Pages

Tuesday, February 2, 2016

Mứt Tết - ăn để 'chết'?

image
Sắp đến Tết. Cứ đến dịp này, người người nhà nhà lại lo sắm sửa, sao cho bàn thờ gia tiên đủ đầy đẹp mắt, nhà cửa lộng lẫy, mong rước tài lộc an khang.

Có nhiều thứ thuộc về bản sắc, văn hóa, gắn chặt lấy cội nguồn căn nguyên không sao thiếu thốn trong mỗi dịp Tết, ấy là mai vàng đào thắm, bánh tét bánh chưng...và mứt Tết.

image
Thế nhưng đã nhiều năm rồi, mứt Tết dù vẫn còn được sản xuất, bày bán nhưng không còn được nhiều người thích thú, mong đợi thưởng thức. Người ta nói vui với nhau "Ăn mứt Tết, ăn để...chết à?

image
Mứt tết là một trong những mặt hàng rất được ưa chuộng thời bao cấp
Cách đây khoảng vài chục năm, trong thời bao cấp, mỗi khi Tết đến xuân về, nhân viên Nhà nước hay các gia đình ở thành thị sẽ được mua phân phối một hộp mứt trong túi quà Tết.

image
Hộp mứt bằng giấy các tông mỏng, trang trí đơn giản, chỉ có vài “vị” quen thuộc: Mấy lát mứt bí xanh, cà rốt, vài hạt lạc, hạt sen, loằng ngoằng ít mứt dừa và may mắn có hộp thêm được vài quả táo Tàu màu nâu sậm khi ấy là niềm mong mỏi của hết thảy người lớn trẻ nhỏ.

Miếng mứt ngọt ngào mang dư vị của một thời thiếu thốn, nhung nhớ mãi về sau.

Ngày nay, trên bàn thờ cúng gia tiên ngày Tết vẫn thường có hộp mứt thập cẩm, đóng hộp đẹp mắt nhưng thường nằm im lìm trên bàn thờ, trong góc tủ, lặng lẽ qua hết mùa Tết, có khi đến độ mốc thếch, ra giêng bị bỏ đi chứ chẳng ai ăn.

Vì sao nên nỗi...

Vì "bẩn"

image
Có nhiều nơi, cả làng sống khỏe với nghề làm mứt cổ truyền. Nhưng mỗi đợt cận Tết, người ta lại phanh phui ra hỡi ôi nhiều vấn đề.

Tới các làng nghề sản xuất, la liệt trong nhà, ngoài vỉa hè, sân nhà văn hóa, đường đi, thậm chí là cạnh...bãi rác là các nguyên liệu làm mứt.

image
Từ các xưởng sản xuất che chắn tạm bợ, người ta thấy mùi hương ngọt ngào, béo ngậy phả ra thơm phức, hấp dẫn thế nhưng các công đoạn ngấu đường, xào mứt, đóng gói đều hết sức mất vệ sinh.

Có kinh hãi không khi hết video lại tới hình ảnh phóng sự phơi bày những nền nhà ướt nhoẹt; những chảo, thìa cáu bẩn bám màu nâu đen; những nong nia đựng mứt lộ thiên mặc sức để ruồi bâu muỗi đậu.

Năm nào cũng là những hình ảnh ấy, năm nào cũng xử phạt, cũng răn đe nhưng chẳng năm nào thấy sự đổi khác.

image
Quy trình làm mứt sao cho nhanh, cho kịp cung cấp cho các đầu nậu khiến các công đoạn chế biến trở nên qua loa, úi xùi. Vô tình, hương vị mứt đã chẳng thể thơm ngon.

Người dân các vùng sản xuất đã tự tay phá bỏ thương hiệu đã gây dựng lâu năm, cho người tiêu dùng cái nhìn ác cảm về thứ truyền thống tên gọi Mứt Tết.

Vì lo mứt "ngậm" hóa chất độc hại

image
Hộp mứt thập cẩm bao giờ cũng có nhiều màu sắc, nhìn thôi đã thấy đẹp mắt vô cùng.

Thế nhưng mở hộp mứt ra, người ta dễ dàng nhận thấy mùi vị công nghiệp sực nức chứ không còn là mùi thơm tự nhiên của trái chín cây, củ thu hoạch trong vườn.

Đủ thứ mứt bí, mứt lạc, mứt dừa màu sắc đẹp đến thành quá "lạ", xanh đỏ hồng vàng đủ cả, chẳng thấy chất liệu thiên nhiên đâu mà chỉ thấy rõ màu hóa học.

image
Người ta đã bắt tận tay bao cơ sở gia công, thậm chí cho các thương hiệu tên tuổi sử dụng phẩm màu giá rẻ để tạo màu mứt, mứt bí thì dùng thuốc tẩy trắng làm tăng độ trắng...

Lo ngại xuất xứ

image
Không khó để tìm kiếm các kết quả về mứt "rởm", mứt Tết có xuất xứ từ bên kia biên giới.
Ngày nay nhiều tiểu thương nắm bắt thị hiếu rất nhanh, nhập những nguồn hàng Trung Quốc giả các vùng sản xuất nổi tiếng tại Việt Nam để tung ra thị trường các sản phẩm mứt "nhái" nguy hiểm.

Không ai biết rõ nguồn gốc nguyên liệu, chẳng ai tận mục quy trình chế biến các loại mứt này khi chúng đã bị biến báo thành "hàng Việt Nam chất lượng cao" phục vụ người tiêu dùng.

Ấy là còn chưa nói, người ta hay mang mứt Tết đi biếu tặng, tâm lí mình mua, người khác dùng khiến thứ của biếu thành của lo, người nhận không khỏi hoang mang về thứ mình nhận được.

image
Tết ngày nay đã không còn thiếu thốn, người tiêu dùng không thiếu sự lựa chọn các mặt hàng bánh kẹo, hoa quả khô cho mấy ngày Tết tươm tất. Mứt Tết cổ truyền dần mai một, buồn thay lại chẳng mấy người quan tâm..

***

8 hình ảnh chế biến mứt Tết khiến người xem ‘khiếp


Trong những hình ảnh được ghi lại, có cả đàn ruồi bu trên thùng mứt, thậm chí là những con dòi còn "tung tăng" trên miếng mứt đang chế biến...

image
Cảnh tượng ruồi nhặng, côn trùng trên những miếng mứt ngâm đường này được VTV ghi lại ở làng Xuân Đỉnh từ năm 2013. Không ai có thể không lạnh xương sống khi xem hình ảnh này.

image
Nhiều con ruồi bu trên nồi mứt Tết, thậm chí, có những con đã chết lẫn vào mứt. Hình ảnh được chụp tại một cơ sở sản xuất mứt ở Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội tháng 1/2016.

image
Báo giới trong nước gọi đây là "thùng mứt bí nấu với ruồi".

image
Thùng ngâm trái cây để làm mứt Tết này mốc meo và có rất nhiều dòi bò lúc nhúc. Hình ảnh được ghi lại tại cơ sở sản xuất mứt Như Ý (tỉnh lộ 10, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân) hồi tháng 12/2009.

image
"Mứt... dòi"

image
Người dân phường Đồng Mai (Hà Đông, Hà Nội) đang phơi những quả chanh, quất dùng làm mứt và ô mai. Số nguyên liệu này đã được ngâm trong bể trước khi đem phơi rồi bán cho cơ sở làm mứt, ô mai. Trong hình, người phụ nữ thậm chí còn giẫm cả giày lên nguyên liệu.

image
Có lẽ, thật khó tin những thứ này sẽ biến thành món mứt, ô mai khoái khẩu của nhiều người.

image
Chậu ngâm mứt đã sên bị mốc xanh mốc đỏ. Hình ảnh chụp tại 1 cơ sở sản xuất mứt Tết ở cư xá Đường sắt (phường 1, quận 3, SG).

image

3000 từ tiếng Anh bằng thơ lục bát
Nỗi lo việc cảnh sát giao thông trưng dụng tài sản...
Nhịp sống trong những siêu thị 'ma'
Tại sao Mỹ lại chọn quần đảo Hoàng Sa để r...
 Vui buồn chuyện Tết năm nay ở VN 
 Bí ẩn xoay quanh vụ tù nhân gốc Việt vượt ngục ở Q... 
 Chính trị và đời thường tại VN 
 Đạo Dừa: Một tôn giáo kỳ quặc 
 Giáo viên tiếng Anh bị bắt vì giúp 3 tù nhân vượt ... 
 Cần cai nghiện điện thoại để hạnh phúc? 
 Taharrush: "Trò chơi cưỡng hiếp tập thể" 
 Câu chuyện của một Tú bà 
 Tổ chức Y tế Thế giới họp khẩn cấp về virus Zika 
 Tràm Cà Mau bôi bác Sáu Ruộng 
 Chuyện văn hóa Đông Tây 
 Tại sao lại là ông Trọng? 
 Tù nhân vượt ngục gốc Việt tránh bị trục xuất về V... 
 Tình báo của Anh: GCHQ, MI5, MI6 
 Những bi kịch cuộc đời "người sói" 
 Sạch sẽ quá có phải là điều tốt không? 

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.