Pages

Sunday, November 29, 2015

Điểm đến Việt Nam: ‘Đòi tiền chuộc’, ‘chém trước cướp sau’ và 6%

tv other top gear jeremy clarkson richard hammond
Ngày 10/11/2015, lại thêm một chấn động về chủ nghĩa thực dụng đang tung hoành trong nền du lịch “đậm đà bản sắc dân tộc” ở Việt Nam: câu chuyện một phụ nữ Anh bị đòi tiền chuộc chiếc máy ảnh mà chị làm rơi ở Quảng Bình được tường thuật lại trên báo Anh Daily Mail. Ngay lập tức, bài báo này nhận được rất nhiều bình luận từ độc giả trên khắp thế giới.

Rất nhiều ý kiến chê trách lòng tham của người Việt.

Nhiều độc giả tỏ ra hoàn toàn không hài lòng về Việt Nam bởi “một đất nước đầy rẫy trộm cắp” và nạn vòi tiền du khách diễn ra phổ biến, và nói sẽ không quay trở lại.

“Thật đáng buồn, du khách ở Việt Nam bị coi như những cây ATM di động”, độc giả có nickname “EvilPoppet” của Australia bình luận.

‘Những tên cướp biển Viking’

image
Transtroemer là một người đàn ông Thụy Điển gần năm chục tuổi, khuôn mặt với bộ râu quai nón nhộn nhạo luôn phảng phất vẻ hóm hỉnh. Vào lần thứ hai cùng gia đình du lịch đến Việt Nam, ông đã không còn được hưởng cái thú đi dạo yên bình như lần trước. Vợ ông, vốn quen phong cách phụ nữ Bắc Âu với cái túi xách trễ nải mà “không khép thật chặt khuỷu tay”, đã bị hai kẻ đi xe gắn máy lao lên lề đường giật mất cái túi. Vào lúc ấy, gia đình họ đang hớn hở tắm mình trong cái nắng nhiệt đới.

Cảnh tượng quá đỗi kỳ quái đó lại diễn ra ngay tại một trong những đường phố đẹp nhất ở trung tâm Sài Gòn.   

Cả gia đình Transtroemer đứng như trời trồng, không hiểu chuyện gì xảy ra. Phải sau vài ngày và khi đã trấn tĩnh lại, ông mới buột ra: “Trước khi xin visa du lịch vào Việt Nam năm nay, tôi đã nghe sứ quán cảnh báo về nạn cướp giật. Bạn bè của tôi, những người đã ít nhất một lần đến Việt Nam, cũng cho những lời khuyên. Nhưng không ngờ ở đây lại bị cướp táo bạo đến thế. Không khác gì những tên cướp biển Viking...”.

image
Đúng là một ví von hóm hỉnh. Nhưng trong lúc ông khách du lịch Thụy Điển cố tỏ ra hài hước để trấn an những người bạn Việt, chính người bản xứ lại càng có lý do để chua xót.

Đã không chỉ một lần họ được nghe những người bạn nước ngoài than thở về câu chuyện tương tự. Cũng không chỉ một lần, bản thân họ hoặc bất cứ ai trong số họ đã chứng kiến người thân của mình bị trộm hoặc bị cướp trắng trợn ngay tại Thủ đô Hà Nội hay ở Sài Gòn.

Natalia Krupskaia, một nữ du khách Nga thường đến Hà Nội kết hợp với công việc kinh doanh cá hồi, còn ngạc nhiên một cách thành thật bởi một thành phố có bề dày “ngàn năm văn hiến”, nhưng lại “hở ra một cái là bị mất đồ ngay”. Với người đàn bà chịu học tiếng Việt này, thật khó hiểu là với tình hình an ninh như thế, hàng năm Việt Nam lại có thể đón tiếp đến trên 8 triệu khách du lịch nước ngoài - như một con số của ngành du lịch nước này công bố mà cô không mấy tin tưởng vào độ xác thực của nó.

Cũng đã từng vài lần đến Sài Gòn, tuy chưa lâm vào hoàn cảnh như gia đình Transtroemer, nhưng Natalia không thể không chú ý đến không khí căng thẳng luôn thường trực tại nhiều khách sạn tại khu trung tâm. Thậm chí qua  báo chí Việt, Natalia còn biết là hàng năm có đến hai trăm rưỡi vụ cướp giật xảy ra tại các khách sạn trung tâm Sài Gòn, nhưng số vụ được cảnh sát phát hiện manh mối và truy bắt được thủ phạm lại hầu như không đáng kể.

Chỉ mới vào tháng 10/2015 ở Sài Gòn, một công dân Đức là Sepastian Gretz khi cùng bạn gái ra khu vực bờ kè kênh Tàu Hủ ngồi hóng mát, đã bất ngờ có một nhóm thanh niên xông đến dùng dao chém anh bị thương, sau đó lục túi cướp tiền và điện thoại di động, rồi tẩu thoát.

Nạn cướp giật du khách nước ngoài đã đẩy lên mức độ “chém trước cướp sau”.
Thế thì làm sao mỗi năm thành phố này có thể thu hút đến ba triệu rưởi khách du lịch nước ngoài - điều được các quan chức và doanh nghiệp du lịch Sài Gòn cho là “cứu cánh” mà có thể mang lại doanh thu đến 49.000 tỷ đồng?
Điều đáng nói là ngày càng có nhiều khách du lịch nước ngoài am hiểu về mặt trái xã hội đương đại ở Việt Nam. Cái được gọi là “văn hóa bún mắng cháo chửi” ở Hà Nội cũng đã được người ta biết đến không chỉ như một câu chuyện bông đùa.

‘Ghét Việt Nam’

image
Một nữ Việt kiều là chị Phương Thảo, sau nhiều lần trở về quê hương, đã buồn bã và chua chát: Việt Nam có gì để tự hào?

Chỉ cần gõ lên trạng mạng tra cứu dòng chữ “tôi không bao giờ quay trở lại Việt Nam” sẽ thấy rất nhiều bài báo hay các blog được liệt kê. Những bài này do các blogger chuyên về du lịch viết và được đăng trên các trang chuyên mục về du lịch nổi tiếng có nhiều người theo dõi. Một trong những người đó có thể kể đến Nomadic Matt, Derek4real hay thậm chí trên diễn đàn củaTripadvisor- một trang mạng chuyên cho lời khuyên đến du khách - cũng có riêng một mục nói đến những trải nghiệm xấu ở Việt Nam.

Cũng có đây đó các ý kiến phản biện, cho rằng họ có phần hơi phiến diện, nhưng điều đáng buồn là số người đồng ý không hề nhỏ, và họ còn nói rằng họ ghét Việt Nam. Không phải họ ghét người Việt mà chỉ vì ghét những gì đã phải trải qua và chứng kiến. Điều đáng buồn là những nhận xét này không thay đổi theo thời gian (tính từ năm 2003 cho đến 2014).

Điều mà ai cũng nói đến - đó là sự thiếu trung thực, hay nói thẳng ra là nói dối và lừa đảo. Ở đâu cũng có người này người kia, ở đâu cũng có vấn nạn lừa đảo du khách, song mức độ lừa đảo và nói dối ở Việt Nam đã lên hàng đầu. Du khách bị lừa ngay khi từ sân bay hay bến xe bước chân lên taxi. Sự thiếu trung thực còn thể hiện ở việc du khách nước ngoài luôn phải trả giá cao hơn người Việt Nam gấp nhiều lần. Nhiều người cho rằng trả số tiền như vậy vẫn rẻ hơn so với nơi họ đang sống, nhưng cảm giác bị đối xử như vậy làm cho họ cảm thấy không được tôn trọng.

Nhiều người Việt cho rằng Tây phải bị chặt chém là chuyện thường và thậm chí còn cho rằng Tây là những con “lợn béo”. Có thể Tây không hiểu được tiếng Việt, nhưng họ có óc quan sát và họ thừa biết họ phải móc nhiều tiền hầu bao để trả cho cùng một món hàng. 

Những ví dụ cụ thể được đưa ra với cả số tiền họ phải trả cho dịch vụ không đáng có từ việc vá vỏ xe, hay kéo xe bị thủng lốp đi đến chỗ vá, cho đến việc mua trái cây hay một lon nước ngọt, hay cả việc không có tiền thối lại hoặc thối lại tiền thừa không đúng, hay đến việc bị ép phải cho tiền phí phụ vụ. Câu kết luận được buông ra ở đây là người Việt tham lam và thiếu trung thực.

Trong số 7,874 triệu du khách đến Việt Nam, chỉ có 6% ít ỏi trong số du khách này hàng hài lòng với dịch vụ họ đã sử dụng.

6%!

image
Cũng chỉ 6% du khách nước ngoài cho biết sẽ quay trở lại Việt Nam lần hai. Tỷ lệ cực thấp này được chứng minh bởi báo cáo của Dự án Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ, khi thực hiện trưng cầu ý kiến của 3.000 du khách nước ngoài ở 5 điểm du lịch chính là Sa Pa, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng và Hội An.

Làm giá - chặt chém, giao thông hỗn loạn, ăn xin, ăn cắp vặt và vệ sinh an toàn thực phẩm là những điều đáng sợ với du khách khi đến Việt Nam.

Chỉ đến gần đây, một quan chức cao cấp của Việt Nam là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chợt than thở: “Nhìn sang Thái Lan, Malaysia, họ có 27 - 30 triệu khách/năm; Singapore cũng có 15 - 16 triệu khách. Thu nhập từ khách du lịch của Thái Lan một năm cũng 50 - 60 tỉ USD.

Mình chỉ được khoảng 10 tỉ USD, khách được khoảng 8 triệu. Bây giờ đặt ra những vấn đề gì?”.




Phạm Chí Dũng

dancing america travel road south

Khi Nam Hàn giả đò 'điều khiển' Bắc Hàn

north korea kim jong un
Một phần của Bức tường Berlin được trưng bày tại Seoul như một lời gợi nhớ về mối quan hệ trắc trở với Bắc Hàn. Tuy nhiên, ý nghĩ về việc thống nhất hai miền chưa bao giờ quá xa vời, và đã có cả một bộ trong chính phủ Nam Hàn tập trung lo chuyện này, dẫu cho nhân viên của Bộ không đến nỗi quá bận rộn, theo Stephen Evans.

image
Nay, một phần của Bức tường Berlin được đặt ngay giữa thủ đô Nam Hàn. Một phần bê tông gồm ba phiến đá được dựng bên ngoài một trong số các bảo tàng, như một phần triển lãm để so sánh Triều Tiên bị chia cắt với nước Đức bị chia cắt.

Học sinh đứng nhìn chăm chú.

image
Chúng chạm vào khối bê tông gồ ghề và chụp hình selfie phía trước. Chúng bị mê hoặc bởi khối bê tông.

"Nếu như việc thống nhất có thể xảy ra tại Đức, thì tại sao Triều Tiên lại không?" là câu hỏi ám ảnh trong đầu chúng, và cả đất nước này.

Theo hiến pháp Nam Hàn, năm tỉnh của Bắc Hàn vẫn là một phần của Triều Tiên thống nhất (là quốc gia mà thời điểm cuối cùng còn tồn tại là 70 năm về trước), và Nam Hàn vẫn vờ như đang điều khiển.

Tôi nói là 'vờ như' bởi tại Seoul có một tòa nhà đầy các công chức về mặt lý thuyết là được giao quản lý Bắc Hàn. Có các ban ngành cho mỗi tỉnh trong số năm tỉnh của Bắc Hàn này.

test kim jong un missile
Trừ mỗi chuyện là họ không thể quản lý từ Seoul, bởi các tỉnh này nằm ở Bắc Hàn. Có một vấn đề nhỏ về chuyện gọi tên khu vực phi quân sự - thực ra đó là Bức tường Berlin, phiên bản Triều Tiên.

Một ngày nọ, tôi tới thăm Bộ này. Phải nói là các nhà quản lý phần lãnh thổ ở miền Bắc này trông không lấy gì làm bận rộn. Một số màn hình máy tính cho thấy người dùng đang trong lúc mua sắm online.


Ai mà trách họ được? Sự sụp đổ đến nơi của chế độ Bắc Hàn được dự đoán từ 1990. Thế nhưng đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy điều đó sẽ sớm diễn ra.

image
Ba phiến đá của Bức tường Berlin được triển lãm tại Seoul như lời nhắc nhở về cơ hội thống nhất đất nước trên bán đảo Triều Tiên.

Chính quyền giả định đóng trong tòa nhà ảm đạm, có 44 nhân viên chuẩn bị sẵn sàng cho một điều ít có khả năng xảy ra một sớm một chiều, mà có lẽ sẽ không xảy ra. Những hành làng dài vắng vẻ, lặng lẽ.

Tôi gặp một trong những người được giả định là một nhà lãnh đạo lo quản lý Bắc Hàn, người nói với tôi rằng một trong những vai trò chính của họ là duy trì nền văn hóa Bắc Hàn cho tới ngày vĩ đại, ngày thống nhất đất nước.

Điều đó có nghĩa là công việc tổ chức các buổi múa dân gian ở miền Nam.

Trên đường đi làm, những nhà quản trị trên lý thuyết này của miền Bắc đi ngang qua một hòm thư màu xanh nhạt đặt ngay ở lối vào chính. Trên đó có dòng chữ: "Hòm thư Nhớ nhà".

Đây là hòm thư dành cho những người miền Bắc sống tại miền Nam - trừ một điều là những lá thư không bao giờ được chuyển tới đúng địa chỉ, bởi giữa hai miền Triều Tiên không có dịch vụ bưu chính.

Hòm thư mang tính biểu tượng, một quan chức nói với tôi.

Nhìn lại thời thập niên 1950-60, thì đó là khi bộ này được coi như một chính phủ lưu vong thực sự, sẵn sàng tiếp quản công việc một khi thống nhất hai miền.

Nay thì không.

north korea kim jong un celebrities
Bộ máy này không nghĩ tới chuyện họ sẽ sớm ngồi vào những vị trí tại Bình Nhưỡng thay thế cho Kim Jong-un.

Tại Nam Hàn những ngày này, người ta không nói nhiều về sự sụp đổ đến nơi của miền Bắc, mà là hậu quả của chuyện đó, nếu như việc sụp đổ diễn ra.

Cuộc triển lãm ở Seould với một phần của Bức tường Berlin cho thấy rõ về sự khác biệt giữa Triều Tiên và nước Đức.

Có những bảng biểu thể hiện các thông tin, thậm chí cả trong những năm cuối cùng trước khi thống nhất Đức, sáu triệu người đã được đoàn tụ với người thân ở bên kia bức tường.

image
Hòm thư Nhớ nhà là nơi để người miền Bắc sống ở miền Nam tới bỏ thư - những lá thư không bao giờ đến đúng địa chỉ.

Tại Triều Tiên, trong vòng 14 năm qua, con số này là chưa tới 2.000 trường hợp. Người dân Bắc Hàn trên thực tế là không có liên hệ gì với thế giới bên ngoài.

Toàn bộ Đông Đức, trừ vùng miền đông xa xôi quanh Dresden, đều xem được truyền hình Tây Đức vào mỗi tối, và qua đó nhìn thấy thế giới bên ngoài. Người Bắc Hàn không có được điều đó.

Lương bổng của Nam Hàn cao gấp từ 10 đến 20 lần so với người Bắc Hàn, là mức cách biệt lớn hơn nhiều so với khoảng cách giữa Đông và Tây Đức.

Điều đó có nghĩa là nếu như thống nhất đất nước, những xáo trộn kinh tế sẽ lớn hơn nhiều.

Những người Bắc Hàn đào tẩu sang Nam Hàn đã nhận thấy các kỹ thuật họ có thì không đủ để sử dụng ở Nam Hàn.

Các bác sĩ từ miền Bắc chạy sang miền Nam thường không qua được các kỳ kiểm duyệt kiến thức y khoa của Nam Hàn.

Tất cả những điều này cho thấy sẽ phải có những nỗ lực rất lớn và những khoản tiền khổng lồ đổ vào một khi diễn ra việc thống nhất hai miền mới có thể giảm bớt những ảnh hưởng xáo trộn, đạt được như nước Đức.

Nhưng giới công chức ở Nam Hàn chưa tính tới chuyện đó.

Kim Jong-un chẳng sợ gì chuyện họ sẽ tới lấy mất vị trí của mình ở Bình Nhưỡng. Vào lúc này, họ còn quá nhiều thứ phải làm, chẳng hạn như đi mua sắm online, hay tổ chức các cuộc biểu diễn múa dân gian.

north korea kim jong un voyeurism

Việt Nam 'chuyển sang đánh võ mồm'

image
GS Nguyễn Mạnh Hùng tin rằng Hội thảo Quốc tế về Biển Đông ở Vũng Tàu (23-24/11/2015) là một thành công của Việt Nam.

Việt Nam không 'đánh võ' được trên thực tế, nên đã chuyển sang 'đánh võ mồm' để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông và cuộc hội thảo quốc tế mới tổ chức ở Vũng Tàu là một 'thành công', theo một học giả của Mỹ từ Singapore có tham luận tại Hội thảo.

Trao đổi với BBC từ Vũng Tàu, Việt Nam, hôm 24/11/2015, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia bang giao quốc tế của Đại học George Mason, Mỹ nói:

"Tôi nghĩ họ (Việt Nam) không đánh nhau bằng võ được thì họ đánh võ mồm thôi.

"Họ tìm cách quốc tế hóa vấn đề Biển Đông ra, thì họ làm đến lần thứ bảy rồi đó.

"Những người mà trẻ mà họ tổ chức thì bây giờ cũng khá lắm rồi, có căn bản, kiến thức luật pháp, rồi ngoại giao họ đều khá.

"Và bởi vì lâu rồi, thành ra họ biết những người nào nói như thế nào, thành ra họ tổ chức như thế này."

Đạt được mục đích

Giáo sư Hùng, người hiện cũng đang là chuyên gia khách mời cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, nói thêm về điều mà ông cho là thành công của cuộc Hội thảo quốc tế do Việt Nam vừa tổ chức.

Ông nói: "Họ đạt được mục đích là thứ nhất quảng bá, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, làm mọi người phải để ý đến vấn đề đó.

"Và thứ hai, nó củng cố lập trường của họ và nó làm cho lập trường của Trung Cộng tương đối là không được coi là chính thống."

image
Bản đồ đường chín đoạn tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng ở Biển Đông được đề cập tại Hội thảo Vũng Tàu.

Bình luận về điểm đáng chú ý từ các ý kiến chia sẻ tại Hội thảo Vũng Tàu, đặc biệt liên quan tới các quan điểm đến từ Trung Cộng, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói thêm:

"Mỹ thì tôi thấy tòa Đại sứ đi nhiều nhưng họ không mời lên nói, về phía học giả Mỹ tôi thấy Patrick Cronin có giải thích quan điểm của Mỹ.

"Ở đây người ta cho rằng quan điểm của Mỹ tương đối không rõ ràng, không biết là cái gì và có đủ cứng rắn, mạnh mẽ hay không, thì ông Patrick Cronin giải thích rất rõ rệt chính sách của Mỹ. Đấy là một quan điểm về phía Mỹ.

"Còn mấy ông học giả Trung Cộng có dịp để giải thích cho các ông. Và tôi thấy một số người tôi cũng gặp nhiều nơi rồi.

"Tôi gặp cả Trung Cộng nữa, thì nói chuyện vui vẻ thôi, nhưng mà có mấy cô là những người mới, tôi thấy họ thoáng và có tính cách 'flexible' (uyển chuyển, linh hoạt) hơn.

"Tôi cũng có hỏi mấy ông Trung Cộng, họ nói với tôi những cô đó, có người luận án về vấn đề luật pháp như vậy.

"Và cô nói khá là 'flexible' (uyển chuyển), bởi vì người ta là academic (hàn lâm). Nó có cả những người học giả là những người thân chính phủ hơn.

"Nhưng mà những người học giả trẻ, tương đối họ linh hoạt hơn... Nếu chỉ căn cứ vào những người học giả trẻ, thì tôi thấy thay đổi của Trung Cộng đã hơi linh hoạt. Vấn đề là con đường lưỡi bò."

Chín đoạn - một 'sai lầm'

Nhân nói về bản đồ đường chín đoạn trên Biển Đông do Trung Cộng đơn phương lập ra và công bố, Giáo sư Nguyễn Quốc Hùng, nhân dịp này cũng bình luận về một quan điểm đến từ Anh của tác giả, nhà báo Bill Hayton, người đang làm việc tại BBC.

image
Tác giả, nhà báo Bill Hayton đang làm tại BBC được học giả đánh giá là gây 'tiếng vang' tại Hội thảo Vũng Tàu.

Ông Hùng nói: "Tôi thấy bài hội thảo của ông Bill Hayton rất hay.

"Bill Hayton có quyển sách về vấn đề Biển Đông rồi, nhưng ông cũng đưa ra một số văn bản, tài liệu in màu sắc đàng hoàng, tử tế, thì họ cũng chứng minh rằng là chuyện Trung Quốc vẽ đường chín đoạn là một sự sai lầm.

"Nó căn cứ vào một tài liệu sai lầm, ông (Trung Cộng) nhầm, ông viết như vậy.

"Và những tài liệu đó là những tài liệu gốc, thì ông (Hayton) có những tài liệu gốc - không có những chuyện đó.

"Về sau này, là nó (TC) cứ bịa thêm, chẳng hạn như có một hòn đảo gọi là James Shoal, thì cái đảo đó không bao giờ có cả...

"Nói tóm lại thì ông (Hayton) bảo rằng đường lưỡi bò là chuyện không có. Ông nói một câu mà nhiều người buồn cười, ông bảo:

"Cái tuyên bố đòi chủ quyền (claim) của Trung Cộng là một tuyên bố dựa trên cảm xúc (emotional claim), chứ không phải là tuyên bố có căn cứ lịch sử (historic claim)," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuật lại với BBC.

Trong hai ngày 23-24/11/2015, cuộc Hội thảo Quốc tế lần thứ 7 về Biển Đông với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực" của Việt Nam đã được tổ chức tại thành phố Vũng Tàu ở miền Nam nước này.

Hội thảo này do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) đồng tổ chức.

Cuộc Hội thảo có hơn 200 đại biểu, trong đó có trên dưới bảy mươi học giả và đại biểu Việt Nam cùng 30 đại biểu và nhiều cơ quan đại diện nước ngoài, đoàn ngoại giao tại Việt Nam cùng truyền thông trong và ngoài nước tham gia, theo một thông báo của Ban Tổ chức.

Đã có trên 30 tham luận được trình bày qua hai ngày Hội thảo, chưa kể các trao đổi bên lề, với sáu nhóm chủ đề là: tình hình thế giới và tác động đến vấn đề Biển Đông, các diễn biến gần đây trên Biển Đông, quan hệ nước lớn ở Biển Đông, luật pháp quốc tế, triển vọng tương lai, tình huống giả định: giải quyết, phân định và hợp tác ở Biển Đông, vẫn theo thông báo của Ban tổ chức Hội thảo.

image

Tại sao Mỹ cất giấu 700 triệu thùng dầu?

image
Có một thứ quan trọng và quý giá đang được cất giấu âm thầm dọc theo bờ biển ở vùng Vịnh của nước Mỹ.

Gần 700 triệu thùng dầu đang được cất giấu an toàn dưới lòng đất tại bốn địa điểm. Một hệ thống bao gồm 60 đường hầm dưới lòng đất làm thành ‘Dự trữ Dầu hỏa Chiến lược’ (SPR) khổng lồ của Hoa Kỳ.

Tại sao phải trữ dầu?

Kho dự trữ này được lập khoảng 40 năm trước và giờ đây đã có nhiều kho dầu lớn khác nữa nằm rải rác trên toàn cầu.

Rất nhiều nước đã đổ hàng tỷ Mỹ kim xây dựng những cơ sở tích trữ và còn nhiều cơ sở nữa đang được hình thành.

Thế nhưng tại sao các nước muốn cất giấu dầu dưới lòng đất?

Câu chuyện bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng năng lượng hồi 1973.
Khi đó, các nhà xuất khẩu dầu thuộc khối Ả-rập đã cắt nguồn cung cho các nước phương Tây nhằm đáp trả việc Mỹ ủng hộ Israel trong Cuộc chiến Yom Kippur.


Thế giới lệ thuộc vào dầu của vùng Trung Đông đến nỗi giá dầu tăng chóng mặt và chẳng lâu sau nước Mỹ phải ra định mức đối với người tiêu dùng ở các trạm đổ xăng.

image
Có nơi không còn một giọt dầu. Người ta lo sợ nguy cơ bị trộm xăng và một số ít người đã vác cả súng ra canh giữ xe hơi.

Một vài năm sau, Mỹ bắt đầu xây dựng SPR và tích trữ dầu thô đầy trong các hang động.

Kịch bản được tính tới là một khi xảy ra việc nguồn cung dầu bị gián đoạn nghiêm trọng, nước Mỹ sẽ có nguồn dự trữ của riêng mình để đối phó việc giá dầu bị đẩy cao và làm giảm áp lực lên thị trường thế giới.

Một trang web chính phủ Mỹ viết: “Trữ lượng khổng lồ của SPR... khiến nó trở thành một công cụ răn đe nghiêm trọng đối với hành động cắt đứt nguồn cung dầu và là một công cụ trọng yếu trong chính sách ngoại giao.”

image
Tuy nhiên, đó là một ý tưởng khôn ngoan nhưng rất tốn kém. Ngân sách trong năm nay để duy trì SPR là 200 triệu đô la.

Vòm muối

image
Bob Corbin ở Bộ Năng lượng Mỹ là người chịu trách nhiệm đảm bảo cho số tiền này được chi tiêu hợp lý.
“Tất cả những địa điểm tích trữ của chúng tôi đều nằm ở những nơi mà chúng tôi gọi là vòm muối,” ông giải thích. “Dầu thô không thẩm thấu qua được muối cho nên chúng là nơi tích trữ tuyệt vời."

Corbin, người đã có 22 năm phục vụ trong lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ, tự hào với bốn nơi cất giấu này. Chúng được đặt từ Baton Rouge thuộc tiểu bang Louisiana đến điểm cất trữ lớn nhất đặt tại thành phố nhỏ Freeport thuộc bang Texas.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn trên mặt đất thì chúng ta sẽ chẳng thấy gì – chỉ là một số miệng giếng và đường ống.

Những miệng giếng này đi sâu đến hàng ngàn bộ vào hệ thống hầm ngầm dưới lòng đất và có thể đưa nước vào ở áp lực lớn để lấy dầu thông qua quá trình gọi là chuyển chỗ.

Corbin cho biết quản lý những cơ sở như vậy đi kèm với thách thức riêng.

Chẳng hạn như những đường hầm bằng muối không phải ổn định hoàn toàn. Đôi khi một phần tường hay trần của những đường hầm này sẽ bị đổ xuống gây hư hại hệ thống và phải cần được thay thế cẩn thận.

image
Mỹ từng phải áp định mức xăng dầu cho người dân trong cuộc khủng hoảng 1973
Các công nhân cũng không thể nào đi vào trong những đường hầm này, do đó cũng giống như việc khai thác dầu từ giếng tự nhiên, công việc lấy dầu từ đường hầm phải được điều khiển từ xa.

Tuy nhiên, người ta dùng một số thiết bị đặc biệt để giúp thấy được những gì bên trong.
“Theo chu kỳ khi những đường hầm này trống trơn thì chúng tôi có thể chụp ảnh dò sóng âm,” Corbin cho biết. "Cách làm này cho phép ta nhìn được theo góc nhìn ba chiều."

Một số đường hầm có hình dạng rất thú vị, ông cho biết thêm. Ví dụ như có một khoang chứa trông giống như một chảo rán cực lớn.

Trước đây, Mỹ từng dựa vào SPR để vượt qua những lúc khó khăn.

Có thể kể đến thời gian Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, khi mà việc xuất khẩu dầu bị gián đoạn, hay trong cơn bão Katrina hồi năm 2005 khi yêu cầu sử dụng dầu khẩn cấp đã được phê chuẩn trong vòng 24 giờ kể từ khi bão đổ vào.

Dự trữ dầu trên toàn thế giới

Tuy nhiên, Mỹ không phải là nước duy nhất đổ nhiều tiền của vào kho dự trữ dầu chiến lược.
Nhật Bản cũng có một loạt những địa điểm nơi họ cất giữ trên 500 triệu thùng dầu trong những thùng chứa lớn trên mặt đất.

Cơ sở ở Shibushi chẳng hạn, được đặt nằm ngoài khơi. Sau trận động đất và sóng thần hồi năm 2011, đã có những lời kêu gọi nước Nhật mở rộng kho dự trữ dầu để phòng những cuộc khủng hoảng trong tương lai vốn sẽ một lần nữa gây khó khăn cho nguồn cung dầu.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) giám sát việc phân phối dầu từ nhiều cơ sở dự trữ trên toàn thế giới.

image
Thoả thuận quốc tế đòi hỏi các quốc gia thành viên phải trữ đủ lượng dầu ít nhất tương đương 90 ngày nhập khẩu
Martin Young, người đứng đầu Bộ phận Chính sách Khẩn cấp của IEA, nói: “Khi một quốc gia ký kết gia nhập IEA thì họ sẽ có nhiều nghĩa vụ và một trong những nghĩa vụ chính là họ phải có nguồn dự trữ dầu tương đương với lượng nhập khẩu trong 90 ngày.”

Không phải nước nào cũng có vòm muối để cất giữ dầu dưới lòng đất.

Cũng như không phải nước nào cũng có cơ sở tích trữ chuyên dùng lớn dùng để tích trữ dầu.

Như nước Anh chẳng hạn, là nước không có vòm muối, cũng chẳng có cơ sở tích trữ.
“Nghĩa vụ của Anh là giữ cho lượng dầu ở những nơi sản xuất hiện tại ở trên mức thông thường,” Young cho biết. Lượng dầu này được các công ty bí mật để qua một bên để chính phủ có thể tiếp cận ngay lập tức khi cần thiết.

Hai nước không phải là thành viên của IEA, Ấn Độ và Trung Cộng, trong những năm gần đây cũng đã đổ tiền của vào kho dự trữ SPR của họ.

Đặc biệt, Trung Cộng có những kế hoạch đầy tham vọng.

Họ hy vọng rằng nhiều cơ sở tích trữ khác nhau nằm rải rác trên khắp đất nước rốt cuộc sẽ giúp họ trữ được lượng dầu nhiều như Mỹ.

Trung Cộng không có các đường hầm muối và do đó phải dùng đến các phương tiện tích trữ tốn kém hơn nhiều, đó là dùng những bồn chứa trên mặt đất.

Những bồn chứa này có thể dễ dàng được nhìn thấy trên bản đồ Google Earth và trên những hình ảnh vệ tinh – ta chỉ cần tìm những dãy đốm trắng lớn.

image
Địa điểm tích trữ ở Trấn Hải (Zhenhai) là một trong số này và hiện đang trữ hết công suất, 33 triệu thùng.

Dùng SPR để thao túng giá dầu?

Narongpand Lisapahanya, một nhà phân tích dầu khí tại tập đoàn đầu tư CLSA, nói rằng việc Trung Quốc đổ tiền của vào các cơ sở SPR tất cả đều nằm trong kế hoạch của hoạch để được xem như là một siêu cường toàn cầu.

“Nếu anh là một siêu cường thì anh cần phải có dự trữ dầu. Giả sử xảy ra tình trạng một siêu cường khác có sự cố về năng lượng nên yêu cầu mở kho dự trữ dầu thì Trung Quốc có thể tham gia cung cấp một phần lượng dầu cần đến.”

Trong khi sự phát triển của các kho dự trữ dầu trên thế giới nhìn chung được hoan nghênh thì cũng có một số người lo ngại rằng các nước nằm ngoài IEA có thể dùng kho dự trữ của họ để chi phối giá dầu toàn cầu bằng cách bán tháo số dầu dự trữ này vào những cơ hội thích hợp.

image
Một điểm dự trữ dầu của Nhật, nhìn từ Google Map
Dĩ nhiên, việc làm giảm tác động của giá dầu tăng cao là mục đích ban đầu của việc cho ra đời các cơ sở SPR.
Carmine Difiglio thuộc Bộ Năng lượng Hoa Kỳ giải thích: “Bảo vệ nền kinh tế Mỹ khỏi tác động của giá dầu nội địa tăng vọt là mục đích của SPR vào năm 1975 và nó vẫn là mục đích của SPR ngày nay.”

Nhưng có một lằn ranh quan trọng cần phải phân biệt giữa việc này và việc sử dụng SPR cho mục đích thao túng giá dầu trên thị trường thế giới.

Về điểm này, Martin Young nhấn mạnh: “Kho dự trữ dầu không phải dùng để kiểm soát giá cả như thế. Chúng dùng để điều chỉnh sự thiếu hụt dầu trên thị trường do sự gián đoạn nguồn cung.”

Nên sử dụng SPR như thế nào?

Tuy nhiện, hiện vẫn đang tiếp tục có tranh luận về việc kho SPR sẽ được sử dụng như thế nào.

Một số người cho rằng việc mở kho cần phải được thực hiện quyết liệt, hơn trong khi những người khác đặt vấn đề liệu nước Mỹ có luôn tận dụng được hết lợi thế của việc có kho SPR, ước tính trị giá khoảng 43,5 tỷ Mỹ kim, hay không.

Mặc dù vậy, ít người ủng hộ ý tưởng thay đổi căn bản cách sử dụng kho dự trữ SPR ở Mỹ cũng như ở các nước khác.

Trọng tâm hoàn toàn vẫn là chuẩn bị cho những tình huống khẩn cấp và giảm nhẹ tác động của việc giảm nguồn cung.

cinemagraph sunset oil rig
Những nước không có nơi cất trữ dầu được yêu cầu phải để sẵn dầu dư ở các cơ sở sản xuất.
Chính phủ các nước và IEA chuẩn bị cho việc này bằng cách tính toán họ sẽ lấy ra bao nhiêu dầu từ SPR trong trường hợp khủng hoảng.

Thậm chí có những công ty chuyên hỗ trợ cho việc này, chẳng hạn như EnSys.

EnSys đã phát triển một mô hình tinh vi trên máy tính để giả định những biến động giá dầu trong tương lai.

Công nghệ này giúp EnSys tư vấn cho những nước hiện đang nắm giữ SPR về việc khi nào và tại sao họ nên xem xét mở kho dự trữ dầu cho các nhà máy lọc dầu địa phương.

Như Martin Tallett, giám đốc điều hành của EnSys, giải thích: đó là cuộc chơi của các con số. Sản lượng dầu nhập khẩu sẽ bị thiếu hụt bao nhiêu thùng trong lúc khủng hoảng và cần phải mở kho lượng dầu bao nhiêu để bù đắp cho tác động của việc này?

Trong lúc chính phủ các nước và các cơ quan năng lượng tiếp tục lên kịch bản cho tình huống xấu nhất thì dự trữ dầu vẫn đang ngày càng tăng thêm.

Rõ ràng là Hoa Kỳ và nhiều nước khác tin rằng SPR là một cách đầu tư hiệu quả.

Tuy nhiên, dù cho công tác chuẩn bị cho được làm cặn kẽ tới đâu thì vẫn có khả năng xảy ra chuyện trong tương lai, dầu không được chuyển kịp thời từ các kho dự trữ chiến lược tới những nơi cần thiết.

Vậy liệu tình trạng như hồi 1973 có lặp lại không?

image
Bob Corbin là một trong những người tin rằng không. "Tôi không muốn đồn đoán về việc chuyện gì có thể hay không thể xảy ra," ông nói. "Chúng ta đã sẵn sàng đưa dầu đi vào bất kỳ khi nào chúng ta cần."



Chris Baraniuk