Tự do báo chí
thường được coi như thiết yếu cho các xã hội lành mạnh và sinh động. Nhưng giữa
lúc sự khao khát thông tin không bị hạn chế gia tăng trên toàn cầu, một số
chính phủ đang làm bất cứ điều gì làm được để hạn chế và đôi khi ngăn chặn việc
tiếp cận thông tin. Nhân Ngày Tự Do Báo Chí vào thứ Năm, 3 tháng, VOA nói tới
một số ít quốc gia hạn chế báo chí nhất.
Việc tiếp cận
thông tin không hạn chế và không bị cản trở là chuyện mọi người đều muốn. Nhưng
không phải tất cả mọi người đều có được.
Joel Simon thuộc Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả CPJ nói việc tìm kiếm và nhận được thông tin là một nhân quyền căn bản.
CPJ mới phổ biến phúc trình về 10 quốc gia kiểm duyệt khắt khe nhất trên thế giới, trong đóEritrea
ở Đông Phi đứng đầu danh sách.
Ông Simon cho biếtEritrea
hoàn toàn cấm cửa báo chí. Không có ký giả nào được nhập cảnh. Không có văn
phòng báo chí quốc tế nào được mở tại nước này. Báo chí hoàn toàn bị kiểm
duyệt.
Nhưng ông Dawitt Haile thuộc Sứ quánEritrea
ở Washington
nói rằng phúc trình vừa kể là vô căn cứ.
Ông nói, có nhiều loại đĩa truyền hình qua vệ tinh trên khắp thành phố và cả vùng quê nữa. Thành phố cũng đầy rẫy các quán cà phê internet, và dân chúng đọc được đủ loại thông tin.
Joel Simon thuộc Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả CPJ nói việc tìm kiếm và nhận được thông tin là một nhân quyền căn bản.
CPJ mới phổ biến phúc trình về 10 quốc gia kiểm duyệt khắt khe nhất trên thế giới, trong đó
Ông Simon cho biết
Nhưng ông Dawitt Haile thuộc Sứ quán
Ông nói, có nhiều loại đĩa truyền hình qua vệ tinh trên khắp thành phố và cả vùng quê nữa. Thành phố cũng đầy rẫy các quán cà phê internet, và dân chúng đọc được đủ loại thông tin.
Nhưng không phải chỉ có một mình Eritrea, danh sách của CPJ năm nay còn có Bắc Triều Tiên, Syria, Iran, Guinea Xích Đạo, Uzbekistan, Miến Điện, Cuba, Belarus, và một quốc gia mới được đưa vào danh sách là Ả Rập Xê-út.
Ông Simon nói đã từ lâu, Ả Rập Xê-út là một xã hội khép kín. Những chỉ trích có tính cách chính trị có thể bị coi là báng bổ tôn giáo, vì chỉ trích các định chế tôn giáo bị đàn áp nặng nề.
Chưa thấy phản ứng nào của Sứ quán Ả Rập Xê-út ở
Mặc dầu các nhà báo chuyên nghiệp tiếp tục đóng vai trò quan trọng, ngày càng có nhiều thông tin do người dân cung cấp qua các blog và các mạng xã hội.
Ông Mark Jurkowitz của Trung Tâm Khảo Cứu Pew, một tổ chức phi đảng phái và bất vụ lợi, cho biết:
“Ta đã thấy nghề báo, hay ít nhất việc phổ biến tin tức và thông tin đã di chuyển từ những ai có khả năng sở hữu một tờ báo giấy hay một đài truyền hình sang bất cứ ai, bất cứ công dân nào. Đó là một diễn biến vô cùng quan trọng.”
Trong thời đại bùng nổ thông tin, đôi khi có thể thấy khó biết cái gì là sự thật. Các chính phủ vẫn còn có thể kiểm duyệt thông tin – bảo vệ quyền lợi của họ, và thường hay hy sinh quyền được biết của dân chúng.
Nhưng bất chấp những khó khăn thâu thập tin tức không bao giờ chấm dứt, hầu hết các nhà báo đều có mục đích đơn giản là cho người xem, người nghe, hay người đọc biết sự thật. Hầu hết các nhà báo thực hiện vai trò đó một cách nghiêm chỉnh, một số thậm chí còn phải trả giá bằng cái chết. Cho tới giờ, trong năm nay đã có 17 nhà báo thiệt mạng.
Mariama
Diallo
Tình hình tự
do báo chí ở VN bị chú ý nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới
Năm 1993, Đại
Hội đồng Liên Hiệp Quốc công bố chọn ngày 3/5 là Ngày Tự do Báo chí Thế giới
hầu cổ võ cho quyền tự do ngôn luận và quyền tự do báo chí trên toàn cầu, đồng
thời nhắc nhở các chính quyền chuyên chế phải tôn trọng nhân quyền căn bản của
người dân. Tình hình tự do báo chí tại Việt Nam một lần nữa được chú ý nhân
Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5 năm nay.
Trong số 12
nhà báo bị đàn áp trên thế giới được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lưu ý nhân Ngày Tự do
Báo chí Thế giới 3/5 năm nay có trường hợp của blogger-nhà báo tự do Điếu Cày
của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi Hà Nội phóng thích blogger Điếu Cày, đồng thời nêu rõ vụ bắt giữ blogger này xảy ra cùng lúc với chiến dịch đàn áp hàng loạt các ký giả công dân giữa lúc chính quyền Việt Nam loan báo về nghị định mới giới hạn quyền tự do internet và kiểm duyệt các trang nhật ký điện tử cá nhân.
Trên trang web nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, ông Michael Posner, nhấn mạnh:
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ các nước trả tự do cho các nhà báo đang bị cầm tù, chấm dứt những giới hạn ngăn cản ký giả hành nghề và đưa tin trung thực, và cho phép giới ký giả góp phần xây dựng một xã hội bền vững.”
Ngay trước Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, phúc trình thường niên về nền tự do báo chí toàn cầu do tổ chức cổ xúy dân chủ và nhân quyền thế giới Freedom House thực hiện tiếp tục giữ tên ViệtNam
trong danh sách các nước không có tự do báo chí trên thế giới. Trên bảng xếp
hạng của Freedom House, Việt Nam hiện đứng thứ 182 trên tổng số 197 quốc gia và
lãnh thổ được khảo sát trong năm vừa qua.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi Hà Nội phóng thích blogger Điếu Cày, đồng thời nêu rõ vụ bắt giữ blogger này xảy ra cùng lúc với chiến dịch đàn áp hàng loạt các ký giả công dân giữa lúc chính quyền Việt Nam loan báo về nghị định mới giới hạn quyền tự do internet và kiểm duyệt các trang nhật ký điện tử cá nhân.
Trên trang web nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, ông Michael Posner, nhấn mạnh:
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ các nước trả tự do cho các nhà báo đang bị cầm tù, chấm dứt những giới hạn ngăn cản ký giả hành nghề và đưa tin trung thực, và cho phép giới ký giả góp phần xây dựng một xã hội bền vững.”
Ngay trước Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, phúc trình thường niên về nền tự do báo chí toàn cầu do tổ chức cổ xúy dân chủ và nhân quyền thế giới Freedom House thực hiện tiếp tục giữ tên Việt
Bà Rachel
Jacobs, chuyên viên phân tích nghiên cứu về Châu Á thuộc Freedom House, cho Ban
Việt ngữ VOA biết:
“Thứ hạng của ViệtNam
năm nay không thay đổi mấy so với những năm gần đây và hơi sụt hạng so với năm
trước. Chúng ta thấy xu hướng giới hạn quyền tự do của nhà báo và blogger tại
Việt Nam
không những tiếp diễn mà còn tệ hơn. Số nhà báo, blogger bị bắt giam không
ngừng gia tăng cùng với sự đe dọa sách nhiễu những người cầm bút. Tính tới cuối
năm 2011, có 18 blogger bị tống giam, đó là chưa kể tới các nhà báo. Hai trong
số các trường hợp Freedom House đặc biệt quan tâm là ông Vũ Đức Trung và ông Lê
Văn Thành bị phạt tù vì đã phát thanh các chương trình Pháp Luân Công sang
Trung Quốc.”
Chia sẻ cảm nghĩ nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới, một ngòi bút trong nước được biết đến qua bút hiệu Trương Ba Không cho rằng đánh giá của tổ chức Freedom House về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam là chính xác:
“Về tự do báo chí của Việt Nam, cảm giác thất vọng tới tột cùng và đến bây giờ không còn thất vọng hơn được nữa. Những tiếng nói khác đi một chút như chúng tôi, thật sự không được phép nói. Có nói trên các trang mạng hay trang cá nhân của mình cũng bị sự kiểm duyệt hết sức tinh vi và hà khắc của nhà cầm quyền. Thế giới đánh giá tự do báo chí ViệtNam hoàn toàn không có tôi đồng ý
với quan điểm như thế. Nó phản ánh đúng hiện trạng Việt Nam hiện nay.”
“Thứ hạng của Việt
Chia sẻ cảm nghĩ nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới, một ngòi bút trong nước được biết đến qua bút hiệu Trương Ba Không cho rằng đánh giá của tổ chức Freedom House về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam là chính xác:
“Về tự do báo chí của Việt Nam, cảm giác thất vọng tới tột cùng và đến bây giờ không còn thất vọng hơn được nữa. Những tiếng nói khác đi một chút như chúng tôi, thật sự không được phép nói. Có nói trên các trang mạng hay trang cá nhân của mình cũng bị sự kiểm duyệt hết sức tinh vi và hà khắc của nhà cầm quyền. Thế giới đánh giá tự do báo chí Việt
Một blogger nổi tiếng khác có bút hiệu là Người Buôn gió phát biểu về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam nhân Ngày Tự do Báo chí 3/5 năm nay:
“Ngày Tự do Báo chí là ngày tôi phải làm việc với cơ quan an ninh điều tra về những bài viết. Tôi nghĩ câu trả lời đấy cũng đủ cho độc giả hiểu về tình trạng tự do báo chí của Việt
Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay diễn ra giữa lúc dư luận trong và ngoài nước đang chú ý tới phiên xử sắp tới dành cho 3 blogger được nhiều người biết tiếng là AnhbaSG, Điếu Cày, và Tạ Phong Tần. Ba thành viên chủ chốt của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do bị cáo buộc tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’vì những bài viết phản ánh những bất công trong xã hội và phản đối Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam.
Ngày 3/5 hằng năm được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là Ngày Tự do Báo chí Thế giới nhằm nhắc nhở các nước tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm của công dân được quốc tế công nhận.
Trà Mi_VOA
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.