Pages

Tuesday, November 10, 2015

Những thiết kế logo gây tranh cãi nhất

RuPaul's Drag Race tv rupauls drag race logo rupaul
Sau khi logo Thế vận hội Tokyo 2020 của nhà thiết kế Kenjiro Sano bị nhà tổ chức bỏ đi không dùng nữa do có nghi vấn đạo ý tưởng, cộng đồng mạng xã hội đã nhanh chóng đưa ra những gợi ý thay thế, trong đó có hình hoa anh đào lấy cảm hứng từ một vòng hoa trên mộ.

logo google new
Logo mới của Google, lần đầu tiên được đưa ra trong vòng 16 năm qua và được giới thiệu cùng ngày, đã làm dấy lên những tranh cãi ồn ào trên mạng, trong đó người ta đã đưa ra một danh sách gồm 27 cách cải tiến để logo này trông hấp dẫn hơn.

Thế giới trắc trở

Đó là lời cảnh tỉnh về một thế giới nhiều trắc trở đối với những nhà thiết kế đồ họa: ngay cả những hình ảnh vô thưởng vô phạt cũng có thể làm bùng phát làn sóng giận dữ trên mạng.

new logo studio brand ihop
Nỗ lực làm mới thương hiệu của hãng Gap and Tropicana cũng bị bỏ dở sau khi bị chỉ trích.
Cả Jeb Bush và Hillary Clinton cũng khiến mọi người chế nhạo khi hai người đưa ra logo cho chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ 2016.

Đối với Bush, đó là hình ảnh một dấu chấm than vui nhộn vốn khiến mọi người nhớ lại một vở nhạc kịch Broadway hay một từ chửi thề.

Có ý kiến cho rằng ‘trong kỷ nguyên tin nhắn qua điện thoại, tin nhắn nhanh, tin nhắn tối đa 140 ký tự thì người ta có xu hướng ít dùng dấu chấm câu hơn, do đó khi dấu chấm câu được sử dụng thì nhiều khả năng nó sẽ bị phân tích’.

Việc phân tích mổ xẻ hình ảnh logo rất đa dạng, từ chuyện nhận xét có tính hài hước cho tới những cáo buộc logo mang dáng dấp quỷ dữ.

Khi chuỗi sản xuất bánh tráng (pancake) của Mỹ IHOP lần đầu tiên cải tiến logo của họ vốn đã được dùng suốt 20 năm bằng cách thêm vào một nụ cười không xúc phạm ai, họ đã bị cáo buộc là đã đưa vào hình ảnh công ty một yếu tố gây sợ hãi.

image
Hãng Procter & Gamble (P&G) cũng gặp rắc rối với một loạt cáo buộc đến nỗi buộc phải bỏ logo của mình.

Nhãn hàng tiêu dùng toàn cầu này đã đưa vào sử dụng hình ảnh thương hiệu ‘người đàn ông trên Mặt Trăng’ vào năm 1851.

Thế nhưng vào những năm 1980, đã bắt đầu có lan truyền tin đồn rằng những gợn sóng trong hàm râu và mái tóc của người đàn ông đó có ẩn giấu hai cái sừng và là hình ảnh ‘666’ bị đảo lại tức là dấu hiệu của quái vật.

image
Đối mặt với những đồn thổi sai lệch liên tục, P&G đã phải bỏ những gợn sóng trong hình ảnh ‘người đàn ông trên Mặt Trăng’ vào năm 1991.

Hồi năm 2007, họ thắng 19 triệu Mỹ kim trong vụ kiện đối thủ là nhà phân phối Amway lan truyền cáo buộc thất thiệt nhằm gắn kết hình ảnh của P&G với Quỷ Satan.

Hãng Procter & Gamble (P&G) cũng gặp rắc rối với một loạt cáo buộc đến nỗi buộc phải bỏ logo của mình.

Nhãn hàng tiêu dùng toàn cầu này đã đưa vào sử dụng hình ảnh thương hiệu ‘người đàn ông trên Mặt Trăng’ vào năm 1851.

image
Thế nhưng vào những năm 1980, đã bắt đầu có lan truyền tin đồn rằng những gợn sóng trong hàm râu và mái tóc của người đàn ông đó có ẩn giấu hai cái sừng và là hình ảnh ‘666’ bị đảo lại tức là dấu hiệu của quái vật.

Đối mặt với những đồn thổi sai lệch liên tục, P&G đã phải bỏ những gợn sóng trong hình ảnh ‘người đàn ông trên Mặt Trăng’ vào năm 1991.
Hồi năm 2007, họ thắng 19 triệu Mỹ kim trong vụ kiện đối thủ là nhà phân phối Amway lan truyền cáo buộc thất thiệt nhằm gắn kết hình ảnh của P&G với Quỷ Satan.

Mặc dù P&G bỏ logo Mặt Trăng để thay vào đó bằng logo với các ký tự, hình ảnh Mặt Trăng đã lặng lẽ quay trở lại logo của họ trong mẫu thiết kế lại hồi 2013.

image
Một hình ảnh logo được sử dụng lại cũng đã gây rất nhiều ầm ĩ sau khi khiến cho cộng đồng các game thủ vốn nổi tiếng là không biết kiềm chế nổi giận.

Công ty công nghệ Corsair đã cho ra mắt logo mới vào tháng Chín 2014, một tháng sau vụ lùm xùm ‘Gamergate’ vốn khiến cho nữ giới làm việc trong ngành này bị quấy rối trên mạng và thậm chí còn bị dọa giết.

Thiết kế logo cho phân nhánh game của công ty có hình ảnh hai thanh gươm bắt chéo nhau ở chuôi – hình ảnh này đã nhanh chóng bị lên án vì trông giống như một hình xăm ở phần lưng dưới của phụ nữ, hình xăm có tên 'tramp stamps' (những dấu ấn của gã lang thang).

image
Những game thủ lớn tiếng đã viết thư phản kháng yêu cầu công ty phải đổi logo và Corsair đã phải đáp ứng bằng cách âm thầm bỏ nó hồi tháng Sáu 2015.

Thu hút công chúng

Phản ứng cay nghiệt trước các thiết kế logo thường là một phần của văn hóa giận dữ nói chung trên mạng xã hội – một nhà thiết kế nổi tiếng và là đối tác của studio Pentagram có ảnh hưởng lớn đã từng có một bài viết hồi năm 2013 than thở về sự tấn công này.

“'Logo mới à? Chiến thôi!' Việc chỉ trích các hình ảnh logo giờ đã trở thành một môn thể thao hút khán giả mà ai cũng có thể chơi được,” Michael Bierut viết.

Tuy nhiên một số logo làm bùng phát phản ứng còn hơn cơn bão trên mạng xã hội.

Logo của Thế vận hội London 2012 đã khiến cho Iran có phản đối chính thức. Nước này đã đe dọa tẩy chay kỳ thế vận hội này trừ phi ban tổ chức thay đổi logo.

Theo Tehran, những con số 2012 được sắp xếp trông như hình răng cưa thật ra là ngụ ý thể hiện từ ‘Zion’ – tức sự phục quốc Do Thái. Theo họ, đây là một mưu đồ ủng hộ Israel không nói ra.

image
Logo này cũng bị so sánh với một nhân vật trong loạt phim hoạt hình Simpsons đang thực hiện hành vi tình dục trong khi một số người còn nói rằng họ thấy trong đó có dấu hiệu của chữ Thập ngoặc – biểu tượng của Đức Quốc xã.

Các logo thể thao khác thì gây tranh cãi trực tiếp hơn. Chúng bị chỉ trích là vô vị hoặc phân biệt chủng tộc.

Một đội bóng chày ở Canada đã gây tranh cãi hồi năm 2012 khi họ ra mắt với tên mới và linh vật mới.

Có trụ sở ở London thuộc tỉnh Ontario, đội bóng London Rippers đã hứng chịu búa rìu dư luận khi bình thường hóa hình ảnh Jack the Ripper – kẻ giết người hàng loạt ở London hồi thế kỷ 19.

Đội bóng biện hộ rằng bất cứ sự liên hệ nào với kẻ giết người hàng loạt khét tiếng kia chỉ là vô tình.

Người quản lý đội bóng David Martin nói với London Free Press rằng ‘ripping’ là một thuật ngữ thông dụng trong môn bóng chày và hình ảnh nhân vật chìm trong logo là ‘Diamond Jack’ – một cầu thủ hockey bất đắc chí đã trở nên thành công vượt mong đợi trong môn bóng chày.

image

Thiếu nhạy cảm chủng tộc

Việc sử dụng hình ảnh và tên tuổi thổ dân Mỹ trong thể thao đã gây ra tranh cãi ở Mỹ kể từ những năm 1960, với những đội bóng như đội Atlanta Braves đã bị chỉ trích vì thiếu nhạy cảm về chủng tộc.

Không đội bóng rổ nào trong giải NBA vốn trước đây từng dùng linh vật có liên quan đến thổ dân còn giữ lại những hình ảnh này. Tuy nhiên, đội bóng thuộc giải túc cầu NFL ở thủ đô Washington lại không hề đổi tên hay bỏ logo.

success madden redskins
Đội bóng có tên là Washington Redskins đang đối mặt với đơn kiện nhằm vào hình ảnh ‘redskins’ trên khắp nước Mỹ và một chiến dịch truyền thông hồi 2013 đã khiến cho 50 thượng nghị sỹ cùng Tổng thống Barack Obama lên tiếng yêu cầu họ phải thay đổi.

Có lẽ là một trong những biểu tượng gây tranh cãi nhất trong làng thể thao Mỹ, logo tù trưởng Wahoo (Chief Wahoo) đã được thay thế bằng một chữ cái trên trang phục và dụng cụ của đội Cleveland Indians.

MLB.com mlb cleveland indians
Vào năm 2014, biểu tượng mặt đỏ bị đẩy xuống và không còn là logo quan trọng nhất của đội bóng chày này nữa.

Các nhà thiết kế cũng xúc phạm công chúng bằng một cách khác.

Họ thường chọn cách gợi ý về những hình ảnh không đứng đắn để thu hút sự chú ý của công chúng.

Một số chữ cái mà khi kết Hợp lại với nhau sẽ gây ra gợi ý không tốt – đặc biệt là chữ ‘d’ đặt cạnh chữ ‘b’. Hãng đại lý xe hơi Dodge of Burnsville của Mỹ hay công ty Dirty Bird ở xứ Wales vẫn giữ logo kiểu này.

image
Tuy nhiên đứng đầu danh sách những chữ cái mà hình ảnh của chúng khiêu dâm nhất phải là chữ ‘k’ – vốn đầy ngụ ý về tình dục trong một quảng cáo cho một hãng dược ở Nhật Bản và một công ty du lịch ở New Zealand.

Khi trang mạng B3ta tổ chức giải logo Phallic Logo Awards, công ty sản xuất xúc xích Kostelecké Uzeniny của Cộng hòa Czech có logo nằm trong số những mẫu bị để ý nhiều nhất.

Trên trang web của mình, công ty này giải thích logo này như sau: “Một quý ông lịch lãm với mái tóc xức dầu bóng bảy và chiếc cà vạt sọc đang cúi người xuống đĩa xúc xích Kostelec nóng hổi thơm ngon để thưởng thức.”

image
Họ tin rằng logo này – vốn ra đời vào những năm 1920 – vẫn phù Hợp với triết lý của họ ngày nay: “chất lượng trong mọi khía cạnh, sự tinh tế và niềm vui trong cuộc sống hàng ngày”.

Nhưng hình ảnh này vô tình có một số ngụ ý và ngay cả những hình ảnh ‘hiền lành’ nhất cũng bị méo mó dưới cái nhìn của những người có đầu óc không lành mạnh.



Fiona Macdonald

Cheezburger logo mgm

Đập Tam Hợp: thách thức sự tồn vong của nước Tàu
Cảm ơn Tập Cận Bình!
Bla bla bla...
Kế hoạch cướp nước và bán nước hoàn hảo
Police brutally suppress demonstrations against Xi...
Muôn nẻo mưu sinh của người Việt ở New York
Câu hỏi về 'Khủng bố ở Little Saigon'
Toàn văn bài của Tập Cận Bình ở Quốc hội VN
Chủ tịch Tập Cận Bình 'bất nhất’
Tượng đài và tác hại của các cơn cuồng nộ xã hội
Đến lượt Mỹ cảnh báo về nguy cơ xung đột
Vì sao nữ sống lâu hơn nam?
Chủ nghĩa dân tộc: 'chơi dao có ngày đứt tay'
Chúng ta có thể làm được gì cho đất nước?
Góp ý: 'Chúng ta có thể làm gì cho đất nước?'
Đài Loan, Tây Tạng và những quốc gia không tồn tại...
Làm sếp thì sẽ có nhiều đêm không ngủ?
Từ bỏ một phần Trường Sa là 'sai lầm'
Phan Nguyên và những dấu tay người
Những sự thức tỉnh muộn màng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.