Pages

Saturday, June 3, 2017

Tarutao, từng là tù giam tội ác ở Thái Lan

image

Tarutao là một trong những hòn đảo xinh đẹp nhất của Thái Lan, nhưng có lẽ bạn chưa biết rằng những bãi biển cát trắng và những khu rừng nhiệt đới xanh tốt này từng là nơi trú ngụ của những kẻ tội phạm tàn độc nhất.

image 

Thiên đường nơi hẻo lánh

image

Tarutao có lẽ là một trong những thiên đường thực sự còn sót lại ở Đông Nam Á, với những bãi biển trống vắng và những khu rừng đầy ắp hệ động thực vật hoang dã. Nhưng hòn đảo hẻo lánh ở phía nam Biển Andaman của Thái Lan này còn nổi tiếng hơn về quá khứ hung tàn đến mức kinh ngạc.

Nơi hoang sơ cuối cùng còn sót lại của Thái Lan

image

Công viên Hải dương Quốc gia Ko Tarutao của Thái Lan bao gồm một số trong những hòn đảo xinh đẹp nhất của nước này. Tuy không có mấy đảo thoát được khỏi vết chém tàn nhẫn của những dự án phát triển, nhưng loạt 51 đảo này tạo thành công viên với những bãi biển cát trắng giản dị, những vịnh nước biếc màu ngọc lục bảo, và những thảm cây cỏ nhiệt đới xanh tươi. Tarutao, hòn đảo lớn nhất trong công viên, cũng không phải là ngoại lệ.

Nhà tù nhiệt đới

image

Tuy nhiên, Tarutao không phải lúc nào cũng gắn liền với sự đẹp đẽ, thơ mộng. Hồi cuối thập niên 1930, Sở Chỉnh huấn (Department of Corrections) thuộc Bộ Tư pháp Thái Lan tiến hành khảo sát các hòn đảo nhằm tìm nơi đặt nhà tù, giúp giảm bớt tình trạng quá tải ở các nhà tù Bangkok. Họ quyết định chọn Tarutao. Nằm ngoài khơi cách bờ biển phía tây nam Thái Lan 40km, sự hoang vắng của Tarutao khiến nơi này trở thành nơi người tù khó lòng trốn thoát.

image

Tới 1939, trên đảo tập trung vài ngàn phạm nhân thuộc loại phạm tội trọng án, và các tù chính trị. Họ sống trong những căn chòi nhỏ nằm rải rác trong rừng, bị cầm tù bởi biển rộng mênh mông bao quanh.

image

Xứ sở vô luật pháp

image

Khi Đệ nhị Thế chiến lan tới Đông Nam Á hồi 1941 với việc Nhật xâm lược Thái Lai, Tarutao không còn được đất liền tiếp tế lương thực, thuốc men nữa. Để sinh tồn, cả tù nhân lẫn cai ngục trở thành những tay cướp biển.

Eo biển Malacca trở thành nơi vô luật pháp. Các con tàu chở hàng hóa tới Penang, Malaysia gần đó, khi ấy còn là thuộc địa của Anh, bị tấn công và cướp bóc. Tới 1946, tình trạng trở nên nghiêm trọng tới mức quân đội Anh phải can thiệp với việc quây dồn tất cả lại, và phối hợp với chính quyền Thái Lan để vãn hồi trật tự. Năm 1948, Tarutao gần như bị bỏ hoang cho tới tận 1974, khi Công viên Hải dương Quốc gia Ko Tarutao được thành lập.

Dấu ấn về một quá khứ đen tối

image

Dẫu bị rừng già mọc vươn ra che phủ ít nhiều, nhưng những dấu vết của thời nhốt tù (như trong hình này) vẫn lác đác hiện ra trên đảo. Địa điểm đặt nhà tù tại vịnh Talo Wao ở bờ biển phía đông của hòn đảo là nơi hiện có thể đến được bằng đường đi có lát nền. Du khách thường ưa thuê xe đạp để đi. Thêm nữa, có một nhà tù nhỏ và một trung tâm hướng dẫn du khách trong đó có đủ những thông tin chi tiết về lịch sử Tarutao đã được xây dựng lên ở Talo Wao.

Hầu hết ở các nơi khác trên đảo, mọi thứ vẫn được để nguyên trạng. Không có hoạt động phát triển kinh doanh nào được phép thực hiện tại đây trừ vài ba căn nhà gỗ và những bãi cắm lều trại. Độ ẩm ướt và rừng già dày đặc khiến đa số du khách tự cảm thấy chùn bước.

Nơi thanh vắng

image

Những ai tới khám phá Tarutao sẽ được tưởng thưởng với những lối đi trong rừng rậm không bóng xe cộ, những mép bờ biển thanh vắng không dấu chân trên cát, và những bãi cắm trại trống vắng không một mái lều. 


image 


Vì sao TT Trump chống biến đổi khí hậu?
Mỹ rút chân khỏi Hiệp ước Parris
Thuốc phiện
Lý do khiến nhiều người ít quan hệ tình dục
Chính trị là như thế
Thông cáo chung về đối tác toàn diện giữa Mỹ và Vi...
Donald Trump coi đồng xu to hơn nhân quyền Việt Na...
Khủng bố toàn cầu đạt mức cao nhất mọi thời đại
Đồng sáng lập Microsoft ra mắt máy bay phóng tên l...
Phi cơ bay nửa vòng Trái đất trong 30 phút
Nghề Medical Billing và Coding
Hiện tình đất nước dưới sự cai trị của ĐCSVN
Biểu tình phản đối Thủ Tướng Phúc tại thủ đô Washi...
Ngổn ngang quan ngại thượng đỉnh Việt-Mỹ
Chuyến đi Mỹ thất bại của ông Phúc !!!
Người lười biếng có khả năng sáng tạo?
Xung đột và ngoại giao ở Biển Đông
Cuộc Chiến Sinh Tử
Nghề luật sư và nghề "đảng viên"
Phá vỡ vụ trẻ Việt nhập cư lậu ở Đài Loan

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.