Pages

Tuesday, October 28, 2014

Phim 'To Singapore, with Love' bị cấm chiếu ở Singapore

image
Bộ phim tài liệu “To Singapore, with Love,” (tạm dịch: Gửi đến Singapore với niềm yêu thương) theo dự định được chiếu từ nước Anh cho đến Ấn Độ và Malaysia trong tháng này. Nhưng có một nơi mà bộ phim không được chiếu đó là – Singapore.

image
Cô Tan Pin Pin, đạo diễn bộ phim tài liệu 'To Singapore, with Love'.
Chính phủ Singapore cấm bộ phim, gồm những chuyện ngắn nói về các nhân vật bất đồng chính kiến Singapore đã bỏ nước ra đi mấy mươi năm trước đây “để tránh viễn cảnh bị bắt giam mà không xét xử, theo như trang web tosingaporewithlove.com cho biết về nội dung phim.

image
Lệnh cấm đã khơi lên những nghi vấn gây khó chịu về tự do ngôn luận, chẳng những đối với Singapore nói chung, mà còn với một đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ, dự tính chiếu bộ phim tại cơ sở liên kết của mình.

image
Đại học Yale-NUS là đối tác giữa Đại học Yale, trong bang Connecticut, và Đại học Quốc gia Singapore. Ngay cả trước khi trường này mở ra vào năm 2013, các nhà phê bình đã cho rằng Yale đang làm lu mờ cái danh tiếng tự do học thuật của mình qua việc cho một nhà nước độc đoán, chủ yếu điều hành bởi một đảng duy nhất, mượn huy hiệu của mình. Vì Singapore giờ đây đã ngăn Đại học Yale-NUS chiếu bộ phim “To Singapore, with Love,” một số người nói rằng nỗi lo sợ đã thành hiện thực.

image
Đáp ứng trước sự kiểm duyệt này, ông Jim Sleeper, giảng viên môn khoa học chính trị tại Đại học Yale đã viết trên báo điện tử Huffington Post như sau:
“Thủ tướng và Đảng Nhân dân Hành động nắm quyền từ lâu nay của ông đã có bề dày thành tích về việc sử dụng một thứ luật pháp tỉ mỉ (như luật được diễn tả trong những truyện của nhà văn Franz Kafka) để ngăn chận quyền tự do phát biểu mà họ muốn ngăn chận và cho phép những gì mà họ quyết định cho phép trong quốc gia nhỏ bé giàu có này.

image
Đạo diễn phim Tan Pin Pin đang yêu cầu Cơ quan Phát triển Truyền thông bãi bỏ lệnh cấm. 

Trong email gửi cho đài VOA, cô nói:
“Tôi không đồng ý bất cứ sự trình chiếu tư nào ở Singapore, vì bộ phim đang trong quá trình kháng cáo.”

image
Cô cũng gửi một đường liên kết bài viết của một blogger địa phương giải thích quyết định không tổ chức các buổi trình chiếu tư, mà theo blogger này sẽ “làm giảm áp lực công chúng đối với Cơ quan Phát triển Truyền thông để thu hồi lệnh cấm – nếu người ta có thể xem nó ở trường học, hay tại nhà một người bạn, họ sẽ bớt chú tâm đến việc bảo đảm là bộ phim sẽ được công chiếu cho mọi người xem.”

image
Một số nước với chế độ chuyên chế ganh tị với Singapore vì quốc gia nhỏ bé này đã kết hợp thành công chế độ cai trị bằng bàn tay sắt với tăng trưởng kinh tế, Singapore nằm trong số những nước có  mức sống cao nhất thế giới. Tổng sản lượng quốc nội tính theo đầu người là 55.183 đôla trên đất nước nhỏ bé 5,4 triệu dân này. Với dân trí cao, dân Singapore còn lâu mới bị tẩy não, thay vào đó, một số người chấp nhận kiểm duyệt như sự đổi chác trong một giao kết xã hội hứa hẹn có được ổn định và thịnh vượng.

Với vẻ nửa đùa nửa thật, nhà phân tích dữ liệu Shane Teng nói với đài VOA “Ở Singapore có một câu nói – Tất cả chúng ta đều bận kiếm tiền. Những người quan tâm đến dân quyền, chắc họ phải rảnh rang lắm.”

image
minister Datuk Wan Junaidi Tuanku Jaafar
Ông nói - trong khi đến khu Trung tâm Tài chính Vịnh Marian trong giờ nghỉ chiều, nơi nhiều giới chức ngân hàng tụ họp hút một điếu thuốc - rằng ông thích xem bộ phim To Singapore with Love – nhưng không đến mức làm người khác thấy phiền,  “Hầu hết chúng tôi khá hài lòng với những gì mình đang có,” Ông nói.

Cơ quan Phát triển Truyền thông dường như nói chi tiết tỉ mỉ khi giải thích về lệnh cấm, phản bác những chỉ trích cá biệt mà những nhân vật chính trị lưu vong đưa ra trong phim và nói rằng họ che đậy tội trạng. Giới hữu trách nói nội dung cuốn phim “gây phương hại an ninh quốc gia” vì các hành động chính đáng của các cơ quan an ninh bị mô tả “sai lạc”.

image
Cơ quan kiểm duyệt nói thêm rằng những người lưu vọng được tự do trở về Singapore nếu họ chịu để cho nhà chức trách chất vấn về các hoạt động của họ trước đây nhằm giải quyết những trường hợp của họ. Các vi phạm về hình sự sẽ bị truy cứu theo luật pháp.

Đại học Yale-NUS từ chối lời yêu cầu phỏng vấn của đài VOA, nhưng trong một tuyên bố gửi qua email nói rằng  trường sẽ không chiếu cuốn phim tài liệu, đã đoạt giải thưởng này cho đến khi nào đạo diễn Pin Pin được phép. Giám đốc bộ phận phụ trách các vấn đề xã hội Fiona Soh viết trong email như sau:
“Chúng tôi tôn trọng quyết định của cô ấy và hy vọng có cơ hội chia sẻ bộ phim này với các sinh viên của chúng tôi khi bộ phim được phổ biến như vậy.”

image
Tựa đề phim “To Singapore, with Love,” - Gửi đến Singapore với niềm yêu thương, cho thấy sự kiện là bộ phim được quay hoàn toàn bên ngoài đảo quốc này và được hiểu như một bức thư chính thức gửi về Singapore. Liệu thông điệp dưới hình thức phim ảnh này có bao giờ đến được người nhận mà bộ phim nhắm tới hay không vẫn còn là câu hỏi chưa có trả lời.



Lien Hoang

image

*****


image

image

Tại sao từ chối Quyền im lặng?
Hà Nội trong Top 10 nạn móc túi
Những chất phụ gia đầu độc trong thực phẩm
Blogger Điếu Cày: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc...
Mỹ đối phó chiến lược chống xâm nhập của Trung Cộn...
Cuộc chạy trốn khỏi Boko Haram
Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô
Ghiền Đường & Đường giả và đường ruột
Công an bôi nhọ TP.Hồ Chí Minh
Blogger Điếu Cày: Nhà tù Cà Mau như ‘trại súc vật’...
Đại Tướng Không Quân Lori Robinson
Ukraina : Goodbye Lênin và Đảng Cộng sản
Chim Tu Hú
Bài học nào cho phong trào Dân chủ
So sánh hai quá trình công nghệ hóa: Việt Nam và H...
Một lá thư trong chai lênh đênh trên biển
Ánh sáng Điếu Cày
Y tá Nina Phạm được ‘chữa khỏi Ebola’
Câu chuyện sân bay ở Việt Nam
Thả Điếu Cày 'đem lại hy vọng'
Bấm trên hình coi video
Jimmy Carter: Vị Tổng Thống của Thuyền Nhân
Một kiểu bần cùng hóa nhân dân
Tình cuối
Việc trục xuất blogger Điếu Cày là bất hợp pháp?
Người biểu tình Hong Kong 'được tập huấn'
Thăm dò dư luận
Ben Bradlee: khiến Nixon mất chức
Heo bơm nước
Bức tâm thư của người vợ có chồng mang án tù chung...
Nhạc ... Vẹt
A fight over a campaign display in Houston
Dân chủ hoá: Một tiến trình đầy nhọc nhằn
Ở tù hay lưu vong?
Điếu Cày: Phát biểu tại phi trường Los Angeles
Nỗi âu lo của giáo dân Công giáo VN!
Hai con khỉ già
Có những sự thật không cãi được...
Lý Bằng tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990
Ba cản trở trong quan hệ VN - Vatican



No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.