Pages

Wednesday, March 12, 2014

Phong trào sinh con tại nhà nổi lên ở Mỹ

image
Cô Emilie Jacobs bế đứa con đầu Elias của cô sau khi cô sinh bé ngay tại nhà.
Phần lớn các ca sinh nở ở Mỹ đều diễn ra ở bệnh viện, với sự túc trực của các bác sĩ khoa sản được trang bị đầy đủ các loại thuốc và công nghệ hiện đại. Trung bình, cứ ba bé chào đời thì có một bé được sinh bằng phương pháp mổ Caesar. Trước thực tế này, một phong trào sinh con tại nhà đang nổi lên ở một số nơi tại Mỹ, trong đó có thành phố New York.

Trong nhiều nền văn hóa, sinh con được coi là một phần quan trọng trong đời sống gia đình. Sự ra đời của khoa sản đã có ảnh hưởng to lớn tới phong tục sinh con ở Mỹ. Quá trình sinh nở trở nên tách biệt với cuộc sống gia đình. Nhiều người đi đến chỗ tin rằng chỉ có sinh con tại bệnh viện mới an toàn. Mặc dù các bác sĩ và các bệnh viện đóng góp nhiều vào các con số thống kê cho thấy các ca sinh nở ở bệnh viện thành công hơn những ca sinh vào các thế kỷ trước, nhưng trong thực tế, dinh dưỡng, vệ sinh, và kiểm soát bệnh tật tốt hơn mới là những yếu tố cải thiện kết quả. Thậm chí ngày nay, các số liệu thống kê ở Mỹ vẫn không ủng hộ giả thuyết phương pháp sinh an toàn nhất là ở bệnh viện. Mỹ xếp hạng 28 trong số các quốc gia công nghiệp về các ca sinh nở khỏe mạnh với tỉ lệ bảy trường hợp tử vong trong số 1.000 ca sinh nở. Các bệnh viện cũng chưa bao giờ được chứng minh là một nơi an toàn để sinh con.

image 
Vào những năm 1950, phần lớn các ca sinh ở Mỹ đều được diễn ra ở bệnh viên. Thủ thuật Caesar, chích thuốc mở tử cung, và những liều thuốc giảm đau mạnh trở thành thông lệ. Phụ nữ không còn được trải nghiệm cảm xúc và cảm giác sinh con, và thuốc men có những ảnh hưởng không tốt đối với các bà mẹ và em bé.

Vào những năm 1960, 70, phụ nữ bắt đầu nêu thắc mắc và phản đối cách trị liệu của các bác sĩ khoa sản đối xử với họ, như thể sinh con là một căn bệnh. Phụ nữ bắt đầu tái khẳng định sức mạnh và phong trào sinh con tại nhà ra đời.

Cô Emilie Jacobs và chồng, anh Rowan Finnegan, chuẩn bị đón đứa con thứ nhì. Đứa bé sẽ được sinh tại nhà, giống như đứa con đầu của hai anh chị, bé Elias 22 tháng tuổi. Chính người nữ hộ sinh có bằng chứng nhận đã giúp chị sinh bé Elias cũng sẽ là người giúp chị sinh lần này. Nếu mọi việc êm xuôi, đây sẽ là một ca sinh êm ả mà không có sự can thiệp của máy móc giám sát kỹ thuật cao, không phẫu thuật, hay thuốc giảm đau khi sinh. Cô Emilie nói:

“Và ngay sau khi sinh, tôi sẽ tắm ngay trong phòng tắm của mình, ngủ trên giường của mình, bên cạnh gia đình và ở trong chính căn nhà của mình. Thật không còn gì bằng.”

Là một sinh viên y khoa, cô Emilie đã chứng kiến các ca sinh nở trong bệnh viện. Cô nghĩ rằng các bác sĩ xử lý các trường hợp sinh nở theo thủ tục của bệnh viện và những quan ngại về sai sót trong hành nghề nhiều hơn là dựa vào nhu cầu của phụ nữ đau đẻ bình thường. Cô nói:

“Mang thai không phải là có bệnh mà là một trải nghiệm đẹp. Nếu bạn cảm thấy được động viên và nhận được sự hỗ trợ đúng, đau đẻ và sinh con ngay trong nhà của mình quả thực là một ân sủng.”


image
Cô Karen Kramer thực hiện cái bài tập trong khi trải qua cơn đau đẻ, chỉ một thời gian ngắn trước khi sinh con tại nhà
Số người sinh con tại nhà đã gia tăng nhanh trong những năm gần đây, lên tới khoảng 30,000 ca mỗi năm, nhưng vẫn chiếm chưa đầy một phần trăm tổng số các ca sinh ở Mỹ. “The Business of Being Born” (tạm dịch: Chuyện chào đời), một bộ phim tài liệu năm 2008 của Ricki Lake, đã giúp phong trào sinh con tại nhà này trở nên phổ biến với những cảnh ghi lại những ca sinh nở không phức tạp tại nhà, thường diễn ra ở bên trong một bồn tắm nước ấm.

Những người ủng hộ cho phong trào này cũng đã phổ biến những đoạn video của chính họ khi sinh con trong bồn nước ấm với sự giúp đỡ của các bà đỡ.

Tuy nhiên, giới phê bình không đồng ý về sự an toàn của các ca sinh tại nhà. Một khảo cứu được đăng trong Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa Mỹ nhận thấy rằng tỉ lệ những em bé được sinh tại nhà có nguy cơ chết trong bụng mẹ cao gấp 10 lần và rủi ro gặp những vấn đề về thần kinh nghiêm trọng gấp bốn lần. Tiến sĩ Frank Chervenak của Trung tâm Y tế New York-Presbyterian/Weill Cornell, đồng tác giả của bản báo cáo, cho biết:

“Chúng tôi, những người làm việc trong phòng đỡ đẻ phải chiến đấu từng giây mỗi khi có một trường hợp thai nhi gặp nguy hiểm bất ngờ. Chúng tôi phải diễn tập và lên kế hoạch cho tình huống mổ Caesar khẩn cấp và chiến đấu từng giây. Nếu có sản phụ nào nằm cách bệnh viện chúng tôi một con đường thôi cũng đã là quá xa.”

Nhưng bà Tina Johnson tại trường dạy đỡ đẻ American College of Nurse Midwives nói rằng nghiên cứu trên có sai sót:

image
“Ông ấy dùng rất nhiều dữ liệu không hoàn thiện và rút ra những kết luận không nhất quán với những nghiên cứu khác được đưa ra trong thời điểm hiện tại, bao gồm cả một bài nghiên cứu khác cũng được đăng mới đây trên chính Tạp chí Sản khoa và Phu khoa Hoa Kỳ, nói rằng những ca sinh nở được lên kế hoạch cẩn thận với những y tá đỡ đẻ được chứng nhận thì cũng an toàn như những ca đỡ đẻ trong bệnh viện.”

Tác giả Jennifer Block đồng ý và nói rằng phụ nữ chọn việc sinh tại nhà là vì sức khỏe cho em bé cũng như cho chính họ.

“Bởi vì nếu người mẹ sinh thường tự nhiên, đó sẽ là một điều tuyệt vời nhất cho đứa trẻ. Chúng ta biết rằng những em bé sẽ hưởng được nhiều lợi ích từ việc sinh thường như là phổi, hệ hô hấp tốt, tiêu hóa tốt khi có vi khuẩn tốt sống bên trong.”

Tác giả Jennifer Block lưu ý rằng kinh nghiệm sinh con tại nhà rất khác ở các nước Tây Âu và ở một số quốc gia nơi những sản phụ khỏe mạnh được những bà đỡ chăm sóc và chỉ đi gặp bác sĩ nếu có biến chứng hay một nhân tố rủi ro xuất hiện.





VOA


image

Phụ nữ Việt thua xa phụ nữ Tây?
Một cuộc chiến tranh lạ lùng nhưng nghiêm trọng
Bài toán chia bò
Đời sống Văn hóa Mỹ và Chúc Thư của một nhà khoa h...
Chuyên gia đưa ra giả thiết về không tặc
Ai là Việt kiều?
Tăng mức lương tối thiểu ở Hoa Kỳ: Thuận Hay Chống...
Có bài học nào cho nhà cầm quyền CSVN?
Chiến tranh lạnh, bộ mới, tác giả Putin
Chúng tôi không là Việt Kiều
Bốn lý do tại sao Putin đang thua cuộc ở Ukraina
Ô danh nước Nga
Bằng Cấp hay Bằng Cắp
Xin Lỗi Tháng Tư !
Lệ rơi trên đôi nạng gỗ
Năm 1933, Staline tàn sát 7 triệu người Ukraine
NASA nối kết sinh viên với các phi hành gia
Khủng hoảng Ukraine: Toan tính của Putin
Hiểm họa Trung Quốc và bài học Tiệp Khắc
Đứa trẻ trên tay người ăn mày
Di dân: Khuôn mặt mới của nước Mỹ
Ukraine - VN: 7 điểm giống và khác
Putin nói gì về Ukraine?
Quân đội Mỹ sắp được trang bị ôtô bay
Tiện nghi mới nhất của Uganda: Năng lượng mặt trời...
Nhìn Ukraine, nghĩ về Việt Nam
Tâm hồn đẹp của Paul Walker
Hoa Kỳ vinh danh những phụ nữ can đảm trên thế giớ...
Nhật ra trát bắt tiếp viên Vietnam Airlines
Hôi Miệng
Những câu hỏi thường gặp/Cách vào VOA nếu bị chặn
Bạn đọc và bạn văn
Cậu cử
Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Tr...
Cuộc đời chìm nổi của nữ hoàng dầu khí Ukraine
Công an VN "né" dự cà phê nhân quyền?
YouTube: Vietnamese Pride
Người ăn mày
Ai là tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Mỹ?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.