ. Kết quả là, những vùng cỏ mênh mông trên các đồng bằng Trung Cộng bị hủy diệt. Tầng đất bề mặt bị tơi vụn và đất biến thành bụi và cát. Riêng ở Bắc Kinh hàng năm hứng chịu nửa triệu tấn cát. Còn trong những năm gần đây, sa mạc nuốt chửng mấy ngàn làng mạc.

image


“Về thực chất, Trung Cộng đã trở thành nhà xuất khẩu bụi chủ yếu của thế giới - hàng chục triệu tấn bụi Trung Cộng và muội hàng năm bị các luồng không khí đưa đến Triều Tiên và Nhật Bản, thậm chí bay đến bờ tây nước Mỹ”, - ông Karl Gerth viết. Còn đáng sợ hơn về hậu quả là tình hình sử dụng nước. Tháng 3/2012, bộ đất đai và tài nguyên thiên nhiên Trung Cộng đã công bố báo cáo, theo đó bên dưới hơn 50 thành phố Trung Cộng đã ghi nhận sự sụt lún liên tục, tờ The Epoch Times cho biết. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hàng Châu, Tây An.

Quá trình này bắt đầu không phải ngày hôm qua: ví dụ, Thượng Hải trong 100 năm qua đã sụt xuống 3 m, nhưng trong những năm gần đây, quá trình này tăng nhanh đáng kể. Trong 30 năm qua, mặt đất ở thành phố Thương Châu thuộc tỉnh Hà Bắc ở miền đông sụt xuống 2,4 m. Một bệnh viện địa phương ban đầu có 3 tầng, cuối cùng chỉ còn là 2 tầng do một phần tòa nhà chìm sâu xuống đất. Các cây cầu, tuyến đường sắt bị phá hủy, các vết nứt xuất hiện trên các ngôi nhà.

image


Riêng Thượng Hải đã phải chi 12 tỷ USD để sửa chữa các bức tường bị nứt, gia cố móng và sửa chữa đường sá. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng sụt lún các chuyên gia quy cho việc sử dụng quá mức nguồn nước ngầm. Mỗi năm, Trung Cộng cần ngày một nhiều hơn tài nguyên nước - cho công nghiệp, nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt. 85% diện tích đất canh tác ở miền bắc Trung Cộng cần tưới, nhưng để có nước, nông dân phải khoan các giếng khoan sâu đến 300 m.

Do kinh tế tăng trưởng bùng nổ, nước đang ra đi khỏi Trung Cộng: các ao hồ đang bốc hơi, các sông băng tan chảy, các dòng sông khô cạn. Karl Gerth dẫn ra một dẫn chứng rất ấn tượng: trong 20 năm qua, ở tỉnh Hà Bắc bao quanh Bắc Kinh, trong 1.000 cái hồ chỉ còn lại vài chục. Ngoài ra, nước của các con sông thường bị nhiễm bẩn kinh hoàng: Trung Cộng đang đổ hàng tỷ tấn nước thải không được làm sạch vào riêng con sông Dương Tử lớn nhất châu Á. Giá cả hàng hóa Trung Cộng tương đối rẻ, một phần là vì phớt lờ các tiêu chuẩn sinh thái. Nhưng cái giá thật sự mà dân chúng nước này đang phải trả cho sự bành trướng ra thị trường thế giới thì cao hơn thế vô cùng nhiều.

image


Ví dụ, hiện nay, ở Trung Cộng, 100 USD có thể mua mấy chiếc áo len mà ở thế giới còn lại có giá cao hơn nhiều. Để sản xuất một sản phẩm áo len cần lông của 2-3 con dê. Và nếu như số bãi chăn thả ở Trung Cộng gần tương đương như ở Mỹ thì số lượng đại gia súc có sừng nhiều hơn 10 triệu con, còn cừu và dê nhiều hơn 400 triệu con.

Ông Karl Gerth nhận xét khá công bằng rằng, hàng triệu con bò và dê đang điềm nhiên gặm cỏ - đó không phải là một khúc nhạc đồng quê, mà là một câu chuyện giật gân. Tiếp sau các vùng đất màu mỡ ở Trung Cộng, đến lượt các cánh rừng cũng đang biến mất: sự gia tăng xuất khẩu sản phẩm làm từ gỗ đã dẫn tới sự hủy diệt 75% diện tích rừng. Chính phủ Trung Cộng đang cố hạn chế việc chặt hạ cây cối và các biện pháp này đang buộc người Trung Cộng tìm nguồn cung gỗ ở nước ngoài và mua gỗ chặt hạ bất hợp pháp, chủ yếu là ở Nga.

image


Nhìn chung, tất cả những thảm họa sinh thái mà Trung Cộng hôm nay đang gánh chịu đang trực tiếp có liên quan đến Nga. Các quan chức bộ sinh thái Trung Cộng đã công khai nói rằng, trong những thập niên tới, ở Trung Cộng sẽ xuất hiện hơn 150 triệu di dân hay người tị nạn sinh thái. Đội quân khổng lồ của những di dân Trung Cộng đói khát này sẽ đổ đi đâu? Karl Gerth không hề nghi ngờ, đó chính là Siberia của Nga.

Ngoài việc hàng năm có thêm 4.000 km2 sa mạc, các thành phố Trung Cộng còn đang bị đe dọa bởi các bãi rác. Xung quanh Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Trùng Khánh có không dưới 7.000 bãi rác. 70% tổng số máy tính và máy móc văn phòng khác bị vứt bỏ trên thế giới là ở Trung Cộng, nơi dân chúng sở tại, chủ yếu là trẻ em đang cố moi từ chúng các mẩu kim loại quý.

image


Một số thành phố trên biên giới với Hongkong đã biến thành các bãi rác hàng điện tử. Các kết luận mà Karl Gerth đưa ra rất bi quan. Nền kinh tế thế giới đang chờ đợi sự tăng trưởng tiếp tục từ Trung Cộng. Nhưng ít ai nghĩ, sự tăng trưởng đó đang dẫn đến đâu. Bởi lẽ, Trung Cộng không phải là một hệ thống cô lập, có nghĩa là các thảm họa sinh thái của họ kiểu gì cũng đụng chạm đến cả thế giới còn lại.

Vị giáo sư cũng rất nghi ngờ khả năng nền dân chủ và đi cùng với nó là sự cởi mở và công khai sẽ giải quyết được các vấn đề đang tồn tại ở Trung Cộng. Chủ yếu là vì dân chúng các nước đã quen đưa các chất thải và rác của mình sang thế giới thứ ba, sang chính Trung Cộng nêu ra ý kiến như vậy. Bởi lẽ, nền dân chủ của họ không cấm họ làm việc đó.

image


Như thế, Trung Cộng đang tiêu lạm “mau lẹ” tương lai của chính mình. Và hiện tại, không thế hiểu cái gì có thể làm dừng quá trình này.


Thursday, September 27, 2012

Cái mặt

image


Con người có cái mặt là quan trọng nhất. Thật vậy, nếu lấy cái mặt bỏ đi, tất cả những gì còn lại trên thân thể sẽ không dùng vào đâu được hết và cũng không còn tồn tại được nữa. Không có mũi để thở, không có miệng để ăn… con người không có cái mặt là kể như “tiêu tùng”!

Trước khi “đào sâu” cái mặt, xin mở dấu ngoặc ở đây để “ vinh danh ” tiếng Việt: phần lớn những gì nằm trên cái mặt đều bắt đầu bằng chữ "m", trên thế giới chưa có thứ tiếng nào như vậy hết! Đây, nhìn coi: trên mặt có mắt, mũi, miệng (mồm), má. Ở “mắt” có mày, có mi, có mí mắt, rồi mắt mụp, mắt mọng nước, mắt mơ màng, mắt mơ mộng, mắt mờ, mắt mù…

Qua tới “mũi”, ngoài  “mùi” ra không thấy chữ “m” nào khác dính vào. Có lẽ tại vì cái mũi nó… cứng khư, không….linh hoạt. Ấy vậy mà nó – cái mũi – và “chân mày” (cũng kém linh hoạt như cái mũi!) lại được đi kèm với cái mặt để… hỗ trợ cho tiếng “mặt‘’, trong từ ngữ thông thường: “mặt mũi” , “mặt mày”, làm như nếu nói “mặt” không, phát âm nghe…. trơn lùi, nhẹ hểu không lọt lỗ tai! Cho nên người ta nói “mặt mũi bơ phờ” , “mặt mày hốc hác” , chớ ít nghe “mặt bơ phờ, mặt hốc hác”.

image 

Bây giờ tới “miệng”, thì có môi, có mép, rồi mồm mép, môi miếng, miệng méo, miệng móm, mím môi, mếu máo, mấp máy, bú mớm, mút mấp…. 

Đến “má”  thì ngoài “mụt mụn” chỉ có “mi một cái” là còn thấy chữ “m” nhè nhẹ phất phơ…. Tiếng Việt hay quá!

Trở về với cái mặt. Ông Trời, khi tạo ra con người, ban cho cái mặt là một ân huệ lớn. Nhờ có cái mặt mà con người nhận ra nhau, chồng nhận ra vợ, con nhận ra cha, biết ai là bạn ai là thù v.v…. Thử tưởng tượng một ngày nào đó bỗng nhiên không ai còn cái mặt nữa. Nếu có sống được nhờ một sự nhiệm mầu nào đó, thử hỏi con người lấy gì để nhận diện nhau? Chồng vợ, cha con, bạn thù gì đều… xà ngầu. Vậy là loạn đứt! Cho nên xưa nay, người ta coi trọng cái mặt lắm. Có người còn nói : “Thà chịu mất mạng chớ không bao giờ để cho mất mặt”! Vì vậy, rủi có ai lỡ lời chạm tự ái một người nào thì người đó thấy bị… mất mặt, liền đưa một nắm tay lên hăm he: “Thằng đó, bộ nó giỡn mặt tao hả? Tao phải dằn mặt nó một lần cho nó biết mặt tao”.

image


Rồi, bởi vì cái mặt nó…. nặng ký như vậy cho nên khi nói về một người nào, người ta chỉ nhắm ngay vào cái mặt của người đó để mà nói. Nếu ghét thì gọi “cái bảng mặt” (Cái mặt mà như tấm bảng thì thiệt tình thấy chán quá! Thường nghe nói : “Cái bảng mặt thằng đó tao coi hổng vô!”) Nếu hơi khinh miệt thì gọi “cái bộ mặt” (“Thằng này có bộ mặt ăn cướp!”). Còn khi thương thì cái mặt trở thành “cái gương mặt” (“Em có gương mặt đẹp như trăng rằm!”).

Chưa hết! Khi nổi giận muốn… hộc máu, người ta cũng chỉ nhắm vào cái mặt của đối thủ chớ không chỗ nào khác để “dộng một đạp” hay “cho một dao” hay “phơ một phát” hay…“tạt một lon át-xít”! Bởi vậy, xưa nay những người có "nợ máu" lúc nào cũng sợ bị "nhìn mặt trả thù", và hồi thời chống Pháp, những điềm chỉ viên đi nhìn mặt "quân phản loạn" đều lấy bao bố trùm đầu để giấu mặt!

image

Con người, khi nhìn người khác, lúc nào cũng bắt đầu ở cái mặt (Chỉ có người không…bình thường mới nhìn người khác bắt đầu ở cái chân hay cái bụng hay cái lưng!). Ở đó - ở cái mặt – ngoài cái đẹp cái xấu ra, còn hiện lên “cái mặt bên trong” của con người. Các nhà văn gọi là “nét mặt ”, nghe … trừu tượng nhưng suy cho kỹ nó rất đúng. Bởi vì chỉ có cái mặt là… vẽ được cái nội tâm của con người thật đầy đủ. Cho nên mới có câu “Xem mặt mà bắt hình dong" (hình dong ở đây là cái hình dong giấu kín bên trong con người). Cho nên, trên sòng bài, các con bạc thường “bắt gân mặt” nhau để đoán nước bài của đối thủ. Cho nên mấy “giáo sư chiêm tinh gia” lúc nào cũng liếc sơ cái mặt của thân chủ trước khi nâng bàn tay lên xem chỉ tay, để định mức coi “thằng cha này nó sẽ tin mấy phần trăm những gì mình nói”! Thì ra, đời người không nằm trong lòng bàn tay như mấy ‘’thầy‘’ đó nói, mà nó nằm ngay trên nét mặt!

image

Cũng bởi vì cái mặt nó..."phản động" như vậy cho nên các “đỉnh cao trí tuệ của ta” đã nâng cao cảnh giác, ẩn mặt một cách…. an toàn suốt giai đoạn đấu tranh “chìm” và chỉ “ xuất đầu lộ diện” khi toàn dân đã vùng lên nổi dậy. Và các “đồng chí vĩ đại của ta”…. thay tên đổi mặt lia chia để đánh lạc hướng kẻ địch, nay để râu, mai thay tóc, mốt cạo đầu v v…. Họ ôm khư khư cái mặt để…. "quản lý" nó từng giây từng phút, chỉ sợ nó để lòi ra cái mặt thật nhét giấu ở bên trong, riết rồi nó xơ cứng như mặt bằng đất. Đến nỗi vào bàn hội nghị quốc tế, các đối tượng không làm sao “bắt gân mặt” để “đi” một nước bài cho ngoạn mục! Ở đây, phải nói thêm cho rõ là cho dù trong nội bộ với nhau – nghĩa là giữa “ta” và “ta” - cái mặt vẫn bị "quản lý" y chang như vậy, bởi vì hành động đó đã biến thành “bản năng” từ khuya!

image
Anh Ba

Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi thấy, sau hội nghị,  mới ôm “hôn nhau thắm thiết tình đồng chí” mà trên đường về lại khu bộ có cán bộ đã bị “bùm” hay bị “cho xe rơi xuống hố” một cách rất…bài bản, để lại niềm “ vô cùng thương tiếc ” nằm trên vòng hoa phúng điếu của người đã ra lịnh hạ thủ! Có khi, chính "đồng chí‘" này là người thay mặt tập thể, đứng ra…. rớt nước mắt đọc điếu văn ! Ở đây, ông bà mình nói : "Phải muối mặt mới làm được như vậy". Thật là chí lý ! Cái mặt đã muối rồi thì đâu còn sợ…. bị thúi hay bị sình ! Ta cứ tỉnh bơ thôi!

Bởi cái mặt nó phản ảnh con người nên hát bội mới “dặm mặt” sao cho đúng với cái “ vai ”. Để khi bước ra sân khấu, khán giả nhận ra ngay “ thằng trung, thằng nịnh, thằng hiền, thằng dữ ”…v v. Ngoài đời, không  có ai dặm mặt, nhưng vẫn được người khác “nhận diện” là: thằng mặt gà mái, thằng mặt có cô hồn, thằng mặt… mẹt, mặt mâm, mặt thớt, mặt hãm tài, mặt đưa đám, mặt trù cha hại mẹ, mặt… mo …. v v.

image

Sau tháng tư 1975, người dân miền Nam đã được Nhà Nước "vẽ lọ bôi hề" thành những khuôn mặt…. không giống ai, để đóng vai "nhân dân làm chủ" trên sân khấu cách mạng, trong vở trường kịch "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ "…
Trên sân khấu chánh trị Việt Nam bây giờ, trong cũng như ngoài nước, “ đào kép ” tuy không dặm mặt như nghệ sĩ hát bội nhưng mỗi người đều có “ lận lưng” vài cái mặt nạ, để tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà đeo lên cho người ta “thấy mình là ai” (dĩ nhiên không phải là cái mặt thật của mình) Rồi cũng “ phùng mang trợn mắt hát hò inh ỏi ” một cách rất… tròn vai, làm “bà con đồng bào, đồng chí, đồng hương” cứ thấy như thiệt! Điểm đặc biệt là ông nào bà nào cũng muốn thiên hạ chỉ nhìn thấy có “cái mặt của mình” trong đám bộ mặt đang múa may quay cuồng trên sân khấu. Vì vậy, họ phải ráng bơm cho cái mặt của mình to bằng…. cái nia, để thấy họ mới đúng là….“đại diện”! Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái …. đít của họ một cái… ghế ! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau”. Cái mặt đã trở thành “một vấn đề ”!


image


Ðể chấm dứt bài này, và để được yên thân, xin phép độc giả cho tôi “vác cái mặt của tôi đi chỗ khác”!


Tiểu Tử

Tầm quan trọng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

image


21 nền kinh tế trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương có tổng số GDP là 30 ngàn tỷ đôla, tức 56 phần trăm sản lượng kinh tế thế giới

“Tổng thống Barack Obama và Phó tổng thống Joseph Biden lên nhậm chức với niềm tin rằng Hoa Kỳ không đầu tư đủ vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương, do đó một ưu tiên sách lược chủ chốt là phục hồi và tăng cường vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực.” Ðó là nhận định của bà Julianne Smith, phó Cố vấn An ninh Quốc gia cho Phó tổng thống Joe Biden, tại một hội nghị ở Riga, Latvia. Theo bà, “Hoa Kỳ từ lâu đã là một cường quốc ở Thái Bình Dương, với các quyền lợi liên kết chặt chẽ với trật tự kinh tế, an ninh và chính trị của Châu Á.”

Cái gì là cơ bản sách lược để chấp nhận tầm quan trọng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, một đường lối đã được mô tả là “tái quân bình”? Vùng này là cỗ máy chính cho nền kinh tế toàn cầu. 21 nền kinh tế trong vùng có tổng số GDP là 30 ngàn tỷ đôla, tức 56 phần trăm sản lượng kinh tế thế giới. Vùng này cũng đại diện cho 56 phần trăm tổng số kim ngạch thương mại của Hoa Kỳ và chứa các tuyến đường năng lượng và thương mại cơ động nhất thế giới. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm phân nửa dân số thế giới và có một trong số các quân đội lớn nhất thế giới.

Tái quân bình có nghĩa thế nào trên thực tế? “Chúng ta thực thi một đường lối chính phủ đa diện, tổng thể đối với Châu Á Thái Bình Dương bao gồm các khoản đầu tư quan trọng về ngoại giao, kinh tế và sách lược.” Ðó là ý kiến của Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Smith. “Ðường lối này tìm cách nâng đỡ cho trật tự khu vực đã góp phần vào an ninh, ổn định và thịnh vượng tại Châu Á trong nhiều thập niên.”

Các khoản đầu tư này bao gồm việc canh tân hóa các quan hệ hợp tác an ninh với các đồng minh của chúng ta là Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, Thái lan và Australia; cũng như mở rộng giao tiếp với các đối tác đang nổi lên và các trung tâm quyền lực như Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Brunei, New Zealand, Quần đảo Thái Bình Dương và Ấn Ðộ; duy trì một mối quan hệ tích cực và xây dựng với Trung Quốc, và đầu tư vào các cơ chế đa phương trong khu vực, kể cả Hiệp hội các Quốc gia Ðông nam Á, Thượng đỉnh Ðông Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương và Hợp tác xuyên Thái Bình Dương.

Ðiều này mang ý nghĩa như thế nào đối với châu Âu? Tổng thống Obama đã nói, “Châu Âu là nền tảng của sự giao tiếp của chúng ta với thế giới và là tác nhân kích thích sự hợp tác toàn cầu.”

“Hoa Kỳ và châu Âu chưa bao giờ liên kết nhiều hơn về mặt sách lược với nhau so với lúc này. Ðây là kết quả của một sách lược cố ý và có mục đích nhằm đầu tư vào một quan hệ hợp tác với các khối dân dân chủ, có khả năng về quân sự, tiến bộ nhất trên thế giới cùng chia sẻ với chúng ta các giá trị và lý tưởng, các đối tác Ðại Tây dương của chúng ta.” Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Smith nói tiếp, “Tái quân bình không phải bất kể châu Âu, mà là cải thiện khả năng giải quyết các mối đe dọa của thế kỷ thứ 21 và nền an ninh tập thể của chúng ta với nhau.”


Ngành cà phê Việt Nam vùng dậy

image
Cà phê nguyên hạt được sàng lọc và làm sạch trong xí nghiệp

Hầu hết mọi người khi nghĩ đến cà phê thường không nghĩ đến Việt Nam. Nhưng, năm nay, quốc gia Đông Nam Á này đã vượt qua Brazil trong tư thế một nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Hiện nay, ngành cà phê của Việt Nam đang cố gắng rũ bỏ tai tiếng là một nước xuất khẩu cà phê chất lượng thấp. Thông tín viên Đài VOA Daniel Schearf tường thuật tự Buôn Ma Thuột, trung tâm cà phê của Việt Nam.

image


Lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng vọt đến mức cao nhất thế giới trong năm nay, tiếp sau thời tiết xấu tại Brazil. Nhưng gần như tất cả số cà phê đó đều là cà phê robusta — chất lượng thấp, nồng độ caffeine cao dùng để làm loại cà phê espresso và cà phê hòa tan.

image


Trung Nguyên, công ty cà phê lớn nhất Việt Nam, muốn thay đổi tiếng tăm của Việt Nam là một nước xuất khẩu cà phê giá rẻ. Chủ tịch công ty Đặng Lê Nguyên Vũ uống 10 cốc cà phê một ngày và muốn những người khác cũng làm như vậy để nâng cao mức tiêu thụ cà phê thấp trong nước và văn hóa cà phê. Ông Vũ nói:

“Chúng tôi có cà phê robusta đủ số lượng và chất lượng, đứng số một trên thế giới. Nhưng chúng tôi thiếu một điều là công nghiệp đóng gói, công nghiệp trình bày, và công nghiệp quảng cáo, làm cho thế giới hiểu được chính xác những gì thế giới cần đến. Việt Nam phải là một quốc gia lớn, không chỉ về số lượng.”

image


Cách pha chế cà phê của Việt Nam chịu ảnh hưởng của người Pháp, nước đã du nhập cà phê vào cựu thuộc địa của họ. Nhưng ngành công nghiệp này chỉ vươn lên trong vài thập niên qua và văn hóa cà phê của Việt Nam tương đối không được biết tại nước ngoài.

Ông John Owens, người Mỹ và là giáo sư Anh văn, đến Việt Nam để thưởng thức hương vị mạnh của cà phê pha theo kiểu nhỏ giọt của địa phương:

image

“Trước khi đến đây, tôi chưa bao giờ nghe nói đến cách phà cà phê theo kiểu này. Tôi không nghĩ họ quảng cáo trên thị trường hay đưa ra thương hiệu. Tôi nghĩ họ pha mọi loại cà phê theo cách này.”

Công ty Trung Nguyên đang cố thay đổi điều này bằng cách quảng cáo trên thị trường những sản phẩm cà phê độc đáo và cũng đang hợp tác với những người trồng cà phê để tìm cách cải tiến chất lượng và hiệu quả.


image
Đăng Lê Nguyên Vũ, ông chủ cà phê Trung Nguyên


Ông Ma Chương đã trồng cà phê hơn 30 năm. Ông nói hệ thống thủy lợi tưới tiêu do công ty tài trợ giúp tiết kiệm nước và lao động và cho năng suất cao hơn.

“Trong năm đầu tiên trước khi lắp hệ thống này, năng suất của chúng tôi chỉ có 8 tạ một hécta thôi. Nhưng, trong năm thứ hai, sản lượng là một tấn tư một hécta. Còn thu hoạch năm vừa rồi qua quá trình ghi chép thì từ khi hái cho đến kết thúc rẫy này là hai tấn bốn chục ký.”

Nhưng, theo ông Lê Ngọc Báu giám đốc Viện Khoa học và Kỹ thuật Nông-Lâm Tây Nguyên, mức sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam có thể sắp đi đến chỗ tột đỉnh. Ông  nói vị thế nước xuất khẩu cà phê số một trên thế giới của Việt Nam sẽ không kéo dài. Ông giải thích:

image


“Thứ nhứt là nhà nước Việt Nam không có chủ trương mở rộng diện tích cà phê, và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trong tháng 8 năm 2012 cũng đã có quyết định phê duyệt qui hoạch phát triển ngành cà phê đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và theo qui hoạch này thì tới năm 2020 thì diện tích cà phê Việt Nam sẽ giảm xuống còn 500.000 hécta.

Trong khi đó, những người trong ngành cà phê nói dù mức xuất khẩu có thể chững lại, nhưng họ có thể làm việc để tăng tiến chất lượng cà phê.




Daniel Schearf

Khánh Ly: ‘Chống đối cũng là tự nhiên’

image
Danh ca Khánh Ly trò chuyện với BBC ngày 24/9/2012


Khánh Ly, danh ca nổi tiếng và hiện tiếp tục theo đuổi sự nghiệp ca hát sau năm thập niên, nói rằng bà rất muốn về Việt Nam trình diễn.
Bà chia sẻ với BBC trong cuộc phỏng vấn vào ngày 24/09/2012 tại Fountain Valley, Nam California, và cũng bình luận về khả năng đối diện việc bị phản đối. Phỏng vấn này không liên quan tới các thông tin mới đây trên báo trong nước về khả năng Khánh Ly có thể về nước biểu diễn hay không.

BBC: Một số ca sỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ đã bị phản đối, bị gièm pha vì đã về Việt Nam hát. Nếu ca sỹ về Việt Nam diễn thì việc phản đối như vậy là khả năng khó tránh khỏi?

Khả năng bị chống đối là điều tự nhiên. Nếu không có chống đối, nếu không có những phản ứng đó thì tôi nghĩ đó là điều không thật. Nó phải có những điều như vậy.
Có nhiều người nói với tôi đó là cái Việt Nam tính. Nhưng tôi lại thấy không chịu cái chữ Việt Nam tính đó. Bởi vì không phải người nào cũng như thế. Có những người rất hiểu biết và coi đó là chuyện bình thường.
Nhưng cũng có những người cuồng tín, cực đoan, cái gì cũng hơi quá một tí. Ghét thì cũng ghét quá mà yêu thì cũng yêu quá.
Nhưng mình đâu có cấm được. Mình phải chấp nhận.
Người ca sỹ đứng trên sân khấu hay ngoài đời thường thì đã nhận lời khen thì cũng phải chấp nhận lời chê. Không phải ai cũng yêu mình cả.
Khi chấp nhận đi về, trở qua bên này mà nếu có sự chống đối thì đó cũng là chuyện không có gì to lớn để phải phàn nàn.
Những vấn đề thuộc về đố kỵ, chia rẽ, bôi xấu thì ở đâu cũng có chứ không chỉ có trong cộng đồng người gốc Việt. Tôi cũng chỉ hy vọng rằng nếu chúng ta nghĩ tới nhau một chút, nhường nhau môt bước thì cũng chẳng mất gì. Nếu làm được như vậy thì tốt còn nếu không làm được thì cũng chịu.

BBC: Trong trường hợp ca sỹ về Việt Nam hát thì chắc các ca khúc dự kiến trình diễn sẽ phải có kiểm duyệt?

Phải có kiểm duyệt. Lỡ hát những bài người ta không cho phép thì phiền lắm.
Nhưng mà nhiều khi tôi nghĩ nó cũng đúng. Mình vào nhà người ta. Tức là vào nhà người ta thì chỉ được làm những gì người ta cho phép.
Cái điều đó chẳng làm phiền gì mình hết. Tại vì nhiều khi cái mình thích chưa chắc là cái người ta thích.

image
Đang có sự mong đợi giọng hát Khánh Ly ở VN nhưng chưa rõ bà có về diễn không

BBC: Với những người hâm mộ ca sỹ Khánh Ly và chưa bao giờ nghe ca sỹ hát trực tiếp, mà ca sỹ hiện chưa về Việt Nam để hát thì bà có thông điệp nào muốn gửi tới họ hay không?

Tôi rất tiếc và tôi rất muốn làm được điều đó. Đối với những người lớn tuổi cùng thế hệ của chúng tôi thì chúng ta nghĩ đến nhau là đủ rồi. Có những kỷ niệm rất đẹp, những lúc thăng hoa trong đời sống của chúng ta. Không có gì đẹp đẽ có thể nảy sinh từ sự hận thù, hay ganh ghét đố kỵ. Nó chỉ nảy nở từ lòng nhân bản của con người mà thôi.
Đối với thế hệ trẻ là những người tôi rất trân quý, tôi đặt rất nhiều hy vọng thì tôi mong các em sẽ là tương lai của Việt Nam. Các em sống tốt, làm việc tốt, học hành tốt, và luôn luôn coi gia đình là nền tảng của cuộc sống và yêu nhạc.
Tôi quan niệm là những người nào đến với nhạc và yêu nhạc đều là những người có trái tim rất nhân bản. Có trái tim đầy ắp tình thương, sẵn sàng chia sẻ với những người không may ở quanh ta. Đó là những điều tôi muốn gửi gắm tới các em trẻ.
Nhưng nếu có dịp tôi về, tôi sẽ hát cho các em nghe, tôi sẽ kể chuyện cho các em nghe.
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là người đi hát rong, tôi là người đi kể chuyện rong qua hai thế kỷ rồi. Tôi nghĩ rằng tôi là người của quá khứ. Các em trẻ bây giờ là người của tương lai. Tôi là kỷ niệm của mọi người.
Mọi người đến với tôi không phải vì hôm nay tôi đẹp hơn 30-40 năm trước. Cũng không phải tôi hát hay hơn 50 năm trước. Mà họ đến với tôi chỉ vì họ tìm thấy ở tôi kỷ niệm của một thời họ còn trẻ và thời đó chỉ đến với mỗi người một lần thôi.


Khánh Ly vẫn sẽ hát ở Việt Nam?

image
Ca sĩ Khánh Ly chưa phát biểu chính thức về tin hát ở Việt Nam

Chưa rõ danh ca Khánh Ly có trở về hát ở Việt Nam hay không trong lúc nghệ sĩ và người hâm mộ trong nước vẫn bày tỏ sự trông đợi.
Trong khi một số báo nói không có việc bà về Việt Nam biểu diễn, một số báo khác lại khẳng định bà "sẽ về".
Tuy vậy, đến hôm nay bà chưa có tuyên bố chính thức nào về việc Cục Nghệ thuật biểu diễn ở Hà Nội cấp giấy phép cho bà và nam ca sĩ Bằng Kiều về hát ở trong nước.
Giấy phép này có thời hạn đến hết tháng 12 năm nay, trong khi nhà tổ chức ở Việt Nam nói muốn làm chương trình trong tháng 11 để kỷ niệm 50 năm ngày Khánh Ly bước chân vào con đường ca hát.
Bay về âm thầm?
Trang mạng Giáo dục Việt Nam dẫn nguồn giấu tên mà họ giới thiệu là “một ca sĩ nổi tiếng, hiện đang sống ở Việt Nam, thân với Khánh Ly như một người em gái”.
Người này nói: “Tôi chắc chắn là chị Khánh Ly sẽ về Việt Nam hát trong tháng 11/2012.”
“Chị Ly đã có gọi về, giọng rất mừng rỡ vì sắp được biểu diễn ở Việt Nam, cách đây không lâu.”
Nguồn giấu tên này tuyên bố bà Khánh Ly “muốn đến ngày là bay về thẳng Việt Nam một cách âm thầm, không ai biết”, vì "nhiều lý do tế nhị... vì muốn tránh những rắc rối không đáng có tại Mỹ".
Trong phỏng vấn mới đây với BBC, bản thân ca sỹ Khánh Ly cũng thừa nhận sẽ "không ngạc nhiên nếu gặp sự phản đối" khi về biểu diễn ở Việt Nam.
Cũng trên trang Giáo dục Việt Nam, em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bà Trịnh Vĩnh Trinh, tiết lộ đã “gửi thư chúc mừng” ca sĩ Khánh Ly.
Nhưng bà cũng thừa nhận không rõ liệu nữ ca sĩ có về Việt Nam tháng 11 hay không vì bản thân bà Trịnh Vĩnh Trinh “chỉ đọc tin tức qua báo mạng” về việc này.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Nhân, Trưởng phòng Quản lý Biểu diễn và băng đĩa, Cục Nghệ thuật Biểu diễn của Việt Nam, cho hay việc cấp phép dựa trên đề nghị của Công ty TNHH Giải trí Đồng Dao.
Nhưng trên báo Dân Trí, ông Nhân nói “thực tế, Khánh Ly có biểu diễn hay không, vấn đề này thuộc về phía đơn vị tổ chức.”
Còn ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, tuyên bố: “Bằng quyết định này, chúng tôi muốn thể hiện chính sách cởi mở của Nhà nước, tạo điều kiện cho những nghệ sĩ nay muốn hướng về Tổ quốc, có thể trở về biểu diễn cho đồng bào mình, ngay trên quê hương mình."
Mong đợi
Dù chưa rõ thực hư, nhiều nghệ sĩ thế hệ sau ở Việt Nam đã bày tỏ mong muốn được nhìn thấy Khánh Ly diễn ở trong nước.
Ca sĩ Phương Thanh cho biết “để xin được giấy phép cho Khánh Ly về Việt Nam biểu diễn công ty Đồng Dao cũng gặp không ít khó khăn”.
Theo Phương Thanh, “chắc chắn khán giả yêu nhạc Trịnh đều rất mong sự trở về lần này”.
Trong khi đó, cây đại thụ âm nhạc, nhạc sĩ Phạm Duy, người gần đây đã về lại sống ở Việt Nam, nói vài tháng trước, ông được ca sĩ Tuấn Ngọc, con rể ông, cho biết có thể Khánh Ly sẽ về hát ở Việt Nam.
“Đây cũng là bằng chứng hùng hồn của chính sách đại đoàn kết dân tộc.”
“Lẽ dĩ nhiên, việc trở về của Khánh Ly có gặp ít nhiều khó khăn. Nhưng cuối cùng mọi sự cũng đều được giải quyết,” người nhạc sĩ nói với VnExpress.
Một nhạc sĩ khác cùng thời, Nguyễn Ánh 9, cũng mong “ cô ấy đủ sức khỏe để biểu diễn phục vụ quần chúng ba miền”.
Ông nói vui: “Nếu giá vé không quá cao, tôi sẽ đến xem. Còn như vượt quá mức tiền túi cho phép, tôi đứng ngoài ngó cũng được.”



KHÁNH LY CHỤP MŨ :"AI CHỐNG TÔI VỀ HÁT Ở VN" LÀ CỰC ĐOAN ! 


Trong cuộc phỏng vấn từ đài BBC, ngày 24/09/2012 tại Fountain Valley, miền Nam California, trước những nguồn dư luận qua nguồn tin cho biết Khánh Ly có thể về nước ca hát, theo đó, nữ ca sĩ già, gần đất xa trời, xa sân khấu nầy cho là bị phản đối khi về nước ca hát. Tại sao Khánh Ly lại được đài BBC phỏng vấn?

Lý do đơn giản là đài nầy có những khuynh hướng hình như lệch sang cánh tả, được nhiều người gọi là đài Hà Nội, với thuận lợi nầy mà Khánh Ly, người có những mối quan hệ với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua vài lần về, tết năm 2011 cùng với lãnh sự ở San Franciso tiệc tùng đầu năm với sự có mặt của Tô Văn Lai và Nguyễn Cao Kỳ Duyên…hình ảnh Khánh Ly cùng với những người tỵ nạn đổi màu nầy đã gây thêm mất cảm tình với Khánh Ly. Theo công ước tỵ nạn Liên Hiệp Quốc tại Geneve ngày 28 tháng 7 năm 1951 qui định: người tỵ nạn không có nơi sống, phải nhờ các nước tạm dung, không thể trở về quê hương khi chế độ đàn áp vẫn còn, ngay cả tiếp súc với sứ quán…thế nên, những người tỵ nạn như Khánh Ly, Tô Văn Lai, Kỳ Duyên…chẳng những tiếp xúc mà còn tiệc tùng, thì coi đây là hành vi phản bội trắng trợn, vi phạm công ước Geneve, không còn là người tỵ nạn nữa, nhưng trở thành kẻ tầm trúc, ra đi chỉ để kiếm ăn. Chính những thành phần sớm tỵ nạn, sau tầm trú đã làm hệ lụy đến những người tỵ nạn thật sự, các nước tạm dung khinh thường, mất nhiều cảm tình.

image

Những hình ảnh Khánh Ly với nhân viên lãnh sự, tương tự như Đổ Ngọc Yến chụp ảnh chung với Nguyễn Tấn Dũng, bị tiết lộ sau vụ báo Người Việt in hình chậu rửa chân có biểu tượng hồn thiêng sông núi, lá cớ vàng ba sọc đỏ. Chỉ có khác là Đổ Ngọc Yến qua đời, nên không chứng kiến sự phản đối mạnh của người tỵ nạn, còn Khánh Ly, còn sống, chứng kiến được những phản ứng ấy, cũng như mất cảm tình khi người nghệ sĩ đang lứa tuổi về chiều, giọng ca sắp đi vào quên lãng nhưng vẫn để lại âm vang một thời trong lòng người ái mộ cảm tình nào đó về tài năng và đức hạnh cũng như lập trường. Tuy nhiên, Khánh Ly đã tự mình đánh mất lập trường, nên sau nầy, tên tuổi của Khánh Ly dính liền với những hoạt động văn công, sau khi trở về hát ca. Bia đá mòn, nhưng bia miệng vẫn còn trơ trơ, kéo dài đến đời con cháu sau nầy.

Theo Khánh Ly, việc chống đối về ca hát tại Việt Nam là tự nhiên, tức là trước khi hành động, nữ ca sĩ già nầy biết bị chống đối, nhưng cứ làm, bất chấp sai với lương tri và lập trường tỵ nạn cộng sản. Tâm tính người nghệ sĩ thay đổi tùy theo quyền lợi vật chất và cả trong lãnh vực tình cảm, nên cổ nhân có cái nhìn không thiện cảm với nghề ca hát:" xướng ca vô loại". Nhận xét nầy lưu truyền khá lâu trong xã hội, những cũng chính người nghệ sĩ, mang kiếp cầm ca đã tự họ chứng minh tiền nhân nói chả sai tí nào. Hình ảnh nhạc sĩ lão thành Phạm Duy, thay đổi tùy theo thời kỳ: lúc theo Việt Minh cộng sản, khi về thành, bỏ quê hương vào nam và sáng tác, tìm tự do sau năm 1975, nhưng khi có tiền là thay đổi, chính Phạm Duy từng tuyên bố tại Hoa Kỳ:" ai cho tôi 10 nghìn, tôi sẽ ca tụng Hồ Chí Minh tối đa", nay Phạm Duy về, luồn cuối để xin được thẻ chứng minh nhân dân của nước độc tài, mà chính người Việt Nam chán ghét. Một số ca sĩ hải ngoại về hát như: Elvis Phương, Hoài Linh, Hương Lan, Tuấn Ngọc…càng chứng minh câu:" xướng ca vô loại" là đúng. Một số người sinh nhai bằng nghề sân khấu, như Nam Lộc, ban đầu được nhiều cảm tình, nhưng càng về lâu, nhiều người đặt nghi vấn về những đợt quyên góp tiền để giúp thương phế binh với tiêu đề" cám ơn anh", số tiền thu nhiều lần lên đến khoảng 6 triệu Mỹ kim, nhưng làm thế nào để gởi tiền về đúng các ân nhân tàn phế là thương phế binh quân lực VNCH? Gởi về bằng cách nào?. Làm sao biết được ai là phế binh quốc gia, thương binh liệt sĩ cộng sản?. Một vài tầm hình chụp thương phế binh, không đủ để thuyết phục lòng tin, đây chỉ là những quảng cáo mặt hàng, như Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, sửa lại chuồng gà của một ông tướng Thái Lan thành căn cứ kháng chiến và những đoàn quân mang số kháng đoàn 72, 81…trong ngày ra mắt, đa số là người Lào, được mướn để làm cho nhiều người tin…Mới đây Nam Lộc làm M.C cho 5 nữ văn công Việt Cộng sang trình diễn tại Nam Cali, bị nhiều người phản đối và tại Úc Châu, nghe đâu làm văn nghệ chủ đề nhạc Trần Thiện Thanh với" anh không chết đâu anh..", tại Melbourne, hai đêm hát thành công, chật cả hội trường chứa 3,000 người, mà ban tổ chức than lỗ, nên có thể là chuyện đóng góp trùng tu đền thờ quốc tố khó thực hiện, dù trước khi hát vài tuần, báo chí, truyền thanh quảng cáo là: để trùng tu đền thờ quốc tổ, để nhận được sự ủng hộ mua vé của người Việt ở đây…do đó, câu:" xướng ca vô loại" quả là không phải hàm hồ, chính những người làm ăn trong lãnh vực cầm ca nầy chứng minh cho người đời thấy.

Khánh Ly lại rất là ngoan cố, quanh co do bị chống đối, khi cho là:" Có nhiều người nói với tôi đó là cái Việt Nam tính. Nhưng tôi lại thấy không chịu cái chữ Việt Nam tính đó. Bởi vì không phải người nào cũng như thế. Có những người rất hiểu biết và coi đó là chuyện bình thường."

Như vậy, Khánh Ly đã coi thường mọi người, đa số là không chấp nhận chế độ cộng sản, ngay chính Khánh Ly cũng bỏ nước ra đi sau 1975, là không chấp nhận chế độ tàn ác ấy. Nhưng vì quyền lợi cá nhân mà Khánh Ly có thể về ca hát, lại còn cho sự chống đối là cái VIỆT NAM TÍNH…tức là người Việt Nam mang bản tính chống đối, xin hỏi Khánh Ly, chống cộng, chống tội phạm, chống giặc cộng…chống văn công, chống những kẻ đón gió trở cờ như Nguyễn Cao Kỳ, Tô Văn Lai…có phải là chống đối không?. Như thế, nữ ca sĩ già nầy rất là lộng ngôn, coi thiên hạ không ra gì, chỉ biết quyền lợi cá nhân và qui chụp cả dân tộc Việt Nam . Con người không có cái ăn, cái mặc là chết, nhưng không có giọng ca, tiếng nhạc, thì không hề hấn gì. Ca sĩ sống nhờ vào quần chúng, như cá sống nhờ nước, thế nhưng giờ đây Khánh Ly trở mặt, trân tráo chụp mũ khi bị vạch trần sự phản bội lập trường.

Sau tiền đề chụp mũ cả dân tộc, Khánh Ly lại chụp mũ theo kiểu cộng sản, trong nước ai chống đảng là" phản động, phản cách mạng" và ở nước ngoài, vì không thể dùng lối ấy, nên những kẻ đón gió, kẻ thù chụp mũ những người quyết tâm chống cộng, giữ vững lập trường là" cực đoan, quá khích", tức là thành phần xấu, như thế giới lên án thành phần Hồi giáo cực đoan vậy. Sách lược của cộng sản trong việc triệt hạ bất cứ tổ chức, cá nhân chống cộng nổi bật là: chụp mũ CỰC ĐOAN, QUÁ KHÍCH hay kèm theo là những tin đồn rỉ tai, dùng văn tự giả để chụp mũ người chống cộng là Việt Cộng…đó là sách lược đánh phá theo nghị quyết 36, dùng người tỵ nạn kém suy luận, dể tin hay bận rộn sinh kế mà không để ý đến những sinh hoạt cộng đồng. Thế nên những lối chụp mũ nêu trên có tác động như là chuyện: dùng người Việt tỵ nạn để triệt hạ những người quyết tâm chống cộng nổi bật.

Trong phần phỏng vấn, Khánh Ly đã để lộ ra bản chất của một kẻ trở cờ, chụp mũ rất tồi:" Nhưng cũng có những người cuồng tín, cực đoan, cái gì cũng hơi quá một tí. Ghét thì cũng ghét quá mà yêu thì cũng yêu quá. Nhưng mình đâu có cấm được. Mình phải chấp nhận. Người ca sĩ đứng trên sân khấu hay ngoài đời thường thì đã nhận lời khen thì cũng phải chấp nhận lời chê. Không phải ai cũng yêu mình cả. Khi chấp nhận đi về, trở qua bên này mà nếu có sự chống đối thì đó cũng là chuyện không có gì to lớn để phải phàn nàn. Những vấn đề thuộc về đố kỵ, chia rẽ, bôi xấu thì ở đâu cũng có chứ không chỉ có trong cộng đồng người gốc Việt. Tôi cũng chỉ hy vọng rằng nếu chúng ta nghĩ tới nhau một chút, nhường nhau một bước thì cũng chẳng mất gì. Nếu làm được như vậy thì tốt còn nếu không làm được thì cũng chịu."

Đón gió trở cờ, từ bỏ lập trường tỵ nạn chính trị mà cho là đố kỵ, chia rẻ…khi bị lên án thì cho là:" bôi xấu" thì quả chỉ có những cái mồm to mép dải:" xướng ca vô loại" mới phát ra,chứ người có chút lương tri, không có những lối phát biểu rất là thiếu suy nghĩ ấy. Người ca sĩ bán giọng ca để lấy tiền và kẻ phản bội còn dám bán cả lập trường để thủ lợi, đó là trường hợp Khánh Ly và một sô ca sĩ khác, trở thành con bài tuyên vận của đảng cộng sản. Trong khi đảng và nhà nước đàn áp dân chúng, bạo quyền vừa xử ba Bloggers với bản án nặng: Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anh Ba Saigon..thì Khánh Ly lại chuẩn bị quay về ca hát, giao lưu văn hóa, là đâm sau lưng những người tranh đấu trong và ngoài nước.

Nhập gia, tùy tục là câu nói thường của những ai đến nơi khác, Khánh Ly nhập vào xã hội Mỹ, hòa nhập vào cộng đồng tỵ nạn, được hưởng nhiều ân huệ qua sự ủng hộ giọng ca miền nam, thế mà lại vô ơn bạc nghĩa, nhưng Khánh Ly rất là:" nhập gia tùy tục" khi vào ăn tiệc với lãnh sự cộng sản tại San Francisco, dù cái gia đình lớn là cộng đồng tỵ nạn đang bao vây cái hang ổ Việt Cộng ấy. Khánh Ly lại xác nhận là về hát tại Việt Nam là không có tự do như ở nước ngoài, ngay cả việc Khánh Ly tổ chức nhiều lần tưởng niệm nhạc của tên Việt Cộng nằm vùng, sau năm 1975 là thiếu tá quân đội nhân dân, Trịnh Công Sơn, là nhân vật có thế lực, thuộc cánh Võ Văn Kiệt, từng đọc bản án tử hình một phục quốc quân ở sân trường đại học Vạn Hạnh. Khánh Ly tổ chức nhiều lầu tưởng niệm tên Việt Cộng nằm vùng Trịnh Công Sơn ngay tại cộng đồng tỵ nạn, đáng lên án là những khán giả vào, mang theo lá cờ vàng, bị ban tổ chức tịch thu, ném vào xọt rác…những đêm văn nghệ tưởng niệm tên Việt Cộng họ Trịnh, dưới tên gọi" đóa hoa vô thường" đã gặp nhiều phản ứng, chả lẽ họ ném lá cờ vàng ba sọc đỏ vào xọt rác mà người tôn kính biểu tượng nầy lại làm thinh?. Chống những kẻ mượn danh văn nghệ để phản bội, cấu kết với giặc, có phải là" cực đoan" hay không Khánh Ly?. Tuy nhiên, đối với giặc cộng, Khánh Ly tỏ ra rất là" đầu hàng giai cấp chăn trâu" làm văn hóa qua sự chấp nhận khi về hát:" Phải có kiểm duyệt. Lỡ hát những bài người ta không cho phép thì phiền lắm. Nhưng mà nhiều khi tôi nghĩ nó cũng đúng. Mình vào nhà người ta. Tức là vào nhà người ta thì chỉ được làm những gì người ta cho phép. Cái điều đó chẳng làm phiền gì mình hết. Tại vì nhiều khi cái mình thích chưa chắc là cái người ta thích.".

Luận điệu của Khánh Ly rất là khó nghe qua phần phát biểu như sau:
"Tôi cũng chỉ hy vọng rằng nếu chúng ta nghĩ tới nhau một chút, nhường nhau một bước thì cũng chẳng mất gì. Nếu làm được như vậy thì tốt còn nếu không làm được thì cũng chịu.".

Có ai mời Khánh Ly xuống tàu vượt biển đi tìm tự do sau 1975?. Nhưng ngày nay, sau khi đã sống sung túc nhờ người tỵ nạn ủng hộ, thì người ca sĩ già nầy làm những việc phản bội lập trường chính mình, lòng mến mộ của giới yêu nhạc và tệ hại hơn là trở thành văn công, công cụ tuyên truyền cho chế độ../.



PHAN ĐÔNG ANH
1.10.2012



Wednesday, September 26, 2012

Bạo động tôn giáo Con Cuông: 'Mong chính quyền ngưng đàn áp tôn giáo'

image

Thời gian gần đây, giáo điểm Con Cuông mới thành lập thuộc giáo xứ Quan Lãng, tỉnh Nghệ An, trở thành một điểm nóng, nhất là sau vụ bạo động xô xát giữa các tín đồ Công giáo với cán bộ, dân địa phương hồi đầu tháng 7 vừa qua, với hơn 60 người bị thương.

Phía Công giáo tố cáo chính quyền đàn áp tôn giáo, dàn dựng đưa côn đồ, quân đội, công an tới quấy phá, gây sự, và hành hung giáo dân trong lúc họ đang hành lễ tại một nhà nguyện tại tư gia của một giáo dân.

Ngược lại, chính quyền nói hoạt động tôn giáo trái phép của các giáo dân ở đây khiến quần chúng bức xúc là nguyên nhân xảy ra vụ ẩu đả nghiêm trọng.

Vụ việc này một lần nữa dấy lên quan ngại về vấn đề tự do tôn giáo tại Việt Nam là điều mà quốc tế thường xuyên chỉ trích và kêu gọi chính quyền Hà Nội phải cải thiện.


image

Phía Công giáo tố cáo chính quyền đưa côn đồ, quân đội, công an tới quấy phá, gây sự, và hành hung giáo dân trong lúc họ đang hành lễ tại một nhà nguyện tại tư gia của một giáo dân.

Tạp chí Thanh Niên hôm nay ghi nhận ý kiến của người trẻ trong nước cả lương lẫn giáo có quan tâm và theo dõi sát diễn tiến vụ việc ở Con Cuông trong cuộc thảo luận với 4 thanh niên tại miền Bắc.

Quang Tâm: Tôi là Tâm thuộc giáo phận Vinh, theo dõi rất sát không chỉ riêng vụ ở Con Cuông mà trước nay tôi cũng có chút kinh nghiệm về các vấn đề này.

Mạnh Tuấn: Tôi đang sống ở thành phố Vinh, Nghệ An, không phải giáo dân, nhưng có theo dõi và biết về vụ ở Con Cuông.

Chiến Thắng: Tôi ở Đô Lương, Nghệ An, giáo dân giáo phận Vinh có theo dõi diễn biến vụ việc ở Con Cuông.

Thế Anh: Tôi là sinh viên ở Hà Nội, chỉ tìm hiểu về vụ việc chứ không phải là người Công giáo.

Trà Mi: Là những người quan tâm và theo dõi sát vụ việc, các bạn có ghi nhận thế nào về những gì xảy ra ở giáo điểm Con Cuông thời gian gần đây?

Quang Tâm: Trước tiên nên nhớ rằng tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin-cho. Trong luật Việt Nam không có điều nào quy định cấm không cho cử hành các nghi tích của người Công giáo. Trong vụ Con Cuông, linh mục và giáo dân chỉ cử hành các nghi tích tôn giáo chứ không phải như chính quyền nói là truyền đạo trái phép. Cái đó hoàn toàn vô lý. Nếu chúng ta theo dõi sát thông tin cả hai chiều cả bên giáo phận Vinh và bên chính quyền, sẽ thấy rõ ràng đây là hành động chụp mũ và đàn áp hết sức dã man của chính quyền.

Mạnh Tuấn: Trong vụ việc ở Con Cuông, tôi ủng hộ bên Công giáo. Qua bạn bè, báo đài, tôi theo dõi rất nhiều về vụ này. Tất nhiên tôi biết nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ trước đó nữa chứ không phải mới bây giờ như vụ nổ mìn hồi năm ngoái ngay tại giáo điểm này. Tôi theo dõi thông tin từ năm ngoái và tôi khẳng định chính quyền sai. Rõ ràng đây có sự đàn áp tôn giáo. Bằng chứng là tất cả hoạt động tôn giáo ở giáo điểm Con Cuông đã bị họ ngăn cản. Qua các video trên mạng ta thấy do những sự cản trở từ chính quyền dẫn tới những chuyện như vụ vừa rồi.

Trà Mi: Bạn có nhắc tới vụ ném mìn vào nhà nguyện của giáo điểm Con Cuông hồi năm ngoái như một dẫn chứng rằng chính quyền có dùng võ lực để đàn áp tôn giáo. Nhưng vì sao bạn cho là nguyên nhân vụ ném mìn có liên quan tới chính quyền?

Mạnh Tuấn: Tôi nghĩ nếu do thành phần quá khích gây ra mà có dính líu tới mìn thì ở Việt Nam này chắc chắn sẽ bị điều tra, bắt bớ. Nhưng hơn năm nay không thấy việc gì xảy ra, đó là một chuyện vô lý. Thực chất là đảng cộng sản sợ sự đoàn kết, phát triển rộng rãi trong Công giáo nên họ làm những trò như thế để kìm hãm, thế thôi.

Thế Anh: Vụ này em đọc trên báo Nghệ Anh thấy chính quyền Nghệ An có nói nguyên nhân vụ bạo động ở Con Cuông là do giáo dân tụ tập không xin phép tại nhà một giáo dân chứ không phải là ở nhà thờ. Theo họ, như vậy là sai pháp luật. Nếu hành vi này sai pháp luật, chính quyền cũng không có tư cách để đàn áp dã man như vậy. Anh làm sai pháp luật, tôi cũng làm hành vi sai pháp luật để trừng trị lại anh. Đó là sai. Trong vụ này có người bị đánh đến mức vỡ hộp sọ phải nhập viện. Không thể nói vì giáo dân chưa đăng ký tụ tập mà chính quyền có thể dùng võ lực thô bạo như vậy đối với nhân dân của mình. Nếu vụ việc do dân gây ra, chính quyền cũng phải có trách nhiệm vì an ninh và quân đội sinh ra là để giữ gìn an ninh. Khi thấy ẩu đã, mâu thuẫn, chính quyền phải là người can thiệp đầu tiên chứ. Sao lại có thể đổ tội là do những người tranh chấp với nhau gây ra mà chính quyền có thể ngồi im nhìn như vậy. Rất vô lý.

image
Giáo dân Con Cuông tham dự thánh lễ.

Quang Tâm: Mục đích của nhà cầm quyền là muốn kiểm soát toàn bộ các tổ chức tôn giáo, các đoàn thể. Đó là thực tế, chúng ta không vu oan cho chính quyền. Trong pháp lệnh tôn giáo quy định các giáo xứ phải đăng ký hoạt động, đó là cái cực kỳ vớ vẩn. Vụ việc ở Con Cuông chẳng qua là một cái cớ để chính quyền triệt hạ tôn giáo. Họ phủ nhận không có điều công an, quân đội tới đàn áp. Chỉ cần đọc lại các bài báo của họ sẽ thấy ban đầu họ nói đó là dân xã Yên Khê bức xúc kéo đến, nhưng sau lại nói đó là cán bộ huyện Con Cuông đến để tuyên truyền, vận động. Có một lệnh khởi tố hình sự về tội ‘gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ’ trong vụ này. Huy động công an, quân đội đến đàn áp người ta dã man như thế, rồi huy động báo chí vu khống, chụp mũ giáo dân, linh mục. Kéo tới nhà người ta đập phá, thậm chí còn đập biểu tượng tôn giáo, rồi lại còn truy tố người ta gây rối trật tự.

Trà Mi: Anh Tâm nói người của chính quyền kéo tới gây rối, nhưng báo nhà nước nói những người gây rối là những tín đồ quá khích…

Quang Tâm: Về chứng cớ, có chị Ngô Thị Thanh, một giáo dân, bị đánh dập sọ não phải cấp cứu ở bệnh viện Việt Đức. Chỉ cần một chứng cớ đó thôi, chúng ta thấy rằng chả lẽ giáo dân gây sự rồi đi đánh chính giáo dân của mình?

image


Trà Mi: Thế nhưng chính quyền lại đưa một con số để lập luận ngược lại rằng nếu do chính quyền dùng bạo lực thì vì sao phía chính quyền tới 60 người bị thương trong khi số tín đồ Công giáo số bị ảnh hưởng ít hơn rất nhiều.

Quang Tâm: Các video quay lại cho thấy họ hùng hổ kéo tới, thậm chí còn cắt cửa xông vào gây rối.

Chiến Thắng: Các con số bây giờ cũng không thể kiểm chứng được. Chính quyền đưa con số đó, tôi không thể tin vì ở chính quyền này, tất cả báo chí và tất cả mọi cái đều giả dối quá nhiều rồi. Họ xuyên tạc rất nhiều.

Trà Mi: Vì sao ở giáo điểm này lại xảy ra những vụ lộn xộn lên tới mức báo động như thế trong khi những chỗ khác không đến nỗi? Nếu có người đặt vấn đề là nếu giáo dân ở đây tuân thủ pháp luật, hành lễ đúng nơi, đúng chỗ thì đâu dẫn tới kết cục này, ý kiến các bạn ra sao?

Chiến Thắng: Việc đăng ký, đức Giám mục cũng đã nhiều lần gửi đơn lên chính quyền mà họ còn không cho phép. Giáo dân phải đi tận mấy chục cây số để xuống giáo xứ Quan Lãng tham dự thánh lễ. Vì thế, linh mục mới tạo điều kiện cho giáo dân ở đây như thế.

Trà Mi: Hồi nãy có ý kiến cho rằng tự do tôn giáo, tự do hành đạo là quyền tự do căn bản của con người, và trong tôn giáo có nhiều nghi lễ, không lẽ cứ mỗi nghi lễ lại đi xin phép chính quyền. Đó là điều không thể chấp nhận. Tuy nhiên, chính quyền nói họ quản lý để bảo đảm các sinh hoạt đó được ổn định, nếu không, sẽ dẫn tới những xáo trộn xã hội.

Quang Tâm: Ở đây phải xác định rằng các quyền căn bản đã được quy định rõ trong Hiến pháp Việt Nam và Công ước quốc tế. Như kiểu trả lời của Việt Nam về những vụ bắt bớ và đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ rằng nước nào cũng có quy định riêng, phù hợp với phong tục riêng. Đấy chẳng qua là cách ngụy biện, không thể thuyết phục những người có hiểu biết. Về vấn đề tại sao không xảy ra ở đâu mà xảy ra ở Con Cuông, chúng ta biết ngay sau khi đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp được bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Vinh, Ngài đã thành lập Ủy ban Công lý-Hòa bình giữa thời điểm rất nhạy cảm ở Việt Nam, với các vụ dân khiếu kiện, chính quyền cướp đất của dân khắp nơi. Thứ hai, sau khi Ngài về giáo phận Vinh, xảy ra một loạt bắt bớ các thanh niên Công giáo đa phần thuộc Vinh. Ủy ban Công lý-Hòa bình đã ra một bức thư nhận định về cách bắt người trái pháp luật của chính quyền, mạnh mẽ chỉ trích rằng một chính quyền chân chính không thể hành động như thế. Đó là một điều rất chướng tai, gai mắt đối với chính quyền Việt Nam. Tóm lại, chính quyền đang còn nghi ngờ ở giáo phận Vinh là khuyến khích, che chở cho những người đấu tranh cho nhân quyền. Chính sự nghi ngờ đó là một nguyên nhân để nhà cầm quyền chọn giáo điểm Con Cuông, giáo phận Vinh để đàn áp dã man.

image


Trà Mi: Để giải tỏa những sự nghi ngờ anh Tâm vừa nói, có giải pháp nào chăng?

Quang Tâm: Trong Thánh lễ hôm 22/7 vừa rồi khi giáo dân của tất cả các điểm hạt tập trung cầu nguyện cho giáo điểm Con Cuông, đức Cha Nguyễn Thái Hợp đã nói rất rõ là chúng tôi không mục đích bạo loạn, ép chính quyền phải công nhận, thừa nhận cái này cái kia. Chúng tôi rất tôn trọng pháp luật và rất mong muốn có những cuộc đối thoại tôn trọng lẫn nhau giữa chính quyền với giáo hội. Chúng tôi đấu tranh, lên tiếng không phải cho bản thân chúng tôi, mà cho những anh em đang còn bị bách hại, đang còn bị bất công.

Trà Mi: Chỉ vì hoạt động tôn giáo mà xảy ra những sự việc đáng tiếc như ở giáo điểm Con Cuông, những người trẻ như các bạn có những đề nghị gì giúp giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn hiện nay giữa giáo dân với chính quyền chăng?

Quang Tâm: Là con chiên trong giáo hội, tôi nghĩ rằng chỉ có đối thoại trong tinh thần lẫn nhau mới giải quyết được vấn đề. Chính quyền phải biết rằng Công giáo không muốn thay thế chính quyền để lãnh đạo đất nước này. Quan điểm này được lặp lại rất nhiều lần, nhưng vì sự nghi ngờ của họ nên họ luôn gây những xáo trộn như thế. Và chính quyền đừng có kiểu xảo trá, ném đá dấu tay, vừa ăn cắp vừa la làng dần dần làm mất lòng tin của người dân.

Trà Mi: Đó là nguyện vọng đề xuất của một giáo dân. Còn phía lương dân, Tuấn có ý kiến ra sao?

Mạnh Tuấn: Để tránh những vụ tương tự có thể xảy ra trong tương lai, tùy vào thái độ của chính quyền có thật sự muốn như thế hay không. Bây giờ chính quyền chỉ cần làm đúng theo Công ước Liên hiệp quốc về nhân quyền, về tự do tôn giáo, tự do báo chí, thì sẽ giải tỏa được tất cả mọi vấn đề. Nhưng ở đây do mục đích của chính quyền là muốn bóp nghẹt tôn giáo. Mấu chốt vấn đề nằm ở đó. Cho nên, để tránh trường hợp thế này không xảy ra trong tương lai là rất khó.

image


Trà Mi: Cảm ơn anh. Ở đây còn một người ngoại đạo nữa là Thế Anh. Ý kiến của bạn ra sao?

Thế Anh: Tôi có thêm một góp ý nhỏ rằng muốn sự việc đó không tái diễn thì nhà nước phải tạo điều kiện cho linh mục và giáo dân cử hành Thánh lễ. Nhưng qua các sự việc đã xảy ra, ta thấy chính quyền luôn gây khó khăn cho giáo dân và linh mục. Cho nên, nguyên nhân sâu xa ở đây là do chính quyền.

Trà Mi: Các bạn khác, các bạn nghiệm ra điều gì và có mong muốn thế nào từ vụ việc ở Con Cuông?

Chiến Thắng: Chính quyền hãy làm đúng pháp luật trước khi yêu cầu dân hay giáo dân thực thi theo pháp luật.

Thế Anh: Chính quyền phải tôn trọng dân. Họ nói được thì phải làm được.

Quang Tâm: Tôi mong muốn rằng chính quyền nên phân biệt được đâu là quyền căn bản của người dân, để dân nói lên chính kiến và thực thi quyền của mình. Yêu cầu chính quyền cứ làm theo những gì mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định và làm theo công ước với quốc tế.

Trà Mi: Vừa rồi là mong muốn của các bạn gửi gắm qua chương trình. Nếu có một người trẻ muốn nhắn gửi với các bạn rằng mong là giáo dân cũng tuân thủ pháp luật, chỉ hoạt động tôn giáo ở những địa điểm được cho phép và chỉ hoạt động khi đã đăng ký và được cho phép để đảm bảo ổn định, trật tự xã hội. Các bạn sẽ hồi đáp thế nào?

image


Chiến Thắng: Bên giáo dân đã xin đăng ký theo pháp luật nhưng bị chính quyền cố tình làm chậm đi hoặc cố tình cản trở mới dẫn tới vấn đề này, chứ không phải là người ta không xin phép. Những người chỉ nghe một chiều không nắm được vấn đề mới nghĩ là do giáo dân sai. Xin phép mà anh không cấp, không cho, cố tình cản trở thì bắt buộc người ta phải thực hiện thôi.

Trà Mi: Cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho buổi thảo luận hôm nay.



Trà Mi-VOA