Thursday, November 30, 2017

Chết vì ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam tăng gần gấp đôi

https://baomai.blogspot.com/

Việt Nam đã chứng kiến 102 ca ngộ độc thực phẩm trong thời gian từ tháng Giêng tới tháng 11/2017, dẫn đến 22 ca tử vong, và khiến khoảng 3.150 người lâm bệnh, Cục Y tế Dự phòng cho biết hôm 30/11.

Chỉ nội trong tháng 11 năm 2017, Việt Nam đã phải đối mặt với 9 ca ngộ độc thực phẩm, tác động tới 295 cư dân địa phương, trong đó 2 người đã tử vong.

So với năm ngoái, có tất cả 119 ca ngộ độc thực phẩm, 12 ca tử vong, và 3580 người lâm bệnh trong 11 tháng đầu năm 2016.

https://baomai.blogspot.com/
Món tiết canh thường gây ngộ độc cao.

Báo chí Việt Nam gần đây tường thuật về nhiều vụ ngộ độc tập thể, vốn hay xảy ra tại các tiệm ăn hay trong các tiệc tùng cưới hỏi, điển hình là vụ xảy ra hôm 26/11 tại Đắk Lắk, khi 24 người phải nhập viện trong hai ngày 27 và 28/11.

https://baomai.blogspot.com/

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, bác sĩ Nguyễn từ Sàigòn nhắc đến nguy cơ ngộ độc do thực phẩm từ Trung cộng tràn sang Việt Nam mà không được kiểm soát đúng mức:

“Thực phẩm của Trung cộng nó tràn sang khủng khiếp, và nó lại đội lốt là hàng hóa Việt Nam.

https://baomai.blogspot.com/

Một ví dụ là khoai tây, khoai tây Trung cộng đầy, họ đêm lên Đàlạt, xong phủ lên một lớp đất mịn ở Đàlạt, rồi chở về Sàigòn thì nói là khoai tây Đàlạt. Ai cũng biết hàng Trung cộng đẹp, tròn, to, rẻ, nhưng mà rất là độc bởi vì nó được trồng bằng thuốc hormon, tăng trưởng thành ra rất là nguy hiểm.”

https://baomai.blogspot.com/

Ngoài ra, trong 11 tháng đầu năm nay, Việt Nam còn phát hiện 163.700 ca sốt dengue, với 30 trường hợp tử vong, gần 95.000 ca lở mồm long móng, 680 ca sưng màng óc, giết chết 22 người, và 34 ca bệnh Zika.

https://baomai.blogspot.com/

Việt Nam hiện có 209.700 bệnh nhân mang mầm siêu vi HIV, trong số này hơn 90,000 trở thành bệnh nhân bệnh AIDS.

Theo các số liệu của Bộ Y tế, tính cho tới thời điểm này, khoảng 93.600 bệnh nhân Việt Nam đã chết vì các chứng bệnh liên quan tới bệnh AIDS.

https://baomai.blogspot.com/

Slobodan Praljak uống thuộc độc tự vẫn trước tòa q...
Hành trình gian khổ đến 'Lưỡi Quỷ' chỉ để chụp hìn...
Cộng sản, Bạch vệ và kho báu Sa Hoàng
Có mắt như mù !
Những điều cần biết về văn hóa đưa tiền boa
Diễn đàn Internet Việt Nam bàn về những gì?
Ra nước ngoài sống giàu lên hay nghèo đi ?
Tâm sự của một BS Miền Bắc
TC lật thế cờ khiến Mỹ quay lại Việt Nam
Ngọn đồi Thánh giá và biểu tượng niềm tin
Câu chuyện về hai dòng suối kỳ lạ
Donald J. Trump: Tổng Thống Anh Hùng
Mạnh Thường Quân: người là ai ?
Giáo Hoàng Francis thăm Myanmar
Động vật sơ sinh
Trump đại diện cho Hoa Kỳ tốt hơn nhiều so với Oba...
Chấp nhận trả giá đối ngoại vì đối nội?
Vì sao khó thu hồi 'tài sản quan tham' ?
Thế giới đánh giá phi trường Tân Sơn Nhất, Việt Na...
Chỉ cần được yêu mến, bạn sẽ có tất cả

Slobodan Praljak uống thuộc độc tự vẫn trước tòa quốc tế

https://baomai.blogspot.com/
Trong bức ảnh của Tòa án Hình sự Quốc tế hôm 29/11/2017, ông Praljak đưa một chai nhỏ lên miệng, trước phiên tòa xét tội ác chiến tranh ở La Haye, Hà Lan. Ông hét: "Tôi không phải là tội phạm chiến tranh"

https://baomai.blogspot.com/

Một cựu chỉ huy quân sự Croatia gốc Bosnia hôm 29/11 uống thuốc độc ngay trong phòng tuyên án của tòa án hình sự quốc tế, và qua đời không lâu sau đó, sau khi tòa bác đơn kháng án của ông chống bản án tù 20 năm.

Hành động tự sát của ông Slobodan Praljak ngay trước tòa được truyền đi qua kết nối video, diễn ra trong những phút chót của phiên xét xử cuối cùng của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICTY) xét xử những tội ác chiến tranh xảy ra tại Liên bang Nam Tư cũ.

https://baomai.blogspot.com/

Theo hãng tin Reuters, ông Praljak, 72 tuổi, được đưa vào bệnh viện sau khi uống một chất gì từ một chai hoặc ly nhỏ giữa lúc quan tòa đọc phán quyết, bác đơn kháng án của ông và của 5 tội phạm chiến tranh Croatia gốc Bosnia khác.

Trước sự kinh ngạc của quan tòa và những người hiện diện, ông Praljak nói: “Tôi vừa uống thuốc độc”. Ông tuyên bố: “Tôi không phải là một tội phạm chiến tranh. Tôi chống đối phán quyết này.”

Sau khi uống cạn, ông Praljak ngồi xuống và xụm ngay trên ghế , theo lời kể của một luật sư có mặt tại phiên tòa.

https://baomai.blogspot.com/

“Praljak uống một chất lỏng tại phiên tòa và xụm xuống ngay sau đó. Ông được nhân viên y tế của tòa chữa trị, nhưng “qua đời hôm nay tại bệnh viện HMC ở La Haye”, người phát ngôn của tòa án Nenad Golcevski cho biết.

Quan tòa Carmel Agius, chủ tọa phiên xét xử, lập tức đình chỉ mọi diễn tiến. Trong khi cuộc giảo nghiệm tử thi để tìm nguyên nhân gây tử vong được xúc tiến, công chúng được yêu cầu rời phòng xử.

https://baomai.blogspot.com/

Vẫn theo hãng tin Reuters, ông Praljak bị kết tội về vai trò của ông trong vụ cầm giữ bất hợp pháp 1000 tín đồ Hồi giáo Bosnia. Ông bị kết tội giết người và đàn áp, cưỡng bức các tín đồ Hồi giáo rời các vùng lãnh thổ Bosnia mà Croatia tuyên bố thuộc quyền kiểm soát của họ.

https://baomai.blogspot.com/

Ông Praljak còn bị cáo buộc là người đã ra lệnh phá hủy một di tích lịch sử đã có từ thế kỷ 16, là cây cầu Mostar. Nhưng trong mắt một số người Croatia, ông được xem như một vị anh hùng trong cuộc chiến chống lại Serbia.

https://baomai.blogspot.com/

Thủ Tướng Croatia Andrej Plenkovic nói ông lấy làm tiếc về cái chết của ông Praljak, và đã ngỏ lời chia buồn với gia đình ông.

https://baomai.blogspot.com/

Hành trình gian khổ đến 'Lưỡi Quỷ' chỉ để chụp hìn...
Cộng sản, Bạch vệ và kho báu Sa Hoàng
Có mắt như mù !
Những điều cần biết về văn hóa đưa tiền boa
Diễn đàn Internet Việt Nam bàn về những gì?
Ra nước ngoài sống giàu lên hay nghèo đi ?
Tâm sự của một BS Miền Bắc
TC lật thế cờ khiến Mỹ quay lại Việt Nam
Ngọn đồi Thánh giá và biểu tượng niềm tin
Câu chuyện về hai dòng suối kỳ lạ
Donald J. Trump: Tổng Thống Anh Hùng
Mạnh Thường Quân: người là ai ?
Giáo Hoàng Francis thăm Myanmar
Động vật sơ sinh
Trump đại diện cho Hoa Kỳ tốt hơn nhiều so với Oba...
Chấp nhận trả giá đối ngoại vì đối nội?
Vì sao khó thu hồi 'tài sản quan tham' ?
Thế giới đánh giá phi trường Tân Sơn Nhất, Việt Na...
Chỉ cần được yêu mến, bạn sẽ có tất cả
Sau 20 năm, Internet 'chuyển hoá' Việt Nam như thế...

Hành trình gian khổ đến 'Lưỡi Quỷ' chỉ để chụp hình

https://baomai.blogspot.com/
Chúng tôi đến Trolltunga sau bảy giờ đồng hồ, vượt quãng đường 13,5km và leo đến độ cao 1.000 mét. Sương mù bao phủ trong khi một hàng dài 35 người đang đợi đến lượt để chụp ảnh trên vách núi biểu tượng này.

Có nghĩa là "Lưỡi Quỷ" trong tiếng Na Uy, mỏm đá Trolltunga nhô ra từ một triền núi dốc ở độ cao 700 mét ở phía trên Hồ Ringedalsvatnet ở gần Odda ở tây nam Na Uy.

Được kiến tạo 10.000 năm trước vào kỷ Băng hà khi mà một tảng băng vĩnh cửu dính vào ngọn núi tan rã, trong những năm gần đây mỏm đá này đã trở thành một trong những địa điểm địa chất nổi tiếng nhất ở Na Uy - và là một trong những điểm gây tranh cãi nhất.

Hành trình gian khổ

Sau khi chúng tôi quyết định để đến sáng mai mới leo lên chụp hình với mỏm đá, hướng dẫn viên ban ngày đã đưa tôi cùng người bạn đồng hành Jacqueline đến lều của mình.

Là những người duy nhất trong nhóm ngủ lại qua đêm, chúng tôi vứt ba lô qua một bên trong chiếc lều nằm cách vách núi khoảng 500 mét và chợp mắt.

Một vài giờ sau đó, hướng dẫn viên ban đêm Erlend Indrearne đưa đến một cặp vợ chồng trẻ người Trung Quốc để cắm trại với chúng tôi.

Trời lúc đó đang mưa, nên mọi người chúng tôi núp vào trong một khoang khẩn cấp nhỏ nằm kế bên lều để nấu thịt viên trên một chiếc bếp đơn du lịch và nhấm nháp vài ly Solboer Sirip (thứ nước ép từ quả lý chua - redcurrant) pha với nước lạnh. Gió thổi qua cái cửa sổ vỡ trên khoang trong khi mặt sàn gỗ kêu kẽo kẹt mỗi khi chúng tôi trở mình để cho thoải mái.
"Có bao nhiêu người leo núi thường phải quay về?" tôi hỏi trong khi trải một túi ngủ ẩm lấy ra từ trong kho. Tôi nhớ lại lúc bắt đầu hành trình leo núi, đã có hai thành viên trong nhóm 20 người chúng tôi quay về chỉ sau mới 45 phút leo đường dốc.

"Ít nhất một hai hay người trong mỗi nhóm," Indrearne trả lời và múc thịt viên nóng ra năm chiếc đĩa. "Nhiều người trong số họ đi mà không có chuẩn bị gì hết và không hiểu về sự khắc nghiệt của môi trường ở đây. Hoặc là họ đến mà không có sự tôn trọng gì hết và vứt rác ở khắp nơi."

"Có phải chỉ có du khách mới vứt rác?" tôi hỏi. "Hay cả người dân Na Uy cũng vậy?"

Quyền được lang thang

"Thật sự chỉ có du khách mới lợi dụng quyền allemansratten," anh nói. "Người Na Uy hiểu rõ hơn. Chúng tôi lớn lên đã hiểu về fjellvettreglene."

https://baomai.blogspot.com/

Mặc dù là một quyền truyền thống có từ thời xa xưa, allemansratten là một phần của Đạo luật Giải trí Ngoài trời kể từ năm 1957. Quy định rất đơn giản: bạn có thể ngủ ở bất cứ nơi nào miễn là nơi đó cách ngôi nhà có người ở ít nhất là 150 mét và nếu bạn ngủ ở một chỗ nhiều hơn hai đêm thì bạn phải xin phép chủ đất. Điều quan trọng nhất là những người sử dụng quyền allemansratten cần phải tôn trọng thiên nhiên, động vật hoang dã và người dân địa phương.

Na Uy không phải là quốc gia duy nhất thực thi "quyền được lang thang" này. Các nước khác như Phần Lan, Băng Đảo, Thụy Điển, Latvia, Áo, Cộng hòa Séc và Thụy Sỹ cũng có. Điều khiến Na Uy khác biệt với các nước khác là fjellvettreglene.

Fjellvettreglene, còn được biết đến là 'Luật ứng xử ở vùng núi' của Na Uy, ra đời sau một vào tai nạn xảy ra vào dịp Lễ Phục sinh vào năm 1950. Sau khi 15 người chết giữa thời tiết khắc nghiệt trong một dịp Phục sinh khác vào năm 1967, Hiệp hội Leo núi Na Uy và Hội Chữ Thập Đỏ thông báo chiến dịch: "Chào mừng đến các ngọn núi, nhưng hãy hành xử có trách nhiệm."

Luật Fjellvettreglene, vốn khuyến khích con người có mối quan hệ lành mạnh và tôn trọng với thiên nhiên, từ lâu đã trở thành một bộ phận quan trọng của văn hóa Na Uy. Nó bao gồm những điểm như là lên kế hoạch chuyến đi và báo cáo nơi bạn đến, đem theo những thiết bị cần thiết để tự hỗ trợ bản thân cũng như người khác, luôn luôn biết nơi mà bạn đến, tìm kiếm chỗ trú nếu cần thiết và không có gì xấu hổ khi phải quay lại.

Tôn trọng tự nhiên

"Fjellvettreglene dạy chúng tôi rằng thiên nhiên không quan tâm đến cái tôi của chúng ta. Chúng ta nên tôn trọng và cẩn trọng nhiều nhất có thể. Chẳng hạn như trong chuyến leo núi này," Indrearne giải thích.

"Đối với những người không phải là dân leo núi có kinh nghiệm thì đây là hành trình hết sức vất vả. Không có nhiều du khách hiểu được điều này. Đối với người Na Uy chúng tôi, chúng tôi là dân leo núi. Chúng tôi lớn lên trong môi trường thiên nhiên này. Chúng tôi hiểu rằng nó có sức mạnh như thế nào."

https://baomai.blogspot.com/

Niềm đam mê các hoạt động ngoài trời là một điều rất tự nhiên với người dân Na Uy bởi vì friluftsliv. Được tạo ra vào năm 1859, triết lý của từ này có nghĩa là "cuộc sống với khí trời tự do" và nó được dùng để mô tả đam mê và sự gắn bó của người dân Na Uy với thiên nhiên. Nó xem cảm giác vác ba lô đi thám hiểm các ngọn núi hay cắm trại trên bãi biển cũng giống như cảm giác ở nhà vậy. Tuy nhiên trong khi friluftsliv khuyến khích con người thực hành allemansratten và allemansratten thúc đẩy tình yêu cho friluftsliv thì fjellvettreglene là sự giáo dục để biết giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.

"Do Trolltunga đang trở thành một trong những địa điểm cần phải đến trong đời, chúng tôi đang cố gắng giúp phần còn lại của thế giới hiểu điều này."

Mặc dù Odda, thị trấn gần Trolltunga, lâu nay vẫn được gọi là 'trái táo thối' của vùng Hardanger do vẻ ngoài công nghiệp hóa của nó, ngày nay thị trấn này đã trở thành một điểm đến thu hút rất đông du khách - và nguyên nhân chủ yếu là do Trolltunga.

Từ chỗ chỉ có 1.000 cho cả năm 2010, giờ đây trong năm 2017 nơi này đã tiếp đón 1.800 du khách mỗi ngày.

Bùng nổ du lịch

Indrearne giải thích hiện tượng tăng vọt số lượng du khách này như sau: "Người ta muốn có được bức ảnh như họ thấy trên Instagram và Facebook. Nhiều người trong số họ không quan tâm đến trải nghiệm leo núi. Họ chỉ muốn có bằng chứng rằng họ đã đến Trolltunga và họ đang hủy hoại thiên nhiên ở đây với rác rưởi họ để lại."

https://baomai.blogspot.com/

Tính chung cả nước, du khách đến Norway đã tăng 11% từ năm 2015 đến năm 2016 với một số khu vực tăng đến 32%. Tuy nhiên, mặc dù sự bùng nổ du lịch này là tốt cho nền kinh tế, nó cũng trở thành mối đe dọa đến quyền được đi lang thang có từ lâu đời của Na Uy.

"Ở đây chúng tôi tự hào về allemansratten, nhưng sự thật là nó đang tạo ra những tình huống nguy hiểm," Indrearne lắc đầu nói. "Trước đây Na Uy chưa từng phải ra quy định về leo núi nhưng chúng tôi tin rằng Trolltunga sẽ là nơi đầu tiên có quy định này. Nó đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi lớn."

Giấy vệ sinh đã sử dụng, đồ nướng thừa, những chiếc lều bị bỏ lại, giấy gói kẹo và chai nhựa được xả rác khắp nơi ở Trolltunga. Một số người thậm chí còn dùng bút đen để viết tên mình lên vách núi.

Và với lượng đông đảo du khách không hề có chuẩn bị cho hành trình leo núi gian khổ như vậy, tổ chức leo núi hàng đầu Na Uy, Friluftsliv, đã kêu gọi đặt ra các quy định về số lượng du khách đến Trolltunga cũng như những địa điểm địa chất đang bị đe dọa khác trên cả nước.

https://baomai.blogspot.com/

Ông Lasse Heimdal, giám đốc của tổ chức này, bảo vệ cho lập trường của hội với lập luận rằng "điều khẩn cấp là cần phải có những biện pháp để đảm bảo cho các hoạt động ngoài trời được bảo vệ".

Phải có quy định

"Số lượng du khách đến đây đã gây tác động đến tự nhiên," Indrearne nói tiếp. "Vào một ngày đông khách, bạn có thể phải xếp hàng đến một tiếng rưỡi chỉ để chụp được một tấm ảnh. Để kiểm soát việc này, chúng tôi muốn có quy định bao nhiêu người được lên núi mỗi ngày. Còn về cắm trại, chúng tôi tin rằng cần phải có giấy phép và số lượng cấp ra cũng ở mức hạn chế. Thời gian bắt đầu leo núi cũng phải được quy định chặt chẽ để du khách không đi quá muộn và bị kẹt lại ở trên đây. Chúng tôi cũng khuyến khích mọi người đi với hướng dẫn viên. Với tư cách là hướng dẫn viên, chúng tôi cố gắng làm gương cho du khách tôn trọng tự nhiên."

Sáng hôm sau, tôi và Jacqueline bắt đầu hành trình xuống núi dài 13,5km. Chiếc trực thăng cứu hộ đang quay cánh quạt ầm ầm là là gần mặt đất để tìm kiếm một du khách. Chúng tôi đi qua hàng dài những người kiệt sức đang đợi để chụp ảnh trên vách núi, một số mang giày leo núi được bọc trong túi nylon và một số người khác mặc áo tay ngắn đang run lẩy bẩy trong gió lạnh 5 độ C.

Chúng tôi đứng ở gần cuối hàng và đợi đến lượt được chụp ảnh; cách duy nhất để có được tấm ảnh để đời với mỏm đá nhô lên cao là đi tour có hướng dẫn viên. Khi đó hướng dẫn viên sẽ treo mình ngược từ 10 đến 12 mét để chụp hình.

"Liệu chúng ta có thật sự muốn đợi để chụp được tấm hình này không?" Tôi hỏi Jacqueline.
"Không," cô trả lời. "Cái mà em muốn xem là cảnh vật trên đường đi xuống núi."

Tôi gật đầu đồng ý. Chúng tôi quay lại và bắt đầu xuống núi bước qua quang cảnh ngoạn mục của Na Uy. Chúng tôi đi thư thả và nhớ lại những quy định của fjellvettreglene.





Shannon Dell

https://baomai.blogspot.com/

Cộng sản, Bạch vệ và kho báu Sa Hoàng
Có mắt như mù !
Những điều cần biết về văn hóa đưa tiền boa
Diễn đàn Internet Việt Nam bàn về những gì?
Ra nước ngoài sống giàu lên hay nghèo đi ?
Tâm sự của một BS Miền Bắc
TC lật thế cờ khiến Mỹ quay lại Việt Nam
Ngọn đồi Thánh giá và biểu tượng niềm tin
Câu chuyện về hai dòng suối kỳ lạ
Donald J. Trump: Tổng Thống Anh Hùng
Mạnh Thường Quân: người là ai ?
Giáo Hoàng Francis thăm Myanmar
Động vật sơ sinh
Trump đại diện cho Hoa Kỳ tốt hơn nhiều so với Oba...
Chấp nhận trả giá đối ngoại vì đối nội?
Vì sao khó thu hồi 'tài sản quan tham' ?
Thế giới đánh giá phi trường Tân Sơn Nhất, Việt Na...
Chỉ cần được yêu mến, bạn sẽ có tất cả
Sau 20 năm, Internet 'chuyển hoá' Việt Nam như thế...
Ngôi nhà 34 Hoàng Diệu: chứng nhân của Lịch sử

Wednesday, November 29, 2017

Cộng sản, Bạch vệ và kho báu Sa Hoàng

https://baomai.blogspot.com/
Đó là đêm thứ ba của chúng tôi trên chuyến tàu liên vận Trans-Siberian Express, chạy vào trung tuần tháng Bảy, và chúng tôi đã bắt đầu quen dần với cái nóng. Những toa tàu thời tiền sử không có điều hòa nhiệt độ, cũng chẳng có vòi tắm hoa sen.

Dennis chồng tôi, không biết chữ tiếng Nga nào, bị bỏ mặc tiêu khiển một mình với chiếc máy quay camera mới, nhưng tôi thì may mắn hơn - tôi có thể nghe được những đoạn chuyện trò xung quanh.

Trong lúc tôi đứng ở lối hành lang chật hẹp trên tàu chờ đến lượt được dùng nhà tắm, có hai người đàn ông trung niên người Nga xếp hàng ngay phía trước tôi tranh luận nảy lửa về đoàn tàu chở kho báu khét tiếng từng chạy trên chính tuyến đường ray này hồi một thế kỷ trước.

"Vàng được chôn trong khu rừng ngay kia," một trong hai người nói, chỉ ngón tay ra phía bình nguyên Siberia rộng mênh mông bên ngoài cửa sổ. "Những kẻ canh gác đã nhân cơ hội trộm mất một mớ."

"Không, vàng đã rơi xuống [Hồ] Baikal! Cho nên giờ mới không ai tìm thấy vết tích gì."

https://baomai.blogspot.com/

Họ tranh cãi về một trong những huyền thoại bí ẩn nhất của Nga: kho vàng dự trữ của gia đình Sa hoàng Nicholas II, mà một phần lớn đã biến mất trong cuộc Cách mạng Nga hồi 100 năm trước.

Câu chuyện là một phần lý do khiến chúng tôi có mặt trên chuyến tàu này, cho nên tôi không thể bỏ lỡ cơ hội bắt chuyện với họ. "Chẳng phải các sử gia đã đồng ý rằng toàn bộ số vàng đã được tìm thấy, được kiểm kê sao?" tôi hỏi. "Tôi đọc được như vậy từ cuốn sách của Sergey Volkov, cuốn Bóng ma đoàn tàu chở vàng của Kolchak (The Ghost of Kolchak's Gold Train)."

https://baomai.blogspot.com/

Người đàn ông đứng phía đầu hàng cười lớn. "Vâng, phải. Chúng ta luôn tin vào những gì đọc được trong sách vở."

Cửa buồng tắm mở và một người phụ nữ lớn tuổi chen qua chúng tôi. Người đàn ông bước vào, nhưng trước khi đóng cửa, ông thò đầu ra ngoài và hạ cố nói với tôi, "Ai cũng có thể viết bất kỳ điều gì trong một cuốn sách nào đó. Nếu chị muốn biết câu chuyện thực sự thì chị cần phải lắng nghe thiên hạ."

Gia đình tôi chuyển từ Nga tới New York City gần 30 năm về trước, nhưng tôi vẫn bị ám ảnh về câu chuyện bí hiểm liên quan tới kho vàng bị mất của Sa hoàng.

https://baomai.blogspot.com/
Một trăm năm trước, hành trình đi từ Kazan tới Siberia bằng tàu hỏa phải mất tới hàng tháng.

Trước Đại chiến Thế giới I, Nga sở hữu kho dự trữ vàng lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Pháp. Khi chiến tranh nỗ ra, lực lượng ủng hộ Sa Hoàng, Bạch Vệ, đã chuyển gần 500 tấn vàng từ thủ đô St Petersburg, nơi họ cho là quá gần với biên giới phía tây của Nga, nơi khó có thể đảm bảo an toàn cho khối tài sản này, tới Kazan, quê hương tôi, một thành phố thương mại lớn nằm trên tuyến hỏa xa Trans-Siberia, cách Moscow chừng 640km về phía đông.

Lực lượng Hồng Quân của Bolshevik do Vladimir Lenin và vị chỉ huy Leon Trotsky lãnh đạo đã bao vây Kazan nhằm cướp kho báu từ tay binh lính của Sa Hoàng. Phe nào nắm được khối vàng là sẽ có đủ tiền để chi trả cho binh lính và cho việc trang bị vũ khí, và do đó sẽ có cơ thắng trong cuộc cách mạng.

https://baomai.blogspot.com/

Vào mùa hè 1918, sau cuộc giao tranh cay nghiệt với Bạch Vệ, Trotsky và phe Bolshevik chiếm được Kazan. Nhưng khi binh lính Hồng Quân chiến thắng tiến vào những bậc thềm của Ngân hàng Kazan, họ phát hiện ra là các kho chứa đã rỗng không. Kho báu đã trên đường được chuyển tới Siberia, nơi mà phe cách mạng vẫn chưa nắm được quyền kiểm soát. Trotsky lập tức chuẩn bị một chuyến tàu hỏa và lên đường đuổi theo.

Vốn đã chuẩn bị tinh thần cho chuyến hành trình trên tàu hỏa, tôi nằm trên chiếc giường nằm của mình, lướt lướt cuốn sách mà Volkov, một sử gia người Nga dành trọn đời nghiên cứu Siberia và Baikal, xuất bản hồi 2011, và mường tượng về hai đoàn tàu bọc thép hú còi chạy qua cùng khu rừng mà chiếc tàu Trans-Siberian Express đang chở tôi chạy qua.

Mất ba ngày để tôi từ Kazan đến được Siberia, nhưng hồi một thế kỷ trước thì hành trình tương tự sẽ phải mất đến hàng tháng trời.

Những con tàu được những người thợ máy xúc than đổ vào buồng máy di chuyển một cách chậm chạp. Quan trọng hơn nữa là do những trận chiến, do thiếu nhiên liệu, do tiết trời đông khắc nghiệt và do những biến động chung thời chiến, nên cả phe Bạch Vệ lẫn Bolsheviks đều không thể tiến nhanh được. Cuộc truy đuổi diễn ra một cách chậm chạp.

https://baomai.blogspot.com/
Các sư đoàn Czech vốn mắc kẹt tại thành phố Irkutsk sau Thế chiến thứ nhất đã chiếm kho vàng của Sa hoàng

Sau vài tháng đeo bám và đã đi qua được một nửa Siberia, đoàn tàu chở kho báu tới tay tướng Alexander Kolchak, vị tân chỉ huy trưởng của lực lượng Bạch Vệ.

Với việc lính của Trotsky đuổi sát phía sau, Kolchak ra lệnh cho đoàn tàu đi tiếp về phía đông, càng xa kẻ thù càng tốt. Ông đưa con tàu tới Irkutsk, một thành phố thương mại ở gần Hồ Baikal. Và đó chính là nơi mà con tàu tôi đi sẽ dừng trong chặng nghỉ tiếp theo.

Chúng tôi tới Irkutsk vào lúc đêm tối đen đặc, khi thành phố trông vắng vẻ tới mức thậm chí cả các tài xế taxi cũng không thấy bóng dáng đâu. Chỉ lờ mờ đoán khách sạn mình nằm ở đâu, tôi và Dennis kéo hành lý đi trên những đoạn phố đen kịt và phải né tránh bọn chó hoang trú trong những bụi cây rậm rạp.

Đèn đường có vẻ như không làm việc ở nơi này của thành phố, cho nên chúng tôi mất cả tiếng đồng hồ đi lòng vòng, chỉ nhờ vào ánh trăng sáng lờ nhờ. Thật khó tin được là chúng tôi cuối cùng đã may mắn tìm được khách sạn của mình, núp đằng sau những rặng cây cao.

https://baomai.blogspot.com/

Irkutsk là nơi mà các tiểu đoàn người Czech, vốn là lính đánh thuê cho Nga trong thời Thế chiến thứ nhất, bị mắc kẹt sau khi phe Bolshevik chiếm được phần đông Nga và cắt rời toàn bộ các tuyến đường nối với châu Âu.

Người Czech muốn về nhà, cho nên khi con tàu chở kho báu tới Irkutsk, họ đã bắt Kolchak cùng số vàng rồi đem trao nộp cho phe Bolshevik để đổi lấy việc được cho phép dong buồm ra khơi từ cảng Vladivostok thuộc vùng viễn đông của Nga. Cơ sở hạ tầng của vùng đông Nga vẫn chưa bị chiến tranh hay cuộc cách mạng tàn phá, cho nên người Czech vốn từng đi về hướng đông thì nay được an toàn hơn khi lên đường đi về hướng tây.

https://baomai.blogspot.com/
Tướng Bạch Vệ, Alexander Kolchak, vốn từng bị khắc họa như kẻ thù của đất nước, nay được vinh danh tại Irkutsk

Việc mặc cả tỏ ra hiệu quả.

Người Bolshevik lấy chỗ vàng, để người Czech bắt đầu ra đi và nhanh chóng bắn chết Kolchak, người mà trong suốt 70 năm sau đó được mô tả trong sách lịch sử Liên Xô như một kẻ thù của nhân dân và do đó đáng bị xử bắn.

Nhưng khi tôi và Dennis lang thang trên những con phố rộng rãi của Irkutsk vào ngày hôm sau, tôi đã phát hiện ra một điều đáng kinh ngạc. Tại một trong các quảng trường của thành phố, tôi tìm thấy một đài tưởng niệm Kolchak, vừa mới được dựng lên, vinh danh ông như một biểu tượng chính trị quan trọng.

Các sử gia người Nga rõ ràng là đã viết lại dòng biên niên sử cách mạng; tấm biển đồng gắn ở đài tưởng niệm ghi rõ ông đã chiến đấu cho lý tưởng của mình và đã hy sinh để bảo vệ kho báu của đế chế.

Câu chuyện Kolchak lên đến cao trào ở Irkutsk, nhưng hành trình của kho báu thì không.

https://baomai.blogspot.com/

Những người Bolshevik đã chất vàng lên một con tàu khác và chở quay lại Kazan.

Theo Volkov, kho báu đã được đưa trở lại nguyên vẹn. Nhưng một số sử gia thì nói rằng các con số không khớp nhau, với mức chênh lệch là 200 tấn thậm chí còn hơn nữa.

Câu chuyện địa phương nghiêng theo giả thuyết sau: với những khối tài sản khổng lồ như thế trong tay, liệu những người lính Czech đói khát, giận dữ và kiệt quệ do chiến tranh cho chịu trao hết cho Hồng quân mà không giữ lấy ít nhiều để mang về theo mình không?

Dân địa phương cho rằng binh lính Czech đã giấu bớt vàng trên những đoàn tàu riêng của họ khi đi về phía đông, đi qua những triền núi đá của Dãy Sayan, hầu như dựng đứng trước Hồ Baikal. Đoàn tàu chạy trên tuyến đường ra cũ ọp ẹp, nơi mà một trong những đoàn tàu chở quá tải được cho là đã mất đà, lộn nhào xuống đáy nước Baikal sâu cả km.

https://baomai.blogspot.com/
Huyền thoại nói rằng một phần kho vàng của Sa hoàng nay nằm dưới đáy Hồ Baikal

Và theo chuyện kể, thì nó ngày nay vẫn nằm ở đó.

Ngày hôm sau, chúng tôi lên chuyến tàu Circum-Baikal - một đoàn tàu kiểu cũ chạy bằng hơi nước đốt than, mà đầu tàu chỉ đủ sức kéo theo hai toa - để lần theo dấu vết của phần rất có thể là chặng cuối của hành trình kho báu.

Khi chúng tôi xuống khỏi tàu trong điểm khám phá đầu tiên, một rẻo đất bằng phẳng trên đỉnh một vách đá trông xuống Hồ Baikal, hướng dẫn viên tóc vàng có giọng nói rất nhẹ của chúng tôi, Tatiana cất tiếng cảnh báo. "Đi xuống phải rất cẩn thận nhé, triền núi rất là dốc!"

Chúng tôi đi qua những bà cụ già trong làng đang bán bánh mỳ và món omul xông khói, tức là một loại cá của Baikal, và đi men xuống lối đi mọc đầy cây lá han.

Nền đất sỏi khiến bàn chân trơn trượt, chúng tôi phải túm những cành cây, những hốc đá nhô ra cho khỏi ngã. Một số người dám mạo hiểm xuống nhúng mình vào làn nước lạnh ngắt của Baikal, có lẽ chưa tới 10 độ C, còn tôi thì ngồi trên một ụ đất, nhìn chằm chặp vào triền núi dốc đứng, dốc tới nỗi tôi không còn nhìn thấy đoàn tàu phía trên nữa. Vâng, bất kỳ toa tàu nào mất thăng bằng nơi đây cũng sẽ lộn nhào lăn xuống hồ.

https://baomai.blogspot.com/

Tatiana ngồi cạnh, và tôi không thể không hỏi, "Vậy đây chính là nơi đoàn tàu chở vàng nổi tiếng đã rớt xuống?"

Cô nhìn tôi và cười lớn. "Điều đó còn phụ thuộc vào người mà chị hỏi chuyện," cô nói. "Người Moscow thì không tin chuyện này - họ nghĩ là chúng tôi phịa ra. Nhưng những người già ở địa phương, vốn được nghe cha mẹ kể lại, thì biết rằng đã có chuyện xảy ra. Và nếu như chị nghĩ về nó, thì hồi đó các vụ tai nạn xảy ra thường xuyên. Các đoàn tàu cũ thì chạy nghiêng ngả, không giữ được thăng bằng."

Những lời cô nói khiến tôi băn khoăn không hiểu sẽ ra sao khi ngồi trên một đoàn tàu hỏa chạy qua đây hồi 100 năm trước, thế là tôi trèo lên phía trên núi, đi thẳng về phía nhóm các nhân viên lái tàu. Với một khoản tiền tip nho nhỏ, họ cho tôi và Dennis ngồi cùng họ trong khoang lái hơi nước cổ kêu phì phì, ngay bên cạnh lò than được những người thợ xúc than liên tục đổ vào.

https://baomai.blogspot.com/
Khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, Bạch Vệ chuyển khối vàng của gia đình Sa hoàng Nicholas II từ St Petersburg tới Siberia

"Đi tìm vàng phải không?" một trong những nhân viên lái tàu hỏi tôi khi đoàn tàu hụ còi ồn ã để chuyển bánh. "Cha của bạn tôi là một thợ lặn chuyên nghiệp, có thể lặn dưới nước trong năm phút. Ông ấy đã lặn tìm vàng vào mọi mùa hè, mà đến giờ vẫn không tìm thấy gì. Baikal giữ kín mọi bí mật của nó."

"Tức là thực sự có vàng ở đó, nơi đáy hồ?" tôi hỏi.

Một nhân viên lái tàu khác góp chuyện. "Khi tàu nghiên cứu Mir lặn xuống Baikal hồi 2009, họ đã tìm thấy xác đoàn tàu ở độ sâu 700m. Họ thấy những vật thể nhỏ sáng lấp lánh phát qua những vết nứt trầm tích. nhưng không thể lấy chúng đưa lên được. Thế đó không phải là những thỏi vàng thì là gì, tôi hỏi chị?"

Đoàn tàu tăng tốc, kẽo kẹt trên những bánh sắt khổng lồ quá tải. Trong một tiếng đồng hồ tiếp theo, chúng tôi bị ném vào một khoang nhỏ, bị các cành cây che khuất nhưng chúng tôi vẫn cố nhìn ra bên ngoài cửa sổ. Tôi chứng kiến cảnh đường tàu gần sát tới mức nào với rìa vách đá, và cảm giác mình như đang lơ lửng trên không, bên dưới không biết có cái gì không khiến tôi chóng cả mặt.

https://baomai.blogspot.com/

Tối hôm đó, tôi ngồi trên sân thượng ngoài trời của khách sạn tại một thị trấn nghỉ dưỡng cũ kỹ, thị trấn Listvyanka ở gần sát mỏm nam của Baikal, nhớ lại chuyến tàu mới đi và ngắm hoàng hôn trên hồ với mặt nước đổ màu vàng đỏ. Tôi nghĩ về một cuộc tranh luận khác nữa với một người địa phương - mà lần này là một phụ nữ đoan trang, người cũng có lập luạn tương tự về kho báu. Con trai bà, một cậu trông bặm trợn ngoài 20 tuổi, lặng lẽ ngồi nghe, nhưng bà thì tỏ ra bực khi tôi dám nghi ngờ câu chuyện. "Chị không thể chỉ tin vào những gì viết trong một cuốn sách," bà nói. "Chị phải lắng nghe nhân dân!"

Đến lượt tôi suy nghĩ. Tại Nga, vốn đã trải qua hàng thập niên tuyên truyền, thì những gì được in ra sẽ thay đổi từ chế độ này sang chế độ khác, thất thường hệt như thời tiết Baikal.

Đài tưởng niệm Kolchak mà tôi nhìn thấy ở Irkutsk là một ví dụ rõ rệt về chuyện đó. Nhưng trong lúc thông tin được đăng tải trong các cuốn sách và các ấn bản định kỳ có thể thay đổi theo, thì người dân, những người nhìn thấy, nghe thấy và kể lại cho người khác về những gì họ biết, và họ trở thành những sử gia của chính họ. Ngay cả khi họ có thêm thắt những chi tiết hay kịch tính gì vào, thì ký ức của họ có lẽ cũng lưu giữ nhiều sự thật hơn là những trang giấy báo.

Bất ngờ khi nhận ra điều này, tôi rơi vào im lặng, không trả lời người phụ nữ. Bà thì cho rằng tôi đã phớt lờ bà, cho nên tức giận bỏ đi. "Đây là chủ đề tế nhị trong gia đình tôi," cậu con trai bà giải thích. "Mẹ luôn kể với chúng tôi rằng ông nội của bà đã giúp những người lính chôn một số vàng trong rừng, nhưng khi ông quay trở lại thì đã không thể tìm được chỗ đó. Ông ấy đã dành tất cả các mùa hè để đi tìm, cho tới một năm ông ấy đi và không trở về nữa. Ông ấy thế là biến mất."

https://baomai.blogspot.com/

"Tôi rất lấy làm tiếc," tôi nói lời xin lỗi. "Tôi không có ý xúc phạm gì mẹ cậu. Tôi chỉ tò mò muốn biết xem liệu có thật là có số vàng bị biến mất hay không."

"Chúng tôi cũng vậy," cậu mỉm cười nói với tôi. "Đó là lý do vì sao chúng tôi muốn câu chuyện huyền thoại đó sống mãi. Đó là một phần của nơi đây, một phần của Baikal, một phần của Siberia. Một câu chuyện quá đẹp, không thể để nó chết được."




Lina Zeldovich

https://baomai.blogspot.com/

Có mắt như mù !
Những điều cần biết về văn hóa đưa tiền boa
Diễn đàn Internet Việt Nam bàn về những gì?
Ra nước ngoài sống giàu lên hay nghèo đi ?
Tâm sự của một BS Miền Bắc
TC lật thế cờ khiến Mỹ quay lại Việt Nam
Ngọn đồi Thánh giá và biểu tượng niềm tin
Câu chuyện về hai dòng suối kỳ lạ
Donald J. Trump: Tổng Thống Anh Hùng
Mạnh Thường Quân: người là ai ?
Giáo Hoàng Francis thăm Myanmar
Động vật sơ sinh
Trump đại diện cho Hoa Kỳ tốt hơn nhiều so với Oba...
Chấp nhận trả giá đối ngoại vì đối nội?
Vì sao khó thu hồi 'tài sản quan tham' ?
Thế giới đánh giá phi trường Tân Sơn Nhất, Việt Na...
Chỉ cần được yêu mến, bạn sẽ có tất cả
Sau 20 năm, Internet 'chuyển hoá' Việt Nam như thế...
Ngôi nhà 34 Hoàng Diệu: chứng nhân của Lịch sử
Victoria's Secret Fashion Show 2017