Pages

Tuesday, February 2, 2016

Nỗi lo việc cảnh sát giao thông trưng dụng tài sản

image
Quy định của pháp luật tại Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công An (có hiệu lực từ ngày 15-2) cho phép cảnh sát giao thông được trưng dụng tài sản của người dân, trong đó có phương tiện thông tin liên lạc.

Mấy hôm nay các diễn đàn báo chí, truyền thông trong nước rộn ràng chuyện cảnh sát giao thông được trưng dụng tài sản của người dân, trong đó có phương tiện thông tin liên lạc. Chuyện không mới, nhưng Thông tư phía Bộ Công an đưa ra khiến dư luận xôn xao.

Dân lo trăm bề

vietnam travel adventure motorcycle asia
Quy định của pháp luật tại Thông tư 01/2016/TT-BCA của Bộ Công An (có hiệu lực từ ngày 15-2) cho phép cảnh sát giao thông được trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; sử dụng các phương tiện, thiết bị đang gây phản ứng của dư luận. Quy định này gây nhiều băn khoăn, kể cả mặt hình thức lẫn mặt nội dung của Thông tư.

Thứ nhất, về mặt hình thức, người dân dường như vẫn chưa tiếp cận được các văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư này như quy trình thực hiện, nghĩa vụ cụ thể của phía cảnh sát và người dân, ngành chức năng quản lý, thủ tục hay các vấn đề khiếu nại liên quan. 

Trên mạng xã hội, bao nhiêu người bày tỏ nỗi lo lắng về các rủi ro có thể xảy ra cho họ, bởi làm sao dám giao tài sản cho cảnh sát khi họ không biết cách bảo vệ quyền lợi, tài sản của mình một cách chính đáng. Luật nào cũng vậy, cần có sự định hướng và hướng dẫn cụ thể để không chỉ ngành chức năng mà còn người dân thực hiện đúng yêu cầu, mang về hiệu quả tối ưu, chứ không chỉ làm để trao quyền cho cảnh sát.

image
Thứ hai, về mặt nội dung cũng cần bàn nhiều vấn đề liên quan đến lạm quyền. Tôi đồng tình với nhiều ý kiến trên báo chí cho rằng thời gian qua, nhiều người đã sử dụng điện thoại di động để ghi hình và phản ảnh lại một số hình ảnh làm việc sai trái hay tiêu cực của một số cá nhân trong hàng ngũ cảnh sát giao thông. Đọc thông tư mới, rất nhiều người lo lắng và băn khoăn rằng từ nay trở đi, phải chăng cảnh sát giao thông có quyền thu thiết bị kĩ thuật, bao gồm cả điện thoại nếu họ không thích bạn quay phim? Nếu như thế thì khác nào loại bỏ một nguồn giám sát từ dân?

Đã vậy, thông tư mới còn quy định rằng lực lượng cảnh sát giao thông không những chỉ được phép xử phạt vi phạm giao thông đường bộ mà còn được phép xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật khác. Vậy xin hỏi “hành vi vi phạm pháp luật khác” bao gồm hành vi nào? 

image
Tại sao phải trao thêm cho lực lượng cảnh sát giao thông những nhiệm vụ khác với phạm vi, sở trường của họ? Nếu không có khái niệm cụ thể này thì nếu cảnh sát giao thông không đủ sức “bao thầu” hết công việc của họ thì sao? Hoặc nếu họ cố ý làm thêm những công việc ngoài phạm vi một cách tiêu cực thì ai biết và ai quản lý đây? Phải chăng lúc đó chỉ có dân là chịu thiệt?

Luật mới không tuân theo luật hiện hành

Luật nào cũng cần có “khái niệm” cụ thể để dựa vào đó khẳng định hành vi sai hay đúng. Ngoài khái niệm phương tiện giao thông thì quá rõ ràng, các khái niệm còn lại trong thông tư như “phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển; các phương tiện, thiết bị đang gây phản ứng của dư luận” dường như còn chung chung, hoặc ít nhất là dân chưa biết cụ thể là những thứ gì.

snl scarlett johansson selfie ultron cell phone
Tôi lấy ví dụ, chiếc điện thoại không chỉ là phương tiện thông tin cá nhân, mà còn chứa cả hàng ngàn thứ riêng tư, liên quan đến bí mật cơ quan, công việc; thậm chí là những điều tuyệt mật mà ngay trong Hiến pháp có quy định đó là quyền của cá nhân, không ai có quyền xâm phạm. Trong bối cảnh chỉ cần vài ba giây là người ta có thể lấy dữ liệu trên điện thoại mà không cần chạm đến nó, thì việc cảnh sát trưng dụng điện thoại mà không cần một lý do chính đáng thuyết phục hay các quy trình đảm bảo thông tin cá nhân không bị xâm phạm, thì thông tư này quả thực đã vẽ đường cho việc xâm phạm đời tư của người khác.

Để làm rõ luận điểm trên, tôi truy tìm thông tin trên các bộ luật liên quan. Quả thật, thông tư mới của Bộ Công an có vấn đề về mặt pháp lý. Đọc thông tư mới sẽ thấy văn bản này chỉ quy định cảnh sát giao thông được trưng dụng các loại phương tiện, thiết bị mà không quy định trường hợp nào thì được trưng dụng những tài sản đó của nhân dân. Nếu đi so sánh với Hiến pháp, thì quả thật thông tư này trái luật. Theo Điều 32 Hiến pháp năm 2013, chỉ trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì Nhà nước mới được quyền trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

image
Đó là chưa kể, ngay trong trường hợp xem xét trưng dụng thì chỉ những người có thẩm quyền bao gồm Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình mới được quyền quyết định trưng dụng tài sản. Những cá nhân này khi trưng dụng, không phải muốn làm thế nào thì tùy ý, mà phải thực hiện việc trưng dụng dựa trên các điều kiện, nguyên tắc theo Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008.

Nếu đối chiếu với luật pháp hiện hành, thông tư mới của bộ công an đã xâm phạm đến tài sản của người tham gia giao thông, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của công dân được hiến pháp và pháp luật quy định.

Luật phải lấy dân làm gốc!

Việc cảnh sát trưng dụng tài sản của người dân vì mục đích an ninh, quốc phòng hay các trường hợp khẩn cấp không phải mới, càng không phải không có ý nghĩa. Tôi thấy nước nào cũng có quy định về vấn đề này, nhưng họ luôn lấy dân làm gốc. Ví dụ, họ trưng dụng nhà cửa của dân để giải quyết các đám cháy lớn; họ trưng dụng xe của dân để bắt những tên tội phạm nguy hiểm cho xã hội đang trốn chạy (trong trường hợp phương tiện giao thông của họ gặp vấn đề hoặc không đảm bảo yêu cầu); họ trưng dụng điện thoại của dân trong các vụ giải quyết khủng bố…

Dù có là gì đi chăng nữa thì nguyên tắc chung của việc trưng dụng là cảnh sát (trước hoặc sau vụ an) phải chứng minh bằng được trước tòa án (nếu bị khiếu kiện) rằng nếu không trưng dụng tài sản đó kịp thời thì thiệt hại mà xã hội phải gánh chịu sẽ rất nặng nề.

image
Tất cả quy trình trưng dụng, các biện pháp khiếu kiện đều minh bạch, rõ ràng và đảm bảo người dân không chịu thiệt, ít nhất là về mặt vật chất, để người dân có thể an tâm vì xã hội. Nhiều trường hợp cảnh sát phải đền bồi, thậm chí hầu tòa nếu trưng dụng để xảy ra vấn đề mà cảnh sát lẽ ra không cần làm như thế.

Ngay như việc trưng dụng phương tiện liên lạc, vốn rất nhạy cảm, cũng được các nước cân nhắc trưng dụng trong những trường hợp bất khả kháng. Bất kỳ luật nào ra đời cũng lấy dân làm gốc, chứ không phải “chống lưng” cho cảnh sát có điều kiện lạm quyền.




Cao Huy Huân

vietnam true detective lunch best banh mi

Nhịp sống trong những siêu thị 'ma'
Tại sao Mỹ lại chọn quần đảo Hoàng Sa để r...
 Vui buồn chuyện Tết năm nay ở VN 
 Bí ẩn xoay quanh vụ tù nhân gốc Việt vượt ngục ở Q... 
 Chính trị và đời thường tại VN 
 Đạo Dừa: Một tôn giáo kỳ quặc 
 Giáo viên tiếng Anh bị bắt vì giúp 3 tù nhân vượt ... 
 Cần cai nghiện điện thoại để hạnh phúc? 
 Taharrush: "Trò chơi cưỡng hiếp tập thể" 
 Câu chuyện của một Tú bà 
 Tổ chức Y tế Thế giới họp khẩn cấp về virus Zika 
 Tràm Cà Mau bôi bác Sáu Ruộng 
 Chuyện văn hóa Đông Tây 
 Tại sao lại là ông Trọng? 
 Tù nhân vượt ngục gốc Việt tránh bị trục xuất về V... 
 Tình báo của Anh: GCHQ, MI5, MI6 
 Những bi kịch cuộc đời "người sói" 
 Sạch sẽ quá có phải là điều tốt không? 
 Thí sinh 59 tuổi gây xúc động tại Vietnam's got Ta... 
 Vì sao khách sạn luôn đặt 4 chiếc gối trên giường?... 

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.