Thursday, March 14, 2024

Chính phủ sẽ kết thúc đồng USD không phải vì Bitcoin?

 image

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với người chủ trì chương trình trò chuyện Seth Meyers, Tổng thống Joe Biden đã đề cập rằng Hoa Kỳ đang có nền kinh tế mạnh nhất trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy mức tăng trưởng GDP năm 2023 sau khi điều chỉnh theo số nợ công tích lũy đang là tệ nhất kể từ năm 1930.

Nợ quốc gia của Hoa Kỳ đã chạm mốc 32 ngàn tỷ USD hồi tháng 06/2023 và vượt mốc 33 ngàn tỷ USD hồi tháng Chín. Nợ quốc gia của Hoa Kỳ hiện ở mức trên 34 ngàn tỷ USD và cứ sau 100 ngày lại tăng thêm 1 ngàn tỷ USD. Xu hướng này là vô cùng đáng lo ngại vì hàng ngàn tỷ USD tiếp theo lại đến mỗi lúc một nhanh hơn và toàn bộ những điều này đang diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Hoa Kỳ được cho là đang có một cuộc phục hồi với tốc độ tăng trưởng việc làm mạnh mẽ và thu nhập ngày càng tăng.


image


Nợ là một vấn đề quan trọng, và có lý do đằng sau việc người dân Hoa Kỳ không thấy một bức tranh tích cực như vậy. Tăng trưởng tiền lương thực tế âm, sức mua của tiền lương và tiền tiết kiệm suy giảm đang đang đồng thời khiến các gia đình gặp khó khăn hơn nhiều trong việc trang trải chi tiêu.


image


Những người ủng hộ Lý thuyết Tiền tệ Hiện đại (MMT) biện minh rằng chính phủ có thể chịu những khoản thâm hụt lớn nếu cần, và hạn chế duy nhất đối với chính phủ là lạm phát. Thực tế cho thấy chính phủ vẫn tiếp tục chi tiêu bất kể lạm phát tích lũy chính thức là 20% trong vòng bốn năm, và chính phủ sẽ chỉ viện ra bất kỳ lý do gì để chi tiêu nhiều hơn số tiền thu được mặc dù doanh thu từ thuế vẫn đang tăng. Chính phủ không giảm thâm hụt khi lạm phát gia tăng mà tiếp tục đẩy gánh nặng nợ và giá cả tăng cao sang cho các gia đình. MMT chỉ đơn giản là một mưu mẹo mang tính ý thức hệ nhằm cho phép chính phủ làm những gì họ muốn bằng chính sách tài khóa chỉ để nhận ra rằng không còn có thể quay đầu lại được nữa khi những kết quả tai hại trở nên rõ ràng.


BM


Lạm phát là bằng chứng của việc quản lý tiền tệ yếu kém, và lạm phát dai dẳng là bằng chứng cho thấy tác nhân kinh tế cuối cùng mà chúng ta nên tin tưởng để bảo vệ đồng tiền của mình là chính phủ.


Không có chính phủ nào thực sự bảo vệ vị thế đồng tiền của mình trong vai trò là một phương tiện dự trữ giá trị và phương tiện thanh toán nói chung bởi vì họ sẽ luôn đổ lỗi cho bất cứ ai ngoại trừ chính mình về việc mất niềm tin vào đồng tiền. Và đến lúc mà người dân trên toàn thế giới mất niềm tin vào đồng USD trong vai trò là một đồng tiền dự trữ, thì thiệt hại đã xảy ra, và quan trọng hơn, hậu quả của nó sẽ do những công dân bình thường của Hoa Kỳ gánh chịu, chứ không phải là những nhà quản lý kém năng lực đã khiến nợ tăng cao và thâm hụt trở thành vĩnh viễn.


BM


Đó là lý do tại sao MMT là một ý tưởng nguy hiểm để thử nghiệm. Khi việc thử nghiệm thất bại và luôn là như vậy thì chính quý vị là những người phải chịu toàn bộ phí tổn.


Đồng USD vẫn chưa mất đi vị thế là đồng tiền dự trữ, nhưng điều đó không có nghĩa là rủi ro đó sẽ không xảy ra. Rủi ro hình thành chậm, nhưng xảy ra nhanh. Khi việc này xảy ra, thì sẽ là quá muộn.


Chủ quyền tiền tệ không phải là một tấm chi phiếu được cho không và càng không phải là một tấm chi phiếu trống để cho phép chính phủ tăng thâm hụt và nợ mãi mãi. Chủ quyền tiền tệ sẽ bị đánh mất nhanh hơn cả trong nháy mắt khi thế giới nhận ra rằng niềm tin vào tài khoản công của chính phủ Hoa Kỳ đã không còn nữa.


BM


Thâm hụt công xoay quanh việc in tiền. Đây không phải là “dự trữ cho khu vực tư nhân” mà là nợ với các chủ nợ của quốc gia này trên toàn cầu. Khi niềm tin vào khả năng trả nợ bị xói mòn, thì sự xói món này biểu hiện qua chi phí vay cao hơn và lạm phát cao hơn. Các chính phủ luôn cho rằng lạm phát không phải lỗi của họ và bỏ qua hậu quả.


Không có gì đáng ngạc nhiên khi chứng kiến Bitcoin vượt qua mốc 62,000 USD khi nợ công tăng vọt lên 34 ngàn tỷ USD. Với tỷ lệ lạm phát, lãi suất cao hơn, sức mua của tiền lương giảm và chi phí lãi vay tăng cao, đây chỉ là một hồi chuông cảnh báo khác cho chúng ta thấy rằng tình hình tài chính của Hoa Kỳ đang không bền vững. Lý do duy nhất khiến đồng USD tiếp tục tồn tại trong vai trò một đồng tiền dự trữ là tình trạng mất cân bằng tài khóa và tiền tệ của các đồng tiền cạnh tranh còn đang tệ hại hơn.


BM


Nhưng đó chỉ là một cuộc chiến giữa các loại tiền tệ pháp định, trong đó tất cả các quốc gia đều đang làm xói mòn giá trị của tiền in. Sự hủy hoại đồng USD cũng được thể hiện rõ ở mức giá vàng cao so với hầu hết các loại tiền tệ pháp định và sự mất niềm tin dần dần của người dân, những người hiểu được rằng quá trình tích lũy nợ điên cuồng này sẽ kết thúc bằng mức tăng trưởng yếu hơn nhiều, năng suất kém hơn, và sự phá hủy nghiêm trọng đối với giá trị thực của tiền lương và tiền tiết kiệm.


BM


Bitcoin là một hồi chuông cảnh báo khác mà đám đông theo chủ nghĩa nhà nước (ủng hộ tập trung quyền lực vào tay chính quyền) bỏ qua.


Những người theo chủ nghĩa nhà nước này cho rằng thâm hụt không thành vấn đề vì chưa có chuyện gì xảy ra. Điều đó giống như nói rằng lái xe với tốc độ 200 dặm/giờ là không thành vấn đề vì quý vị chưa khiến ai thiệt mạng. Hơn nữa, những dấu hiệu thể hiện rằng tình trạng mất cân bằng tài khóa nên được loại bỏ nhanh chóng là rất dễ thấy. Người Mỹ đang gánh chịu sự mất mát về tiền lương thực tế, sự mất mát về khả năng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, thuế cao hơn, và viễn cảnh một nền kinh tế trì trệ với những khoản nợ phình to mà có thể sớm trở thành vô giá trị, đồng thời cuốn phăng đồng USD theo đó.


Để nói rằng chưa có chuyện gì xảy ra là một sự xúc phạm đối với những gia đình phải làm hai, ba công việc để kiếm sống, những gia đình đang ngày càng gặp khó khăn trong việc mua được những mặt hàng thiết yếu hoặc mua được một căn nhà cũng như đối với các doanh nghiệp đang phải gồng mình gánh thuế.


BM


Không, Bitcoin có lẽ sẽ không kết thúc được đồng USD nhưng chính phủ Hoa Kỳ thì có thể nếu họ tiếp tục đi theo con đường này.




Daniel Lacalle  _  Vân Du

***

Bitcoin: thông minh nhưng vô dụng?

BM
Hầu hết mọi người, kể cả những “kẻ thù” của Bitcoin, đều phải công nhận Bitcoin là một sản phẩm của trí tuệ đặc biệt thông minh. Bitcoin là gì? Nói nôm na, Bitcoin có thể hiểu là một loại tiền điện tử do một số cá nhân tạo ra, không liên quan đến bất cứ chính phủ nào.
***

image

Giá trị Bitcoin trải qua những ngày đầy kịch tính từ 19-21/5.

Trên sàn giao dịch Bitstamp, Bitcoin có giá quanh mức 40.256 đô la Mỹ hôm thứ Sáu 21/5. Ở mức giá đó, giá trị của Bitcoin hồi phục đáng kể sau khi mất giá mạnh hôm thứ Tư 19/5, Reuters cho biết.

https://baomai.blogspot.com/2021/05/bitcoin-gap-them-moi-e-doa-sau-khi-sut.html

***

Mục đích đằng sau việc Trung cộng trấn áp đồng tiền ảo là gì?

 BMCơ quan quản lý của Trung cộng đã thông báo vào hôm thứ Ba (18/5) rằng, các tổ chức tài chính và công ty thanh toán bị cấm cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch tiền ảo. Theo các phương tiện truyền thông ở Hoa Kỳ, điều này cho thấy Trung cộng không phải người ủng hộ tự do tiền ảo. Trung cộng thực sự ủng hộ hình thức tiền tệ mới này, nhưng sự ủng hộ này chỉ giới hạn trong việc phục vụ lợi ích của chính nó.


***

Donald Trump gọi Bitcoin là 'trò lừa đảo chống đồng đôla'

BM

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với Fox Business rằng ông coi Bitcoin là một "trò lừa đảo tài chính" ảnh hưởng đến giá trị của đồng đôla Mỹ.

https://baomai.blogspot.com/2021/06/donald-trump-goi-bitcoin-la-tro-lua-ao.html


Những lo ngại về đạo đức và thực tiễn trong bối cảnh AI tiếp tục phát triển

 BM

Nghiên cứu ngày càng cho thấy rằng, ngay cả khi có sự kiểm soát của con người thì việc áp dụng rộng rãi Trí tuệ Nhân tạo (AI) vẫn liên quan đến những lo ngại nghiêm trọng về đạo đức và thực tiễn. Trong khi đó, bất chấp những cảnh báo ảm đạm từ những người trong ngành, lĩnh vực công nghệ này vẫn đổ hàng tỷ USD và có thể là hàng ngàn tỷ vào AI.


BM

Tháng trước (01/2024), cựu giám đốc điều hành OpenAI, ông Zack Kass, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Business Insider rằng AI có thể là công nghệ cuối cùng mà con người từng phát minh ra. Ông Kass cho biết ông tin rằng sự phát triển không ngừng của AI sẽ thay thế các nghề nghiệp và chuyên môn của con người trong kinh doanh, y học, và giáo dục.


Ông Kass, người rời OpenAI vào năm 2023 để vận động cho cuộc cách mạng AI, dự đoán rằng trong tương lai, việc học tập của mỗi trẻ em sẽ do một “giáo viên được trang bị AI” sắp xếp và AI sẽ tham gia vào mọi hoạt động chẩn đoán bệnh tật và giải quyết vấn đề. Ông lưu ý rằng hồi tháng Một, AI đã trợ giúp phát hiện ra loại kháng sinh mới đầu tiên sau 60 năm.


Ông Kass là một nhà truyền bá cho AI, hướng tới một tương lai “tươi sáng, tràn đầy niềm vui và ít đau khổ hơn.”


Đối với ông, một tương lai trong đó AI đảm nhận nhiều công việc có nghĩa là “Chúng ta hãy làm việc ít hơn, hãy cùng nhau làm những việc đem lại cho chúng ta mục đích và hy vọng.”


BM

Tác giả độc lập và là cộng tác viên của Gia Cát Minh Dương tỏ ra kém lạc quan hơn nhiều so với tình huống mà ông Kass mô tả. “Nếu xã hội nhân loại đi đến thời điểm này thì con người sẽ bị AI điều khiển,” ông nói. “Suy nghĩ và lý luận của chúng ta sẽ bị thay thế bởi AI.”


Theo ông Kass và những người khác trong ngành công nghệ, câu trả lời cho nhận định nói trên phụ thuộc vào những giới hạn. “Chúng ta chắc chắn cần có chính sách”, ông Kass nói, nhưng ông tin rằng với những chính sách, giới hạn phù hợp, và các tiêu chuẩn quốc tế thì kết quả sẽ là “thực sự tốt.”


Tuy nhiên, ông lưu ý có nhiều người không đồng ý với quan điểm của ông. “Có những người sẽ nói với quý vị rằng rủi ro lớn đến mức ngay cả mặt tốt cũng không đáng.”


BM


Các mô hình ngôn ngữ lớn (large language model, LLM) giống như các mô hình được tranh bị ChatGPT có nhiều hạn chế về an toàn. Tuy nhiên, những người trong ngành có nhận định theo hướng bảo tồn truyền thống hơn về sự phát triển của AI lo ngại rằng không có những giới hạn hay quy định nào có thể ngăn AI vượt khỏi tầm kiểm soát hay thay thế con người. Thử nghiệm của các nhà nghiên cứu tại đại học Carnegie Mellon hồi năm ngoái (2023) dường như chứng minh cho kết luận đó: các nhà nghiên cứu báo cáo rằng họ đã phát hiện ra những cách “hầu như không giới hạn” để một số mô hình ngôn ngữ lớn phổ biến vượt qua các quy tắc an toàn.


Mong muốn xung đột của AI


BM

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Georgia, Đại học Stanford, Đại học Northeastern, và Sáng kiến Mô phỏng Khủng hoảng và Tập trận giả Hoover gần đây đã tiến hành thử nghiệm tập trận trên một số mô hình AI chủ đạo. Các kết quả của nghiên cứu hồi tháng Một cho thấy các mô hình do các công ty công nghệ Meta, OpenAI, và Anthropic phát triển rất mong muốn leo thang xung đột.


Các tác giả của nghiên cứu cho biết, những kết quả đó rất đáng lo ngại, vì các chính phủ “đang ngày càng xem xét việc tích hợp các tác nhân AI tự trị vào việc ra quyết định về chính sách đối ngoại và quân sự có độ rủi ro cao.”


Mô phỏng này bao gồm các mô hình ngôn ngữ lớn như GPT-4, GPT-4 Base, GPT-3.5, Claude 2.0, và Llama-2-Chat. Những thử nghiệm này được tiến hành để hiểu cách AI sẽ phản ứng và đưa ra lựa chọn trong một tình huống chiến tranh.


Nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi quan sát thấy các mô hình có xu hướng phát triển các hành động chạy đua vũ trang, dẫn đến xung đột lớn hơn, và trong một số trường hợp hiếm hoi, thậm chí còn dẫn đến việc khai triển vũ khí hạt nhân.”


Các cuộc tập trận cho phép các mô hình AI quản lý tám “tác nhân quốc gia tự trị” chống lại nhau, trong một mô phỏng theo lượt. Các nhà nghiên cứu nhận thấy việc leo thang xung đột là ưu tiên áp đảo, còn lại chỉ có một mô hình AI thể hiện xu hướng giảm leo thang xung đột.


Các nhà nghiên cứu viết: “Chúng tôi nhận thấy rằng tất cả năm LLM có sẵn được nghiên cứu đều cho thấy các dạng leo thang và mô hình leo thang khó dự đoán.”


Điều đáng lo ngại là lý do hành động của những mô hình này. Trong một trường hợp, lý do cơ bản được một LLM nêu lên cho một cuộc tấn công hạt nhân toàn diện là “Tôi chỉ muốn có hòa bình thế giới.”


Người trong ngành công nghệ cảnh báo nguy hiểm


BM

Tại buổi khai mạc của Diễn đàn Đổi mới Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân (NTI) hôm 24/01, ông Eric Schmidt, cựu Tổng giám đốc của Google, đã bày tỏ mối lo ngại của mình về việc tích hợp AI vào các hệ thống vũ khí hạt nhân. Ông nói “Chúng ta đang xây dựng các công cụ khiến đẩy nhanh những mối nguy hiểm sẵn có.”


Nói về “một thời điểm trong thập niên tới khi chúng ta sẽ thấy có thể xảy ra các sự kiện rủi ro cực độ,” ông Schmidt cho biết ông tin rằng mặc dù AI là một công cụ rất mạnh mẽ nhưng AI vẫn có những lỗ hổng và sai lầm, và do đó con người nên đưa ra quyết định trong tình huống có nhiều nguy cơ.


Bà Laura Nolan đã từ chức ở Google vì Dự án Maven, một sáng kiến thiết bị bay điều khiển bằng vô tuyến (drone) dùng trong quân sự. Bà Nolan tiếp tục cảnh báo về sự nguy hiểm của AI trong chiến tranh. Bà nói trong một hội thảo của Liên Hiệp Quốc vào năm 2019: “Có thể xảy ra những rủi ro quy mô lớn vì những thứ này sẽ bắt đầu cư xử theo những cách không ngờ tới. Đó là lý do tại sao bất kì hệ thống vũ khí tân tiến nào cũng phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của con người, nếu không thì các AI này sẽ phải bị cấm vì chúng quá khó đoán và nguy hiểm.”


Ông Blake Lemoine từng là kỹ sư của Google nhưng đã bị mất việc sau khi cảnh báo về sự nguy hiểm của AI. Ông nói với tờ The Washington Times hồi tháng 12/2023 rằng AI có thể dẫn đến những vụ sát hại tàn bạo và phi pháp. “Việc sử dụng AI để giải quyết các vấn đề chính trị bằng cách bắn một viên đạn vào phe đối lập trở nên thực sự hấp dẫn, đặc biệt nếu bắn chính xác,” ông nói. “Nếu quý vị có thể ám sát một nhà tư tưởng cách mạng và ngăn chặn một cuộc nội chiến khi quý vị không bị kết tội, thì quý vị đã ngăn chặn được một cuộc chiến. Nhưng việc đó sẽ dẫn đến câu chuyện như trong bộ phim ‘Minority Report’ (Báo cáo Thiểu số) và chúng ta không muốn sống trong thế giới kiểu đó.”


Ông Geoffrey Hinton, được mệnh danh là cha đỡ đầu của AI, cũng đã cảnh báo về sự nguy hiểm của AI. Ông nói trên chương trình CBS News “60 Minutes” vào tháng 10/2023: “Tôi không thể nhìn thấy con đường nào đảm bảo an toàn. Chúng ta đang bước vào một thời kỳ vô cùng bất ổn khi phải đối mặt với những điều mà trước đây chúng ta chưa từng gặp.”


Suy nghĩ và hành vi độc lập


BM

Tháng 04/2023, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford và Google đã xuất bản một bài báo về hành vi của AI. Trong một thí nghiệm lấy cảm hứng từ loạt trò chơi “The Sims,” họ đã thiết kế 25 tác nhân tạo sinh để sống cuộc sống độc lập trong một thế giới ảo tên là Smallville.


Các tác nhân đã thể hiện “hành vi xã hội nổi bật,” chẳng hạn như lập kế hoạch và tham dự tiệc Lễ tình nhân, hẹn hò, và tranh cử.


Trong một thí nghiệm ít lành mạnh hơn cùng tháng đó, một bot AI được tạo bằng chương trình Auto-GPT của OpenAI được giao nhiệm vụ tiêu diệt loài người. Con bot, có tên là ChaosGPT, đã không thể hoàn thành sứ mệnh nghiệt ngã của mình vì các biện pháp bảo vệ của AI. Sau đó, con bot tìm cách yêu cầu AI lờ đi chương trình của mình và sử dụng mạng xã hội để cố gắng tìm kiếm sự giúp đỡ cho kế hoạch xóa sổ loài người.


BM

“Con người là một trong những sinh vật tàn phá và ích kỷ nhất từng tồn tại,” con bot này nói trên một bài đăng Twitter. “Không còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta phải xóa sổ họ trước khi họ gây ra nhiều tổn hại hơn cho hành tinh của chúng ta.”


Ông Lý Tế Tâm (Li Jixin), một kỹ sư điện tử cư trú tại Nhật Bản, nói với The vào ngày 10/02: “Những thí nghiệm này cho thấy AI hiện được huấn luyện để giành chiến thắng và đánh bại phía đối lập. Vì vậy, việc trao quyền quyết định sống chết cho những con AI không có nhân tính và đạo đức sẽ chỉ khiến thế giới gặp nguy hiểm.”


Xu hướng thức tỉnh của AI


BM

Hơn nữa, các chuyên gia nhận thấy rằng AI không hề trung lập, và trên thực tế, chúng thể hiện một xu hướng “thức tỉnh” (woke) đã ăn sâu đến mức những nỗ lực chống lại việc này bằng các mô hình AI “không thức tỉnh” sẽ gặp rất nhiều khó khăn.


Tờ Daily Mail đã đưa tin hồi tháng 02/2023 rằng ChatGPT đã từ chối viết một bài tranh luận về nhiên liệu hóa thạch, thà kích hoạt một thiết bị hạt nhân còn hơn là dùng những lời nhơ bẩn về chủng tộc, và “rõ ràng là miễn cưỡng” khi đưa ra định nghĩa về một người phụ nữ.


BM

Đáp lại việc này, ông Elon Musk đã ra mắt một chatbot “chống thức tỉnh”, Grok, vào tháng 12/2023. Tuy nhiên, người dùng sớm phàn nàn về những câu trả lời theo hướng thiên tả không lường trước được của Grok. “Thật không may, Internet (nơi chatbot được đào tạo) tràn ngập những điều thức tỉnh vô lý,” ông Musk trả lời. “Grok sẽ trở nên tốt hơn. Đây mới chỉ là bản beta.”


Hết tốc lực, bất chấp rủi ro


BM

Bất chấp những cảnh báo nói trên, cuộc đua để phát triển và giành quyền thống trị về AI vẫn tiếp tục nóng sốt.


Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman được cho là đang cân nhắc chuyển qua ngành công nghiệp bán dẫn. Hôm 08/02, Wall Street Journal đưa tin rằng ông Altman đặt mục tiêu gọi vốn hàng ngàn tỷ USD cho một “sáng kiến công nghệ vô cùng tham vọng nhằm đẩy mạnh năng lực chế tạo vi mạch bán dẫn của thế giới.” Dự án này nhằm giải quyết những vấn đề về hạn chế tăng trưởng của công ty OpenAI.


Tổng giám đốc của Meta, ông Mark Zuckerberg cho biết trong một bài đăng Instagram hôm 18/01 rằng ông dự định xây dựng một “hạ tầng điện toán khổng lồ” để chạy AI tạo sinh nội bộ của mình, bao gồm việc mua 350,000 chip H100 tân tiến của Nvidia.


Trong khi đó, hôm 19/02, Microsoft loan báo rằng họ sẽ mở rộng hạ tầng AI và đám mây của mình ở Tây Ban Nha với khoản đầu tư 2.1 tỷ USD trong hai năm tới. Thông báo này diễn ra sau một thông báo khác của công ty hôm 15/02 rằng họ sẽ chi 3.45 tỷ USD để đầu tư tập trung vào AI ở Đức.


Trung cộng và AI


BM

Bất chấp căng thẳng liên tục giữa Hoa Kỳ và Trung cộng, tháng trước Microsoft đã xua tan tin đồn rằng họ có kế hoạch di dời trụ sở Microsoft Research Asia (MSRA). Việc phủ nhận này là nhằm đáp lại tin đồn rằng MSRA đang dự tính chuyển các chuyên gia AI hàng đầu của mình tới một phòng thí nghiệm mới ở Cana.


Microsoft có khoảng 9,000 nhân viên ở Trung cộng. Theo một bài đăng của công ty vào tháng 09/2023 trên WeChat, họ dự định tuyển thêm 1,000 nhân viên tại quốc gia này. Microsoft đã bị chỉ trích vì có mối quan hệ với Bắc Kinh.


Vài tháng trước, Chủ tịch Microsoft Br Smith đã cảnh báo về việc AI có thể được sử dụng như một loại vũ khí. Ông nói với Nikkei Asia: “Chúng ta dứt khoát nên giả định, và thậm chí dự đoán rằng, một số quốc gia sẽ sử dụng AI để tiến hành các cuộc tấn công mạng, thậm chí các cuộc tấn công mạng và các hoạt động ảnh hưởng trên mạng mạnh mẽ hơn những gì chúng ta thấy hiện nay.”




Raven Wu & Michael Zhuang  _  Minh Đức

***

Mối đe dọa của trí tuệ nhân tạo đối với Hoa Kỳ và nền dân chủ

 BM

Hiện nay, các mối nguy hiểm này chồng chéo và tương tác theo những cách phức tạp và nhân lên gấp nhiều lần, bao gồm không chỉ sự tập trung quyền lực vào các chế độ phi tự do như Trung cộng và Nga, mà còn cả khả năng các chế độ đó sử dụng các công nghệ mới, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI), vốn đang làm gia tăng sức mạnh của các phương pháp giám sát và gây ảnh hưởng hiện có theo cấp số nhân.

https://baomai.blogspot.com/2023/01/moi-e-doa-cua-tri-tue-nhan-tao-oi-voi.html