Sunday, April 30, 2017

Jazz kết nối những người trẻ Mỹ - Việt

image

Nhóm nhạc Jazz mang tên Annandale Jazz Ambassadors (AJA) đang có chuyến lưu diễn tại Việt Nam. Buổi diễn đầu tiên của nhóm là tại Nhà thờ Cha Tam, nơi từng ghi dấu lễ cầu nguyện cuối cùng của Vị Tổng thống nền Đệ nhất Cộng hòa, cùng bào đệ của ông.

Gần 42 năm đi qua, buổi hòa nhạc Jazz tại Nhà thờ Cha Tam của nhóm nhạc AJA đến từ Mỹ này làm người ta nhớ lại những dàn kèn đồng của quân nhân Mỹ từng lưu diễn từ thành phố đến nông thôn ở miền Nam Việt Nam. Chiến tranh đi qua, giờ đây, Jazz trở lại Sài Gòn với không khí náo nhiệt, tươi trẻ.

image

Bà Kim Hạnh, điều phối viên chuyến lưu diễn này, tin rằng Jazz sẽ là cầu nối giới trẻ Mỹ - Việt:

“Chúng tôi chỉ đi với tư cách như trao đổi văn hóa với các trường và các em thôi chứ không có đến một văn phòng chính phủ Việt Nam chính thức. Vì chúng tôi đi chỉ là phục vụ và giao lưu. Cho nên, hy vọng sự tốt đẹp của chuyến đi này là việc phục vụ cộng đồng và yêu mến âm nhạc cho giới trẻ và lưu truyền, giống như quảng bá văn hóa của nước Mỹ cũng như trao đổi văn hóa với Việt Nam, giúp cho hai bên hiểu nhau hơn và các em, đặc biệt các em Việt Nam sẽ có động cơ để học nhạc. Còn các em Mỹ thì có động cơ là đến đây để học thêm, học hỏi thêm về văn hóa của người Việt Nam. Đối tượng mà ban nhạc này nhắm đến là phục vụ khán giả trẻ tuổi, với một ước mơ là sẽ giúp cho các em có khả năng tiếp cận với một cái nền âm nhạc mới, và khuyến khích các em học âm nhạc”.

image

Lâu nay ở Sài Gòn, Jazz thường được biết đến là dòng nhạc dành cho thế hệ trưởng thành ở miền Nam trước năm 1975. Những nhóm Jazz quốc tế đến biểu diễn ở Sài Gòn hầu hết đều là những người ngoài tuổi 20. Còn lần này, Jazz do chính những người trẻ đến từ Mỹ biểu diễn, tất cả đều dưới tuổi 19. Và bất ngờ không kém là khán giả đến thưởng thức, đa phần cũng là những người trẻ tuổi, am tường Anh ngữ.

Cô sinh viên Nguyễn Xuân Khánh Vy chia sẻ rằng Jazz từ những bạn trẻ này truyền tải khiến cô thú vị:

“Theo như em biết Jazz là một thể loại hơi khó nghe, nhưng khi em nghe các bạn nhỏ chơi thì em cảm thấy rất là thích. Cảm thấy có cái cổ điển và cũng rất là lãng mạn nữa, và em thấy buổi hòa nhạc khá là hay”.

image

Sự hứng thú của cô sinh viên năm ba này lại là sự ngạc nhiên của bà Mùi khi lần đầu bà được thưởng thức chính người Mỹ chơi Jazz:

“Cũng vui lắm … được hài lòng (cười)… ở Việt Nam ít có diễn giống vậy. Còn Mỹ qua đây diễn cho mình coi được (cười)”.

Cô sinh viên Mai Lan nói rằng đây cũng là lần đầu cô được thưởng thức Jazz:

“Thật sự là lần đầu tiên em nghe nhạc Jazz luôn nên nó rất là lạ và rất là phiêu nữa. Có những bài mà mình không hề biết nhưng mà nghe rất dễ lọt tai. Và em chắc chắn là sau chương trình này em sẽ tham gia nhiều cái nhạc Jazz nữa”.

Một người khách tham dự tên Huyền chia sẻ cảm xúc của lần đầu nghe chính dân Mỹ chơi Jazz:

“Được nghe một buổi hòa nhạc Jazz trực tiếp như vậy thì cảm xúc của Huyền là cảm thấy rất là thích thú và hồi hộp, cảm giác khi mà nghe nhạc trực tiếp như thế, nghe các bạn trình diễn như vậy thì mình thấy sự kết hợp và cảm giác là mình tận hưởng, được sống trong âm nhạc rất là thích cái niềm vui sướng, rất gần và rất thật với mình. Cảm giác rất là thích và dạt dào”.

image

Những người trẻ chơi Jazz này từng lưu diễn quốc tế, và đây là lần đầu tiên họ diễn trên sân khấu của Sài Gòn, nơi mà thế hệ cha anh của họ hơn bốn thập niên trước từng mang Jazz đến miền Nam để chia sẻ cùng cộng đồng.

Giờ đây, với cầu nối âm nhạc, những người trẻ từ bên kia bờ Thái Bình Dương đang kết nối giới trẻ Sài Gòn bằng âm nhạc không biên giới.

Bà Kim Hạnh kể rằng với những bạn trẻ này, quá khứ chiến tranh của Việt Nam là cái gì đó đã xếp lại:

“Ồ, tâm trạng của họ rất là phấn khởi và rất là hãnh diện và cũng là rất là vui. Tại vì đây là lần đầu tiên họ đến một đất nước mà trước đây có lịch sử chiến tranh với Mỹ. Họ là Mỹ và họ đến Việt Nam thấy ở Việt Nam rất là hòa bình, rất là đẹp, người dân rất là thân thiện, đồ ăn thì rất là ngon”.

image 

Jazz vừa là ban nhạc tập thể vừa có những khoảng trống cho từng cá nhân ứng tác. Trong buổi biểu diễn tại Trung tâm Văn hóa Mỹ tại Sài Gòn vào tối 11 tháng 4, Jazz trở thành một thứ âm nhạc gắn kết cộng đồng, bất chấp màu da, bất chấp ràng buộc, hay sự khác biệt của thể chế chính trị. Sự phấn khích của người tham dự và niềm hào hứng của toàn ban nhạc một lần nữa cho thấy Jazz đang viết nên những giai điệu nồng ấm, kết nối những người trẻ Mỹ - Việt hôm nay.

Nguồn gốc bí ẩn của nhạc jazz
Nhạc jazz: vì sao có người yêu kẻ ghét?

image 

Giới khoa học kêu gọi không nên ăn tiết canh lợn


Các nhà khoa học đang kêu gọi người dân không nên ăn món tiết canh lợn vì nhiều người cho tới nay vẫn không biết rằng nó có thể bị nnhiễm vi khuẩn gây bệnh viêm màng não ở người.

Giới chức trách tại Việt Nam đã có một số khuyến cáo tới người dân nhưng vẫn chưa thay đổi được thói quen ăn uống này.


Video do Hà Mi và Claudia Hammond thực hiện.


***

Ăn tiết canh, mc nhng bnh gì?

image 

Trong những ngày gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận một số bệnh nhân mắc bệnh do ăn tiết canh lợn, thậm chí có trường hợp đã tử vong. Ăn tiết canh là rước bệnh vào thân, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng!

Nguy cơ mắc bệnh rất cao từ tiết canh

image

Ở Việt Nam, nhiều người thường có thói quen dùng các món tiết canh chế biến từ tiết sống lấy từ các loại động vật (gà, vịt, lợn, bò, chó), thậm chí uống tiết sống lấy từ rắn, dê. Tiết canh là món ăn tươi sống, sử dụng nguyên liệu là tiết động vật tươi được pha với nước mắm hoặc nước muối nhạt để chống đông trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ. Cách chế biến tiết canh như vậy rất thịnh hành trong ẩm thực từ Bắc đến Nam của người Việt Nam. Như vậy, tiết canh bản chất là tiết sống, mang rất nhiều mầm bệnh, nhất là máu của các con vật (lợn, gà, vịt, chó...) đang bị nhiễm bệnh.

Nếu lợn đang mắc bệnh thì nguồn tiết của nó sẽ chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng). Vì vậy, người ăn tiết canh từ các con vật này sẽ rất dễ mắc bệnh (liên cầu lợn, cúm gia cầm, nhiễm khuẩn huyết, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, giun, sán). Tuy nhiên, không phải ăn tiết canh xong mà bị bệnh ngay mà thường có một thời gian ủ bệnh.

image

Bệnh lợn gạo là do sán dây trưởng thành ở người. Sán dây trưởng thành ký chủ ở ruột người. Những đốt già rụng dần theo phân ra ngoài với trứng. Trứng vào cơ thể lợn trở thành ấu trùng giống như hạt gạo khu trú ở trong các bắp thịt lợn (thịt nạc vai nhiều nhất), cả cơ mí mắt, óc, đặc biệt các hạt gạo tập trung chủ yếu phần nhiều gân và mỡ thường dùng để chế biến tiết canh. Nếu người ăn tiết canh của lợn gạo thì sẽ mắc bệnh sau vài ba tháng. Đầu tiên, sau khi vào ruột, đầu ấu trùng ra ngoài, bám vào niêm mạc ruột, phát triển thành sán trưởng thành sau 2 tháng rưỡi. Ở người cũng sẽ hình thành nang sán như ở cơ thể lợn.

image

Bệnh liên cầu lợn hay gặp nhất là thể nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn liên cầu lợn vào máu, nhân lên nhanh chóng và đồng thời tiết ra nhiều độc tố). Khi nhiễm khuẩn huyết, ngoài các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới nhiều dạng khác nhau (xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa). 

Người bệnh có thể bị nhiễm độc tố rất nặng (sốc nhiễm khuẩn), biểu hiện như tụt huyết áp, mạch nhanh, nhỏ, truỵ tim mạch, suy hô hấp và có thể bị tử vong nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Một số trường hợp xuất hiện nhiễm độc đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa (đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có máu).

image
Hình ảnh liên cầu khuẩn lợn dưới kính hiển vi.

Người bệnh cũng có thể bị viêm màng não do vi khuẩn liên cầu lợn, biểu hiện như sốt cao, co giật, nôn vọt, sợ ánh sáng... Nếu phát hiện sớm có thể cứu chữa được nếu không có thể gây phù não, hôn mê và tử vong.

image

Nếu ăn tiết canh gà, vịt rất dễ nhiễm virut cúm gia cầm (A/H5N1, H1N1, H7N9, H10N8) và nguy cơ mắc bệnh rất cao, có thể tử vong. Ngoài ra, nếu ăn tiết canh chó có thể có nguy cơ mắc bệnh dại nếu máu và thịt của chó đó bị nhiễm virut dại. Vì vậy, thông điệp là: 'Nên bỏ thói quen ăn tiết canh càng sớm càng tốt'.

Phòng bệnh hiệu quả thế nào?

image

Cần tăng cường tuyên truyền một cách rộng rãi trong cộng đồng dân cư biết cách phát hiện và phòng bệnh là một việc làm hết sức quan trọng. Việc làm này nhằm để người dân biết cách phát hiện động vật bị bệnh sớm và đồng thời cũng biết cách phòng bệnh lây sang cho người, tránh gây hoang mang, hiểu biết không cặn kẽ ảnh hưởng đến đời sống người dân. Làm thế nào để người dân thấm nhuần được rằng khi có nghi ngờ lợn bị mắc bệnh do liên cầu lợn hoặc gia cầm, thủy cầm ốm, chết thì cần khai báo ngay cho cơ quan thú y, chính quyền địa phương và y tế cơ sở để nhanh chóng có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Không vận chuyển lợn hoặc thịt lợn, gia cầm, thủy cầm từ địa phương có dịch bệnh lợn tai xanh, cúm gia cầm sang địa phương khác. Tuyệt đối không mua bán lợn, thịt lợn, gia cầm, thủy cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ. 

Không thịt lợn, gia cầm, thủy cầm đã chết hoặc đang ốm với bất kỳ lý do gì. Khi động vật chết phải chôn ngay, chôn thật sâu, chôn xa nguồn nước, xa khu dân cư, chợ, những nơi tập trung đông người và cần phải có chất sát khuẩn mạnh kèm theo như vôi bột, cloramin B.

image
Hình ảnh cho thấy sán làm tổ trong não

Thịt lợn, gà, vịt mua về cần nấu chín kỹ. Những người giết mổ, phân phối, chế biến thịt lợn, gia cầm, thủy cầm cần phải đeo găng tay đảm bảo chất lượng. Cần dùng riêng dao, thớt, dụng cụ chế biến thịt, phủ tạng sống và phủ tạng, thịt đã nấu chín. Các nhà chức trách cần quản lý chặt chẽ việc giết mổ lợn cũng như quản lý chặt các tiểu thương buôn bán thịt, phủ tạng lợn một cách thật nghiêm ngặt. Cần có biện pháp hữu hiệu nhất để kiểm soát thẩm lậu gia cầm, thủy cầm qua biên giới.

image 

Vì sao Hoa Kỳ có chiến hạm mang tên TP Huế?

image
USS Hue City tại Kênh đào Suez năm 2006: chiếc tàu hoạt động nhiều ở Trung Đông và châu Âu

Nhân dịp kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam kết thúc 30/04/1975, mời các bạn tìm hiểu về chiến hạm duy nhất mang tên một trận đánh và địa danh tại Việt Nam mà hiện đang hoạt động trong Hải quân Hoa Kỳ.

Theo trang navysite đây là tuần dương hạm (có lúc là khu trục hạm) thuộc lớp Ticonderoga, mang tên lửa, được đặt tên theo trận đánh ở Huế (Battle of Hue), năm 1968.

Đem vào sử dụng năm 1991, chiếc tàu đóng ở căn cứ tại Florida nhưng đã tham gia nhiều chiến dịch tại Trung Đông, tuần tra ở Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và đến cả vùng Biển Baltic.

image

Tháng Hai 2017, tàu này đã bắn đạn thật để thử hệ thống vũ khí Phalanx trong chiến dịch Atlantic Resolve của Hạm đội 6 nhằm hỗ trợ cho các đồng minh châu Âu.

Chuyến thăm của USS Hue City đến cảng Tallinn, Estonia cuối tháng Hai năm nay đã khiến Nga "sôi lên vì tức giận", theo các báo Anh.

Ngoài hoạt động quân sự, chiếc tàu cũng tham gia hoạt động cứu trợ ở vùng biển Caribbean, Trung Đông và có mặt trong các hải đội công kích để hỗ trợ cho hàng không mẫu hạm.

Cách đặt tên tàu chiến của Mỹ

Cách đặt tên cho các tàu chiến của Hoa Kỳ không theo một bộ luật cụ thể mà căn cứ vào truyền thống của hải quân nước này từ thời giành độc lập khỏi Anh Quốc cho đến nay.

Quy ước chung từ đầu Thế kỷ 20 là đa số các chiến hạm lớn được đặt tên theo các bang của Hoa Kỳ, như USS Missisippi, USS Colorado, USS Hawaii...

image
Từ trái sang: USS Hue City và USNS John Lenthal hỗ trợ Hàng không mẫu hạm USS John F. Kennedy ngoài biển

Tàu nhỏ hơn có thể mang tên một quận (USS Essex) hoặc thành phố (USS San Diego)...

Tàu tuần dương (cruiser) thường mang tên các đô thị, còn khu trục hạm - tàu nổi có hỏa lực lớn nhất và vận hành trong mọi thời tiết - mang tên tướng lĩnh hải quân và anh hùng quân đội.

image

Đặc biệt có chiếc khu trục hạm USS John S. McCain lấy tên của hai thế hệ nhà McCain: đô đốc John S. McCain I, và đô đốc John S. McCain II.

Họ là ông và bố của phi công hải quân John S. McCain III, người bị bắn rơi xuống Hồ Trúc Bạch, Hà Nội khi tham gia một đợt bắn phá Bắc Việt Nam năm 1967.

image
Huế bị tàn phá khủng khiếp trong trận Mậu Thân 1968

Bị tù ở Hỏa Lò, ông sau làm Thượng nghị sĩ và ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ và có nhiều cử chỉ hòa giải với nước cựu thù.

Từ sau Thế chiến 2, một số khu trục hạm bị đánh đắm trong giao tranh với quân địch ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương được lấy tên đặt lại cho các tàu thế hệ sau.

Tàu nhỏ chống ngầm, hộ tống hạm có thể lấy tên các liệt sĩ của hải quân Mỹ.

Riêng hàng không mẫu hạm thường lấy tên của các tổng tư lệnh tức tổng thống hoặc các chính trị gia cao cấp.

image

Các chiếc USS John F. Kennedy, USS Ronald Reagan, USS Theodore Roosevelt... đều là hàng không mẫu hạm thuộc hàng lớn nhất thế giới, có thể đi biển hàng chục năm không vào bờ nhờ có động cơ nguyên tử.

Chiếc USS John Stennis là hàng không mẫu hạm mang tên Thượng nghị sỹ John Cornelius Stennis (1901 - 1995), nguyên Chủ tịch Thượng viện và nhiều năm làm Chủ tịch Ủy ban Quân lực của Thượng viện Liên bang.

Việc chọn một địa danh nước ngoài và là tên trận đánh như Huế cho tàu chiến Mỹ không phải là điều thường xảy ra.

image

Trang web của Hải quân Hoa Kỳ nói chiếc USS Hue City (CG-66) mang tên trận đánh của Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ vào dịp Tết Mậu Thân 1968 ở khu vực Đại nội, Huế.

Đây là trận đánh để lại nhiều dấu ấn cho các bên.

image

Một sĩ quan Hoa Kỳ, Đại uý Thủy quân Lục chiến Myron Harrington được trích dẫn nhiều lần nói: "Để cứu một thành phố phải chăng chúng ta phải phá tan nó đã?"

Câu nói phản ánh các đợt giao tranh ở Huế với hỏa lực khủng khiếp của Hoa Kỳ trong trận được coi là "tàn khốc nhất trong cuộc chiến Việt Nam".

image

Trận Huế được đưa vào bộ phim nổi tiếng Full Metal Jacket (Áo giáp sắt, 1987), dựa trên tự truyện của Gustav Hasford.

Thắng hay thua?

Quan điểm nổi trội trong giới sử gia Phương Tây cho đến nay cho rằng dù lực lượng Mỹ được điều từ Đà Nẵng lên Huế để đẩy các đơn vị Quân Giải phóng ra khỏi khu nội đô đã thành công, nhưng Hoa Kỳ thua về chiến lược.

image
Một lính Thủy quân lục chiến Mỹ tại Trận Huế năm 1968

Trận Huế được coi là "mở màn cho sự kết thúc" ý chí quân sự của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.

Giới bình luận quân sự vẫn tiếp tục so sánh Huế với Beirut và Fallujah sau này để nói cách đánh của Hoa Kỳ đôi khi thắng về chiến thuật nhưng lại bị "thất bại về chiến lược" (strategic defeat).

Có vẻ như chỉ những trận đánh rất khốc liệt, kể cả khi Hoa Kỳ sau đó phải thay đổi ý chí chính trị, mới "được" đem ra đặt cho tàu chiến.

image

Trước chiếc USS Hue City có tàu USS Saipan là tàu sân bay hạng nhẹ đặt tên theo trận Saipan năm 1944 mà Hải quân Mỹ giao chiến với Nhật Bản ở Thái Bình Dương.

Sau khi tàu Saipan số một này hết hạn sử dụng, cái tên đó được đặt lại cho một tàu USS Saipan khác, mới hạ thủy năm 2007 thuộc loại tàu đổ bộ.

image

Riêng trận đánh với Nhật Bản tại Iwo Jima trong Thế chiến 2 cũng được đặt cho hai chiến hạm khác là USS Iwo Jima LPH-2 và LHD-7.

Trận Iwo Jima là trận đánh đầu tiên trên lãnh thổ Nhật mà mức độ tàn khốc vượt qua mọi cuộc chiến của quân đội Mỹ tại châu Âu cho đến cùng thời điểm.

Chừng 700 nghìn quân Hoa Kỳ đã đổ vào một hòn đảo nhỏ cách đất liền Nhật Bản hơn 750 km để giao tranh với 22 nghìn quân Nhật do Tướng Tadamichi Kuribayashi chỉ huy.

Ngay cả sau khi Iwo Jima bị biến thành "máy nghiền thịt" (meat grinder) và Hoa Kỳ kiểm soát toàn bộ không trung và các lối ra biển, số quân Nhật còn lại vẫn quyết tử, thà chết không đầu hàng.

image
Ngực áo Đại tá Lê Bá Hùng, người từng phục vụ trên USS Hue City trong hình chụp chuyến thăm vào Đà Nẵng 2009, khi ông chỉ huy tàu USS Lassen

Hoa Kỳ đã thắng nhưng con số thương vong khủng khiếp - 7.000 quân Mỹ và 21 nghìn quân Nhật bị giết sau 5 tuần giao tranh - đã khiến Hoa Kỳ nghĩ lại về kế hoạch đổ bộ vào đất liền Nhật Bản.

Điều này có hệ lụy chính trị sâu rộng cho Nhật Bản và cục diện châu Á sau 1945.

Trở lại con tàu USS Hue City, có một chi tiết báo chí tiếng Anh nhắc đến là quân nhân Lê Bá Hùng, người gốc Huế (a Hue native), đã từng làm sĩ quan trên tàu này trước khi được thăng Hạm trưởng tàu USS Lassen.

image

Hiện ông Lê Bá Hùng mang hàm đại tá cao cấp (Commodore) và phụ trách một hải đội của Hoa Kỳ thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.

image