Đức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh
http://baomai.blogspot.com/
VRNs (22.12.2010) - Tôi đến Tây Nguyên trong những ngày lạnh giá mùa đông. Tin tức đưa về từ miền Bắc có nơi xuống còn 0,8 độ. Phố núi mùa đông nên chắc chắn rằng “ở đây buổi chiều, quanh năm mùa đông”. Nghe anh em bảo, bây giờ phố núi không còn quanh năm mùa đông nữa, vì rừng bị tàn phá và những mảng bê tông to lớn đang sừng sững mọc lên ở khắp nơi, rồi thiên nhiên ở đây sẽ bị bức tử như Đà Lạt thôi. Tôi chậm rãi cố gắng thưởng thức sự ngọt ngào của thiên nhiên trước giờ giãy chết.
Trước khi làm một cuộc hành trình lên phố núi, tôi đã đọc bài “Vị Giám Mục nhặt rác” của tác giả Kỹ sư vườn, hình ảnh về Đức Cha Micae in đậm rõ trong tâm trí tôi. Chẳng phải khi đọc bài viết này mà tôi có sự cảm phục ngài, nhưng hơn ba năm về trước, khi tôi có dịp đến Kontum, gặp ngài ở Tòa Giám Mục, sau những câu chuyện vui vẻ râm ran hết sức đơn giản và gần gũi, tôi chào ngài để theo anh em đi thăm Đức Cơ. Ngài tiễn chúng tôi ra cửa với lời nhắn “Các cậu đi trước đi, tớ còn một chút việc, tớ sẽ đến sau”.
Chúng tôi tới Đức Cơ, thăm ngôi nhà thờ dáng dấp căn nhà của anh em dân tộc, bằng những vật liệu gỗ phên tre nứa từ địa phương, anh em tôi đã dựng nên một nơi thờ phượng đặc thù tính dân tộc J’rai. Quỳ trong ngôi nhà thờ độc đáo này, tôi cảm nhận tình thương của Chúa thât đặc biệt dành cho những kẻ nghèo, những kẻ bị bỏ rơi, tôi kính trọng đức tin đơn sơ nhưng rất trong sáng và mãnh liệt của anh em dân tộc, Chúa thật tuyệt vời, Chúa có những cách thế để bù đắp những bất công do con người gây ra.
Rời nhà thờ Đức Cơ, anh em “dụ” tôi qua biên giới vào rừng sâu hơn để thăm các làng dân tộc, thăm những tâm hồn, những con người được Chúa thương đặc biệt, Chúa dành riêng cho Chúa và cho những ai từ bỏ tất cả vì Tin Mừng. Thật đặc biệt và thật thú vị với những cảm giác lạ lùng khi đứng bên những nhà thừa sai rất bình thường vì là anh em mình, nhưng cũng rất cao cả, rất huyền nhiệm vì họ đang đứng giữa rừng sâu, giữa những con người trong sự tuyệt đối bí mật của rừng, Chúa dành riêng cho họ, Chúa dành làm phần thưởng cho họ, không một luật lệ nào, không một sự kiểm soát nào, không một thứ thói đời nào đến được với họ trừ Tin Mừng.
Trước khi làm một cuộc hành trình lên phố núi, tôi đã đọc bài “Vị Giám Mục nhặt rác” của tác giả Kỹ sư vườn, hình ảnh về Đức Cha Micae in đậm rõ trong tâm trí tôi. Chẳng phải khi đọc bài viết này mà tôi có sự cảm phục ngài, nhưng hơn ba năm về trước, khi tôi có dịp đến Kontum, gặp ngài ở Tòa Giám Mục, sau những câu chuyện vui vẻ râm ran hết sức đơn giản và gần gũi, tôi chào ngài để theo anh em đi thăm Đức Cơ. Ngài tiễn chúng tôi ra cửa với lời nhắn “Các cậu đi trước đi, tớ còn một chút việc, tớ sẽ đến sau”.
Chúng tôi tới Đức Cơ, thăm ngôi nhà thờ dáng dấp căn nhà của anh em dân tộc, bằng những vật liệu gỗ phên tre nứa từ địa phương, anh em tôi đã dựng nên một nơi thờ phượng đặc thù tính dân tộc J’rai. Quỳ trong ngôi nhà thờ độc đáo này, tôi cảm nhận tình thương của Chúa thât đặc biệt dành cho những kẻ nghèo, những kẻ bị bỏ rơi, tôi kính trọng đức tin đơn sơ nhưng rất trong sáng và mãnh liệt của anh em dân tộc, Chúa thật tuyệt vời, Chúa có những cách thế để bù đắp những bất công do con người gây ra.
Rời nhà thờ Đức Cơ, anh em “dụ” tôi qua biên giới vào rừng sâu hơn để thăm các làng dân tộc, thăm những tâm hồn, những con người được Chúa thương đặc biệt, Chúa dành riêng cho Chúa và cho những ai từ bỏ tất cả vì Tin Mừng. Thật đặc biệt và thật thú vị với những cảm giác lạ lùng khi đứng bên những nhà thừa sai rất bình thường vì là anh em mình, nhưng cũng rất cao cả, rất huyền nhiệm vì họ đang đứng giữa rừng sâu, giữa những con người trong sự tuyệt đối bí mật của rừng, Chúa dành riêng cho họ, Chúa dành làm phần thưởng cho họ, không một luật lệ nào, không một sự kiểm soát nào, không một thứ thói đời nào đến được với họ trừ Tin Mừng.
Vượt trở lại biên giới về Việt Nam, anh em dẫn tôi về khu chợ gần biên giới, trời đã quá trưa và mệt mỏi, món dê núi được anh em giới thiệu như là đặc sản của vùng biên giới này, lạnh và đói nên chúng tôi rất vui vẻ vô tư thưởng thức. Sau cơm trưa, chúng tôi trở lại nhà thờ Đức Cơ, khi xe vào sân trong, bất ngờ chúng tôi thấy Đức Cha đang ngồi ngoài hiên, trò chuyện với những người bà con dân tộc. Ngạc nhiên và bối rối, tôi hỏi Đức Cha đến khi nào, ngài nói đến lâu rồi, không biết chúng tôi đi đâu nên ngài ngồi chờ. Tôi hỏi ngài ăn gì chưa, ngài nói ăn rồi, chúng tôi hỏi ăn cái gì và ở đâu, ngài nói ngài vào lục trong bếp, thấy có khoai và cơm, ngài đã lấy và ăn! Ăn xong ra ngoài hiên nhà thờ ngủ một giấc, tỉnh dậy khi thấy bà con dân tộc đi qua, ngồi lên trò chuyện với họ. Tôi không thể tin đây là sự thật, tôi không thể tin rằng một vị Giám Mục quyền cao chức trọng lại sinh hoạt như thế, anh em tôi bảo, ngài vẫn vậy! Vẫn vậy nghĩa là vẫn rất bình dân như vậy, vẫn xông xáo và gần gũi con cái như vậy, vẫn giản đơn và chan hòa như vậy. Khi ấy tôi không dám dùng một danh xưng nào để gán cho ngài, nhưng hôm nay, có một ông kỹ sư vườn nào đó đã dám gọi ngài là “Giám Mục nhặt rác”, xin cho tôi vô phép được gọi ngài là “Giám Mục bụi bờ”.
Lần này đến Tây Nguyên, vẫn như cũ, ngài tiếp chúng tôi trong căn phòng đơn sơ tềnh toàng của ngài. Tòa nhà chung quanh thật đẹp, thấp thoáng trong bóng cây, khuôn viên rộng lớn, nhưng căn phòng của vị Giám Mục thì lại rất giản dị, bộ bàn ghế salon ngay gần bàn làm việc, bước vào phòng trong là cái giường ngủ cũ kỹ tầm thường của ngài, bước qua một gian phòng khác nữa đồ đạc sách vở lộn xộn như nhà kho, cái ngách cuối cùng là nhà vệ sinh. Những điều này biết được vì ngài bảo chúng tôi đi việc cần trước khi cùng chúng tôi rời Tòa Giám Mục. Tôi đã có dịp ghé thăm rất nhiều giáo xứ, miền xuôi cũng như miền ngược, trong kiến trúc, giá trị căn nhà được đánh giá bởi tiêu chuẩn nhà vệ sinh, cũng như khoảng cách từ nơi nghỉ hay làm việc đến nhà vệ sinh, nếu được phèp đánh giá, với cả hai tiêu chuẩn trên, xin có ý kiến rằng nhà vệ sinh của ngài thua xa rất nhiều nhà vệ sinh của nhiều cha xứ. Còn vật dụng, không có gì ngoài một cục xà bông và một vài vật dụng rất bình thường khác. Cái áo không làm nên thầy tu, nhưng nó phản ánh khá rõ nếp sống của con người, chọn lựa của con người. Tôi vẫn đầy ngạc nhiên về sự khó nghèo đơn sơ của một vị Giám Mục.
Sau hành trình thăm viếng một nơi như đã định, ngài hướng dẫn tài xế tiếp tục đi xa hơn để khám phá những con đường mới, vì quá mới nên đôi chỗ tài xế ngại ngần không dám đi tiếp. Ngài thúc giục cứ đi, và bảo đảm rằng nếu xe gặp lầy ngài sẽ xuống xe để đẩy qua chỗ lầy với mọi người, từ đó mở ra cho đoàn chúng tôi những khám phá mới. Con đường đất đỏ ngoằn ngoèo, mọi người ngỡ tưởng dẫn vào một nhà máy thủy điện nào đó, ai ngờ lại là con lộ dẫn vào một làng người dân tộc Gié. Ánh mắt của ngài sáng rực lên khi nhìn ra một ngôi làng dân tộc nhấp nhô sau rặng cây bên dưới thung lũng, ngài nói luôn miệng về niềm vui khám phá này. Vào làng, bước ra khỏi xe, ngài tiến đến với những bà con dân tộc, tìm cách bắt chuyện bằng các thứ ngôn ngữ mà ngài biết được, may thay có vài người biết nói tiếng Bana, ngài vội vã ghi hình, thăm hỏi đủ thứ, trước khi chia tay ngài không quên nói với họ ngài sẽ trở lại thăm họ lần nữa. Trên xe có một số trái cây, ngài lấy đưa hết cho họ và vui vẻ chụp hình chung. Cứ vậy ngài mê mẩn với những ngôi làng dân tộc quên cả thời gian, trên xe đã có người dám vượt qua sự tế nhị để nhắc ngài rằng đã 2g00 chiều mà chúng ta chưa ăn trưa, ngài đồng ý quay xe đi tìm một quán ăn bên đường để lót dạ. Chiều xứ sở Tây nguyên đã bắt đầu có gió lạnh, cái đói càng làm chúng tôi lạnh hơn, hình như ngài không biết đói.
Qua chuyến hành trình với ngài, và những gì trong quá khứ tôi có thông tin về ngài, tôi nhận ra một giá trị có thật mà ngài theo đuổi, đó là Ơn Cứu Chuộc phải đến với mọi người, gieo vãi Ơn Cứu Chuộc là quyền bất khả xâm phạm của Hội Thánh. Giám Mục cũng như mọi Kitô hữu có trách nhiệm tìm kiếm và chia sẻ Ơn Cứu Chuộc đó cho mọi người, nhất là người nghèo, người đang bị bỏ rơi hơn cả.
Nhiều năm về trước, khi được tin Tòa Thánh tuyển chọn Đức Cha Micae làm Giám Mục Kontum, tôi và một số bạn bè mỉm cười “đánh giá” không cao về con người này, nhìn chung không có gì trổi trang cả, vẫn cái nhìn rất thế gian, tiêu chuẩn bằng cấp, tiêu chuẩn trí thức, tiêu chuẩn bộ dạng,… không có cái nào đủ làm cho dư luận tin cậy. Nhưng những năm sau này, ngài trở thành vị Giám Mục dám lên tiếng về những bất công, nhưng điều quá nhức nhối của xã hội, những cách hành xử coi thường và o ép tôn giáo tại những địa phương mà ngài biết. Nơi ngài lập trường về Giáo Hội rất rõ rệt, một lập trường về tự do tôn giáo, về quyền sống và quyền làm người. Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan đã chia sẻ cho chúng tôi (những sinh viên của ông) về Đức Gioan 23, ông tỏ vẻ hối tiếc và sám hối về những nhận định sai lầm ông đã có về Đức Gioan 23, vị Giáo hoàng mà ông đã có những đánh giá sai lầm khi được tuyển chọn, vị giáo hoàng ấy đã làm nên lịch sử Hội Thánh, đã mở được cánh cửa đón lễ Ngũ Tuần lần thứ hai. Trong tôi cũng cùng một nỗi day dứt ấy, cái cám dỗ đánh giá con người qua bằng cấp, qua bộ dạng, qua những hoạt động quả thật là một cám dỗ khó vượt thoát.
Trong một bài góp ý của linh mục Chân Tín, dcct với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (2010), cha già Chân Tín đã mạnh dạn đề nghị có một vị Giám Mục dấn thân hoàn toàn cho công cuộc truyền giáo, vị Giám Mục này không có Giáo Phận phải chăm lo nhưng ngài có cả một đất nước để loan báo Tin Mừng, có bao nhiêu anh em dân tộc để dấn thân, để ăn bờ ngủ bụi, để yêu thương tìm kiếm, để mang Ơn Cứu Chuộc đến cho mọi người. Đức Cha Micae đã hé lộ cho cha già thấy về một ước mơ như vậy, một ước mơ về mục tử như lòng Chúa mong ước, xin hết lòng bái phục vị mục tử bụi bờ của Thiên Chúa.
Lm. Tùng Dương, dcct.
20/12/2010
20/12/2010
CHUYỆN KỂ CỦA MỘT ĐỨC GIÁM MỤC
Tin vào Giáo Hội là một trong những cách thể hiện lòng tin vào Đức Kitô. Và người ta phải thừa nhận rằng chính các mục tử trong cung cách hành động và thái độ của mình tác động lớn lao đến niềm tin của từng Kitô hữu.
Trong cuộc đời tôi, tôi có điều may mắn là được tiếp xúc với những mục tử nhân dũng – nhân lành và anh dũng (cách nói của linh mục Giuse Đinh Xuân Long, gốc giáo phận Đà nẵng). Do đó tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc và hy vọng vào Hội Thánh, Thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô.
Bài viết này xin được kể lại một lần gặp gỡ với ngài, một vị Giám mục khôn ngoan, nhân ái và can đảm. Có lẽ không cần nêu danh tánh của ngài, đơn giản là vì ngài có một danh tánh ai cũng biết: Mục Tử Chân Chính.
Ngài là vị mục tử không nhượng bộ trước bất công, không thoả hiệp với bóng tối. Ngài nói nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Nghe những câu trả lời cho những người chất vấn ngài, người ta có cảm giác được an ủi, khích lệ và như được gặp gỡ Đức Kitô là Chúa Chiên Lành.
Ngài hay gặp rắc rối phiền phức và bị cấm đoán khi đi dâng lễ cho những cộng đoàn tín hữu ở vùng sâu và heo hút vào các dịp Đại Lễ. Khi trả lời cho những người có chức quyền về việc đó, ngài bảo: “Tôi thấy các anh dại quá khi các anh cấm tôi đến dâng lễ cho những anh em Công giáo ở vùng ấy!” Họ hỏi dại là dại làm sao. Ngài trả lời: “Này nhé, nếu các anh để tôi tự do dâng Lễ, thì tối đa ở đó cũng chỉ được khoảng 20 giáo dân nghe tôi giảng. Nghe xong có khi về nhà họ quên mất. Chứ các anh cấm tôi như thế, bây giờ cả thế giới đều biết, đều nghe đến tôi. Đó là bài giảng hùng hồn. Như vậy không phải các anh dại sao?”.
Nghe vậy, dĩ nhiên những người ấy im lặng. Không biết họ nghĩ gì, nhưng tôi đoán chắc họ sẽ tự vấn, và trong lòng họ, như nhà văn DTH đã viết, “có một cuộc chiến khác nổi lên”.
Chuyện về cái gọi là Uỷ ban Đoàn Kết Công Giáo hay Công Giáo yêu nước mà dân chúng thường gọi là đám quốc doanh cũng thú vị. Những người có quyền đến gặp ngài và đặt thẳng vấn đề rằng ở nhiều giáo phận đã có cái Uỷ ban này, nhưng trong giáo phận ngài thì không. Họ nói rằng nếu giáo phận tổ chức Uỷ ban ĐK này thì mỗi năm nhà nước sẽ chi cho hai tỷ đồng để tiêu dùng. Ngoài ra khi đi họp ở Hà nội thì các ông “yêu nước” sẽ được ở khách sạn năm sao, sẽ được đi Đồ sơn hay đi đâu đó nghỉ mát. Hai tỷ đồng, số tiền lớn thật, có số tiền ấy ngài tha hồ làm được nhiều việc. (Nghe điều này tôi mới biết tại sao những ông “yêu nước” ở các nơi tích cực dữ dội!).
Nghe các ông ấy trình bày đầy “hấp dẫn” như thế, ngài hỏi lại: “Các ông nói cho tôi biết Uỷ ban ấy là tổ chức tôn giáo hay tổ chức chính trị?” Họ trả lời: “Đó là tổ chức chính trị phục vụ đảng và nhà nước”.
Họ dứt lời thì ngài từ tốn nói: “Bây giờ tôi hỏi các anh nhé. Các anh có muốn thấy gia đình người ta chia rẽ, xung khắc không? Giáo phận khác thế nào tôi không biết, chứ ở giáo phận tôi nếu có cha nào tham gia vào uỷ ban ấy là lập tức có chia rẽ và nghi kỵ ngay. Là Giám mục, không lẽ tôi muốn nhìn giáo phận chia rẽ?”
Im lặng một lúc, ngài tiếp: “Các ông có nghĩ rằng linh mục giỏi làm chính trị không? Trước kia các ông nghĩ các linh mục tuyên uý trong Quân Lực VNCH làm chính trị, nhưng sau hàng chục năm bắt các linh mục ấy đi học tập, các ông đã biết các linh mục chẳng biết làm chính trị gì cả. Các ông bảo Uỷ ban ĐK ấy là tổ chức chính trị mà kêu gọi các linh mục không biết chính trị vào hoạt động là để họ phá chế độ!”
“Chưa hết”, ngài nói tiếp, “Dân mình còn nghèo khổ, ông nghĩ làm sao chúng tôi là Giám mục, linh mục, là người có Đạo, lại có thể nhận hai tỷ đồng tiền của dân để tiêu pha, rồi còn ở khách sạn năm sao, rồi đi du lịch nơi này nơi nọ cho được?”
Nghe đến đó thì họ không nói chuyện UBĐK ấy với ngài nữa.
Một chuyện khác cũng rất thú vị là chuyện về lá cờ. Trước đây đã có những tuyên bố thế này thế nọ về cờ đỏ cờ vàng làm cho người dân hoang mang và cộng đồng người Việt hải ngoại buồn phiền. (Nếu được nghe ngài nói, chắc cả nhà nước lẫn dân chúng đều vui!).
Đó là một lần ngài đi nước ngoài. Khi đến cơ quan nhà nước nhận hộ chiếu, người ta dặn dò ngài: “Ông đi nước ngoài nhớ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu không là toi đời ông!”. Ngài đáp ngay: “Vậy tôi trả hộ chiếu lại cho các ông, tôi không đi nữa”. Họ ngạc nhiên hỏi ngài: “Sao vậy?” Ngài cười: “Chứ nếu đi nước ngoài mà toi đời thì đi làm gì?”.
Rồi ngài nói với các ông ấy: “Này nhé, tôi vào nhà ông, thấy ông để tượng Hồ chí Minh với lá cờ đỏ, tôi có bảo ông đem đặt chỗ khác không? Đến nhà người ta ai làm thế. Ở nước ngoài, nơi tôi đến có lá cờ vàng, chẳng lẽ tôi bảo họ đem đi chỗ khác cho tôi ngồi và chụp hình à?”
Ngài nói tiếp, lý luận sắc bén: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?”
“Còn nữa, hàng năm chúng ta đón bao nhiêu Việt kiều, nhận bao nhiêu tiền họ gửi về, sao lại phải lúc nào cũng căm ghét cờ của họ?”
Ngài nói thêm, như lời tâm sự, nghe rất xúc động: “Năm 1954 gia đình tôi di cư vào Nam . Gia đình tôi sống được và tôi lớn lên, ăn học là dưới lá cờ vàng. Nếu các ông di cư năm ấy thì các ông cũng thế thôi.”
Nghe những lời vô cùng hợp lý như thế, chắc họ bất ngờ và ngượng ngùng lắm nên cuối cùng họ bảo: “Thôi ông cứ đi...”
Một chuyện khác cũng rất thú vị mà khi nghe ngài kể, tôi ngạc nhiên tò mò không hiểu ngài sẽ kết luận thế nào. Ngài nói với cán bộ nhà nước: “Các ông nghĩ mà xem, ở những nước Công giáo toàn tòng như Pháp hay Ý có bao giờ chính phủ yêu cầu toàn dân đi học giáo lý không? Ấy vậy mà ở Việt nam, nhà nước đã từng ra lệnh cho toàn dân, có đạo cũng như không có đạo phải đi học giáo lý cả thời gian dài”.
Nghe vậy, họ ngạc nhiên hỏi: “Chúng tôi có thấy nhà nước bắt mọi người học giáo lý bao giờ đâu?” Ngài bảo: “Chưa hiểu à? Thì trong dịp lễ phong Thánh cho các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 1988 đó”. Họ cũng chưa hiểu (Và tôi nghe ngài nói tôi cũng chưa hiểu!).
Ngài bảo: “Này nhé, năm đó các ông phản đối việc phong thánh, nên các ông bắt mọi người, từ bí thư đảng đến dân thường, từ thượng toạ Phật giáo đến người đạo khác, từ linh mục đến giáo dân đi mítting nghe các ông nói về Giáo Hội Công Giáo, về các Thánh Tử Đạo. Các ông chê trách, các ông lên án, các ông cho là nhiều vị Tử đạo là xấu, là theo thực dân, Đạo Công giáo là không đúng v.v...”
Họ vẫn chưa hiểu và hỏi ngài: “Vậy sao ông bảo nhà nước bắt dân học giáo lý?”. Ngài cười: “Vẫn chưa hiểu à? Bây giờ nhé, chúng ta nói chuyện thật lòng như những người bình thường với nhau đi, tôi lột lon Giám mục của tôi, các ông cũng lột lon cán bộ đi. Các ông có biết thời trước 1954 dân chúng gọi Việt minh là gì không? Là Vẹm đó. Vẹm là nói dối, họ bảo nói dối như Vẹm. Vậy các ông nói gì thì dân cũng hiểu ngược lại. Các ông càng nói xấu Giáo Hội, nói xấu các Thánh Tử Đạo thì người ta càng hiểu rằng Giáo Hội Công Giáo là tốt, các Thánh Tử Đạo là tốt”.
Nghe ngài nói xong, họ im lặng (chứ biết trả lời thế nào). Ngài nói sâu sắc, rõ ràng và rất thật. Tôi nghĩ rằng ai nghe chuyện này cũng đều thán phục ngài.
Nói về người Công giáo và chữ Quốc ngữ, ngài cũng có lý luận thú vị. Ngài bảo rằng có một gia đình kia giàu có lắm. Trong nhà có một đứa con và một người giúp việc. Người con ỷ lại, chỉ lo ăn chơi, trong khi người giúp việc thì chăm chỉ làm việc và dành dụm. Rồi một ngày kia, người con ấy phá sản, phải vay mượn nợ khắp nơi. Lúc ấy người con phải nhờ đến người giúp việc kia bảo lãnh cho mình. Hoá ra cuối cùng vị thế phải thay đổi!
Ngài dùng ví dụ ấy để diễn tả sự thật này là chữ Quốc ngữ do cha Alexandre de Rhodes lập ra với mục đích truyền giáo. Như vậy chữ Quốc ngữ trước hết là của người Công giáo, nhưng cuối cùng người Công giáo lại không biết sử dụng thứ chữ “gia bảo” của mình. Bằng chứng là có được bao nhiêu nhà văn nhà thơ Công giáo?
Còn nhiều điều thú vị mà tôi học được từ vị Giám mục khả kính ấy. Tôi lắng nghe ngài kể chuyện mà cảm phục tài lý luận, sự phán đoán và cái tâm trong sáng của vị Mục tử. Viết lại chuyện này, tôi thầm cám ơn Chúa vì Giáo Hội Việt Nam được diễm phúc có những mục tử như ngài và cám ơn Chúa vì mình được gặp gỡ ngài. Chúng ta cám ơn Chúa vì Ngài vẫn ở giữa dân Ngài qua những vị mục tử nhân lành, anh minh và can trường.
Xin Chúa chúc lành cho ngài, để ngài được như lời Kinh Thánh: “Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn.” (Is. 50,4). Dân Chúa nhọc nhằn được nghe lời của của mục tử nhân dũng thì lập tức thấy bình an và hy vọng.
Gioan Lê Quang Vinh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.