Pages

Thursday, September 8, 2011

Mỹ tiết lộ mạng lưới hầm ngầm của Trung Quốc

image


Trung Quốc đang mở rộng lực lượng hạt nhân với một tên lửa di động đa đầu đạn và duy trì kho vũ khí chiến lược ở các boong-ke (bunker) nằm sâu dưới đất, Lầu Năm Góc tiết lộ trong báo cáo hàng năm gửi lên Quốc hội về quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc được cho là có tới 75 tên lửa hạt nhân tầm xa, gồm cả loại tên lửa đạn đạo liên lục địa, di động DF-31A và DF-31, báo cáo của Lầu Năm Góc hôm 24/8 cho biết. Trung Quốc cũng có 120 tên lửa tầm trung.

image

"Trung Quốc đang tăng cường lực lượng tên lửa chiến lược cả về chất lẫn lượng. Bắc Kinh sẽ tiếp tục đầu tư một nguồn lực tương đối vào việc duy trì một lực lượng hạt nhân giới hạn...nhằm đảm bảo rằng quân đội giải phóng nhân dân (PLA) có thể thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa hủy diệt".

image

Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, lần đầu tiên, Trung Quốc dường như đang phát triển một tên lửa đạn đạo liên lục địa di động thứ 3, có thể mang đầu đạn hạt nhân tấn công các mục tiêu độc lập (MIRV). Ngoài ra, báo cáo còn cung cấp thêm nhiều chi tiết mới về nỗ lực phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc và cho biết Bắc Kinh đã tiến hành thử nghiệm chặn đầu đạn như một phần của hệ thống phòng thủ.
Trung Quốc cũng đóng tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạng Jin đầu tiên và dường như con tàu này đã sẵn sàng. Tuy nhiên, tên lửa JL-2, một biến thể của DF-31 vẫn đang được thử nghiệm.

image

Lầu Năm Góc cũng tiết lộ trong bản đánh giá hàng năm về quân đội Trung Quốc rằng, hệ thống hầm ngầm sâu dưới đất của nước này ở phía bắc được kết nối với hơn 4.800 km đường hầm. Các hầm ngầm được dùng để cất giữ, che giấu tên lửa, đầu đạn hạt nhân và các boongke (bunker) chỉ huy khỏi các cuộc tấn công hạt nhân.
Trung Quốc cho rằng việc đặt vũ khí và sở chỉ huy ở các cơ sở ngầm thì nó sẽ khó bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công. Quân đội Trung Quốc đã dùng các cơ sở ngầm từ đầu những năm 1950.

image

Quan chức Mỹ cho hay, trước đây các thông tin chi tiết về vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đều được giữ bí mật. "Lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc - quân đoàn pháo binh số 2 đã xây dựng và dùng các hầm ngầm kể từ khi triển khai hệ thống tên lửa chạy bằng nhiên liệu lỏng lâu đời nhất và tiếp tục sử dụng hầm ngầm để bảo vệ và che giấu các tên lửa di động dùng nhiên liệu rắn hiện đại, mới nhất của họ".
Báo cáo của Lầu Năm Góc cho hay, các điểm hầm ngầm hạt nhân Trung Quốc được thiết lập dựa trên giả định rằng nó sẽ hấp thu cú đòn hạt nhân đầu tiên trước khi phản công.

image

Theo bản tin của báo Diplomat, một bài phát biểu gần đây tại trường chiến tranh hải quân đã tiết lộ, các cơ sở ngầm đã được đài truyền hình quốc gia trung ương Trung Quốc công khai từ tháng 3/2008. Mạng truyền hình trên đã chiếu hình ảnh một số đường hầm tại một địa điểm ở khu vực núi non thuộc tỉnh Hồ Bắc, phía bắc Trung Quốc. Cơ sở ngầm này nằm sâu dưới đất hàng trăm mét.

image

"Dù Trung Quốc vẫn giữ bí mật và luôn nhập nhằng trong lĩnh vực hạt nhân, thì việc nước này thỉnh thoảng tiết lộ thông tin về một số cơ sở ngầm liên quan tới hạt nhân là phù hợp với nỗ lực phát đi các tín hiệu chiến lược về sự tồn tại của kho hạt nhân của nước này".
Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng đưa ra hình ảnh các đường hầm, các trung tâm kiểm soát và an ninh. Các cơ sở an ninh ngầm được dùng để bảo vệ và che giấu sở chỉ huy, địa điểm truyền thông, cất giữ vũ khí và thiết bị cũng như để bảo vệ con người.

image

Richard Fisher, một nhà phân tích các vấn đề quân sự Trung Quốc nhận xét, báo cáo trên có ý nghĩa quan trọng trong việc liệt kê các sức mạnh hạt nhân chiến lược của Trung Quốc - với 25 tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, một số tên lửa mang một lúc nhiều đầu đạn. Báo cáo này là bản tham chiếu đầu tiên về chương trình phòng thủ tên lửa toàn quốc của Trung Quốc.

image

"Được tiến hành đồng thời, được bảo vệ kỹ càng, lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Trung Quốc là mối lo lớn với Mỹ", ông Fisher, thuộc Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế nhận định. "Trung Quốc sẽ không tiết lộ kế hoạch tích lũy tên lửa, do đó, hiện chưa phải lúc cân nhắc cắt giảm thêm lực lượng hạt nhân của Mỹ như ý định của chính quyền Obama".

image

Kể từ năm 1995, quan chức quân sự Trung Quốc đã đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân - trực tiếp hoặc gián tiếp, nhằm vào Mỹ ít nhất hai lần. Tháng 10/1995, Tướng Xiong Guangkai nói, "trong trường hợp có bất cứ cuộc xung đột nào về Đài Loan nổ ra, nếu Mỹ tấn công Trung Quốc, TQ sẽ đánh trả. Cuối cùng, các vị sẽ phải quan tâm tới Los Angeles nhiều hơn là Đài Bắc."
Năm 2005, Tướng Zhu Chenghu nói với các phóng viên ở Bắc Kinh rằng nếu quân đội Mỹ dùng vũ khí thông thường trên lãnh thổ Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ đáp trả bằng vũ khí hạt nhân.
Tháng 1 năm nay, quân đội Trung Quốc đã khước từ đề nghị hội đàm hạt nhân chiến lược với Mỹ của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates.

(Theo WashingtonTimes)

Các vũ khí chiến lược của Trung Quốc

Nhiều chuyên viên quốc phòng đánh giá quân đội Trung Quốc sẽ là một thách thức lớn cho hải quân Hoa Kỳ và khu vực Đông Á vào khoảng năm 2020, nghĩa là chỉ trong vòng 9 năm tới đây! Thời gian trôi qua khoảng khắc và không lâu nữa Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan cùng các nước vùng Đông Nam Á phải tìm ra một chiến lược chung để đối đầu với sức mạnh quân sự của Hoa Lục.

image
Một loại tên lửa của Trung Quốc được trưng bày tại Bảo tàng Quân sự ở thủ đô Bắc Kinh.

Nếu lấy một chọi một thì ngay trong 10 năm tới các vũ khí của Trung Quốc cũng vẫn không sánh kịp với những trang thiết bị của Hoa Kỳ. Tuy nhiên giá trị của các vũ khí chiến lược nằm ở chỗ răn đe chớ không phải đến khi xử dụng. Việc chọn lựa triển khai hoả tiển diệt hạm Đông Phong DF-21D, máy bay tàng hình J-20 và chiếc tàu sân bay Thi Lang hiện đã tác động đến những quyết định chiến lược và ngoại giao trong toàn khu vực.

Khả năng Hoa Lục tấn công và đánh chìm một hạm đội Mỹ rất khó xảy ra về cả phương diện chính trị lẫn quân sự.

Thứ nhất điều này sẽ dẫn đến một cuộc chiến toàn diện.
Thứ nhì Hoa Kỳ có hệ thống phòng thủ vô cùng hiện đại.

Tuy nhiên tầm hoạt động 1500 km của loại hoả tiển DF-21D sẽ khiến tàu sân bay Mỹ phải hoạt động ngoài xa hơn so với Nhật Bản, Đài Loan và Nam Hàn. Điều này khiến khả năng chống trả và tấn công của các phi cơ tiêm kích hải quân Mỹ sẽ giảm hiệu năng vì phải bay xa hơn, tốn thêm nhiên liệu và dễ bị phát hiện.
Giả sử tình hình đột trở nên căng thẳng, trước đây các nước Đông Á có thể trông chờ hạm đội Hoa Kỳ bảo vệ ngay ven biển; nhưng trong vài năm tới tàu chiến Mỹ phải nằm xa ngoài khơi Thái Bình Dương. Chỉ sự kiện này cũng làm thay đổi các tính toán chiến lược của Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan.

image

Một nhận xét đáng quan tâm trên báo Aviation Week là hành trình của loại DF-21D giống như các loại hoả tiển liên lục địa. Đây là một lời trấn an ngầm của Mỹ đối với các nước đồng minh, vì nếu phát hiện hoả tiển liên lục địa thì Hoa Kỳ sẽ phản ứng tức thời chớ không chờ để biết đây là loại đầu đạn chống hạm đội hay mang vũ khí hạch nhân. Nói cách khác Hoa Kỳ cảnh giác Trung Quốc rằng việc xử dụng loại DF-21D sẽ mang đến những hậu quả không lường.

image

Máy bay tiêm kích J-20 không phải là tàng hình mà chỉ khó bị phát hiện hơn. Giả sử một dàn radar có thể tìm thấy các máy bay chiến đầu bình thường ở khoảng cách 300km, nay chỉ phát hiện chiếc J-20 khi cách xa 50km. Điều này có nghĩa là hệ thống phòng thủ trước đây có 6 phút để chuẩn bị, nay chỉ còn 1 phút! Để đối phó các nước Đông Á phải nâng cấp hệ thống radar vô cùng tốn kém trong hoàn cảnh kinh tế trì trệ và chi phí quốc phòng bị cắt giảm. Vì thế giá trị của chiếc J-20 không chỉ nằm trong quân sự mà còn là một bài toán đố kinh tế.

image

Sự hiện diện của tàu sân bay Thi Lang bắt đầu từ năm 2012 sẽ là một thách thức lớn cho các nước ở biển Đông. Chiếc tàu sân bay đầu tiên không có khả năng đe doạ các nước quốc phòng hùng mạnh như Nhật Bản Nam Hàn Đài Loan, nhưng nếu xử dụng để cho phi cơ tuần tra trên biển Đông hay tiến chiếm Trường Sa thì lại đưa ra một vấn nạn cho các quốc gia Đông Nam Á. Ngay cả khi nhiều nước có loại tàu ngầm Kilo chạy bằng điện rất khó phát hiện, thì trên mặt chính trị và ngoại giao liệu có dám dùng đó để tấn công chiến hạm lớn nhất của Trung Quốc hay không?

image

Mỹ-Trung đều đang dò xét: trong khi Hoa Lục xử dụng tàu Thi Lang là đồ thiệt, còn các nước Đông Nam Á triển khai tàu Kilo liệu là đồ để chưng hay đồ thiệt?

Binh pháp Tôn Tử đã dạy: không đánh mà thắng mới là bậc đại tướng. Việc triển khai 3 loại vũ khi chiến lược dù trong 2-5 năm tới đây chưa có giá trị thực tiển về quân sự nhưng cũng đã làm thay đổi bàn cân chiến lược trong khu vực.


Đoàn Hưng Quốc


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.