Những gì tác giả nhận định là đúng 100% trong hoàn cảnh xã hội Hoa Kỳ hiện nay. Lý do là vì người gốc Á châu phần lớn hiện nay không còn được xem như là “nhóm thiểu số ““minorities”. Lý do vì các em học rất giỏi, điểm rất cao và phần lớn đều như vậy cho nên đây là vấn đề khó khăn cho dân Mỹ đen hay dân Mễ để cạnh tranh được vào những đại học lớn ở Hoa Kỳ vì các em đó không học giỏi bằng sinh viên gốc Á.. Cách đây vài năm nhóm sinh viên Trung quốc đại diện cho sinh viên Á châu đã đâm đơn kiện trường Harvard kỳ thị vì họ chỉ nhận một số ít sinh viên gốc Á mặc dù số sinh viên nộp đơn đều xuất sắc cả. Và năm 2019, toà án đã phán quyết là trường Harvard có quyền thâu nhận sinh viên gốc Á giới hạn.
Tác giả sau đó đưa
ra một số thí dụ về việc các con em Việt Nam không được thu nhận vào trường Y mặc
dù các em có điểm cao.
Nếu chỉ dựa vào số
điểm thì tác giả phải chăng có cái nhìn phiến diện?
Dựa theo những thí dụ
đưa ra thì tôi đoán tác giả đang ở California.
Muốn trở thành Bác sĩ ở Hoa Kỳ, các em có thể đi theo một trong ba con đường:
1_Phần lớn những đại học nổi tiếng, công hay tư đều có chương trình Y khoa có tên là MD (Medical Doctor), nhưng muốn vào thì rất khó. Thí dự trường Y khoa UCLA có tên là David Geffen, School of Medicine năm 2025 có đến 13,000 người nộp đơn, nhưng họ chỉ nhận có 173 người nâng tỷ số lên 1.3%. Ở California thì hệ thống trường Y khoa công nổi tiếng từ UC San Francisco rồi đến UCLA…
Về phía trường tư thì có Stanford ở miền Bắc và USC ở miền Nam.
2_Nếu các em không thể vào được những trường MD lớn thì cũng có trường đào tạo bác sĩ khác có tên là Doctor of Osteopathic Medicine (DO). Đây là những trường tư với tiêu chuẩn dễ hơn chút xíu. Nhưng hiện nay muốn vào thì cũng rất khó.
3_Nếu các em không thể vào được hai loại trường ở trên thì con đường cuối cùng là nộp đơn để học ở Caribbean medical school. Họ cũng ra bác sĩ, nhưng khi ra trường thì khả năng được nhận đi nội trú nhỏ hơn nhiều so với hai loại trường ở trên và dĩ nhiên học phí cao hơn.
Tác giả nói rằng con của ông ta có điểm MCAT là 521 mà không được chọn thậm chí không cho cuộc phỏng vấn nào cả trong khi cô sinh viên Mỹ đen chỉ có 510 lại được nhận.
1_Hiện nay phần lớn các trường Y khoa thu nhận sinh viên dựa theo phần trăm của mật độ dân số. Thí dụ, khi viết đơn thì sẽ có mục hỏi các em thuộc về giống dân gì. Ngay cả Á châu thì họ cũng chia ra là Đông Á như Tàu, Nhật bản, Đại hàn..rồi đến Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Phi Luật tân, Miên, Lào…và họ dựa theo mật độ dân số của mỗi nhóm dân mà tuyển chọn bao nhiêu sinh viên cho thích hợp. Thí dụ người Việt Nam ở Mỹ khoảng trên 2 triệu tức là chiếm khoảng dưới 1% dân số Mỹ cho nên họ chỉ chọn tối đa là 5 sinh viên Việt Nam cho mỗi năm cho dù có 1000 sinh viên Việt nộp đơn.
2_Mỗi trường họ thiết lập một uỷ ban khoảng 20 tới 50 người để đọc 13 ngàn lá đơn trong một tháng. Bởi vì trường bắt đầu nhận đơn từ đầu tháng sáu mỗi năm và sinh viên sẽ tái nộp đơn cho từng trường trong tháng bảy. Thành viên trong uỷ ban sẽ đọc đơn của mỗi sinh viên hai lần và họ sẽ quyết định người nào được cho phỏng vấn và ai sẽ bị loại. Nếu các em may mắn được cho cuộc phỏng vấn thì cơ hội được nhận khoảng 15 đến 25%. Các em phải trả lời cho nhanh và hay trong cuộc phỏng vấn khi các bác sĩ đặt câu hỏi vì phần này cũng rất quan trọng.
3_Phần lớn sinh viên nộp đơn vào trường Y đều có số điểm tương đối cao. GPA có thể từ 3.8 đến 4.0 và MCAT từ 515 đến tối đa là 528.
Nhưng thật ra đây không phải là nguyên nhân chính để các em được nhận. Lý do chính là các em phải viết văn cho hay để diễn tả mình là ai và những những kinh nghiệm khiến mình đam mê ngành y. Thứ nhì các em phải có nhiều “Shadow” “đi theo bác sĩ” tối thiểu 4 bác sĩ đủ ngành. Các em phải bỏ ra vài năm làm thí nghiệm và ít nhất một vài năm làm cho bệnh viện để có kinh nghiệm lâm sàng. Và làm thêm công việc từ thiện giúp ích và phục vụ cho cộng đồng. Đặc biệt muốn vào những đại học danh tiếng thì các em phải làm thêm vài công trình luận án.
Đây mới là phần khác biệt giữa sinh viên xuất sắc và sinh viên bình thường chớ GPA và điểm MCAT cao cũng chưa phải là thành phần chính.
Một trong những lý do khác là vì các trường muốn giữ danh tiếng cho trường của họ bởi vì sau hai năm đầu các em phải thi đề thi quốc gia USMLE, gọi tắt là Step 1 trước khi được đi thực tập lâm sàng và Step 2 trước khi ra trường. Họ muốn các em phải đậu gần như 100%.
Tiêu chuẩn để được thu nhận không nhất thiết là học sinh có điểm cao nhất vì các bác sĩ giỏi không nhất thiết phải là top students bởi vì sinh viên quá xuất sắc thường tỏ ra kiêu ngạo, không có đức hạnh cho nên phải coi chừng điểm này.
Với những ý kiến thô
thiển, không dám múa rìu qua mắt thợ với các bậc trưởng thượng, hy vọng tác giả
Phạm Mạnh Tuấn sẽ có cái nhìn khác hơn khi con mình không được nhận vào trường
Y và nó không dính dáng gì đến DEI cả. Chúc cháu may mắn và thành công trong
tương lai.
Linda Nguyễn
***
PS: Tác giả viết thêm:"Người Việt mình thường khuyến khích con cháu họ Y. Trong 10 gia đình tôi quen có tới ít nhất 6 gia đình có con bác sĩ (60%). Nếu kể cả Y- Nha - Dược - Luật có tới 8 gia đình (80%). Nếu kể thêm cả bác sĩ chỉnh hình (chiropractor), luật sư trường làng (trường không được kể, không cần cử nhân, không đòi hỏi LSAT) chắc phải tới 90%."
Đây là niềm hãnh diện cho con cháu Việt Nam nói riêng và người Việt Nam nói chung. Từ 60% đến 90% thành công mà còn phàn nàn gì nữa?
Thực & Ảo – Tại Hại Của DEI
Một trong những chính sách cốt cán của đảng Dân Chủ gần đây chủ trương “Đa dạng – Công bằng – Hòa nhập (DEI - Diversity, Equity, Inclusion). Chỉ dựa vào tên gọi mỹ miều của nó, ai cũng thấy đây là một chính sách hay, giúp mọi người – không phân biệt mầu da, sắc tộc – có cơ hội tham gia vào đời sống chính trị và kinh tế Mỹ. Không ai còn sợ bị kỳ thị, hay bị đối xử bất công. Mọi sắc dân hay thành phần xã hội đều có cơ hội giống nhau, đều được đối xử công bằng và bình đẳng và đều có đại diện trong các cấu trúc của xã hội Mỹ.
Nhưng than ơi! Đây chỉ là những nhận thức “Ảo”, những mơ mộng hảo huyền nếu không nói là thiển cận. Thực tế việc áp dụng DEI đã mang lại ba hậu quả tai hại chính như sau:
Điển hình như con cháu mình muốn học Y tại những trường danh tiếng ở California là điều vô cùng khó [1]. Thí dụ điểm thi MCAT (Medical College Admission Test) để đại học Stanford nhận khoảng 519; USC khoảng 517; UCLA khoảng 514, … trong khi con mình được 521 (gần max) nhưng không được nhận, thậm chí gọi interview cũng không! Trong khi cô Mỹ đen chỉ có 510 lại được nhận.
Đặt vấn đề mầu da, sắc tộc lên trên khả năng. Khiến việc điều hành nói chung thiếu hiệu quả, kém chất lượng, dẫn tới những xung đột ngấm ngầm, chống đối hoặc coi thường cấp trên, thù ghét cá nhân. Chính những người được đề cử hay được nâng đỡ đôi khi cũng bị mặc cảm.
Một trường hợp có lẽ chúng ta ai cũng biết, trong cuộc vận động tranh cử vào tháng 5/2020, cựu TT Joe Biden đã hứa rằng nếu được bầu làm TT, ông sẽ đưa một người phụ nữ da đen vào Tối cao Pháp viện [2]. Đáng buồn thay cho nước Mỹ! Chỉ vì muốn lấy lòng dân da đen, muốn kiếm phiếu phụ nữ cựu TT Biden đã đưa ra một lời hứa quá sức tồi tệ. Ông đã thẳng tay loại trừ tất cả ứng viên thẩm phán không phải dân da đen, dù người đó tài giỏi, đức hạnh, và xứng đáng đến đâu. Mà da đen thôi chưa đủ, phải là phụ nữ mới được. Kết quả là bà Ketanji B. Jackson trở thành một trong 9 vị thẩm phán cao quý và quyền uy nhất nước Mỹ - vào tháng 6, 2022. Có thể bà Thẩm phán Jackson xứng đáng đấy, nhưng quá trình đề cử bà quả thật bất công và kỳ thị!
Đưa nước Mỹ xuống vực thẳm. Nếu từ học đường đến công sở và ngay cả trong quân đội cũng đều dựa vào tiêu chuẩn DEI hay sắc tộc để tuyển lựa hoặc bổ nhiệm, ai cũng biết phẩm chất sẽ càng ngày càng kém.
Tuy không ai nghi ngờ gì về giá trị các đại học Mỹ - mỗi năm thu hút cả triệu sinh viên ngoại quốc, nhưng dưới bậc trung học, vì giáo dục cưỡng bách nên phải hạ thấp trình độ, nếu không số học sinh da đen và Mễ sẽ bỏ học rất nhiều. Chẳng vậy mà trong những cuộc thi học sinh giỏi quốc tế (đặc biệt môn toán) trong vòng 30 năm nay, Mỹ quốc chẳng khi nào được xếp hạng cao.
Tôi vừa đọc trên mạng X email của Robert Kiyosaki, như một báo động đỏ: “Khi những CEO của hãng hàng không tuyên bố 50% phi công sắp tới của chúng ta sẽ là phụ nữ hoặc người da mầu … Như vậy họ đã đặt ưu tiên DEI trên DNA, Không phải ai có thể bay mà ai nên nhìn thấy bay!” [3]
Vài Nhận Xét: Nếu thực sự muốn nâng đỡ những thành phần kém may mắn, đặc biệt sắc dân Mỹ đen và Mễ, chính phủ có nhiều cách thay vì áp dụng máy móc chương trình DEI tai hại như trên.
Thí dụ trong lãnh vực
giáo dục, để khuyến khích các sinh viên Mỹ đen và Mễ, có thể ưu tiên và cấp
phát rộng rãi cho họ qua những chương trình tài trợ như “Pell Grant”, “the
Federal Supplemental Education Opportunity Grant”, “the Free Application for
Federal Student Aid (FAFSA)”, … Những chương trình “vừa học vừa làm” (work
study), những chương trình của Tiểu bang giúp đỡ sinh viên thiểu số &
nghèo. Làm sao để giúp thành phần này có cơ hội thăng tiến, chớ ai lại chỉ vì
muốn thực thi DEI rồi hạ điểm thu nhận, bãi bỏ việc tính điểm SAT, … thì còn ra
thể thống gì nữa? Làm sao tương lai nước Mỹ khá được. Thời VNCH tại các trường
học chẳng từng vang lên câu hát: “Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau.”
đấy thôi.
Phạm Mạnh Tuấn
[1] Người Việt mình
thường khuyến khích con cháu họ Y. Trong 10 gia đình tôi quen có tới ít nhất 6
gia đình có con bác sĩ (60%). Nếu kể cả Y- Nha - Dược - Luật có tới 8 gia đình
(80%). Nếu kể thêm cả bác sĩ chỉnh hình (chiropractor), luật sư trường làng
(trường không được kể, không cần cử nhân, không đòi hỏi LSAT) chắc phải tới
90%.
[2] https://www.nbcnews.com/politics/2020-election/problem-biden-s-pledge-black-woman-justice-n1200826
[3] Theo Robert Kiyosaki kiyosakiuncensored@mail.beehiiv.com
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.