Câu hỏi lớn nhất mà tất cả thắc mắc lúc này là tại sao Nga không sử dụng hệ thống phòng không tại Syria để bắn hạ tên lửa Mỹ.
Sau khi Mỹ dội "cơn mưa" tên lửa xuống sân bay quân sự Al-Shayrat ở tỉnh Homs ( Syria ), nhiều người thắc mắc rằng tại sao các hệ thống phòng không tinh vi của Nga, như Pantsir, S-300, S-400, Buk-M2 và Tor không bảo vệ Syria trước 59 tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ hai tàu khu trục USS Ross và USS Porter của Hải quân Mỹ.
Lý giải vấn đề này, trang tin Pravda.ru cho hay, các hệ thống phòng không Nga tại Syria được triển khai theo thỏa thuận với chính phủ hợp pháp của Syria để bảo vệ các cơ sở của Nga tại quốc gia này, bao gồm sân bay, căn cứ, binh lính và cơ sở hạ tầng khác của Không quân Nga.
Căn cứ Al-Shayrat của Syria sau vụ tấn công của tên lửa Mỹ
Trong quá khứ, Nga từng cung cấp một số khí tài phòng không cho Syria nhưng những tổ hợp đó do quân nhân Syria tự vận hành, bảo dưỡng và họ đã không có phản ứng kịp thời (trước các vụ tấn công).
Nga muốn tránh xung đột hạt nhân ...
Theo một số chuyên gia Nga được Pravda dẫn lời, Nga hiển nhiên có thể đánh chặn các mục tiêu bay tầm thấp của Mỹ bằng hệ thống pháo/tên lửa phòng không Pantsir. Tuy nhiên, Moskva đã được báo trước về vụ tấn công tên lửa để sơ tán nhân viên quân sự và dân sự khỏi căn cứ không quân Al-Shayrat nếu có.
Thiếu tướng Igor Konashenkov - đại diện Bộ Quốc phòng Nga cho biết, chỉ 23 trong số 59 tên lửa hành trình của Mỹ đánh trúng căn cứ không quân Syria.
"Nếu Syria dùng các hệ thống phòng không của Nga để đáp trả vụ tấn công tên lửa của Mỹ thì họ sẽ châm ngòi một cuộc xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, nhờ có sự điềm tĩnh của Tổng Tư lệnh Nga mà có thể tránh được nguy cơ này" - ông Sergei Sudakov, thành viên Học viện Khoa học Quân sự Nga nói.
"Câu hỏi lớn nhất mà tất cả thắc mắc lúc này là tại sao Nga không sử dụng hệ thống phòng không tại Syria để bắn hạ tên lửa Mỹ. Hầu hết người ta cho rằng Nga đáng ra nên làm điều ấy để ngăn chặn sự hung hăng của Mỹ tại Syria.
Song trong tình hình đó, nếu Nga bắn hạ tên lửa Mỹ thì chúng ta có lẽ sẽ không tỉnh dậy vào sáng hôm nay được nữa. Nếu Nga đáp trả Mỹ thì điều đó sẽ kích động cuộc xung đột hạt nhân giữa 2 cường quốc trên lãnh thổ của nước thứ 3" - Vị chuyên gia phân tích.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga tại căn cứ Hmeymim, Syria
Còn theo ông Vladislav Shurygin, một chuyên gia quân sự khác, các hệ thống phòng không Nga tại Syria chỉ có nhiệm vụ bảo vệ cơ sở quân sự của Nga tại đây.
"Vì thế mà chúng ta thấy thi thoảng Israel và Thổ Nhĩ Kỳ lại ném bom Syria nhưng Nga chỉ bảo vệ cơ sở hạ tầng quân sự của mình tại đây mà thôi" -ông Shurygin nói.
Song, vị chuyên gia không loại trừ khả năng chính phủ Nga quyết định không đánh chặn tên lửa Mỹ vì lo ngại nguy cơ xung đột với Washington.
Theo ông Shurygin, Mỹ đã cảnh báo Nga về vụ tấn công bằng tên lửa hành trình và Nga đã thông báo cho Syria để họ kịp thời sơ tán nhân sự ra khỏi sân bay trước khi tên lửa Mỹ dội xuống. Đây được xem là bước đi khôn ngoan của Moskva.
Vị chuyên gia lưu ý thêm rằng, Bộ Quốc phòng Nga đã kiên quyết phủ nhận tin đồn nói rằng các tên lửa Mỹ bắn trượt mục tiêu là do Nga đánh chặn.
S-400 không thể phát hiện Tomahawk?
Trong khi đó, trên trang svpressa.ru, ông Viktor Murakhovski - thành viên Hội đồng chuyên gia thuộc Ủy ban Công nghiệp - Quân sự liên bang lại cho rằng, hệ thống phòng không S-400 mà Nga triển khai tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria không thể phát hiện tên lửa Tomahawk của Mỹ.
Về mặt kỹ thuật, hệ thống phòng không S-400 triển khai tại Hmeymim đủ khả năng bắn hạ tên lửa Tomahawk. Tuy nhiên, căn cứ không quân Al-Shayrat - mục tiêu của vụ tấn công lần này - cách Hmeymim khoảng 100km.
Ông Murakhovski nhận định, tầm bắn tối đa của S-400 là 400km. Song tầm bắn này chỉ có thể bắt các mục tiêu bay ở độ cao trung bình hoặc độ cao lớn. Còn tên lửa hành trình bay ở độ cao 30-50m như Tomahawk không thể bị phát hiện ở cự ly như vậy, đơn giản là do độ cong của Trái Đất.
Nói cách khác, Tomahawk nằm ngoài đường chân trời vô tuyến của S-400.
"Về mặt vật lý mà nói thì không một hệ thống phòng không nào có khả năng phát hiện ra tên lửa hành trình ở khoảng cách như vậy - dù là của Nga hay Mỹ" - ông Murakhovski nhấn mạnh.
Vị chuyên gia cho biết thêm rằng, Nga đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để mở rộng đường chân trời vô tuyến. Một trong số đó là đưa radar của các hệ thống phòng không lên tháp cao. Tháp này cũng có tại Hmeymim, tuy vậy nó vẫn không thể tăng tầm phát hiện mục tiêu lên tới 100 km.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.