Pages

Tuesday, July 19, 2011

"Bạn dân" hay công an TQ?

image
CÔNG AN ĐÁNH ĐẬP DÃ MAN NGƯỜI BIỂU TÌNH


image

Cộng đồng mạng đang lưu truyền một đoạn video ngắn, được cho là hình an ninh Việt Nam mặc thường phục dẫm vào mặt người biểu tình.
Đoạn video tổng cộng 25 giây, chiếu lại vài lần hình ảnh các nhân viên an ninh mặc cả sắc phục và thường phục đang kéo một người thanh niên lên xe buýt.
Đồng hồ trên màn hình cho thấy cảnh này được quay lúc gần 9 giờ sáng Chủ nhật 17/07.
Người thanh niên nằm ngửa bị nắm tay chân, đặt nằm trên đất trước khi lôi lên cửa xe buýt. Vào thời điểm đó, một nhân viên an ninh mặc thường phục áo phông màu vàng xuất hiện ở cửa xe, lấy chân dậm thẳng vào mặt người thay niên đang nằm dưới đất khiến người này giơ tay ôm mặt.

image

Sau đó, người thanh niên bị vất lên xe.
Một người biểu tình khác, cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy, cho hay ông đã chứng kiến cảnh tượng này từ bên trong xe:
"Cậu thanh niên ấy bị họ ném bịch một phát lên xe rồi nằm xoài ra. Lúc đó tôi đã ngồi trên xe rồi. Một lúc sau thì cậu này nhổm dậy được."
Hình ảnh người áo vàng bạo hành với người biểu tình đã bị khống chế khiến dư luận cộng đồng mạng vô cùng bức xúc.
Hành xử thô bạo
Cuộc biểu tình hôm 17/07 diễn ra chóng vánh vì bị công an giải tán.
Đã có một số cáo buộc công an đánh người biểu tình, nhất là sau khi các hãng tin nước ngoài công bố hình ảnh một thanh niên bị bốn công an viên xách chân tay kéo đi.
Đây cũng chính là người bị đánh trong đoạn video không rõ do ai quay được ở trên.
Hôm thứ Hai 18/07, một blogger có nick Đông Hải Long Vương nhận mình là người trong hình.
Lúc bị bắt, anh đang có mặt trong đoàn biểu tình đi qua đoạn đường tàu hỏa gần phố Điện Biên Phủ.
Blogger Đông Hải Long Vương xác nhận rằng anh "đã bị khống chế như con lợn... mấy đồng chí công an còn đạp (sút) tổng cộng 4 phát. Đạp từ trên đạp xuống trong lúc mình đang còng queo".

image

"Trong đó có 2 phát được ăn "bánh giầy" vào mồm. Một phát trượt qua cổ. Một phát vào ngực."
Blogger này chia sẻ với BBC rằng anh đã từng xuống đường hai lần năm 2007 và 5 lần trong tháng 6-7/2011.
"Trước cuộc tuần hành một ngày, tôi đã biết cuộc trấn áp sẽ rất phũ phàng. Một cán bộ an ninh cũng đã nhắc nhở tôi về tình hình chung và của cả cá nhân tôi. Cho nên sự việc đến thì tôi cũng thấy bình thản."
"Tôi chỉ là một người bình thường mà thôi. Tất cả chỉ là sự bất đắc dĩ mà xuống đường."
Các blogger trong nước nói tên thật của Đông Hải Long Vương là Nguyễn Chí Đức, sinh năm 1976.
Nhân viên an ninh trong video cũng bị cáo giác là công an thuộc quận Hoàn Kiếm.

image

Người biểu tình 17/07 kể chuyện

image

Cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sáng Chủ nhật 17/07 tuy không nhiều người tham gia bằng những lần trước, nhưng cũng gây chú ý vì nhiều lẽ.
Một trong các yếu tố là cách hành xử bị tố cáo là "thô bạo" của các nhân viên công quyền đối với người biểu tình.
Một người biểu tình, blogger có nick Đông Hải Long Vương, nhận mình chính là thanh niên bị bốn công an viên xách chân tay kéo đi trong bức ảnh gây chấn động đang lưu truyền trên mạng.
Khi bị bắt, blogger này đang có mặt trong đoàn biểu tình đi qua đoạn đường tàu hỏa gần phố Điện Biên Phủ.
Blogger Đông Hải Long Vương viết trên blog của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện rằng anh "đã bị khống chế như con lợn... mấy đồng chí công an còn đạp (sút) tổng cộng 4 phát. Đạp từ trên đạp xuống trong lúc mình đang còng queo".
"Trong đó có 2 phát được ăn bánh "giầy" vào mồm. Một phát trượt qua cổ. Một phát vào ngực."
Sau đó, chính blogger này chia sẻ với BBC: "Tôi chỉ là một người bình thường mà thôi. Tôi không phải là người nhân cơ hội để nổi đình nổi đám như một số nhân vật có hơi hướng tới hoạt động dân chủ."
"Tất cả chỉ là sự bất đắc dĩ mà xuống đường."
Theo blogger Đông Hải Long Vương, anh đã từng xuống đường hai lần năm 2007 và 5 lần trong tháng 6-7/2011.
Trước cuộc tuần hành một ngày, tôi đã biết cuộc trấn áp sẽ rất phũ phàng. Một cán bộ an ninh cũng đã nhắc nhở tôi về tình hình chung và của cả cá nhân tôi. Cho nên sự việc đến thì tôi cũng thấy bình thản.
Blogger Đông Hải Long Vương
"Trước cuộc tuần hành một ngày, tôi đã biết cuộc trấn áp sẽ rất phũ phàng. Một cán bộ an ninh cũng đã nhắc nhở tôi về tình hình chung và của cả cá nhân tôi. Cho nên sự việc đến thì tôi cũng thấy bình thản."
Anh cho BBC biết: "Mấy cái chuyện đánh đập, xúc phạm này thực sự đối với tôi chỉ là phủi bụi. Làm việc lớn thì đến mạng sống người ta còn chẳng tiếc, huống hồ mới trấn áp vớ vẩn thế này mà đám trí thức, dân chủ bề ngoài đã làm um củ tỏi lên thì tôi thấy buồn cười".
Tuy vậy, blogger Đông Hải Long Vương nói sau cuộc biểu tình anh cảm thấy buồn. "Buồn cho Đảng Cộng sản, buồn cho đám an ninh, mật vụ nhưng cũng buồn cho thân phận dân đen, hèn yếu, nhu nhược nên dân tộc ta mới nên nông nỗi này..."
"Buồn vì cách ứng xử của an ninh đã đành mà cả phía trí thức, người đi biểu tình vẫn còn ít... thế thì dân tộc ta mãi không ngóc đầu lên dậy được với xu thế văn minh của thế giới."
Cựu chiến binh
Một người biểu tình khác, cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy, 60 tuổi, cho hay ông đã chứng kiến cảnh blogger Đông Hải Long Vương bị cảnh sát lôi lên chiếc xe buýt để chở đi Mỹ Đình cùng hàng chục người khác.
"Cậu thanh niên ấy bị họ ném bịch một phát lên xe rồi nằm xoài ra. Lúc đó tôi đã ngồi trên xe rồi. Một lúc sau thì cậu này nhổm dậy được."

image

Ông Nguyễn Tường Thụy thuật lại những gì ông chứng kiến: Theo thông báo ở trên mạng là 8.30 sáng sẽ tổ chức biểu tình ở Điện Biên Phủ, 8.30 tôi đến và tôi đã thấy mọi người bắt đầu đứng vào hàng ngũ ở ngã ba Nguyễn Tri Phương và Điện Biên Phủ.
Mọi người xếp hàng rất trật tự và trưng biểu ngữ, hô khẩu hiệu.Thành phần chủ yếu là thanh niên và một số những người lớn tuổi như tôi và một số nhân sỹ trí thức nữa.
Thấy vậy, tôi cũng đứng luôn vào hàng. Thanh niên và mọi người hô khẩu hiệu tại chỗ được một lúc thì cảnh bắt bớ diễn ra.
Chúng tôi bị tách làm hai đoàn. Đoàn khác bao gồm chủ yếu là nhân sỹ trí thức, họ bảo nhau đi đến Nhà Hát Lớn và đi bằng nhiều phương tiện.
Còn đoàn chúng tôi bị đưa đến Công an Mỹ Đình, cũng có nhiều nhân sỹ trí thức, các em thanh niên, sinh viên và cả những người lớn tuổi.
BBC: Thưa, ông có nhận xét gì về thái độ của các nhân viên công quyền trong cuộc biểu tình hôm Chủ nhật?
Ông Nguyễn Tường Thụy: Cần phải phân biệt là có những người chỉ đạo và có những người thực hiện. Những người chỉ đạo không trực tiếp hành động. Còn những người trực tiếp bắt bớ thì rất là hung hăng, ăn nói thì vô giáo dục, chửi bới và đánh đập dân biểu tình.
Khi mà họ bắt chúng tôi, họ không nói lý do gì cả.
Đặc biệt là các hành động như lôi, đánh, đẩy, đưa lên xe như thế, tôi thấy việc đối xử với đồng bào mình quá tồi tệ.
Khi họ đưa chúng tôi đến công an Mỹ Đình, về mặt thái độ họ không có biểu hiện gì hung hăng như lúc chúng tôi ở Điện Biên Phủ.
Sau đó, họ thẩm vấn mọi người, chủ yếu là ghi tên tuổi và địa chỉ cụ thể chứ họ không có động thái nào chửi bới chúng tôi như trước, cũng không có gì đe dọa.
Họ không đe dọa nhưng họ khuyên chúng tôi là không nên tiếp tục biểu tình vì đã có chính phủ lo.
BBC: Và trả lời của ông đối với lời khuyên này là gì?
Ông Nguyễn Tường Thụy: Tôi có trả lời là chính phủ phản ứng yếu ớt trước sự hung hăng gây hấn của chính phủ Trung Quốc cho nên là chúng tôi biểu tình hỗ trợ hậu thuẫn cho chính phủ.
Chúng tôi hưởng ứng lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ở Nha Trang về vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Chúng tôi làm vì muốn bảo vệ đất nước, bảo vệ ngư dân Việt Nam. Chúng tôi nói nhỏ nhẹ như vậy thôi.
Thực ra khi thẩm vấn thì rất nhanh vì chủ yếu có rất nhiều người đã bị biết tên và quen mặt. Chủ yếu họ hỏi về tên tuổi và địa chỉ để lập danh sách gồm 46 người là ai và ở đâu.
Chúng tôi hưởng ứng lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biếu ở Nha Trang về vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Chúng tôi làm vì muốn bảo vệ đất nước, bảo vệ ngư dân Việt Nam.
Cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy
Việc này diễn ra nhanh nhưng chúng tôi ở lại lâu, suốt buổi sáng, là do chúng tôi đấu tranh phải mang xe đưa chúng tôi về chỗ họ bắt chúng tôi.
Sau khi biết rằng họ không cho xe, chúng tôi mới đi về và tiến hành biểu tình tiếp. ”
BBC: Lần sau có biểu tình, ông có tiếp tục tham gia không, thưa ông?
Ông Nguyễn Tường Thụy: Điều này thì chúng tôi không dám chắc. Hôm nào có điều kiện thì tôi sẽ đi. Hôm nào vướng bận thì thôi. Nhưng tôi hy vọng là tôi sẽ được tham gia biểu tình tuần tới nếu mọi người có lưu tâm và hô hào trên mạng.
Tấm biểu ngữ gây tranh cãi
BBC cũng đã hỏi chuyện Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ từ Hà Nội, người nói ông đã "bị bắt hai lần".
Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ: Lần thứ nhất là hôm mùng 10/07, tôi không chịu nổi vì bức xúc về việc công an đàn áp biểu tình, rồi Trung Quốc nó lộng hành quá cho nên tôi quyết định xuống đường cùng các cháu sinh viên.
Thế nhưng, khi vừa mới đến tôi đã bị bắt và bị hỏi cung rất dữ dội. Cả đoàn chúng tôi đã đấu tranh rất nghiêm chỉnh và xác định là chúng tôi là những người không có tội.
Lần thứ hai là hôm 17/07 sau khi có kêu gọi của các nhóm yêu nước. Tôi chuẩn bị kỹ càng hơn với khẩu hiệu mà tôi và các đồng đội của tôi đã nghiền ngẫm nhức đầu là muốn giải quyết vấn đề xâm chiếm của Trung Quốc phải chung sức với Mỹ, Nhật, Ấn Độ và EU để "xé Trung Quốc ra thành nhiều quốc gia độc lập".
BBC: Vâng, tấm biểu ngữ của ông đã gây ra khá nhiều tranh luận trên các diễn đàn mạng, thưa ông. Một số người nói ông đang nhằm vào phá hoại nền hòa bình của Trung Quốc, chứ thông điệp vì biển đảo Việt Nam qua đó lại bị loãng đi.
Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ: Không, đấy là những chính khách nói. Tôi cam đoan là với các lực lượng ngầm ở Mỹ, Nhật, Ấn Độ và ở EU thì đó là một khát khao không bao giờ nói ra nhưng họ cũng đều muốn xé Trung Quốc ra làm nhiều quốc gia độc lập.
Và đấy cũng là ước vọng của nhân dân Trung Quốc.

image

TS Đỗ Xuân Thọ biện minh cho khẩu hiệu gây tranh cãi trong cuộc biểu tình
Theo nhóm chúng tôi nghiền ngẫm trong ba năm thì đấy là cách giải quyết triệt để nhất mối hiểm họa phương Bắc đối với Việt Nam.
Tôi nghĩ khẩu hiệu của tôi là đánh trúng vào huyệt đạo của Trung Quốc và cái đó làm Bắc Kinh cực kỳ sợ sệt và cực kỳ kinh hãi.
Một khẩu hiệu nữa mà tôi ưng ý là ‘Sự bành trướng của Trung Quốc ảnh hưởng đến an ninh và hòa bình thế giới'. Đấy là khẩu hiệu nhẹ nhàng hơn khẩu hiệu của chúng tôi.
BBC: Không khí cuộc biểu tình ở cả hai bên, theo ông trải nghiệm, là như thế nào?
Tiến sỹ Đỗ Xuân Thọ: Tôi bị gãy chân từ trước nên công an họ giật cái biểu ngữ ra khỏi người tôi và đẩy lên xe cùng với một sốngười khác. Sau đó, chúng tôi xuống đồn công an Mễ Trì thì cuộc đấu tranh ở đấy thật tuyệt vời.
Trong số người bị bắt có một phụ nữ đi khám bệnh bị đưa lên xe vô cớ. Xuống đến nơi thì bà này chửi um lên và nói rằng đã như thế thì Chủ Nhật tuần sau bà cứ đi biểu tình với những người yêu nước.
Ngoài ra còn có hai cháu bé tiểu học bị bắt. Tôi hỏi các cháu làm sao bị bắt, bố mẹ các cháu đâu thì các cháu nói chúng cháu bỏ học để đi biểu tình cùng với các ông các bà, với các chú các bác.
Tôi nhận xét rất trung thực như thế này. Họ làm rất căng trên ĐSQ Trung Quốc để chứng tỏ cho TQ thấy rằng họ đàn áp cuộc biểu tình rất cứng rắn.
Nhưng mà xuống đến chỗ tiếp đón thì họ lại dùng những lời lẽ là: "Mời các bác xuống đây để nói chính kiến của mình chứ ở trên đó nóng lắm".
Tôi thấy xuống công an Mỹ Đình thì không ai bị đánh đập. Mọi người đều tỏ ra rất phẫn nộ, thậm chí có những lời lăng mạ độc địa nhưng công an ở dưới Mễ Trì tỏ ra khá là nín nhịn.
Biểu tình ở Hà Nội: Công an 'đánh' người

image

Cảnh sát bị tố cáo ứng xử thô bạo với nhiều người biểu tình hôm 17/7 ở thủ đô Hà Nội
Người biểu tình và phóng viên ở Hà Nội nói công an đánh đập những người biểu tình bị bắt giữ tại một số nơi trong đó có quận Hoàn Kiếm.
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, một trong những người tham gia biểu tình sáng nay, cũng nói cảnh sát có hành vi "thô bạo" để giải tán biểu tình.
Trên blog cá nhân ông Diện viết: "Sáng nay, 08h45, đoàn biểu tình tập hợp ở góc Trần Phú của Vườn hoa Lenin thì lực lượng cảnh sát đã đưa tới ba xe bus, hốt mọi người lên xe một cách rất thô bạo.
"Đã thấy ở Hà Nội ngàn năm văn hiến cảnh lực lượng an ninh bốc người lên xe như khiêng một con vật.
"Trong số những người bị hốt lên xe, cả cả phụ nữ và trẻ em, trong số các phụ nữ có Bà Nguyễn Nguyên Bình (Nhà văn) là con gái của Nhà cách mạng lão thành Nguyễn Trọng Vĩnh.
Họ khênh tôi và một số người khác lên ô tô và tống vào 'bốt' Hàng Trống, công an quận Hoàn Kiếm, nhốt mỗi người một phòng và đấm đá túi bụi.
Cũng trên blog của Tiến sỹ Diện sau đó đã có bình luận của Tướng Vĩnh: "Người dân trong tay không có gì, chỉ biết tỏ lòng yêu nước bằng biểu tình hòa bình trong trật tự để phản đối sự xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Tổ Quốc sao lại bị bắt.
"Chẳng lẽ những người bắt họ không có lòng yêu nước, không có lương tâm?!
Một phóng viên ở Hà Nội nói với BBC có thanh niên 16 tuổi bị đánh vào mặt gây chảy máu.
Còn một người biểu tình khác nói anh bị bắt ở gần Vườn hoa Cổ Tân (mạn Hồ Hoàn Kiếm) và bị một số công an xông vào đánh trước khi được thả:
"Họ khênh tôi và một số người khác lên ô tô và tống vào 'bốt' Hàng Trống, công an quận Hoàn Kiếm, nhốt mỗi người một phòng và đấm đá túi bụi.
"Có bốn công an vào đánh xong bảo 'ĐM mày, mày bảo tao đánh mày à?'
"Tôi bảo 'mày đang đánh tao đây còn gì' thì nó bảo 'ĐM mày, thế thì tao phải đánh cho mày không nhận ra là ai đánh mày nữa."
Công an Hoàn Kiếm tuyên bố không trả lời báo chí qua điện thoại.
'Xe ôm'
Trong khi đó một người tham gia biểu tình từ đầu giờ sáng nói với BBC:
"Có mấy đội [biểu tình sáng nay], đội tích cực nhất của anh Phương [Nguyễn Văn Phương - người đọc Tuyên cáo tại Nhà hát Lớn trong ngày biểu tình 3/7] bị bắt ngay từ đầu. Ra giương biểu ngữ lên, hô hét được mấy phút thì bị tóm lên xe buýt.
"Còn đội thứ hai là đội bất đồng chính kiến."
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, người thuộc nhóm được gọi là "bất đồng chính kiến" nói nhóm của ông cũng bị ngăn chặn.
"Chúng tôi đi đến được Cửa Nam thì họ chặn hết đằng trước, đằng sau, họ chặn bên trái, họ chặn bên phải và mọi người không thể đi sang đường Hai Bà Trưng được.
"Sau đó mọi người phải nói với nhau để xé lẻ ra và đi xe ôm đến Nhà hát Lớn.
"Ra trước cửa Nhà hát Lớn độ 11h30 rồi cùng nhau ở đấy và giải tán đi về."
Tiến sỹ Quang A nói khoảng một nửa trong số 60 người thuộc nhóm của ông tới được Nhà hát Lớn.
Ông nói thêm: "Theo chúng tôi được biết, những anh em bị đưa đến Mỹ Đình thì cũng khoảng hơn 12h thì người ta thả ra và anh em lại tiếp tục biểu tình trên đường từ Mễ Trì đi về trung tâm."
Bình luận về những người chặn đoàn biểu tình, ông Quang A nói:
"Trừ một vài người, còn đại bộ phận đều là những anh em rất là trẻ.
"Chắc là họ nhận được lệnh của trên và họ buộc phải làm theo lệnh thôi."


Nhận diện công an đạp mặt dân

image

image

image
Đại úy Minh và người đeo kính áo đen bị tố cáo đã đánh người vô cớ

BBC được biết người đạp vào mặt anh Nguyễn Chí Đức là một đại úy trong khi người chỉ đạo là thượng tá công an ở Hà Nội.
Một trong số những người biểu tình bị bắt nói vị đại úy tên là Minh.
"Khi chúng tôi bị đưa lên xe, tôi nghe thấy có người gọi 'anh Minh ơi lên xe đi' và anh ta lên.
"Đây cũng là người đã đánh chúng tôi," người biểu tình này nói với BBC.
Ông cũng nói thêm người mặc áo trắng và chỉ tay trong ảnh chính là Thượng tá Canh, Phó trưởng công an quận Hoàn Kiếm.
Ngoài ra, người đeo kính và đứng đằng sau ông Canh cũng bị tố cáo đã vô cớ đánh người biểu tình.
Cho tới nay ít nhất năm người đã nói rằng họ bị cảnh sát đánh đập mặc dù họ không hề có thái độ khiêu khích.
'Phũ phàng'
Anh Nguyễn Chí Đức thậm chí còn đang bị bốn công an cầm tay cầm chân khi bị Đại úy Minh đạp vào mặt.
Anh Đức nói anh đã bị "khống chế như con lợn... mấy đồng chí công an còn đạp (sút) tổng cộng 4 phát. Đạp từ trên đạp xuống trong lúc mình đang còng queo.
"Trong đó có hai phát được ăn "bánh giầy" vào mồm. Một phát trượt qua cổ. Một phát vào ngực."
Trước cuộc tuần hành một ngày, tôi đã biết cuộc trấn áp sẽ rất phũ phàng.
Nguyễn Chí Đức
Blogger này nói với BBC rằng anh đã từng xuống đường hai lần năm 2007 và năm lần trong tháng 6-7/2011.
"Trước cuộc tuần hành một ngày, tôi đã biết cuộc trấn áp sẽ rất phũ phàng. Một cán bộ an ninh cũng đã nhắc nhở tôi về tình hình chung và của cả cá nhân tôi. Cho nên sự việc đến thì tôi cũng thấy bình thản."
Hiện chưa rõ công an Việt Nam đã có lời xin lỗi anh Đức hay có công an nào bị xử lý trong vụ này chưa.
Báo chí Việt Nam hoàn toàn im tiếng trong vụ công an hành hung người dân lần này.
Trong khi đó họ Bấm đưa tin một cô gái ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị khởi tố vì tát công an.
Cũng trong ngày 20, VnExpress chạy tin Bấm 'Hạ gục kẻ bắn chết một công an' trong đó không hề nói cảnh sát đã cố gắng tới đâu để có thể bắt sống người gây án.
Cảnh sát Việt Nam đã nhiều lần bị tố cáo sử dụng bạo lực quá mức cần thiết và lạm dụng quyền hành.

image

image

image

image
image

image

image

image

image


GS Thayer: VN nên có công viên biểu tình

Một bộ phận trí thức, sinh viên và người dân Việt Nam đã liên tục xuống đường ở thủ đô Hà Nội trong các ngày Chủ Nhật của bảy tuần vừa qua, và ba buổi cuối tuần liên tiếp tại TP Hồ Chí Minh.
image

Công an Việt Nam đã ngày càng mạnh tay hơn để ngăn chặn các cuộc biểu tình, nhất là sau khi Việt Nam và Trung Quốc có thông báo chung về cùng có biện pháp để 'định hướng dư luận' hồi cuối tháng Sáu.
Chính quyền Việt Nam nói với những người biểu tình rằng họ đã giải quyết tình hình căng thẳng ở Biển Đông với Trung Quốc và các cuộc biểu tình của người dân chỉ làm phức tạp thêm tình hình.
Nguyễn Hùng của BBC đã hỏi chuyện Giáo sư Carl Thayer tại Học viện Quốc phòng Australia, một nhà quan sát tình hình Việt Nam và trước hết được nghe ông bình luận về cách nhìn biểu tình của Việt Nam.

GS Carl Thayer: Điều hiển nhiên là các chính phủ chịu trách nhiệm về chính sách ngoại giao, nhưng dấu hiệu thực sự của một nền dân chủ là người dân có quyền thể hiện quan điểm một cách hòa bình.
Người ta thường nói 'Đá hay gậy có thể gây đau đớn nhưng những lời chửi mắng chẳng gây xây xát gì', và như thế chính sách ngoại giao của chính phủ không bị ảnh hưởng gì cả.

Nhưng chính phủ Việt Nam đã có thông cáo báo chí chung với Trung Quốc về chuyện định hướng dư luận và khiến chúng ta có thể suy luận.
Một trong những cách họ có thể làm là để cảnh sát nói với người biểu tình rằng họ cần phải dừng lại sau một số cuộc biểu tình.
Và cảnh sát đã bắt đầu thông báo với người biểu tình là chính phủ chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề.
Tôi đã nghĩ là trong giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam có nhiều người ủng hộ các cuộc biểu tình và bằng cách để cho các cuộc biểu tình diễn ra trong vòng kiểm soát, họ sẽ có lợi thế khi nói chuyện với Trung Quốc.

Nhiệm vụ của họ [cảnh sát] là bảo vệ Đại sứ quán Trung Quốc khỏi bị tấn công và không có dấu hiệu gì là điều này có thể xảy ra.

Việt Nam có thể nói rằng hành động của Trung Quốc làm thương tổn tình cảm của người dân Việt Nam chứ không phải chỉ có tình cảm của người Trung Quốc bị ảnh hưởng.
Nhưng chúng ta không biết cụ thể chuyện định hướng dư luận có nghĩa là gì, Việt Nam sẽ phải làm gì và Trung Quốc sẽ phải làm gì theo thỏa thuận đạt được.

ĐE DỌA
BBC: Việt Nam cũng nói rằng biểu tình là trái luật và đó là lý do họ giải tán các cuộc tụ họp?

GS Carl Thayer: Biểu tình là trái luật nhưng chúng ta biết là có hàng chục cuộc biểu tình diễn ra mỗi năm về đất đai và những chuyện khác và chính quyền vẫn để cho người dân biểu tình trong một khoảng thời gian.
Vậy tại sao chính phủ lại không thể chấp nhận cuộc tuần hành ôn hòa để nêu quan điểm của người dân.

Khi chịu khuất phục trước Trung Quốc, Việt Nam đi vào đường một chiều. Việt Nam có thể làm được gì khi mà báo chí hay blogger ở Trung Quốc mở cuộc tấn công?

Đây là điều thiếu công bằng và tôi cho rằng Việt Nam đã phải làm nhiều hơn nhiều để kiểm soát người dân của mình so với Trung Quốc.
Đánh giá của cá nhân tôi là chính quyền Việt Nam và lực lượng an ninh có sự ngạo mạn và họ cho rằng họ có thể bóp nghẹt sự bất đồng.

Có thể hai bên hoán đổi theo kiểu nếu Việt Nam ngưng biểu tình thì báo chí Trung Quốc như Global Times (Hoàn cầu Thời báo) sẽ bị bịt miệng và không có những bài xã luận kích động và báo chí Trung Quốc sẽ không nói tới chuyện 'dạy cho Việt Nam một bài học' nữa.

Thực tế là ngay cả Hiến pháp của Việt Nam cũng không nói tới quyền biểu tình mà nói về quyền người dân được thể hiện ý kiến.
Việt Nam đang muốn chủ động hòa nhập vào cộng đồng thế giới và một phần của quá trình này là người dân phải có quyền tụ tập và thể hiện ý kiến một cách hòa bình.

Đương nhiên tất cả các cuộc biểu tình phải theo luật định. Nhưng Việt Nam vẫn chưa đi xa tới mức như vậy.

Phải nói rằng biểu tình là cách thể hiện lòng yêu nước của người Việt Nam và người ta biểu tình vì sự toàn vẹn lãnh thổ chứ không phải để lật đổ chính phủ Việt Nam.

Các cuộc biểu tình có thể được xem là ủng hộ tính chính danh của chính phủ chứ không phải là chống lại.

image
Giáo sư Thayer nói Việt Nam bị Trung Quốc ép nhiều hơn trong việc kiểm soát người dân

BBC: Nhưng làm sao chính phủ có thể chắc chắn như vậy được. Nếu hôm nay người dân có thể biểu tình chống Trung Quốc thì một ngày khác họ cũng có thể biểu tình phản đối nhiều thứ khác?

GS Carl Thayer: Đó là cách nhìn của lực lượng an ninh.
Chẳng hạn như trong vụ bauxite chúng ta thấy có sự liên kết vì cùng một vấn đề khi các nhà bảo vệ môi trường, các nhà hoạt động vì dân chủ, các tu sỹ Thiên Chúa giáo, các nhà sư, các đại biểu Quốc hội và các nhà khoa học và các quan chức về hưu đều trở thành một mạng lưới chung.
Đây là điều làm chính phủ cảm thấy bị đe dọa vì đó là vấn đề mà người ta có cảm giác mãnh liệt.

Hồi năm 2007, tôi đã bình luận rằng nếu các cuộc biểu tình khi đó không phải do chính phủ tổ chức mà các sinh viên tự có được thông tin về hành động của Trung Quốc từ nguồn của họ, tự tổ chức biểu tình vào giờ nhất định và họ cùng xuất hiện trong một màu áo, vậy câu hỏi đặt ra là liệu họ còn có thể làm gì khác nữa.
Sau đó lực lượng an ninh đã tới các trường và đe dọa đuổi việc và đuổi học các sinh viên và giảng viên.

Tạp chí Time: VN quay về lối cũ


Time nói Việt Nam không còn dung thứ các cuộc biểu tình như vài tuần trước đây
image

Tạp chí Time của Hoa Kỳ nói Việt Nam không còn dung thứ làn sóng biểu tình hiện nay sau khi đạt được thỏa thuận chung với TQ.


Bài của phóng viên Helen Clark viết từ Hà Nội hôm 18/7, một ngày sau khi cảnh sát bắt giữ hàng chục người biểu tình và hành hung ít nhất một vài người trong số này.
Time nói khoảng 300 người đã xuống đường trong ngày 17/7 với các khẩu hiệu và biểu ngữ phản đối Trung Quốc.
Đây là lần thứ bảy người dân Việt Nam xuống đường phản đối Trung Quốc trong bảy tuần gần đây.

Tạp chí Bấm nhận xét: "Tụ họp và phản đối chính trị, là việc vốn chính phủ không ưa, không phổ biến ở Việt Nam.

"Khi biểu tình diễn ra, thường đó chỉ là để bày tỏ sự bất bình về các vấn đề có tính địa phương như chiếm đất, lương bổng hay sự tàn bạo của cảnh sát.
"Và quả thực sự dung thứ cho làn sóng biểu tình lần này đã cạn."

'Thù địch'
Time nói các cuộc biểu tình trước đó đã được phép diễn ra để gửi thông điệp tới Trung Quốc và cũng là cách để người dân hả giận.
Nhưng Time nói tình hình sau đó đã thay đổi: "Sau tuần thứ tư, Hà Nội và Bắc Kinh ra thông cáo báo chí chung nhấn mạnh "sự cần thiết phải tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của hai nước.
"Cuộc biểu tình lần thứ năm diễn ra trong tuần sau đó nhưng điều rõ ràng là Việt Nam đang mất dần kiên nhẫn và cả Trung Quốc và Việt Nam đều không muốn tiếp tục làm ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao."

Một trong các lo ngại của chính phủ về các cuộc biểu tình là các nhóm thù địch với chế độ có thể chiếm diễn đàn.

Bài của Time
Tác giả Helen Clark nói chính quyền Việt Nam đôi lúc bị chia rẽ giữa phe thân Trung Quốc và phe thân Hoa Kỳ.
Theo bà Clark, Hà Nội cũng đã tìm được cách gửi thông điệp tới Bắc Kinh vì việc cho phép biểu tình xảy ra ở một nhà nước độc đoán cho thấy Hà Nội ngấm ngầm ủng hộ những tuyên bố của người biểu tình.

Bài đăng trên Time cũng nhắc tới các hoạt động hải quân chung giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, điều mà Trung Quốc coi là "không đúng lúc" và có thể làm tăng căng thẳng trong vùng.
Helen Clark nói chính quyền Việt Nam cũng còn có lý do khác để lo ngại về các cuộc xuống đường gần đây.

"Trong các năm trước, các nhà hoạt động dân chủ và nhóm dân chủ hải ngoại bị cấm, Việt Tân, đã kết nối cách Hà Nội hành xử với Trung Quốc và trong vấn đề Biển Đông... với câu hỏi rộng hơn về tính chính danh của chính phủ."

Bài báo kết thúc với kết luận mọi việc nay quay trở lại như cũ sau khi biểu tình ôn hòa được phép diễn ra trong vài tuần qua.


Nước đã vỡ bờ

Những ngày Tháng Bảy năm 2011 này có nhiều chuyện quá đau lòng xảy ra cho toàn dân Việt Nam. Đó không phải là chuyện giặc Tàu gia tăng xâm phạm lãnh hải, tiếp tục cướp bóc, đánh đập, giết hại ngư dân ta. Những việc đó chỉ gây ra phẫn nộ, căm hờn bởi vì kẻ thủ ác là ngoại bang xâm lược. Điều đau lòng là chính những người mang cùng giòng máu Việt Nam đã mất hẳn luơng tri khi làm những hành động mất nhân tính với chính đồng bào của mình.

Tôi muốn nói đến hai việc:

Thứ nhất, vụ đàn áp người dân biểu tình chống giặc Tàu do lực lượng công an của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thi hành. Từ vụ bóp cổ anh Phan Nguyên trong vụ biểu tình ngày Chủ Nhật, 12 tháng 6 năm 2011, cho đến việc khủng bố, mắng chửi tục tỉu các vị nhân sĩ trí thức, và dã man nhất, hôm Chủ Nhật 17 tháng 7, một viên công tên Minh đã nhẫn tâm đạp vào mặt blogger Đông Hải Long Vương, khi anh này đang bị những công an khác bắt lôi lên xe buýt "như một con lơn." Xem đoạn video clip rất ngắn đó, mọi người đều nhận ra là tên đại úy công an Minh đã thể hiện hành động với tất cả lòng căm thù.

Thứ hai, cũng liên quan đến việc biểu tình chống giặc Tàu, là tin xấu về một người yêu nước khác là anh Nguyễn Hoàng Hải, tức blogger Điếu Cày đã ngồi tù gần 4 năm nay. Nghi vấn anh bị mất cánh tay đang được loan truyền trên mạng internet, thông qua một lá đơn khiếu nại của người vợ cũ là bà Dương Thị Tân. Cho đến khi tôi viết những dòng này, sự việc này chưa được chính thức công nhận, tuy vậy nếu đó là sự thật thì quả là những kẻ cầm quyền đã gây thêm tội ác mà lịch sử ngàn năm sau vẫn không phai.

Vì sao chế độ này, thông qua nhưng kẻ ác ôn như tên công an Minh hay bọn cai tù lại căm thù người dân vô tội đến như thế? Không thể có lời giải đáp nào khác ngoài kết luận rằng bọn chúng là những tên tay sai của giặc Tàu. Chỉ có giặc Tàu, những kẻ hàng ngàn năm nay âm mưu thôn tính nước ta, bọn xâm lược từng nhiều phen ôm nối nhục bại trận, mới căm hận dân ta đến như thế. Một người Việt, một nhà nước của người Việt không thể nào hành xử với người Việt như thế cả.

Những kẻ mất nhân tính đó, về mặt công khai, vẫn là viên chức của nhà cầm quyền Việt Nam. Vậy thì có ai còn phản đối khi tôi cho rằng nhà cầm quyền Việt Nam, tức là Đảng Cộng sản Việt Nam, chính là tay sai đắc lực của giặc Tàu?

Điều đó hẳn là như vậy, nhưng không phải hôm nay tôi viết những dòng này để lặp lại sự kết tội quá cũ, quá nhàm đó, mà chỉ muốn trình bày vài suy nghĩ cùng những người Việt Nam, những đồng bào cùng giòng máu Lạc Hồng, mà cho đến nay vẫn còn chút hy vọng vào những người cai trị nước Việt Nam hôm nay.

Nhiều năm qua, theo dõi những tranh luận trên các phương tiện truyền thông, từ lề trái đến lề phải, từ những nạn nhân của cộng sản cho đến các viên chức của cộng sản, những người đang theo hay đã từ bỏ cộng sản, từ người bình dân cho đến giới trí thức..., tôi hiểu rằng cho đến hôm nay người Việt chúng ta vẫn còn một lằn ranh giới và không có chung quan điểm về thực chất, về tư cách của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chính vì vậy chúng ta chưa có sự đồng thuận về cách giải quyết vấn nạn của đất nước.

Cụ thể hơn, tôi cho rằng vẫn còn nhiều người lương thiện, yêu nước, thương dân, dẫu cay đắng với thực tế, vẫn còn chút niềm tin, hy vọng vào đảng Cộng sản. Họ không muốn "diệt trừ" cái đảng mà họ đã một thời hy sinh cho, được hưởng ân sủng hay ngộ nhận do được giáo dục từ tấm bé về sự tốt đẹp của nó.

Nhưng hôm nay, những ngày của tháng Bảy năm 2011 của thế kỷ 21 này, tôi xin thưa cùng quí vị, cùng các bạn trẻ, các công nhân viên chức trong chính quyền, binh sĩ trong quân đội, và ngay cả những người trong hàng ngũ công an chỉ biết "còn Đảng còn mình," và thậm chí cả với đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam là, nếu quí vị còn yêu thương giống nòi Việt, còn nghĩ về giải đất hình chữ S bên bờ biển Đông, thì xin thêm một lần bình tâm suy nghĩ lại. Xin hãy xem cho rõ những gì đang xảy ra. Thật là dư thừa nếu tôi lại liệt kê ra tội ác của những người cộng sản đang cầm quyền. Hết rồi quí vị ạ. Hết thật rồi. Không thể che dấu được nữa rồi! Làm sao quí vị có thể kéo dài niềm tin vào những kẻ đan tâm đối xử với người dân yêu nước như súc vật, như kẻ đại thù trong những ngày vừa qua? Tôi tin rằng dù yêu chuộng, dù rộng lượng đến mấy đi nữa, quí vị cũng không thể nào chấp nhận hay tha thứ được cho những kẻ khốn nạn đó.

Từ quốc nội cho đến hải ngoại, xin quí vị trí thức, nhân sĩ, nhà văn, nhà báo, đại biểu quốc hội, sĩ quan, tướng lãnh, binh sĩ, sinh viên, côn g nhân, nông dân, nam nữ, già trẻ,...ai có thể chỉ cho tôi một lý lẽ biện minh cho những hành quái đản này của nhà quyền Cộng sản Việt Nam trong thời gian qua? Tất cả các lý lẽ như bảo vệ sự ổn định, bảo vệ tình hữu nghị đồng chí...đều vô nghĩa, xảo quyệt, trân tráo đến dị hợm khi được dùng để biện minh cho những hành động khốn nạn đó.

Vậy thì, nếu bằng lòng với kết luận những kẻ cầm quyền hiện tại, tức Đảng Cộng Sản Việt Nam, không vì dân, không hề thương xót dân, mà chỉ cam tâm làm vừa lòng giặc Tàu để giữ chắc quyền lợi phe đảng, thì chúng ta còn chần chờ gì nữa mà không chung tay để thay đổi nó đi?

Vận mệnh của quốc gia dân tộc không phải là trò đùa, không phải điều mà ta cầu vào may rủi, nhưng tôi tin bất kỳ chính quyền nào khác do người dân thực sự chọn lựa cũng tốt hơn chính quyền hiện tại.


Caubay




No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.