Pages

Wednesday, April 25, 2012

Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên: báo đưa tin thưa thớt

image

Cảnh sát cơ động đã sử dụng tới đạn gây choáng để trấn áp dân Văn Giang

Báo chí Việt Nam im ắng hơn nhiều trong vụ cưỡng chế đất đai ở Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên so với cách họ đưa tin về vụ Tiên Lãng.

Về mặt quy mô, vụ cưỡng chế ở Văn Giang lớn hơn nhiều lần và các video clip cho thấy một số người dân tay không đã bị lực lượng cưỡng chế đồng phục và thường phục đánh hội đồng.

VnExpress là báo đầu tiên đưa bài lên mạng lúc tối muộn giờ Việt Nam hôm 24/4 về vụ '160 hộ dân' ở Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất. Tuy nhiên Bấm đường dẫn vào bài viết đã không còn truy cập được từ London vào tối ngày 25/4.

Trang tin của Thanh Niên sang sáng sớm ngày 25/4 cũng Bấm có bài mang tựa đề 'Tạm giữ 20 người trong vụ cưỡng chế đất tại Hưng Yên'. Thanh Niên nói 'khoảng 500 cảnh sát' đã tới "để bảo vệ an ninh trật tự hiện trường" và "hàng trăm người dân địa phương ra cản trở việc cưỡng chế".

image

Thanh Niên nói hai cảnh sát "bị xây xát nhẹ" khi va chạm với người dân.
Báo này cũng dẫn lời quan chức Hưng Yên nói hơn 1.500 hộ dân đã giao lại đất cho dự án xây dựng khu đô thị sinh thái và chỉ còn hơn 160 hộ chưa giao lại diện tích đất gần sáu ha dẫn tới vụ cưỡng chế. Nhưng cũng báo này lại nói Hưng Yên đã cưỡng chế 70 ha đất ở Văn giang.

Tính tới tối ngày 25/4, bài của Thanh Niên có 10 phản hồi được đăng trong đó có ý kiến của độc giả có tên Ngọc Trang:

"Việc Thủ tướng phê duyệt dự án khu du lịch sinh thái từ năm 2003 là thời điểm cả nước còn đang "sôi suc" các dự án khu du lịch, các dự án bất động sản ... nhưng đến nay hệ quả thì đã rõ, quá nhiều khu du lịch, các nhà liền kề hay biệt thự không bán được vì quá dư thừa trong khi người dân không có đất canh tác, thế chẳng phải đẩy họ ra thủ đô để vạ vật hay sao?”

"Khu ECOPARK cũng vậy, toàn là mua đi bán lại chứ có ai ở đâu? Lẽ ra đến giờ này chính phủ nên xem xét lại trên góc độ tổng thể cho dù đã cấp giấy phép cho dự án thì chính phủ và chính quyền cũng nên đứng ra làm trung gian hài hoà lợi ích của các bên và chính quyền các nơi chỉ nên cấp phép các khu du lịch khi đất nơi đó không thể canh tác được thôi.!"
Độc giả Thanh Niên

Nhưng cũng có độc giả ủng hộ cách giải quyết của chính quyền như Hoàng Vũ:

"Cần có những biện pháp cứng rắn hơn nữa đối với những người dân quá khích coi thường pháp luật, chống người thi hành công vụ. Nhanh chóng giải phóng mặt bằng lấy lại ổn định chính trị, phát triển kinh tế cho Văn Giang."

Những ý kiến tương tự như của Hoàng Vũ đã gặp phải chỉ trích trên mạng internet với lập luận nhà nước chỉ cưỡng chế những dự án liên quan tới lợi ích quốc gia thiết yếu như an ninh quốc phòng và chỉ đóng vai trò trọng tài trong những vụ thuần túy kinh doanh như dự án khu đô thị sinh thái ở Văn Giang.
'An toàn tuyệt đối'

Báo Sài Gòn Tiếp Thị trong ngày 25/4 cũng có bài viết về chuyện "1.000 công an" tham gia cưỡng chế và 20 người bị 'tạm giữ hành chính'. Đường Bấm link vào bài này cũng đã không còn truy cập được.

TrangBấm zing.vn trích lại một bài mà họ dẫn nguồn Tuổi Trẻ nhưng BBC không tìm được bài này trên trang của chính Tuổi Trẻ.

Theo bài có trên Zing, dẫn lời ông Bùi Huy Thanh, chánh văn phòng Ủy ban nhân dân Hưng Yên nói việc cưỡng chế "đã thành công và an toàn tuyệt đối, không có cán bộ chiến sĩ nào cũng như người dân bị thương".

image
Người Văn Giang đã dùng gậy gộc và gạch đá để giữ đất

Ông Thanh nói thêm: "Năm 2004 Thủ tướng đã phê duyệt quyết định thu hồi đất, giao đất để thực hiện dự án. Thanh tra Chính phủ cũng đã về làm việc trong ba tháng, tuy nhiên lý do khiến các hộ dân chưa đồng thuận hiện nay không phải là giá bồi thường thấp mà là kiến nghị không thực hiện dự án, kiến nghị này không thể giải quyết được”.

image

Bài báo cũng dẫn lời một người dân vừa bị cưỡng chế đất, ông Đặng Văn Dư ở xã Xuân Quan, nói:

"Cả gia đình được giao 2,5 sào đất nông nghiệp. Số diện tích này được dành trồng ươm các loại cây cảnh trị giá khoảng 120-130 triệu đồng, nhưng giờ bị san ủi cả.

image

“Với mức giá bồi thường 48 triệu đồng/sào, chúng tôi không nhất trí.”

Đại diện chính quyền, ông Bùi Huy Thanh trong khi đó nói mức giá bồi thường gần 49 triệu đồng cho một sào đất trong dự án đô thị sinh thái là "mức cao nhất được áp dụng trên địa bàn tỉnh tại thời điểm hiện tại".

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.