Pages

Sunday, August 5, 2012

Người mẹ Việt và đứa con lai

image

Đứa bé da đen chào đời mới 7 ngày tuổi, người mẹ gửi vào Viện mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng rồi khăn gói dắt con trai lớn cũng lai Mỹ vào Sài Gòn lập nghiệp. Sau 40 năm, ngày nay bà ngờ rằng ca sĩ Mỹ gốc Việt Randy chính là giọt máu bỏ rơi của mình.

Người mẹ ngày nay đã là một bà lão 72 tuổi đang cư ngụ ở Trảng Bom, Đồng Nai. Bà sống một mình trong căn phòng trọ khoảng 12 m2. Tài sản có giá trị duy nhất trong căn phòng là chiếc tivi cũ kỹ và có lẽ cả những dĩ vãng đau lòng...

Nét phong sương vẫn còn phảng phất đâu đó trên mái tóc bạc trắng, trong ánh mắt đượm buồn và giọng Huế nho nhã của bà lão đã bước sang tuổi xưa nay hiếm. Bà cho biết, đây là lần đầu tiên trong đời chia sẻ những góc khuất đời tư mà bà giữ bí mật suốt 40 năm qua...

Bà sinh năm 1940 tại Huế trong một gia đình trọng nho, trọng lễ hơn tài. Bà có rất đông anh chị em. Cha làm việc cho chính quyền chế độ trước và được điều về Sài Gòn công tác vào khoảng năm 1963, mang theo cái gia đình đông đúc ấy vào theo. Cô con gái xứ Huế lọt thỏm giữa chốn phồn hoa đô hội đã nhanh chóng sa ngã vào những cám dỗ cuộc đời. Giận đứa con gái không vâng lời, cha mẹ đã thẳng tay đuổi bà ra khỏi mái ấm. Thay vì tạ lỗi, cô con gái 25 tuổi cương quyết ra đi để tìm cuộc sống riêng cho mình bằng hai bàn tay trắng, không một đồng lận lưng.

image
Bức ảnh chân dung người mẹ chụp năm 1970.

Người phụ nữ nhớ lại, năm ấy nghe lời giới thiệu của bạn bè, cô gái xứ Huế vô gia cư xin vào làm bồi phòng ở cư xá Trương Minh Giảng. Đó là một chung cư dành cho quân nhân, nhân viên của phi trường Tân Sơn Nhất. Những ngày làm ở đây, bà quen với một quân nhân Mỹ gốc Phi có cái tên thường gọi là Kha Lưa. Chàng trai Mỹ xa gia đình luôn mang nỗi sợ chiến tranh và cô gái tứ cố vô thân nhanh chóng đồng cảm rồi yêu nhau lúc nào chẳng hay. Khi cô gái có bầu được 3 tháng, chưa kịp báo tin thì anh ta mãn hạn quân dịch trở về nước rồi bặt tin luôn.

Mang mặc cảm "chửa dại", bà bỏ việc đi giặt đồ thuê kiếm tiền sinh con. Đứa bé trai ra đời với nước da đen nhẻm và mái tóc quăn tít. Dù biết sẽ chịu lời đàm tiếu của xã hội đang lên án, bà vẫn giữ lấy giọt máu với hy vọng có ngày người cha trở lại tìm con. Sau này bà mới biết đó là điều hoang tưởng.

Không tiền, không nhà cửa và không thân nhân, cuộc đời bà rơi xuống tận đáy xã hội. Bà ôm đứa con không cha đi làm "ôsin" cho các quán bar. Cuối năm 1970, tại một quán bar ở Phú Thọ, bà biết mình lại có thai hơn 3 tháng với một người Mỹ khác. Lần này, bà chưa kịp biết tên tác giả bào thai thì ông ta biệt tích.

image

Đầu năm 1971, lẩn trốn thị phi, bà ôm con rời Sài Gòn về Đà Nẵng sống nhờ một người chị họ để chuẩn bị cho đứa bé ra đời. Vợ chồng người chị nghèo khổ với 6 đứa con nheo nhóc chấp nhận cưu mang thêm 2 mẹ con bà. Tuy họ không nói ra nhưng bà hiểu mình chỉ được phép tá túc ở đó trong thời gian. Bà có liên lạc với cha mẹ nhưng chỉ nhận được lời tuyên bố: Từ con. Lý do đơn giản vì bà đã làm xấu hổ gia phong lễ giáo của gia đình. Đứa cháu ngoại lai đầu tiên ra đời trong bối cảnh cả miền Nam đang sôi sục phong trào biểu tình khiến cha mẹ bà rời bỏ Sài Gòn, bỏ xứ để tránh tai tiếng do bà tạo ra. Bây giờ có thêm đứa con lai, kể như bà đã tự đẩy mình xa vĩnh viễn cha mẹ.

image
Người mẹ già ngày nay luôn ray rứt mong tìm được đứa con lai.

Rứt ruột gửi con

Lần sinh này do thai khó, bà phải chịu mổ. Thời đó chi phí cho một ca sinh mổ rất đắt, số tiền dành dụm của bà cạn sạch. Lượng sức mình không thể nuôi nổi 2 đứa con trong tình cảnh vô gia cư, nghe theo lời khuyên của người chị họ, khi đứa bé thứ hai mới 7 ngày tuổi, bà gửi cho Viện mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng. Khi giao con cho các sơ, bà mong đứa bé sẽ được chăm sóc tốt hơn là sống trong cảnh lang bạt kỳ hồ cùng bà.

Nhớ lại điều này, bà rơi nước mắt: "Không người mẹ nào muốn rứt núm ruột của mình. Không có nỗi đau nào hơn khi rời xa nó. Nhưng cặp nách một đứa bé sơ sinh, trong khi túi đã cạn tiền, không chỗ tá túc thì cả 3 mẹ con cùng chết đói. Tôi phải đi làm việc ngay để có cái ăn".

Dù chưa hồi sức sau khi sinh, bà dắt đứa con lớn trở về Sài Gòn. Lần này, bà thuê một căn phòng trọ ở chợ Sài Gòn sống an phận bằng nghề may thuê quần áo cho các chợ. Dù thương nhớ đứa con ở Viện mồ côi nhưng bà không đủ tiền để đi thăm. Cuộc sống giữa Sài Gòn khiến bà luôn thiếu hụt. Bà lại cắn răng đem đứa con đầu nhờ một linh mục nuôi ăn học.

Năm 1975, Sài Gòn giải phóng, chính quyền cách mạng đuổi bà về vùng kinh tế mới ở Bù Đăng, Sông Bé (nay là Bình Phước). Cuộc đời bà rẽ sang trang khác, tươi đẹp hơn. Lần đầu tiên trong đời thoát cảnh vô gia cư, bà xin nhận lại đứa con từ người linh mục. Phận mẹ góa nuôi con côi ở vùng đất mới khổ cực trăm đường, bà vẫn nuôi đứa con trưởng thành. Người con này lấy vợ, sinh cho bà một cháu trai và một cháu gái.

Năm 2000, không có tiền để làm thủ tục xuất cảnh theo diện con lai, bà làm thủ tục giao đứa con trai đầu cho một gia đình khá giả làm con nuôi. Người con này hiện sống ở Mỹ, thường xuyên gửi tiền về cho bà chi tiêu. Các cháu của bà cũng thỉnh thoảng về Việt Nam thăm bà. Người con này đang làm thủ tục bảo lãnh bà sang Mỹ để chăm sóc. Chính vì vậy mà bà thuê căn phòng trọ này để ở tạm trong thời gian chờ ngày đoàn tụ.

Mong muốn gặp lại đứa con đã gửi vào Viện mồ côi Thánh Tâm, bà bật khóc: "Tôi không mong nó tha thứ. Tôi chỉ mong gặp nó một lần để nói cho nó hiểu tôi đã khổ tâm như thế nào khi gửi nó vào viện mồ côi". Những giọt nước mắt ăn năn lăn dài theo những vết nhăn trên gương mặt đau khổ.

Từ một bài báo viết về ca sĩ người Mỹ gốc Việt Randy khá nổi tiếng ở Việt Nam đang tìm kiếm người mẹ ruột, bà nói rằng "tôi bàng hoàng vì có vài sự trùng hợp với đứa con mà tôi gửi vào Viện mồ côi Thánh Tâm".

image
Ca sĩ Mỹ gốc Việt Randy Tran.

Bà run rẩy lục tìm những chiếc đĩa CD, VCD nhạc của ca sĩ Randy, rưng rưng: "Lần đầu tiên nghe Randy hát bài “Nó”, tôi đã bật khóc. Hình ảnh đứa bé mồ côi trong bài hát cứ ám ảnh, cào xé tâm can tôi hoài. Linh cảm đã khiến tôi nghĩ mình có mối liên hệ thiêng liêng nào đó đối với Randy".

Bà nói rằng đã dò hỏi về thân phận của Randy. "Khi biết Randy là con lai tôi bàng hoàng. Lúc đó, tôi chưa biết Randy xuất thân ở Viện mồ côi Thánh Tâm nhưng tôi cứ mang máng nhận ra nó mang thân phận giống đứa con thất lạc của mình. Tôi nhờ người lùng mua tất cả những đĩa ca nhạc của Randy về nghe và khóc thầm một mình. Mỗi khi Randy ra một album mới, tôi đều tìm mua cho bằng được. Nghe Randy hát bài “Mẹ”, tôi suy sụp tinh thần".

Nỗi ân hận một thời lầm lỡ

Bà đặt những bìa đĩa CD có ảnh của ca sĩ Randy bên cạnh những bức ảnh của đứa con trai đầu trên bàn như để nguôi ngoai nỗi ray rứt. Trong khay nhựa, bà cất giữ rất nhiều đĩa CD của chàng ca sĩ lai, kể cả những đĩa in sang lậu.

Bồi hồi suy tưởng về quá khứ, bà cho biết, sau khi gửi đứa con mới 7 ngày tuổi vào Viện mồ côi Thánh Tâm khoảng vài năm bà có trở lại thăm nhưng đứa bé không còn ở đó nữa. Các sơ cho biết, một số đứa trẻ ở Viện, trong đó có con của bà được những người hảo tâm nhận làm con nuôi. Bà không đủ tiền để truy tìm tông tích đứa bé đành ngậm ngùi trở về Sài Gòn.

image

Thất lạc đứa con, lòng đau như cắt nhưng bà được an ủi phần nào khi nghĩ rằng, con bà được sống sung sướng, hạnh phúc trong một gia đình khá giả. Dù vậy, thỉnh thoảng bà vẫn khóc thầm vì xót xa lo ngại con bà sống trong cảnh lang thang cơ nhỡ. Mỗi lần cơn ác mộng đó ập về, bà lại tự dằn vặt mình. Mỗi khi ra đường trông thấy một thanh niên nào đó có màu da sẫm là bà đến nhìn thật kỹ rồi hỏi thăm nhân thân để tìm chút hy vọng mong manh.

Bà bày tỏ: "Cho dù có thể không phải con tôi, tôi cũng muốn gặp để nói cho Randy biết rằng, nếu nỗi tủi thân của một đứa con lai mồ côi là một thì nỗi tủi nhục, đau đớn của bà mẹ có con lai như tôi phải là 10. Hãy thông cảm và tha thứ cho những bà mẹ giống tôi. Những người phụ nữ có quá khứ tuổi trẻ không đẹp thường che giấu bằng cách không kể với mọi người. Còn những bà mẹ như tôi, đứa con tố cáo tất cả. Nghịch cảnh ở chỗ, tình yêu đứa con - chỗ dựa tinh thần, lại cũng chính là nỗi tủi nhục quá khứ cho dù mọi người xung quanh không lên tiếng".

Randy là giọng ca nổi lên trong cộng đồng giải trí người Việt ở Mỹ vào năm 1992, được nhiều người biết đến. Ca sĩ là một đứa con lai Việt - Mỹ, sinh ra và lớn lên ở Việt Nam với nhiều khốn khó, từng sống ở Viện mồ côi Thánh Tâm, được cho làm con nuôi, xuất cảnh sang Mỹ theo diện con lai. Trở về Việt Nam năm 2007, nhiều năm nay anh chú tâm tìm kiếm người mẹ thất lạc. Randy đang bận bịu chuẩn bị cho một chương trình ca nhạc tại Hà Nội nên chưa có dịp gặp người phụ nữ tự nhận là mẹ của chàng ca sĩ lai.

Vietnamese-American singer Randy

image

The Vietnamese-born Randy comes back to Vietnam to look for his mother. He does not know who his parents were. But after 20 years living in the US, his wish to find his mother is still going strong.

He spoke to Thanh Nien Newspaper about his plans in Vietnam.

You’ve been back to Vietnam three times, why did you agree to appear in so many music shows this time?



Yes, I have come back to Vietnam three times already. But the last two times were just to look for my birth mother. I have never had peace of mind whenever I think of her.



Every time I have a chance to come back to Vietnam, I go straight to some places where I think my mother may be living, but my dream has never come true. I didn’t give any performances during my previous two trips home because I wasn’t able to get the work permit; but this time, I got an official license. This will help fulfill my aspiration to perform in my birth country.

As you said, your biggest dream is to find your mother. Why don’t you try performing on some TV shows? That would give you a lot of exposure to the TV viewers--your mother may be among them.

That’s exactly what I thought! That’s why I jumped on the invitation from the local TV show “Vitality of Life”. As you said, my mother may be living in some distant place and this may be the only way for her to recognize me. I just wish that someday I could fall into her arms and cry. I always dream of this moment, being reunited with her, after 20 years of living in the US with a lot of difficulty and sadness.

Have you ever felt self-pity because you were abandoned when you were a little child?

Actually, I haven’t ever felt self-pity because while I was a little boy in Vietnam I did not have any happy moments to compare them with the unhappiness that I am enduring.

However, when I had grown a bit older, I looked into the mirror and saw my skin color being different from that of my friends around me, I felt a little sad. But I did not have much time to dwell on that, I was too busy struggling to survive, trying to earn a living.

Your childhood is known to be very poor and miserable in the central province of Quang Nam and even during the early years of your arrival in the US in 1990 life was still very harsh for you. Is it the reason why your singing can move people to tears?

Exactly! The unhappy childhood years have left its indelible imprint on my heart ever since I began to have a little knowledge about life. I can’t bring myself to sing a happy song when every night in my dream I long for my mother and the dream still remains unfulfilled. Maybe sad songs suit me better.

Tell us about your coming shows in Vietnam?

I will perform at Saigon City’s Trong Dong Music Stage Theater on the night of November 4. I will perform in two music shows at Tieng Xua lounge bar, and also at some events in Hanoi, Hai Phong, and Danang.


WASHINGTON - Randy Tran walked quickly past the majestic domes and marble statues of Capitol Hill, looking for the Cannon House Office building and the people he believed could help him.

Tran, a Vietnamese pop singer who lives in a San Francisco Bay Area suburb and sleeps on a friend's couch, flew 2,900 miles to be in Washington. He rehearsed what he wanted to say. His English was not perfect. He was afraid he would have just a few minutes to make his case.

He had a 3 p.m. appointment in the office of a Wisconsin representative. He was not exactly sure what Representative F. James Sensenbrenner did, but he was certain that he could help untangle a political process that had ensnared him and thousands like him.

Tran came to Washington on behalf of abandoned children of American soldiers and Vietnamese women, born during the Vietnam War and, like him, seeking citizenship in the country their fathers fought for.

Called Amerasians, many were left to grow up in the rough streets and rural rice fields of Vietnam where they stood out, looked different, were taunted as "dust of life."

Most were brought to the United States 20 years ago after Congress passed the Amerasian Homecoming Act, which allowed the children of American soldiers living in Vietnam to immigrate. But citizenship was not guaranteed, and today about half of the estimated 25,000 Amerasians living in the United States are resident aliens.

Tran and 21 other Amerasians flew to Washington this summer to lobby for the Amerasian Paternity Act. It would give Amerasians born during the Vietnam and Korean wars automatic citizenship, rather than requiring them to pass tests in English.

Tran lives in Hayward, Calif., and travels the country crooning pop songs to Vietnamese fans at restaurants and concert halls. But he feels unsettled.

"I feel like I belong nowhere," said Tran, whose father was a black man whose name he probably never will know, but who gave him the mocha-colored skin so different from other Vietnamese.

"If I go to Little Saigon, they say, 'Are you Vietnamese? You look black.' If I go to the American community, they say, 'You're not one of us. You're Vietnamese.'

But most wrenching for Tran is his lack of citizenship, a constant reminder of being an outsider in what he considers his fatherland. "Our fathers served for the country, fought for freedom," Tran said. "I am not a refugee, but I am being treated as one. We are Americans."

Tran does not know his age. On paper he is 34, but he guesses he is closer to 37.

His mother left him in an orphanage in Da Nang when he was days old. A few years later, a woman in a nearby village adopted him to help care for her cows. She refused to let him call her "mother."

The neighbors gawked at his dark skin; the village children yanked his curly hair.

"They looked at us like we were wild animals, not people," Tran said.

When the Homecoming Act passed in 1988, thousands of Vietnamese who wanted to escape the Communist government used the Amerasians as a device to flee. At 17, Tran was sold to a family for three gold bars. When the family got to America, they asked Tran to leave their home. He moved in with a friend's family.

Like Tran, many Amerasians lacked the English skills, education, and family connections that had helped other Vietnamese refugees assimilate. Many did not attend school in Vietnam and arrived in America illiterate. Many migrated to Vietnamese communities where they once again were shunned. Some turned to drugs or gangs.

They received eight months of government assistance, including healthcare, English lessons, and some job training. But the government did not help Amerasians locate their fathers, and funding ended in 1995.

In Washington, Tran and the other Amerasians met at a friend's house. Tran urged them to lobby for the citizenship bill, sponsored by Representative Zoe Lofgren, Democrat of California. In 2007, they formed the Amerasian Fellowship Association, which now has 5,000 members.

The meeting in Sensenbrenner's office lasted less than 25 minutes. The man Tran spoke with promised to do what he could to help. It wasn't until the man handed out his business card that Tran realized he wasn't talking to the Republican representative from Wisconsin. He was talking to a staffer.

There is a lot Tran does not understand about Washington. He's not sure which of the two houses of Congress the bill is stuck in or why it is taking so long to become law.

Lofgren warned the group that it was unlikely the bill would pass this year. But she promised to reintroduce it next year.

Tran later wrote to the staffer. He has yet to hear back, but he has faith that America will come through, eventually.



BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.