Pages

Wednesday, October 17, 2012

Thể thức bầu cử Tổng Thống Mỹ

image

Nhân dịp mùa bầu cử Tổng Thống (TT) Mỹ đang diễn ra sôi nổi giữa hai đối thủ: đương kim TT Barack Obama (đảng Dân Chủ), và cựu Thống Đốc tiểu bang Massachusetts (đảng Cộng Hòa), hôm nay tôi xin trình bày những điểm chính về thể thức bầu cử vị lãnh đạo tối cao của nước Mỹ - hiện tại đang dẫn đầu thế giới về nhiều phương diện: kinh tế, quân sự, chính trị, kỹ thuật,...

Mặc dù Tối Cao Pháp Viện và Quốc Hội kềm chế bớt một phần quyền lực của cơ quan hành pháp, vị TT của nước Mỹ ở vai trò vô cùng quan trọng, có khả năng thay đổi bàn cờ thế giới, kể cả số phận của quê hương của chúng ta.

image
Đương kim TT Barack Obama (đảng Dân Chủ), và cựu Thống Đốc tiểu bang Massachusetts (đảng Cộng Hòa)

Nước Mỹ có hai đảng chính, Cộng Hòa và Dân Chủ. Ngoài ra còn có những đảng nhỏ khác như: Đảng Xanh (Green Party), đảng Tự Do Chủ Nghĩa (Libertarian Party), đảng Độc Lập (American Independent Party), và đảng Canh Tân (Reform Party). Thể thức bầu cử TT Mỹ rất phức tạp, nhưng có thể tóm lược một cách giản dị với hai phần chính:
                                       
1) Bầu ứng cử viên (ƯCV) TT - Từ những cuộc bầu cử sơ khởi ở cấp tiểu bang, mỗi đảng chọn một ƯCV TT qua cuộc Bầu Cử Sơ Bộ (The Primary), hoặc Họp Ủy Ban Địa Phương (The Caucuses), hoặc cả hai, tùy theo luật của mỗi tiểu bang. Hội nghị toàn quốc của riêng mỗi đảng sẽ công bố kết quả liên danh của ƯCV TT.

image

2) Bầu cử Tổng Thống - ngày tổng tuyển cử, toàn dân đi bầu chọn vị lãnh đạo nước Mỹ, cùng với Phó TT.
Trong cả hai cuộc bầu cử này, dù chọn ƯCV TT của đảng hay chọn  TT cho cả nước, người dân thật ra chỉ bầu một cách gián tiếp: ủy quyền bầu cử cho các đại biểu (delegates) trong cuộc bầu cử chọn ƯCV TT, và cho các đại cử tri (electors) trong ngày bầu cử TT.

image

Điều kiện để ứng cử TT:
Theo như Hiến Pháp ấn định - phải là công dân Mỹ, sinh ở Mỹ, ít nhất 35 tuổi, và phải sống ở Mỹ ít nhất 14 năm.

Ghi danh ứng cử:
Muốn ra tranh cử TT, ƯCV phải ghi danh với Ủy Ban Bầu Cử Liên Bang (Federal Election Commission - FEC) sau khi đã nhận được hơn $ 5,000 tiền ủng hộ. ƯCV phải nộp đơn "Tuyên Bố Ứng Cử" (Statement Of Candidacy) ủy quyền cho một ủy ban vận động tranh cử có nhiệm vụ gây quỹ cũng như tiêu tiền cho việc vận động tranh cử. Sau 10 ngày nộp đơn này, ủy ban vận động phải đệ trình đơn "Tuyên Bố Cách Tổ Chức" (Statement Of Organization). Sau đó mọi chi thu cho cuộc vận động tranh cử được báo cáo thường xuyên đến UBBCLB.

Tên ƯCV TT trên phiếu bầu cử:
Từ đầu thế kỹ 20, hai đảng chính là Cộng Hòa và Dân Chủ, điều khiển việc đề cử ƯCV TT. Nếu bạn muốn có tên mình trên phiếu bầu cử, cách dễ nhất là bạn nên thuộc một trong hai đảng này, và có nhiều thành tích đáng kể đối với đảng. Các tiểu bang sẽ tự động để tên các ƯCV của hai đảng này lên phiếu bầu cử. Nếu bạn không thuộc một trong hai đảng này, bạn sẽ đối đầu với nhiều trở ngại và tốn kém. Thí dụ như bạn phải có khoảng 750,000 chữ ký ủng hộ, phải chi ra $8,100 lệ phí đăng tên, cho từng phiếu bầu cử ở 50 tiểu bang. Một số tiểu bang cho phép cử tri đề tên ƯCV (write-in candidates) trên phiếu bầu cử ở vòng sơ khởi hoặc trong ngày tổng tuyển cử. Tuy nhiên,  những ƯCV này thường vẫn bị bắt buộc phải ghi danh tranh cử và vẫn phải trả lệ phí.      

Ghi Danh Đi Bầu
Muốn đi bầu một cách hợp pháp, bạn phải ghi danh ở một văn phòng của thành phố, địa hạt, hay TB bạn đang sống. Ghi danh đòi hỏi bạn khai đúng tên, địa chỉ, tình trạng quốc tịch, cùng những chi tiết cần thiết khác, vì chính phủ muốn bạn đi bầu đúng chỗ và chỉ bỏ phiếu một lần trong mỗi kỳ bầu cử. Sinh viên đi học xa nhà có thể ghi danh dùng một trong hai địa chỉ. Đa số các TB đòi hỏi bạn ghi danh ít nhất 30 ngày trước ngày bầu cử. Tuy nhiên, TB Connecticut đòi hỏi chỉ 14 ngày, Alabama 10 ngày, và ở một số các TB khác người dân có thể ghi danh và đi bầu cùng lúc. Đặc biệt TB North Dakota, người dân có thể đi bầu mà không cần phải ghi danh.

image
  
Điều kiện đi bầu:
Bạn phải là công dân Mỹ, trên 17 tuổi và là dân thường trú của TB bạn đang sống. Đa số các TB đòi hỏi thêm 2 điều kiện nữa là không phạm tội hình và không có vấn đề về tâm thần. Văn phòng DMV, thư viện công, trường học, và các văn phòng chính phủ khác như văn phòng thuế vụ, sở thất nghiệp,... đều có phát đơn ghi danh đi bầu. Bạn cũng có thể gọi một văn phòng ở địa phương và yêu cầu họ gửi đơn đến bạn để điền vào và gửi lại họ. Gần đến ngày bầu cử, thường có các trạm ghi danh đi bầu được thiết lập ở các thương xá hay trong các khuôn viên đại học. Nếu bạn không có quốc tịch Mỹ, thì bạn không được phép bầu cho các chức vụ liên bang (như Dân biểu liên bang, Thượng nghị sĩ, Tổng Thống).

Chọn Đảng - Đa số các đơn ghi danh cử tri đều đòi hỏi bạn chọn một đảng phái chính trị, thường là Cộng Hòa hay Dân Chủ, hoặc một đảng khác như đã nêu trên. Bạn cũng có thể chọn "Độc lập" (Independence) hay "không đảng nào hết" (No party). Cần lưu ý là ở một số TB, nếu bạn không chọn đảng khi ghi danh, bạn sẽ không được phép đi bầu trong cuộc Bầu Cử Sơ Bộ.

Bầu Cử Sơ Bộ (The Primaries) - Có hai loại bầu cử sơ bộ: "đóng kín" và "mở rộng" (closed and open). Qua bầu cử "đóng kín", cử tri chỉ được phép bầu cho ƯCV của đảng mà họ chọn. Thí dụ như nếu bạn ghi danh thuộc đảng Dân Chủ thì chỉ được bầu cho một trong số các ƯCV của đảng Dân Chủ. Nếu bạn ghi danh thuộc đảng Cộng Hòa thì chỉ được bầu cho một trong số các ƯCV của đảng Cộng Hòa. Qua bầu cử "mở rộng", cử tri có thể bầu cho ƯCV của đảng nào cũng được. Đa số các tiểu bang chọn hình thức "đóng kín".

Họp Ủy Ban Địa Phương (The Caucuses) -  là những buổi họp của từng đảng, dành cho các cử tri đã ghi danh, có cơ hội bàn thảo so sánh các ƯCV trước khi bầu. Bắt đầu buổi họp, các cử tri hiện diện chia ra thành từng nhóm tùy theo ƯCV mà họ ủng hộ. Những cử tri còn do dự chưa biết chọn ai, cũng họp chung thành một nhóm để nghe những lời thuyết phục bởi những người ủng hộ mỗi  ƯCV. Lãnh tụ trong mỗi nhóm được mời diễn thuyết và cố gắng thuyết phục các cử tri khác dồn phiếu cho ƯCV mà họ ủng hộ. Sau cùng, ban tổ chức đếm phiếu của từng nhóm và ấn định số đại biểu (delegates) dành cho mỗi ƯCV.

Trong các cuộc bầu cử sơ khởi, có tiểu bang chọn Bầu Cử Sơ Bộ, có tiểu bang chọn Họp Ủy Ban Địa Phương, có tiểu bang chọn cả hai hình thức. Dù dưới hình thức nào, mục đích của các cuộc bầu cử sơ khởi này là để chọn số đại biểu đi dự đại hội toàn quốc của đảng để chính thức đề cử ƯCV TT.

Cách chọn đại biểu - Đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa dùng phương pháp khác nhau để chọn đại biểu. Đảng Dân Chủ dùng phương pháp tỷ lệ, và số đại biểu của mỗi ƯCV được chọn tùy theo số phiếu thắng được từ cuộc Bầu Cử Sơ Bộ hoặc từ các buổi Họp Ủy Ban Địa Phương. Theo đảng Cộng Hòa, mỗi tiểu bang có thể chọn phương pháp tỷ lệ, hoặc theo cách ƯCV nào thắng nhiều phiếu nhất sẽ nhận được hết số đại biểu của đảng (trong tiểu bang).

Cả hai đảng đều có hai loại đại biểu: "hứa" (pledged) và "không hứa (unpledged). Nhóm đại biểu "hứa", đại diện cho đảng ở cấp tiểu bang, phải bầu theo như điều lệ của đảng ở tiểu bang đó. Nhóm đại biểu "không hứa" còn được gọi là "siêu đại biểu" (superdelegates). Họ có thể là cựu hay đương kim công chức, hoặc những lãnh tụ của đảng, được tự do bầu cho bất kỳ ƯCV nào trong ngày đại hội toàn quốc của đảng.

Theo truyền thống, TB Iowa là tiểu bang đầu tiên trên toàn quốc tổ chức cuộc bầu cử Họp Ủy Ban Địa Phương (kỳ này vào ngày 3 tháng 1, 2012), và TB New Hampshire là tiểu bang đầu tiên tổ chức cuộc Bầu Cử Sơ Bộ (kỳ này vào ngày 10 tháng 1, 2012). Cả hai tiểu bang này đóng vai trò vô cùng quan trọng vì là nơi khởi đầu cho thể thức  chọn vị tân lãnh đạo, gây nên sự chú ý mãnh liệt trong quần chúng qua giới truyền thông báo chí, đồng thời tạo nên cái đà vận động cho các ƯCV. ƯCV nào không dẫn đầu hoặc kém xa ƯCV dẫn đầu về số phiếu ở hai TB này, thì có vẻ lo ngại cho tương lai cuộc ứng cử của mình. Tiếp theo TB Iowa và New Hampshire, các tiểu bang khác lần lược tổ chức các cuộc bầu cử sơ khởi. Ngày mà đa số các tiểu bang cùng lúc tổ chức bầu cử sơ khởi được gọi là "Siêu Thứ Ba" (Super Tuesday). Năm nay "Siêu Thứ Ba" là ngày 6 tháng 3, 2012. Kết quả bầu cử trong ngày này sẽ cho dân chúng một khái niệm tổng quát ai sẽ là ƯCV dẫn đầu trong mỗi đảng.

image

Đại Hội Toàn Quốc (National Convention) - Vào mùa hè của năm bầu cử TT, hai đảng chính của Mỹ, Cộng Hòa và Dân Chủ, tổ chức đại hội toàn quốc của mỗi đảng, để bầu và chính thức công bố liên danh  ƯCV TT của đảng, sữa soạn cho ngày tổng tuyển cử vào tháng 11 sắp đến.

Trong những ngày đại hội (được tổ chức ở tiểu bang mà đảng thấy có lợi điểm chiến lược), nhiều chính khách của đảng được mời đến để diễn thuyết, ca ngợi liên danh ƯCV TT, đồng thời chỉ trích liên danh đối thủ. Những thường dân hay quân nhân có cảm tình đặt biệt với đảng, thành công trong lãnh vực chuyên môn của họ, cũng được mời đến phát biểu ý kiến. Người dân qua truyền thanh và truyền hình được dịp biết thêm ít nhiều về hai liên danh ƯCV TT qua hai đại hội toàn quốc.

Sau một chuổi dài các bài diễn văn và bày tỏ sự ủng hộ cho từng ƯCV của đảng, lần lược các đại biểu của từng tiểu bang tuyên bố trước đại hội, bầu cho ƯCV mà họ chọn. ƯCV nào nhận được đa số phiếu của các đại biểu sẽ chính thức trở thành ƯCV TT của đảng. Mặc dù dân chúng đã biết trước ai là ƯCV TT của mỗi đảng qua kết quả của các cuộc bầu cử sơ khởi, Đại Hội Toàn Quốc là dịp hợp thức hóa liên danh ƯCV TT, nhất là để bày tỏ quan điểm, chương trình hoạt động, cùng những hứa hẹn của liên danh, để hấp dẫn và lôi cuốn cử tri, nhất là cử tri của đảng đối lập, và số cử tri còn do dự, chưa biết chọn ai trong ngày bầu cử TT sắp đến. Phần cuối của đại hội, ƯCV TT nào thắng với nhiều số đại biểu nhất, được trân  trọng giới thiệu. Đây là cao điểm của đại hội, giờ phút mà mọi người mong đợi: ƯCV TT xuất hiện trước sân khấu, nhận vai trò do đảng đề xướng, giới thiệu ƯCV PTT, và diễn văn "trình làng" về thân thế của mình, chủ trương và đường hướng  lèo lái quốc gia đi lên, nếu được bầu làm TT.

image

Tiếp theo đại hội toàn quốc của mỗi đảng là những cuộc tiếp xúc với dân chúng, vận động không ngừng nghĩ của hai liên danh TT đối lập. Ngoài ra còn có những cuộc tranh luận giữa hai ƯCV TT và giữa hai ƯCV PTT, được phát sóng đến dân chúng qua truyền thanh và truyền hình. Những cuộc tranh luận này giúp cử tri hiểu rõ hơn về con người cùng quan điểm của hai liên danh tranh cử, trước ngày tổng tuyển cử.

Hệ Thống Đại  Cử Tri (Electoral College system) là một thủ tục được ấn định trong Hiến Pháp Hoa Kỳ, để có sự thỏa hiệp giữa việc bầu TT bởi Quốc Hội và việc bầu TT bởi công dân Mỹ. Thủ tục này bao gồm việc lựa chọn các đại cử tri, phiên họp của các đại cử tri ở cấp tiểu bang để bỏ phiếu cho liên danh ứng cử TT, và việc Quốc Hội đếm phiếu bầu TT để chính thức tuyên bố kết quả.
Mỗi ƯCV TT có số đại cử tri riêng do đảng chọn. Luật chọn đại cử tri thay đổi theo từng tiểu bang, nhưng thường họ là những người cầm đầu trong đảng, hoặc là những người có công với đảng, hoặc làm việc thân cận với ƯCV TT.
Mỗi TB có số đại cử tri bằng với số dân biểu liên bang cộng thêm 2 (là số thượng nghị sĩ liên bang). Thí dụ như California có 53 dân biểu thì số đại cử tri của California là 55. Đặc biệt District of Columbia mặc dù không phải là TB, nhưng có 3 đại cử tri. TB nào càng có đông dân số thì càng có nhiều đại cử tri. Dưới đây là bảng liệt kê số đại cử tri theo từng TB cùng với những con số khác liên quan đến dân số:












               Tiểu Bang
     Dân Số
Phần     Trăm
của
Dân Số
Số Đại     
Cử Tri
Dân số mỗi Đại Cử Tri
Thượng
Nghị Sĩ
Dân số mỗi            TNS             
Số Dân
Biểu
Dân số
mỗi DB        
1
Alabama
4,802,982
1.55%
9
533,665
2
2,401,491
7
686,140
2
Alaska
721,523
0.23%
3
240,508
2
360,762
1
721,523
3
Arizona
6,412,700
2.07%
11
582,973
2
3,206,350
9
712,522
4
Arkansas
2,926,229
0.94%
6
487,705
2
1,463,115
4
731,557
5
California
37,341,989
12.05%
55
678,945
2
18,670,995
53
704,566
6
Colorado
5,044,930
1.63%
9
560,548
2
2,522,465
7
720,704
7
Connecticut
3,581,628
1.16%
7
511,661
2
1,790,814
5
716,326
8
Delaware
900,877
0.29%
3
300,292
2
450,439
1
900,877
9
District of Columbia
601,723
0.19%
3
200,574
0

0

10
Florida
18,900,773
6.10%
29
651,751
2
9,450,387
27
700,029
11
Georgia
9,727,566
3.14%
16
607,973
2
4,863,783
14
694,826
12
Hawaii
1,366,862
0.44%
4
341,716
2
683,431
2
683,431
13
Idaho
1,573,499
0.51%
4
393,375
2
786,750
2
786,750
14
Illinois
12,864,380
4.15%
20
643,219
2
6,432,190
18
714,688
15
Indiana
6,501,582
2.10%
11
591,053
2
3,250,791
9
722,398
16
Iowa
3,053,787
0.99%
6
508,965
2
1,526,894
4
763,447
17
Kansas
2,863,813
0.92%
6
477,302
2
1,431,907
4
715,953
18
Kentucky
4,350,606
1.40%
8
543,826
2
2,175,303
6
725,101
19
Louisiana
4,553,962
1.47%
8
569,245
2
2,276,981
6
758,994
20
Maine
1,333,074
0.43%
4
333,269
2
666,537
2
666,537
21
Maryland
5,789,929
1.87%
10
578,993
2
2,894,965
8
723,741
22
Massachusetts
6,559,644
2.12%
11
596,331
2
3,279,822
9
728,849
23
Michigan
9,911,626
3.20%
16
619,477
2
4,955,813
14
707,973
24
Minnesota
5,314,879
1.72%
10
531,488
2
2,657,440
8
664,360
25
Mississippi
2,978,240
0.96%
6
496,373
2
1,489,120
4
744,560
26
Missouri
6,011,478
1.94%
10
601,148
2
3,005,739
8
751,435
27
Montana
994,416
0.32%
3
331,472
2
497,208
1
994,416
28
Nebraska
1,831,825
0.59%
5
366,365
2
915,913
3
610,608
29
Nevada
2,709,432
0.87%
6
451,572
2
1,354,716
4
677,358
30
New Hampshire
1,321,445
0.43%
4
330,361
2
660,723
2
660,723
31
New Jersey
8,807,501
2.84%
14
629,107
2
4,403,751
12
733,958
32
New Mexico
2,067,273
0.67%
5
413,455
2
1,033,637
3
689,091
33
New York
19,421,055
6.27%
29
669,692
2
9,710,528
27
719,298
34
North Carolina
9,565,781
3.09%
15
637,719
2
4,782,891
13
735,829
35
North Dakota
675,905
0.22%
3
225,302
2
337,953
1
675,905
36
Ohio
11,568,495
3.73%
18
642,694
2
5,784,248
16
723,031
37
Oklahoma
3,764,882
1.22%
7
537,840
2
1,882,441
5
752,976
38
Oregon
3,848,606
1.24%
7
549,801
2
1,924,303
5
769,721
39
Pennsylvania
12,734,905
4.11%
20
636,745
2
6,367,453
18
707,495
40
Rhode Island
1,055,247
0.34%
4
263,812
2
527,624
2
527,624
41
South Carolina
4,645,975
1.50%
9
516,219
2
2,322,988
7
663,711
42
South Dakota
819,761
0.26%
3
273,254
2
409,881
1
819,761
43
Tennessee
6,375,431
2.06%
11
579,585
2
3,187,716
9
708,381
44
Texas
25,268,418
8.16%
38
664,958
2
12,634,209
36
701,901
45
Utah
2,770,765
0.89%
6
461,794
2
1,385,383
4
692,691
46
Vermont
630,337
0.20%
3
210,112
2
315,169
1
630,337
47
Virginia
8,037,736
2.59%
13
618,287
2
4,018,868
11
730,703
48
Washington
6,753,369
2.18%
12
562,781
2
3,376,685
10
675,337
49
West Virginia
1,859,815
0.60%
5
371,963
2
929,908
3
619,938
50
Wisconsin
5,698,230
1.84%
10
569,823
2
2,849,115
8
712,279
51
Wyoming
568,300
0.18%
3
189,433
2
284,150
1
568,300
Totals

309,785,186
100.00%
538

100

435

State Average




487,971

3,091,835

712,973
Country Average




575,809

3,091,835

710,767

Bảng thống kê trên được trích ra từ trang mạng của "United States Census 2010" (được cập nhật vào ngày 5 tháng 1, 2011.)

Hiện tại toàn quốc có tất cả 538 đại cử tri.  ƯCV TT nào chiếm đa số 270 phiếu của đại cử tri sẽ thắng cử. Mỗi đại cử tri được bầu 1 phiếu. Trường hợp không có ƯCV TT nào có đủ 270 phiếu, thì Hạ Viện sẽ quyết định cuộc bầu cử theo như Tu Chính Án thứ 12 chỉ định. Tình trạng này chỉ xảy ra 2 lần trong lịch sử: TT Thomas Jefferson vào năm 1801 và TT Quincy Adams vào năm 1825, được bầu bởi Hạ Viện.

Khi bạn bầu cho một liên danh TT, thật ra là bạn ủy quyền cho các vị đại cử tri ở TB bạn đang sống, bầu cho cùng liên danh đó. Liên danh nào thắng nhiều số phiếu nhất do dân chúng bầu trong TB,  sẽ được nhận hết tất cả  số phiếu đại cử tri của TB (winner-take-all).  Chỉ riêng TB NebraskaMaine, không theo điều lệ này. Thay vào đó, số phiếu của đại cử tri được chia theo tỹ lệ của số phiếu do dân chúng bầu cho mỗi liên danh.

image

Mặc dù các đại cử tri "hứa" sẽ bầu cho đảng đã chọn họ, nhưng không có gì trong Hiến Pháp bắt buộc họ phải làm như vậy. Trong những trường hợp rất hiếm, có đại cử tri "nhảy rào" và không bỏ phiếu cho ƯCV TT của đảng mình. Những lá phiếu phản bội này rất ít khi thay đổi kết quả của cuộc bầu cử. Có một số TB ra luật cấm các đại cử tri bỏ phiếu theo lối này.

Bầu cử TT Mỹ được tổ chức 4 năm một lần, vào ngày thứ ba, sau ngày thứ hai đầu tiên của tháng 11. Như vậy cuộc bầu cử TT năm nay sẽ là ngày 6 tháng 11, 2012, dân chúng đi bỏ phiếu cho liên danh TT mà họ chọn. Thường đến chiều tối một vài đài truyền hình sẽ tuyên bố kết quả liên danh thắng cử. Khoảng nữa đêm, một ƯCV sẽ tuyên bố chiến thắng, và ƯCV kia sẽ tự nhận mình thất cử. Tuy nhiên, trên phương diện thủ tục và pháp lý, kết quả của cuộc bầu cử liên danh TT vẫn chưa chính thức cho đến khi các đại cử tri của mỗi tiểu bang họp ở thủ đô của TB và bỏ phiếu bầu liên danh TT. Kết quả của cuộc bỏ phiếu này từ các tiểu bang sẽ gửi đến Quốc Hội để đếm, kiểm chứng, và chính thức công bố tên Tổng Thống và Phó Tổng Thống.

Một câu hỏi được đặt ra: Tại sao lại có sự trì hoãn giữa cuộc tổng tuyển cử và cuộc họp bỏ phiếu của các đại cử tri? Lý do là vào thập niên 1880, người ta cần thời gian để đếm phiếu, và các đại cử tri có đủ thì giờ dàn xếp đi đường xa đến họp ở thủ đô của TB.  Ngày nay, khoảng thời gian này được dùng để giải quyết những khiếu nại/tranh chấp về vi phạm luật bầu cử, nếu có - và để kiểm điểm lại số phiếu, nếu cần.

Một số người phê bình cho rằng hệ thống bầu cử qua đại cử tri không công bằng và không chính xác thể hiện lòng dân, vì một       ƯCV TT có thể chiếm đa số phiếu của tất cả cử tri đi bầu trên toàn quốc mà vẫn thất cử. Tuy nhiên, nếu xét về phương diện các tiểu bang nhỏ có ít dân số, thì hệ thống đại cử tri mà các nhà lập pháp trong lịch sử đề ra, xem vẫn hợp lý và công bằng.

Tổng Tuyển Cử - Trong ngày này, toàn dân đi bầu cho liên danh TT mà họ chọn, bất kể đảng mà họ đã ghi danh. Cử tri có thể bầu khiếm diện (qua lá phiếu khiếm diện mà họ đã yêu cầu gửi đến nhà từ trước), hoặc đến nơi bỏ phiếu được ấn định, ở gần nhà. Trong lá phiếu bầu liên danh TT, còn có những chức vụ khác (liên bang, cấp tiểu bang, địa hạt, và thành phố) mà cử tri đi bầu, thí dụ như dân biểu liên bang (nhiệm kỳ 2 năm), thượng nghị sĩ (nhiệm kỳ 6 năm), vv...
   
Sau ngày tổng tuyển cử, thống đốc của mỗi tiểu bang, ban hành một "Giấy Kiểm Chứng" (Certificate of Ascertainment) kê khai tên họ của tất cả các ƯCV TT, cùng với tên họ của các đại cử tri của mỗi ƯCV. Giấy này cũng kê khai tên liên danh TT thắng cử (trong tiểu bang) cùng với tên các đại cử tri của họ. Giấy kiểm chứng này sẽ được gửi đến Quốc Hội và Viện Lưu Trữ Quốc Gia (National Archives).

Vào ngày thứ hai kế tiếp sau 2 ngày thứ tư đầu của tháng 12, các đại cử tri của từng tiểu bang, đại diện cho số dân chúng đã ủy quyền cho họ, họp với nhau ở thủ đô của TB để bỏ phiếu cho liên danh TT mà đa số dân chúng trong TB đã chọn. Trong buổi họp này phiếu của các đại cử tri được ghi vào "Giấy Chứng Nhận Phiếu Bầu" (Certificate of Vote), sẽ được gửi tới Quốc Hội và Viện Lưu Trữ Quốc Gia (để giữ làm tài liệu lịch sử về các cuộc bầu cử TT).

Vào ngày 6 tháng giêng tiếp theo năm bầu cử, lưỡng viện của Quốc Hội nhóm họp ở văn phòng Hạ Viện để tổng kết số phiếu của các đại cử tri. Dựa vào ƯCV TT chiếm đa số phiếu, đương kim Phó Tổng Thống, ở vai trò chủ tịch Thượng Viện, chính thức tuyên bố kết quả tên tân Tổng Thống và Phó Tổng Thống. Hai tuần sau đó, tân Tổng Thống tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống của nước Mỹ. Ông còn có danh xưng là vị Lãnh Đạo Tối Cao Của Quân Đội  (Commander-In-Chief).

image

Kết Luận

Nhìn người lại nghĩ đến ta! Biết đến bao giờ người dân Việt trong nước mới thật sự có quyền tự do bầu cử chọn người xứng đáng lãnh đạo đất nước? Vấn đề này tùy thuộc vào trình độ dân trí và thái độ chính trị của người dân.

        image

Đối với người Mỹ gốc Việt, dù thuộc đảng Dân Chủ hay đảng Cộng Hòa, chúng ta nên tận dụng sức mạnh lá phiếu của mình và tất cả những gì có thể làm được, để tạo nên một khối chính trị có tầm vóc, để không ít thì nhiều ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại  của Mỹ ở vùng Đông Nam Á, theo chiều hướng có lợi cho quê hương của chúng ta. Như người Mỹ gốc Do Thái đã và đang ảnh hưởng sâu đậm đến chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông, có lợi cho nước Do Thái. Dù đảng Dân Chủ hay đảng Cộng Hòa nắm quyền, dĩ nhiên mục đích và trọng tâm chính của chính sách đối ngoại của nước Mỹ, vẫn là quyền lợi tối cao của nước Mỹ. Tuy nhiên, nếu quyền lợi này trùng hợp với quyền lợi của nước ta, thì khối người Việt trong và ngoài nước còn quan tâm đến vận mạng của đất nước, cần kết hợp với nhau, và khéo léo khai thác lợi điểm này để sớm mang lại tự do no ấm cho dân tộc.



Trần Kha

Tài liệu tham khảo:
www.archives.gov
www.census.gov
www.fec.gov


Obama và Mitt Romney : Ai là người chiến thắng?


image



No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.