Thursday, November 30, 2023

Những chuyên gia từng ủng hộ việc phong tỏa; giờ đây họ thừa nhận rằng mình đã sai

 BM

Khi đại dịch COVID-19 lắng xuống và hậu quả của các chính sách phong tỏa trở nên rõ ràng hơn, một số người từng ủng hộ việc phong tỏa, như Giáo sư Scott Galloway của Đại học New York, đã thừa nhận rằng họ đã sai khi ủng hộ chính sách này.


“Suốt đại dịch COVID, tôi là thành viên trong hội đồng trường của con tôi. Tôi muốn có một chính sách phong tỏa khắc nghiệt hơn. Nhìn lại, tôi đã sai,” ông Galloway nói với ông Bill Maher.


“Khi để cho trẻ em nghỉ học lâu hơn thì thiệt hại đối với các em là lớn hơn so với rủi ro. Nhưng đây là điểm mấu chốt, bản thân tôi, những người giỏi của chúng tôi tại CDC, tôi muốn nghĩ rằng cả thống đốc nữa, tất cả chúng tôi đều đang hoạt động với những thông tin không hoàn hảo, và chúng tôi đã làm hết sức mình,” ông nói, đề cập đến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Thống đốc New York đương thời Andrew Cuomo.


“Chúng ta hãy học từ trải nghiệm lần này. Chúng ta hãy chịu trách nhiệm với nhau, nhưng hãy mang lại một chút thông cảm và sự tha thứ,” ông nói.


Ông Galloway không phải là người duy nhất thừa nhận mình đã sai khi ủng hộ việc phong tỏa, đặc biệt là đối với trẻ em.


Tuy nhiên, một số người khác không nhanh chóng quy trách nhiệm cho “thông tin không hoàn hảo,” và thỉnh cầu tha thứ.


Tiến sĩ Ari Joffe, một giáo sư lâm sàng về nhi khoa tại Đại học Alberta, Cana, đồng thời là bác sĩ chính về Cấp cứu Nhi khoa, ban đầu cũng đã ủng hộ việc phong tỏa.

Ông Kevin Bass, sinh viên y khoa năm thứ bảy và là nhà nghiên cứu tại một trường y ở Texas, cũng vậy.


Giờ đây, cả hai đều nói rằng họ đã sai vì “tư duy tập thể” và “gây sợ hãi,” chứ không phải vì thông tin không hoàn hảo.


Và cả hai đều phản đối quan điểm của ông Galloway rằng các nhà chứng trách đã “làm hết sức mình.”


Nỗi sợ hãi và sự phong tỏa


BM

Vào ngày 16/03/2020, Nhóm Ứng phó Đại dịch COVID-19 của Đại học Hoàng gia đã công bố việc thiết lập mô hình cho thấy nếu không áp dụng phong tỏa trong hơn  thời gian của hai năm, thì “sẽ có 510,000 người tử vong ở Anh quốc và 2.2 triệu người tử vong ở Hoa Kỳ vào giữa tháng Tư, vượt nhu cầu chăm sóc đặc biệt (ICU) tới 30 lần,” Tiến sĩ Joffe viết trong bài báo được bình duyệt có nhan đề “COVID-19: Suy nghĩ lại về Tư duy tập thể trong Quá trình phong tỏa” của ông.


Đại học Hoàng gia ước tính rằng sẽ có “7.0 tỷ ca nhiễm bệnh và 40 triệu ca tử vong” trên toàn cầu trong năm đầu tiên.


Tiến sĩ Joffe cho biết, hậu quả từ việc thiết lập mô hình đó chính là nỗi sợ hãi lan rộng và ông không tránh khỏi điều đó.


Do đó, ông hoàn toàn ủng hộ các biện pháp phong tỏa do chính phủ áp vào thời đầu đại dịch vì ông tin rằng “việc phong tỏa sẽ làm giảm sự lây truyền virus và số ca tử vong, như đã được thiết lập theo mô hình nổi tiếng, không chính xác, và lặp lại ở Đại học Hoàng gia,” Tiến sĩ Joffe nói.


BM

Ông Bass, người đã nói vào thời đầu đại dịch rằng ông là một người theo chủ nghĩa COVID cứng rắn (người đã nâng việc ngăn chặn và giảm nhẹ COVID lên thành một niềm tin gần như tôn giáo), cho biết mô hình của Đại học Hoàng gia cũng như các báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự ủng hộ ban đầu của ông đối với việc phong tỏa.


“Họ nói rằng virus này sẽ gây tử vong cho 3.4% số người bị nhiễm đó là con số của Tổ chức Y tế Thế giới cho đến đầu tháng Tư 3.4%, quá nhiều người! Điều đó giống như cứ 30 người thì có một người sẽ tử vong,” ông Bass nói.


“Sau đó, chúng tôi có các mô hình của Đại học Hoàng gia London để mô hình hóa số ca tử vong do đại dịch trong các tình huống khác nhau, dù được giảm nhẹ hay không được giảm nhẹ, mà không áp dụng biện pháp phong tỏa hay các biện pháp nào khác.”


“Và về căn bản là không có dữ liệu nào khác. Tôi nghĩ, vì sự cuồng loạn, sợ hãi, và có lẽ là do cả ví dụ của Trung cộng, mọi người các nhà khoa học, nhà khoa học xã hội đã quá tin tưởng vào các mô hình của Đại học Hoàng gia London.”


Nhưng khi đại dịch tiến triển, Tiến sĩ Joffe và ông Bass bắt đầu suy nghĩ lại về việc ủng hộ phong tỏa vào lúc ban đầu của họ.


Nhận ra tư duy tập thể


Tiến sĩ Joffe cho biết: “Trong những tháng đầu phong tỏa, tôi nhận ra rằng chuyên môn của tôi (và các đồng nghiệp trong ngành y tế được đào tạo tương tự) không phù hợp để đưa ra lời khuyên trong thời kỳ đại dịch.”


Ông nói thêm rằng vào lần đầu tiên nhìn thấy mô hình của Đại học Hoàng gia, ông đã không để ý rằng “nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao là những người từ 70 tuổi trở lên (đặc biệt là những người được chăm sóc dài hạn), và những người từ 60 đến 69 tuổi kèm theo các bệnh đồng mắc nghiêm trọng.”


Tuy vậy thực tế này rất nhanh sẽ trở nên rõ ràng, và tỷ lệ tử vong do lây nhiễm sẽ thấp hơn 10 lần so với tỷ lệ tử vong trong số những ca bệnh được báo cáo.


BM

Tiến sĩ Joffe cho biết: “Việc mô hình hóa này có sai sót và nhìn chung thì, việc lập mô hình (dự báo) này đã thất bại trong thời kỳ đại dịch. Điều này là do các mô hình này dựa trên các giả định sai sót và các phương pháp không rõ ràng.”


“Nếu quý vị đưa ra các giả định không chính xác (chẳng hạn như: tỷ lệ tử vong do lây nhiễm quá cao; dân số được mô hình hóa là đồng nhất trong khi trên thực tế là rất không đồng nhất về rủi ro và mức độ phơi nhiễm; đợt bùng phát được mô hình hóa là sẽ gia tăng không ngừng nghỉ theo cấp số nhân, không giống như bất kỳ dịch bệnh nào trong lịch sử; ngưỡng miễn dịch cộng đồng được cho là quá cao; và nhiều giả định khác), thì mô hình này sẽ cho quý vị thấy những gì mà quý vị muốn thấy.”


Tiến sĩ Joffe cho biết ông cũng nhận thấy tác động của các đợt phong tỏa đối với sinh viên đại học và nhận ra rằng việc ông ủng hộ phong tỏa là do ông đứng từ một vị trí đặc quyền mà tại đó ông “không nhận thấy nỗi cô độc, tình trạng thất nghiệp, và kinh nghiệm bất hạnh thời thơ ấu là những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tuổi thọ bị rút ngắn, các vấn đề về sức khỏe tâm thần, và các căn bệnh mãn tính không lây nhiễm.”


Ngoài ra, ông đã “không nhận thấy việc nghỉ học sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ kèm theo sự suy giảm khả năng phát triển xã hội, chức năng điều hành (nghĩa là khả năng ra quyết định), tiềm năng kiếm tiền và tuổi thọ trong tương lai, đồng thời dẫn đến sự gia tăng hậu quả bất lợi về sức khỏe tâm thần một cách rõ ràng.”


BM

Sau khi nhận ra những thực tế đó, Tiến sĩ Joffe bắt đầu nghiên cứu các biện pháp phong tỏa và bài nghiên cứu của ông được xuất bản vào ngày 26/02/2021.


Trong kết luận của mình, Tiến sĩ Joffe tuyên bố: “Sự suy thoái kinh tế, thông qua việc chính phủ thắt chặt chi tiêu trong các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe, được cho là có thể gây ra nhiều thiệt hại về nhân mạng và phúc lợi trong dài hạn hơn so với những gì COVID-19 gây ra.”


“Chúng ta cần mở cửa xã hội để cứu được nhiều mạng sống hơn so với việc cố gắng tránh tất cả (hoặc thậm chí chỉ là hầu hết) các trường hợp nhiễm COVID-19. Đã đến lúc phải nỗ lực dừng lại, xác định phản ứng của chúng ta trước mối nguy thực sự, phân tích được-mất một cách hợp lý của việc đánh đổi, và chấm dứt tư duy tập thể về việc phong tỏa.”

BM

Đối với ông Bass, con đường để ông suy nghĩ lại về việc bản thân ông ủng hộ phong tỏa còn lòng vòng hơn.


Ông cho biết đầu năm 2022, khi ông đang cố tìm ra những chủ đề mới để thảo luận về sức khỏe, và vì là một nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội, ông ngày càng trở nên hoài nghi hơn về “mọi thứ nói chung.” Đồng thời, ông Bass nhận ra khán giả trên mạng của mình chủ yếu là những người có cùng địa vị xã hội chứ không phải những người bình dân đang tìm kiếm câu trả lời về sức khỏe, vì vậy ông quyết định khám phá “một loạt các vấn đề khác nhau.”


“Mặc dù tôi rất, rất theo sát khoa học, tôi đã đọc các bài báo vô cùng kỹ, vô cùng cẩn thận, và khi tôi nhận thấy rằng mình đang nói về điều gì, tôi đã bị phản đối rất nhiều từ chính cộng đồng mà trước đây tôi từng là thành viên, cộng đồng từng ủng hộ tôi phơi bày các thông tin sai lệch,” ông Bass cho biết.


“Họ bắt đầu cáo buộc tôi đưa ra thông tin sai lệch! Tôi bắt đầu bị chính nhóm của mình tấn công.”


Sự phản đối khiến ông Bass nhìn thấy sự trung thành mù quáng trong cộng đồng của mình và họ không nghe theo sự thật mà thay vào đó, họ đi theo lối suy nghĩ thông thường cũng như những người được gọi là chuyên gia trên các nền tảng trực tuyến nổi bật nhất.


“Khi tôi nhận thức được, tôi bắt đầu thấy vấn đề này tồn tại trên nhiều khía cạnh khác nhau, và tôi bắt đầu đặt nghi vấn,” ông cho biết.


Trong đầu tôi chợt xuất hiện nghi vấn khi năm 2022, ông Elon Musk mua lại Twitter, hiện là nền tảng X, và để đại từ nhân xưng của mình là “Truy tố ông Fauci.”


BM

“Tôi đã đăng lại bài đăng đó, hay thậm chí là nhấn mạnh và trích dẫn bài đăng đó, như một cách tán thành, và tôi toàn bị chỉ trích,” ông Bass cho biết. “Tôi luôn là một người quan tâm đến COVID. Tôi luôn nghĩ rằng chúng ta nên có lệnh phong tỏa, chúng ta nên có quy định về khẩu trang và vaccine, và tôi từng người rất độc đoán.”


“Bây giờ nhìn lại, tôi thấy thật đáng xấu hổ.”


Trong thời gian đó, ông cũng lắng nghe những người có ảnh hưởng khác đặt nghi vấn về phản ứng của chính phủ, và điều đó đã làm chính bản thân ông nảy sinh những nghi vấn.


“Họ nói chuyện về COVID, và tôi nghĩ, ‘Chà, quan điểm đó thật thú vị. Có lẽ họ nói đúng. Có lẽ điều quan trọng của chúng ta là phải giữ suy nghĩ cởi mở về những quan điểm phản biện.’ Vì vậy, trong suốt thời gian này, tôi đã nghi ngờ và suy nghĩ về nhiều thứ,” ông Bass nói.


BM

“Và rõ ràng là toàn bộ lối tường thuật theo kiểu zero-COVID này… thật là lời tục tĩu. Như thể chúng ta sẽ không bao giờ kiểm soát được COVID, và rõ ràng là các đợt phong tỏa, nhìn chung, là một ý nghĩ viển vông, là một điều kỳ quặc. Và trong chừng mực có thể, quý vị sẽ kết thúc với một cơn ác mộng toàn trị.”


Khi nhận ra sai lầm của mình và muốn thừa nhận điều đó, ông Bass đã đăng lên X vào ngày 12/12/2022 rằng, “Tôi đã sai về việc phong tỏa và các quy định. Tôi đã sai và lý do tôi sai là do sự trung thành mù quáng của tôi, do xúc cảm của tôi, và hiểu biết méo mó của tôi về bản chất con người và về virus. Điều này cũng không quan trọng lắm, nhưng tôi muốn xin lỗi vì tôi đã sai.”


Những sai lầm lẽ ra có thể tránh


Tiến sĩ Joffe cho biết, “các chính phủ đã chọn những người không thích hợp để phụ trách tư vấn và quản lý tình trạng khẩn cấp công cộng về đại dịch.”


“Các nhân viên y tế y tế công cộng không được đào tạo cũng như không có kinh nghiệm trong việc quản lý tình trạng khẩn cấp công cộng. Các nhóm chuyên gia y tế cũng không được đào tạo cũng như không có kinh nghiệm trong việc quản lý tình trạng khẩn cấp công cộng. Tất cả đều dễ bị ảnh hưởng bởi tư duy tập thể.”


BM

Tiến sĩ Joffe, cùng với ông David Redman, một trung tá đã về hưu tại Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Alberta, cho biết trong một bài báo rằng các cơ quan quản lý khẩn cấp, với các quy trình cụ thể của họ, lẽ ra phải quản lý thành công đại dịch.


Thay vào đó, các chính phủ kiểm soát phản ứng và chỉ tập trung vào những thứ như “làm phẳng đường cong” (giảm sự gia tăng các chỉ số) và “bảo vệ hệ thống chăm sóc sức khỏe” cũng như không tính toán được tác động của việc phong tỏa đối với xã hội so với hiệu quả thực sự của các biện pháp phong tỏa.


Tiến sĩ Joffe cho biết: “Một sai lầm phổ biến là xem mối tương quan là quan hệ nhân quả nghĩa là khi thực hiện phong tỏa, số ca nhiễm và số ca nhập viện đôi khi giảm và điều này bị hiểu sai là hiệu quả của việc phong tỏa.”


“Vấn đề là, điều này không phải do quan hệ nhân quả… rõ ràng là vô luận có lệnh phong tỏa hay không, thì quỹ đạo của đại dịch vẫn đều như cũ.”


Ông Bass đồng ý: “Khi đại dịch bắt đầu, tôi nhận thức rất rõ những mặt trái của hệ tư tưởng này, nhưng tôi vẫn tuân thủ. Niềm tin cuối cùng của tôi và tôi nghĩ nhiều người cũng chia sẻ niềm tin như vậy là mạng sống của mỗi con người đều quý giá. Ý tôi là, không ai có thể tranh cãi về điều đó, phải vậy không?


“Về cơ bản, chúng tôi nghĩ, ‘Đúng vậy, chúng ta có thể phải chịu một số tàn phá kinh tế trong một thời gian ngắn. Hoặc vâng, có thể có một số bất tiện,’ như tiến sĩ Fauci thường nói bất cứ khi nào ông ứng phó với những người biểu tình chống lại việc phong tỏa hoặc các lãnh đạo quốc tế. Nhưng dù sao, cũng như những bất tiện này, những đợt suy thoái kinh tế nhẹ này, chúng có thể không hoàn toàn là điều tồi tệ và chúng ta sẽ phục hồi, là điều chúng tôi tự nhủ. Và vì vậy, chúng tôi tập trung quá nhiều vào những mặt tích cực.”


Tuy nhiên, ông Bass cho biết các chuyên gia đã cảnh báo về việc phong tỏa ngay từ đầu.


“Điều đã xảy ra là vào đầu tháng 03/2020, cơ quan chuyên trách đã công bố 800 chữ ký từ những nơi như Harvard, Yale, Viện Y tế Quốc gia, tất cả những nơi tốt nhất và ưu tú nhất đều là những tổ chức đã ký vào bức thư ngỏ gửi Phó Tổng thống đương thời Mike Pence, về những gì chúng ta nên làm trong thời kỳ đại dịch.”


BM

“Và những gì họ nói rất giống với những gì sau này được gọi là Tuyên bố Great Barrington của ông Jay Bhattacharya, đó là ‘chúng ta cần hết sức cẩn thận khi áp đặt các biện pháp phong tỏa, các biện pháp này có xu hướng không hiệu quả, nó có thể tước đi nhân quyền của mọi người,” có thể khiến mọi người bị cô lập và gây ra bất ổn chính trị. Chúng ta cần hết sức cẩn thận về việc thành thật quá mức. Chúng ta nên bảo đảm kiểm soát chứ không thúc đẩy nỗi sợ hãi; chúng ta nên cố gắng bảo vệ quyền công dân và làm mọi việc trở nên tự nguyện nhất có thể.’ Có rất nhiều cách mà về căn bản là nói về cùng một câu chuyện, cùng một quan điểm, như điều mà cuối cùng được biết đến như là quan điểm của các nhà phê bình.”


Ông Bass cho biết cộng đồng khoa học khi bắt đầu đại dịch đã biết rộng rãi rằng tác động của lệnh phong tỏa đối với bệnh tật qua đường không khí đã được nghiên cứu ở Nhật Bản và tại các căn cứ quân sự, nơi có thể thực hiện được việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc, nhưng kết quả cho thấy ngay cả những cuộc phong tỏa thuộc loại đó cũng không có hiệu quả.


‘Làm hết sức mình’


Tiến sĩ Joffe và ông Bass cho rằng tuyên bố của ông Galloway rằng ông và những người khác giống như ông đã “làm hết sức mình” trong trường hợp tốt nhất có thể được xem như là không chính xác.


Tiến sĩ Joffe cho biết: “Công việc của những nhà lãnh đạo thực hiện các biện pháp can thiệp có thể gây hại để quản lý đại dịch đòi hỏi phải hiểu biết càng nhiều càng tốt, bao gồm cả việc cân nhắc những tác hại và lợi ích có thể dự đoán được.”


BM

“Nhiều tài liệu trước đại dịch COVID-19 chỉ ra rằng việc phong tỏa, đóng cửa trường học và bắt buộc đeo khẩu trang trong cộng đồng không được khuyến khích do phân tích chi phí-lợi ích không cho ra kết quả thuận lợi. Ít nhất, các kế hoạch đại dịch trước đó và quy trình quản lý khẩn cấp (EM) đáng lẽ phải được biết đến.”


Tiến sĩ Joffe cho biết các chuyên gia đã biết ngay từ đầu đại dịch rằng việc phong tỏa gây ra “thiệt hại tổng thể to lớn có thể đoán trước với hiệu quả không rõ ràng,” rằng việc đeo khẩu trang trong cộng đồng không có tác dụng và trẻ em không có “nguy cơ đáng kể,” mà là các nhóm dân số lớn tuổi hơn và có các nhóm nguy cơ cao.


Tiến sĩ Joffe nói: “Tôi không nghĩ tuyên bố của ông Galloway là đúng đắn.”


BM

“Đó là một tuyên bố điên rồ,” ông Bass nói. “Không có dữ liệu cứng nào chứng minh việc phong tỏa là có hiệu quả. Nhà phê bình hàng đầu ở Thụy Điển, ông Anders Tegnell, người đã đưa ra phản hồi của Thụy Điển, và ông ấy đã rất thẳng thắn nói rằng mô hình này không tốt lắm và không phải là một hướng dẫn tốt. Ông nói rằng chúng ta nên sử dụng dữ liệu cứng bởi vì nếu chúng ta sử dụng mô hình, giả thuyết, và kịch bản hợp lý, chúng ta có thể gặp phải những điều tồi tệ vì đó là điều đã xảy ra trong lịch sử y học.”


Ông Bass nói thêm rằng một trong những lý do mà các chuyên gia đưa ra cho việc phong tỏa là do sự lây lan không có triệu chứng của COVID-19. “Hóa ra không có nhiều trường hợp lây nhiễm COVID không có triệu chứng.”


Lần sau sẽ tốt hơn?


Theo báo cáo của Trung tâm Kinh tế và Chính sách Y tế Leonard D. Schaeffer của Đại học South California, đến cuối năm 2023, dịch bệnh COVID-19 sẽ khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại 14 ngàn tỷ USD.


Trung tâm này cho biết: “Sự vắng mặt tại nơi làm việc và doanh số bán hàng sụt giảm do việc dừng hoạt động mua sắm bán lẻ truyền thống, di chuyển bằng đường hàng không, và các cuộc tụ họp công cộng đã góp phần nhiều nhất” vào mức tổn thất kể trên.


BM

Trên hết, một cuộc khảo sát của Kaiser Family Foundation cho thấy 50% thanh niên (từ 18–24 tuổi) đã được báo cáo các triệu chứng lo lắng và trầm cảm vào năm 2023, và khoảng 47% các bậc cha mẹ phản hồi rằng đại dịch đã làm tổn hại đến sức khỏe của tâm thần con họ.


Tổ chức này báo cáo: “Đại dịch đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và phúc lợi của công chúng theo nhiều cách khác nhau, gồm cả sự cô lập và cảm giác cô đơn, mất việc làm và bất ổn tài chính cũng như bệnh tật và sự đau buồn.”


BM

“Đại dịch trùng khớp với sự gia tăng sử dụng chất gây nghiện và tỷ lệ tử vong do chất gây nghiện tăng lên. … Tỷ lệ tử vong do dùng thuốc quá liều nói chung đã tăng 50% trong đại dịch.”


Hơn nữa, một báo cáo được bình duyệt trên tạp chí Nature cho biết rằng đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp về tác động đến việc học trong thời gian phong tỏa do đại dịch COVID-19 đã cho thấy “sự thiếu hụt đáng kể trong học tập tổng thể” dẫn đến mất 35% thời gian học tập điển hình trong một năm học tại một quốc gia.


“Đại dịch virus corona 2019 (COVID-19) đã dẫn đến một trong những sự gián đoạn học tập lớn nhất trong lịch sử. Phần lớn điều này là do việc đóng cửa trường học, ước tính đã ảnh hưởng đến 95% học sinh trên thế giới,” theo tác giả nghiên cứu cấp tiểu bang Bastian A. Betthäuser, trợ lý giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu về Bất bình đẳng Xã hội, và ông Anders Bach-Mortensen, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ cao cấp tại Đại học Oxford.


“Phong tỏa đã hạn chế việc di chuyển và khả năng vui chơi, gặp gỡ những đứa trẻ khác cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa của trẻ em. Sức khỏe của trẻ em và các mối quan hệ gia đình cũng bị ảnh hưởng do những bất ổn kinh tế và nhu cầu trái ngược về việc làm, chăm sóc, và học tập.”


BM

Khi được hỏi ông hy vọng cộng đồng khoa học học được điều gì từ phản ứng của chính phủ đối với COVID-19, Tiến sĩ Joffe nói: “Có rất nhiều điều. Những gì tôi đã học được có thể phù hợp hơn để bình luận. Một, những người xưng là chuyên gia y tế và sức khỏe cộng đồng không được đào tạo để quản lý tình trạng khẩn cấp công cộng. Việc khám phá lại quy trình quản lý tình trạng khẩn cấp là bài học lớn nhất của tôi.”


Ông nói: “Nếu điều này được sử dụng thì các lệnh phong tỏa, mệnh lệnh, nỗi sợ hãi và thiệt hại tổng thể có thể tránh được với kết quả tốt hơn nhiều cho phúc lợi của người dân.”


“Điểm thứ hai, tôi thấy đáng báo động về việc xã hội, các nhà lãnh đạo và chuyên gia y tế dễ bị ảnh hưởng bởi lối suy nghĩ tập thể và sự hình thành qủa chứng rối loạn tâm thần hàng loạt (“mass formation”). Sợ hãi là một cảm xúc mạnh mẽ làm gián đoạn suy nghĩ rõ ràng và ra quyết định. Sự hình thành tâm lý đám đông là một hiện tượng đáng sợ.”


“Điểm thứ ba, việc kiểm duyệt và bôi nhọ các quan điểm thay thế dựa trên bằng chứng là đi ngược lại phương pháp khoa học và đã làm hoen ố danh tiếng của các tổ chức trong thời kỳ đại dịch này. Sẽ phải mất nhiều công sức để khôi phục lại niềm tin,” ông nói.


Ông Bass không chắc cộng đồng khoa học đã học được điều gì. Ông nói: “Mọi thứ đều sai. Ý tôi là, họ đã sai lầm trong hầu hết mọi thứ theo đúng nghĩa đen. Toàn bộ giải pháp của thể chế này cần phải được cải tổ.”


“Nếu quý vị đang mắc lỗi một cách có hệ thống theo một hướng thì đó không phải là ngẫu nhiên, phải vậy không? Vì vậy, quý vị phải ngăn chặn bất cứ điều gì gây ra xu hướng đó. Sẽ là không đủ để mà chỉ nói rằng CDC nên làm điều gì đó khác biệt. CDC cần phải thay đổi về mặt bản chất.”




Katie Spence


https://baomai.blogspot.com/
R.I.P: Nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn
R.I.P: Henry Kissinger
Căng thẳng là một lựa chọn
Niềm hy vọng mới: ‘Một nắm đất sét’
Giảm cân bằng bắp cải được các chuyên gia y tế Nhật Bản ưa chuộng
Cựu chiến binh Đệ nhị Thế chiến 106 tuổi lập kỷ lục
Cuộc điều tra đàn hặc TT Biden
Bột ngọt (MSG) thực sự có hại không?
Hàng triệu người Mỹ đang sa lầy vào bẫy do Trung cộng tạo ra
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới xuất hiện ở bờ biển Úc
Loại bỏ cơn nghiện đường để giảm cân
Các CEO Hoa Kỳ đang chuyển doanh nghiệp ra khỏi Trung cộng
Trò chơi tâm trí của Trung cộng
Giờ đây Tập Cận Bình lại đang cầu cạnh Hoa Kỳ
Liệu châu Âu có thể trở lại thành phương Tây?
Texas đang mạo hiểm lưới điện của mình bằng giấc mơ năng lượng xanh
Giữ gìn sự tử tế ngay cả khi không được tưởng thưởng
Những chuyến thám hiểm của người Mỹ đã thay đổi cách chúng ta nhìn thế giới
Nhà phát minh Miller Reese Hutchison: Giúp người khiếm thính nghe được
Ngân hàng Hoa Kỳ nộp đơn khai đóng cửa 64 chi nhánh

R.I.P: Nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn

 BM

Nguyễn Đình Toàn, tác giả bài hát: “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên” và từng một thời phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài phát thanh Sài Gòn trước năm 1975, vừa qua đời lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.


Theo Wikipedia, ông Nguyễn Đình Toàn sinh ngày 6 Tháng Chín, 1936 tại huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Ông còn có bút hiệu Tô Hải Vân khi viết văn và Hồng Ngọc khi viết nhạc.


Năm 1954, ông di cư vào Nam


BM

Ông đóng góp nhiều sáng tác văn học nghệ thuật dưới nhiều dạng như tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, và bút ký. Tác phẩm “Áo Mơ Phai” của ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam Cộng Hòa năm 1973.


Ông cũng viết nhiều truyện dài đăng thành nhiều kỳ trên các báo miền Nam Việt Nam như tạp chí Văn, Văn Học và các nhật báo như Tự Do, Chính Luận, Xây Dựng, và Tiền Tuyến.


Sau năm 1975, ông bị bắt và giam học tập cải tạo 10 năm mới được thả. Năm 1998 ông cùng gia đình xuất cảnh sang Mỹ, định cư ở Nam California, và tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.


Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn: Trọn đời mang theo ‘quê hương thu nhỏ’


BM

Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tác giả bài hát nổi tiếng “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên” và từng một thời phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài phát thanh Sài Gòn trước năm 1975, vừa qua đời lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.


Nửa đêm về sáng Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một, tin nhắn từ chị Nguyễn Đình Phượng Uyển, con gái của nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, cho hay: “Ông đã đi rất thanh thản.”


Vậy là, sau 87 năm “bước lạc sa xuống trần,” “người tình không chân dung” (theo cách gọi của cố thi sĩ Du Tử Lê) của hàng triệu thính giả miền Nam Việt Nam trước 1975 đã trở về với “Quê Hương Thu Nhỏ” của ông.


Chương trình “Nhạc Chủ Đề”


BM


“Tình ca, những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời nhất của một đời người, bao giờ cũng được bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau. Tất cả mùa màng, thời tiết, hoa lá, cỏ cây của cái vùng đất thần tiên đó, kết hợp lại làm nên hạnh phúc, làm nên nỗi tiếc thương của chúng ta. Em đâu ngờ, anh còn nghe vang tiếng em, trong tất cả tiếng động ngù ngờ nhất, của cái ngày sung sướng đó, tiếng gió mây thổi trên những cành liễu nhỏ, tiếng giọt sương rơi trên mặt hồ, tiếng guốc khua trên hè phố…”


Lời giới thiệu trên rất quen thuộc với những ai đã lớn lên ở Sài Gòn, sống và thở với khói lửa chiến tranh, tâm hồn được sưởi ấm bằng nền văn học nghệ thuật miền Nam. Tiếng nói trầm ấm ấy là của nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn, một thời phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài phát thanh Sài Gòn trước năm 1975.


“Mỗi tuần, tôi và nhóm bạn nữ của trường Gia Long lại tụ họp nhau ở nhà của một người, háo hức chờ đón nghe chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài phát thanh Sài Gòn. Đó là một trời hoa mộng của chúng tôi,” bà Thảo Hà Nguyễn, từ Maryland, nói về ký ức thời áo trắng của bà dưới sân trường miền Nam ngày cũ.


Những ngày tháng đó, cứ mỗi tối Thứ Năm, trên đài phát thanh Sài Gòn, tiếng nói của ông lại vang lên, ru thính giác người nghe vào những ca khúc trữ tình bằng lời nói ngọt ngào, tình tứ về những cuộc tình được ươm mầm, sinh ra, lớn lên, rồi… chết, chết trong bất tử, trên chính mảnh đất quê hương. Ông chuyển đến thính giả các ca khúc với lời giới thiệu truyền cảm, tình tứ và nhẹ như tơ.


Thơ và văn

BM


Nhà văn Nguyễn Đình Toàn sinh ngày 6 Tháng Chín, 1936, tại huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1954, ông di cư vào Nam.


Ông đóng góp nhiều sáng tác văn học nghệ thuật dưới nhiều dạng như tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, và bút ký. Tác phẩm “Áo Mơ Phai” của ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam Cộng Hòa năm 1973.


Ông cũng viết nhiều truyện dài đăng thành nhiều kỳ trên các báo miền Nam Việt Nam như tạp chí Văn, Văn Học và các nhật báo như Tự Do, Chính Luận, Xây Dựng, và Tiền Tuyến.


Nhà văn Nguyễn Đình Toàn có bút hiệu ban đầu là Tô Hà Vân nhưng thành danh với tên thật và cũng là bút hiệu của ông sau này. Lời giới thiệu của ông trong chương trình Nhạc Chủ Đề luôn cuốn hút thính giả, truyền tải đến người nghe bằng những ngôn từ trau chuốt, êm như thơ, như nhạc. Đó là vì ông vốn là một nhà thơ, nhà văn.


BM


Giới yêu thơ của những năm 1960 say mê nhân vật Phạm Thái và Trương Quỳnh Như trong bài thơ “Khúc ca Phạm Thái,” một bài thơ phổ thành kịch thơ, nằm trong tập thơ “Mật Đắng” mà sau này, vì một lý do riêng, ông đã đốt hết.


Ngày gặp lại ông ở Little Saigon, trong căn nhà nhỏ chứa đầy sách vở, ông kể lại, năm vừa ngoài 20 tuổi, ông bị lao phổi nặng. Khi ấy, ông và người vợ tào khang, “Tú Xương” Nguyễn Thị Thu Hồng vừa có người con đầu lòng. Ông bị ho ra máu, sức khỏe suy yếu và thường bị ám ảnh bởi cái chết.


“Lúc đó, tôi sợ lắm rồi, tôi thật sự không muốn theo công việc (viết) ấy nữa. Tôi đốt hết những gì tôi viết. Cuối cùng có một người bạn mang đi được đoạn cuối cùng của vở kịch. Phạm Thái và Trương Quỳnh Như là mối tình không thành. Họ yêu nhau nhưng không lấy nhau.”


BM


Thời ấy, giới yêu văn học miền Nam biết đến ông với tác phẩm nổi tiếng “Áo Mơ Phai” đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam Cộng Hòa năm 1973, còn gọi là giải thưởng Tổng Thống Thiệu.


Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn di cư vào Nam năm 1954. Hơn 300 trang của “Áo Mơ Phai” là dự cảm của một người yêu Hà Nội nồng nàn về một thành phố sắp không còn nữa.


BM

Chính tác giả đã nói về tác phẩm của mình trên một Tạp Chí Văn Học năm 1974: “Nhân vật chính trong tác phẩm không phải là những nhân vật được nhắc tới trong sách mà chính là thành phố Hà Nội. Ai sống ở nơi này thường có cái cảm tưởng đang sống trong một giấc mơ, có lẽ là giấc mơ không bao giờ phai nhạt với sương mù cơn mưa sướt mướt hơi lạnh của mùa thu… Áo Mơ Phai thoát ra từ cơn mơ đó từ khi tôi xa Hà Nội mới 17 tuổi.”


Sau năm 1975, ông bị bắt và “tù cải tạo” 10 năm mới được thả. Năm 1998, ông cùng gia đình xuất cảnh sang Mỹ, định cư ở Nam California, và tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.


Hơn 30 năm sau khi Áo Mơ Phai ra đời, tại Đài Á Châu Tự Do (RFA) ở Washington DC, nhà văn Nguyễn Đình Toàn chia sẻ: “Tôi viết cuốn sách đó chỉ dựa trên những dự cảm đối với hoàn cảnh lịch sử cho một người chịu đựng hoàn cảnh lịch sử như chịu đựng sự đổi thay của thời tiết.”


Chính ông cũng không ngờ, khoảng 30 năm sau, Áo Mơ Phai lại mang đến cho ông “giải thưởng thứ hai” trên quê hương thứ hai. Có lẽ giải thưởng này, ý nghĩa hơn rất nhiều với ông, người đã chịu 10 năm “tù cải tạo,” nhiều lần “bước chân xuống thuyền bỏ lại quê hương,” theo lời ông nói.


Một buổi sáng Tháng Tư của năm 2019, ngay tại Little Saigon, nơi ông định cư từ năm 1988 theo diện đoàn tụ gia đình, người nghệ sĩ kể lại.


BM


“Năm 1975 vào, họ bắt hết những nhà văn, tịch thu hết sách vở. Tôi cũng bị như thế. Huy chương này, khi họ làm biên bản thì họ mang theo. Tôi nghĩ là họ sẽ cất làm tài liệu về hoàn cảnh đất nước lúc đó. Tôi không ngờ sau đó, hơn 10 năm sau, có một người, không biết ở đâu, chỉ biết là ở Mỹ, gọi điện thoại cho tôi, nói là ‘cháu có mua được một huy chương từ một chỗ bán đồng nát. Cháu thấy tên của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà nên cầm lên xem, khi lật ra mặt sau thì thấy tên của bác.’ Anh ấy xin tôi địa chỉ và đến vào đúng ngày lễ của Cha (Father’s Day). Anh ấy đến tận đây, đưa tôi cái này và nói ‘coi như cháu trao giải này lần thứ hai cho bác’.”


‘Quê Hương Thu Nhỏ’


BM

Những lần mà người nghệ sĩ Nguyễn Đình Toàn phải đau đớn tìm cách bước chân xuống tàu, tách lìa ra khỏi quê hương mình, ông thú nhận mình đã mang theo nỗi sợ hãi khôn cùng vì đối diện với sương đêm. Ông sợ cái chết và sợ cả phải dứt bỏ cái gì rất thiêng liêng.


“Khi sống với cảm giác ấy, tôi có cảm tưởng như mình đứng không vững nữa, tức là mình chênh vênh trên một cái gì đó. Từ đó trở đi chắc là mình đứng không vững nữa, mà quả thật là như vậy,” ông nói.


“Cho đến bây giờ tôi vẫn nghĩ như vậy. Như cái cây mà bị bứng ra khỏi đất của nó đó, thì mang sang trồng sang chỗ nào khác thì nó cũng có thể sống được, nhưng hoa trái của nó sẽ không còn mang cái vị của nó nữa. Thành ra, khi người ta ước mơ người ta đi thì có nghĩa là cái đất nó đã chua rồi. Chỉ có đi thì may ra còn nuôi được, chứ tình cảm trong đó thì đã chết hết.”


Và từ đó, ông không viết văn nữa. Không viết nữa vì: “Tôi gọi là đất đã chua cành đã chết rồi, không có cây nào mọc được nữa rồi. chỉ có một giống nào đó cấy với nhau thì nó mới mọc được.”


“Nó giống như người không có chỗ trú thân. Tách rời ra khỏi quê hương, từ bỏ quê hương thật của mình thì chỗ khác không thể nào thay thế được đâu.”


BM

https://www.youtube.com/watch?v=ZaMRchN7f1c&ab_channel=TR%C3%9ACH%E1%BB%92MUSIC

Trong nhạc phẩm, và cả thơ ca của nghệ sĩ Nguyễn Đình Toàn, ông chưa bao giờ tách lìa tình yêu trai gái ra khỏi tình đất nước. Hai lần, ở hai thời điểm, hai địa điểm khác nhau, ông đều nói: “Tình yêu quê hương và tình yêu trai gái gần như là một. Khi thu nhỏ lại thì là tình của hai người, nhưng cũng cái tình ấy khi phóng lớn lên thì nó là tình hoài hương.”


“Quê Hương Thu Nhỏ là ca khúc ông viết sau năm 1975. Lúc đó, “không còn cách nào khác,” theo cách diễn đạt của ông về Sài Gòn không còn nữa. Ông muốn tìm một hình ảnh nào đó mà có thể trọn vẹn ôm gọn ý nghĩa một “quê hương thu nhỏ.”


“Tôi nhớ hình ảnh một người phụ nữ, kiếm sống bằng cách hằng đêm, bà thắp đèn hột vịt, bày ra chiếc bàn nhỏ, bán thuốc lá. Cho dù lúc đó tiền ăn không có, ai hút thuốc lá làm gì,” ông kể.


“Hình ảnh đó tôi cho là quê hương thu nhỏ của mình, để người viễn xứ mang cho vừa đó mà.”


Không cần lớn lao, không cần vĩ đại. Tình yêu quê hương của người nghệ sĩ chỉ cần là một ánh đèn dầu heo hắt bên xa lộ, với cuộc sống mưu sinh cơ hàn trên chính mảnh đất quê hương, nay đã không còn.


BM

Người nghệ sĩ hơn 80 tuổi, mắt ông đã nhoà hơn xưa rất nhiều, tay đã run, nhưng những gì thuộc về quê hương của ông thì bất tử trong tâm trí.


Ông nói: “Người nghệ sĩ là cuống rốn của quê hương. Nếu tách lìa nhau thì người nghệ sĩ không còn là nghệ sĩ nữa.”


35 năm trước, ông đã đi để giữ quê hương trong sâu thẳm một góc cuộc đời mình. Ông đi để nhớ mãi những đêm hè, quán nhạc. Ông đi để còn có thể gọi tên “người tình” của mình, “người tình” mà ông gọi là Sài Gòn.


35 năm sau, ngày 28 Tháng Mười Một, ông lại ra đi một lần nữa.


Chị Nguyễn Đình Phượng Uyển, người kịp từ nước Úc bay về bên cạnh ông những ngày cuối cùng, nói rằng: “Ông đã chiến đấu cho cuộc đời mình. Ông rất dũng cảm. Đã ba, bốn lần thập tử nhất sinh, nhưng ông đều vượt qua. Hôm nay, ông đã nhẹ nhàng, thanh thản đi gặp mẹ của tôi.”


Hành trang của ông lần này, chắc chắn ông vẫn mang theo “Quê Hương Thu Nhỏ” của mình.




Kalynh Ngô  _  NV


https://baomai.blogspot.com/

Báo Mai Music_1
Báo Mai Music_2
Báo Mai Music_3
Báo Mai Music_4
Báo Mai Music_5
Báo Mai Music_6
Báo Mai Music_7
Báo Mai Music_8
Báo Mai Music_9
Báo Mai Music10
Báo Mai Music_11
Báo Mai Music_12
Báo Mai Music_13
Báo Mai Music_14
Báo Mai Music_15
Báo Mai Music_16
Báo Mai Music_17
Báo Mai Music_18
Báo Mai Music_19
Báo Mai Music_39 "You Make Me Feel Brand New" by Thanh Nga
Báo Mai Music_40 "Mộng Người"
Báo Mai Music_41 "CHỜ ĐÔNG"
Báo Mai Music_42 "Khi Đã Yêu" by Thanh Nga
Báo Mai Music_43 "Một Ngày 54 Một Ngày 75"
Báo Mai Music_44 "Cảm Ơn Tình Em"
Báo Mai Music_45 "Chờ Đông" by Thanh Nga
Báo Mai Music_20
Báo Mai Music_21 (BESAME MUCHO)
Báo Mai Music_22
Báo Mai Music_23
Báo Mai Music_24 Harmonica
Báo Mai Music_25
Báo Mai Music_26 Dino Phạm Hoàng Dũng
Báo Mai Music_27
Báo Mai Music_28
Báo Mai Music_29 By Thanh Nga
Báo Mai Music_30 Hè _ Summertime
Báo Mai Music_31 By Thanh Nga
Báo Mai Music_32 Cát Bụi
Báo Mai Music_33 "Tình" by Thanh Nga
Báo Mai Music_34 "Xin Một Ngày Mai Có Nhau" by Thanh Nga
Báo Mai Music_35 "You're My Everything"
Báo Mai Music_36 "Kinh Hòa Bình"
Báo Mai Music_37 "Mùa Hè Đẹp Nhất" by Thanh Nga
Báo Mai Music_38 "Quien Sera / Sway" by Thanh Nga
Báo Mai Music_39 "You Make Me Feel Brand New" by Thanh Nga
Báo Mai Music_40 "Mộng Người"
Báo Mai Music_41 "CHỜ ĐÔNG"
Báo Mai Music_42 "Khi Đã Yêu" by Thanh Nga
Báo Mai Music_43 "Một Ngày 54 Một Ngày 75"
Báo Mai Music_44 "Cảm Ơn Tình Em"
Báo Mai Music_45 "Chờ Đông" by Thanh Nga
Báo Mai Music_46 "Hành Khúc"
Báo Mai Music_47 "Qua Cơn Mê"
Báo Mai Music_48 "Đánh Cờ _ AVT"
Báo Mai Music_49 "Trái Tim Lầm Lỡ"
Báo Mai Music_50 "Quên Đi Tình Yêu Cũ"
Báo Mai Music_51 "Nữ Sinh Gia Long"
Báo Mai Music_52 "Qua Cơn Mê"
Báo Mai Music_53 "Một Đời Yêu Anh"
Báo Mai Music_54 "Kinh Hòa Bình"