Pages

Monday, March 19, 2012

Malaysia cứu 42 phụ nữ Việt Nam

image

42 phụ nữ Việt Nam sống chen chúc trong ngôi nhà có 4 phòng ngủ tại thành phố George Town, bang Penang, Malaysia. Ảnh: The Star.

Giới chức Malaysia sẽ đưa 42 phụ nữ Việt Nam sống chen chúc trong một ngôi nhà tại bang Penang do thị thực hết hạn tới một trung tâm bảo vệ phụ nữ ở thủ đô Kuala Lumpur.

42 công nhân nữ trong độ tuổi từ 30 tới 50 phải sống trong ngôi nhà chỉ có 4 phòng ngủ tại thành phố George Town, thủ phủ bang Penang, trong vài tháng qua. Tiếng khóc từ ngôi nhà, đặc biệt vào ban đêm, khiến những người dân xung quanh cảm thấy khó chịu và họ đã báo với cảnh sát. Chỉ tới khi đó nhà chức trách địa phương mới biết hoàn cảnh khốn khó của những người công nhân, The Star đưa tin.

Một tòa án đã cho phép những công nhân nữ hưởng quyền được bảo vệ tạm thời. Nhờ quyết định của tòa án mà Cơ quan xuất nhập cảnh của bang Penang có thể đưa nhóm phụ nữ tới một trung tâm bảo vệ phụ nữ ở thủ đô Kuala Lumpur. Cảnh sát cũng tới ngôi nhà và lấy lời khai của Nguyen Thi Hai, 31 tuổi, một phụ nữ Việt Nam trong nhà. Chị này làm công nhân vệ sinh trong một bệnh viện. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy nhóm phụ nữ đã không được trả lương suốt hai tháng qua.

"Những người phụ nữ kể họ phải sống khổ sở trong khoảng một tháng. Họ phải mua thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày bằng tiền của họ. Chúng tôi đã thông báo sự việc với Cơ quan Nhập cư, đại sứ quán Việt Nam và Cảnh sát Quốc tế. Vụ việc sẽ được điều tra nhanh chóng", Gan Kong Meng, một sĩ quan cảnh sát tham gia cuộc điều tra, phát biểu.
Nhiều người dân Malaysia đã gửi thực phẩm - như gạo, rau, dầu ăn - cho các phụ nữ Việt Nam sau khi biết tin. Thậm chí nhiều người còn muốn thuê những công nhân nữ đó làm việc nhà.

Koey Teng Hai, một nghị sĩ tại bang Penang, cho biết chính quyền địa phương cũng phát hiện 34 công nhân nam, bao gồm cả người Nepal và Việt Nam, cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Họ làm công việc vệ sinh tại bệnh viện Penang. Giới chức cũng sẽ đưa những công nhân nam tới một trung tâm bảo vệ tại Kuala Lumpur. Những người phụ nữ và đàn ông Việt Nam sang Malaysia thông qua cùng một công ty.
Cơ quan Nhập cảnh bang Penang tuyên bố họ sẽ điều tra để tìm những kẻ đã đưa 76 công nhân từ Việt NamNepal sang Malaysia.
Cô Hai nói trên cho biết thêm là người chủ của họ đã cầm luôn hộ chiếu và cứ ba ngày thì mang 20 kg gạo đến cho hơn 40 người. Còn khi phóng viên đi thăm nhà thì thấy ba người phụ nữ đang có biểu hiện bị ốm, trong khi tủ lạnh chỉ có một chút trứng và rau.
"Bây giờ tất cả chúng tôi chỉ mong muốn được về nhà", Hai nói trong tiếng khóc nấc lên.

Lao động VN bị lạm dụng ở Malaysia được đưa vào trung tâm bảo vệ

image

Lao động nước ngoài làm việc tại một công trường xây dựng ở trung tâm thành phố Kuala Lumpur, Malaysia

42 nữ công nhân Việt cùng 34 nam công nhân người Việt và Nepal theo cáo giác bị đối xử như nô lệ gần 20 tháng nay tại Malaysia sẽ được đưa về trung tâm bảo vệ ở Kuala Lumpur theo lệnh của tòa.

Tin tức từ Malaysia ngày 19/3 trích thuật nguồn tin từ giới chức địa phương nói kết quả điều tra ban đầu cho thấy môi giới của một công ty tư nhân đã vi phạm hợp đồng ký kết với nhóm lao động này qua việc giảm phân nửa tiền lương hằng tháng của họ và dùng võ lực ngược đãi các nạn nhân về thể chất.
Nhóm lao động trong độ tuổi từ 30 tới 50 phải sống chen chúc trong 1 ngôi nhà ở thủ phủ bang Penang, miền Tây Malaysia, đã hai tháng nay không được trả lương và bị bỏ đói từ ngày 21/2 kể từ khi giấy phép làm việc bị hết hạn. Passport của họ cũng bị phía môi giới thu giữ.

Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia chưa lên tiếng chính thức về việc này.

VOA


Vietnamese workers being stranded in Malaysia

image


(VOV) - Sixty-eight Vietnamese guest workers employed by a company in the Malaysian state of Penang have claimed to have no pay and work permits renewed as stipulated by contract.

Vietnamese Vice Ambassador in Kuala Lumpur, Trinh Vinh Quang, told the Thanh Nien daily that most of these workers are women, who came to Malaysia to work for Asmanna Sdn Bhd through a Vietnamese labour agency in Ha Tinh and its Malaysian counterpart in Penang state.
These workers were employed by Asmana to clean hospitals, buildings and public areas in the Penang capital of George Town with a monthly wage of 546 ringgit (equal to VND3.7 million).
Asmana is responsible for renewing annual work permits for the workers.
Malaysian company’s breach of contract

In February 2012, the workers said they were not paid and their expired work permits were not renewed.
The case was highlighted as Penang state assemblyman Koay Teng Hai on March 16 visited a double-storey house where 42 female Vietnamese workers aged 30-50 were living temporarily.

image
Malaysia’s The Star website published photos of these women sobbing while talking about their plight.

The Star quoted these women workers as saying that their Malaysian agent had treated them as ‘slaves’ for about 20 months, reduced their wage from 50 ringgit per day to 25, and held their passports. As of February, they had received only 20kg every three days to eat.
Mr Koay had reported the case to the Malaysian authorities as well as the Vietnamese embassy in Malaysia. An official of George Town police, Gan Kong Meng, said the case was still under investigation.
On the morning of March 18, all Vietnamese workers and a number of Nepalese workers in the same plight were sent to a protection centre in Kuala Lumpur as ordered by the magistrate’s court.

Many workers willing to work in Malaysia
Vice Ambassador Trinh Vinh Quang told the Thanh Nien newspaper via telephone that some information on the Malaysia press was not accurate and that the Malaysian employer Asmana had to bear main responsibility for the case.
Quang added that Asmana and the Vietnamese labour agency had given the workers some money in advance.

On February 14, Vietnamese Counsellor Nguyen Tien San sent a letter requesting Asmana to comply with the terms of the labour contract it signed.
On February 26, San had a tripartite working session at Asmana headquarters with the participation of the Vietnamese labour agency, VIHATICO.
Forty-five of the 68 Vietnamese workers mentioned above prefer staying to work in Malaysia, but the rest want to return home as soon as possible, Quang said./.

1 comment:

  1. CHXHCNVN DOC LAP TU DO HANH PHUC
    30/04/1975 HOAN TOAN GIAI PHONG
    SUONG THẬT

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.