Thông thường một sử gia, một người chuyên tâm viết sử, ít ai đem lòng oán hận cá nhân, đặt vào ngòi bút của mình. Bởi dòng mực theo đó không còn trong sáng, khách quan, không còn giá trị, xứng đáng cho thế hệ mai sau học hỏi.
Trước 1975 ông Trần Gia Phụng, (TGP) dạy môn Sử Địa, trường trung học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Sau đó ông chú tâm viết sử, một địch thủ sâu sắc dài lâu của ông TGP là: Dòng tộc, gia đình cố TT Ngô Đình Diệm.
Đất Quảng Nam, nói về tôn giáo, phần đông theo đạo Phật, đạo Thờ Cúng Ông Bà, còn gọi Đạo Lương, Đạo Cao Đài. Đạo Công Giáo có tỷ lệ nhỏ hơn.
Nói về đảng phái chính trị, người dân theo đảng: Việt Nam Quốc Dân Đảng, hoặc Đại Việt, Cần Lao Nhân Vị tỷ lệ thấp hơn.
Gia đình tôi, kẻ viết bài này, cũng ở trong đa số đó, về tôn giáo và đảng phái, 1954, ông Ngô Đình Diệm chấp chánh làm thủ tướng, dòng họ nhà tôi hai bên nội ngoại, đều đi tù tại lao xá Hội An, địa điểm cũ phía bên trái Chùa Phật Học. Cha và bác tôi ở tù từ 1956 - 1959, hai người cậu ruột của tôi ở tù từ 1956 - 1958. Tất cả vì “tội” Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Năm 15 tuổi, tôi gia nhập Thiếu Niên Việt Nam Quốc Dân Đảng, năm 17 tuổi kết nạp chính thức vào đảng, qua học lịch sử đảng, tôi nêu câu hỏi:
“1954, Ông Ngô Đình Diệm mới về nước, ông ta chưa kịp đưa ra đường lối, hoặc một chính sách nào rõ rệt. Vì sao đảng ly khai, 143 đảng viên mang 143 khẩu súng, lên núi thượng lập căn cứ?”
Những người hướng dẫn học tập, chỉ nói chung chung: “Vì ông Diệm độc tài, không cho VNQĐD và đảng khác hoạt động,” tôi hỏi tiếp: Vậy tại sao năm 1957 ông NĐD mời người của VNQĐD ra làm tỉnh trưởng, tỉnh Quảng Nam, đó là Thiếu Tá Nguyễn Đình Thiệp? Câu này không ai trả lời, tôi mang câu hỏi đi dài qua mấy thập niên...
1996, gia đình tôi định cư tại Hoa Kỳ, chẳng hiểu do đâu ông Đại Úy Thiết Giáp Phạm Văn Bảng biết tin và ghé thăm. Đây là vị khách đầu tiên của gia đình tôi trên đất mới. Anh Bảng cho biết anh từng đảng viên VNQĐD, và nói: Ở gần đây có nhiều đảng viên, như cụ Phan Vỹ, cụ Phan Ngô... Một tuần sau cụ Phan Vỹ, ông Dương Gia, quận ủy Quế Sơn, ông Trịnh Công Vinh, thị bộ Hội An, đến thăm. Sau tuần trà nước quý ông hỏi: Chú mầy qua đây rồi, có định sinh hoạt tiếp chứ? Tôi hỏi quý anh qua trước, sinh hoạt đảng, trung ương có kiểm điểm gì chưa? Quý ông hỏi lại: (có phần gay gắt) Lỗi gì mà phải kiểm điểm? Tôi đem câu hỏi thời tuổi đôi mươi lặp lại!
“TT NĐD lỗi gì, khiến đảng ly khai, lập căn cứ địa chống chính phủ?”
(Cùng thời điểm, đảng Đại Việt cũng ly khai, với chiến khu Ba Lòng, Quảng Trị).
Không ai trả lời, tôi nói: “Cho phép tôi được tự trả lời:
Đảng ly khai, chống ông Diệm, vì ông ta không phải là người của Việt Quốc, như vậy đảng tranh đấu không phải cho quyền lợi dân tộc và tổ quốc, đảng tranh đấu vì quyền lợi của đảng, đảng nào cũng có tôn chỉ như nhau, bỏ chính phủ và quân đội chiến đấu trong cô đơn. Đó là một trong ngàn lý do chúng ta chiến bại, hay ngược lại chúng ta vô tình, góp cho quân thù thành tựu ngày 30/4/1975!
Ngày xưa chưa trưởng thành, quý vị khiến sao nghe vậy, tôi không hối tiếc tháng ngày thanh xuân, và ví nó như hôm nay, mới đến Mỹ, xe chưa có, bằng lái chưa có, ai chở đi đâu cũng mặc, đúng sai khó biết, nhưng một khi đã có, tôi sẽ biết đường nào đúng, sai. Nếu sai mà không biết mình sai, tôi sẽ không cùng hành trình nữa. Tóm lại tôi không bỏ, không phản đảng, đảng tịch mãi mãi VNQĐD, song không đứng trong hàng ngũ nữa, tôi sẽ hòa cùng Đồng Hương trong công cuộc tranh đấu này...
Sự kiện khác: Quê tôi thuộc quận Quế Sơn, Quảng Nam, quận nằm phía đông Trường Sơn, địa thế cheo leo nghèo khó, nơi thâm sơn cùng thẳm. Năm 1960 ông nội tôi làm Chùa cho dân tu (ông tôi không theo đạo Phật). 1962 khánh thành, lễ khánh thành rất lớn, Khuông Hội PG ngoài Huế, tỉnh hội Hội An, và ông Quận Trưởng Nguyễn Lê Thọ (ông Thọ đạo Công Giáo) cùng về tham dự lễ. Mới sáu, bảy tuổi đầu, nhưng đây là sự kiện lớn của quê hương, nhất là vùng quê nghèo khó, nên không thể nào quên. Thế nhưng lớn lên một tí đi đâu, và bất kể trang sách nào cũng đều nói: “Ông Diệm đàn áp Phật Giáo.” Thiết tưởng tôn giáo nào, cũng khuyến dạy con người ăn nói ngay lành, để tránh nghiệp chướng, vu oan giá họa cho kẻ khác, người thường tình cũng không thể làm, chưa nói tới chân tu. Do đó theo tôi, ngày nay ai nói “ông Diệm đàn áp phật Giáo” một là kẻ đó quá ngu xuẩn, chỉ biết tin sách vở, tài liệu, không đem trí não phân tích, phán xét, hoặc kẻ đó lương tâm bất thiện.
Kể từ nền Quân Chủ cáo chung tới nay, chưa có ai thương dân, yêu nước chí thành bằng ông Ngô Đình Diệm, chưa ai kiến tạo một xã hội đạo đức và nề nếp được như ông.
Một gia đình bị suy sụp vật chất, nhưng khéo gìn giữ gia phong, cũng có ngày chấn hưng thịnh vượng, sung túc. Nhưng suy đồi đạo đức, gia đình đó kể như vất đi. Quốc gia là gia đình rộng lớn, hãy nhìn về đất nước hiện nay, sau 37 năm không tiếng súng, nền giáo dục luợm thượm, đạo đức phá sản, một ngày với hàng chục án hiếp dâm, cha hiếp dâm con, ông ngoại, ông nội hiếp dâm cháu! Còn vô vàn điều kinh tởm khác...
Tôi sùng kính ông Ngô Đình Diệm, vì ông yêu nước chân thành, không là tu sĩ, nhưng sống đời đạo hạnh khắc kỹ. Không TU nhưng ông đã HÀNH đạo từng ngày, từng giờ trong cuộc sống, tất nhiên ông cũng phạm “sai lầm, sai lầm” quá lớn: Lương tâm kẻ tu hành, lại dấn thân vào sự nghiệp chính trị! Ông không thể là đối thủ của loài lang sói hung hiểm, ông đem lòng chân nhân, quân tử đãi ngộ kẻ tiểu nhân, đây là những sai lầm căn bản.
Ông Trần Gia Phụng viết gì?
Phần mở đầu bài này, tôi viết ông TGP không chỉ thâm thù với cá nhân TT NĐD, còn thâm thù với cả dòng tộc Ngô Đình, dẫn chứng:
Trong bài bút ký đầu xuân, ông TGP viết cho một đặc san, xuất bản năm 2003, tựa đề “Đi tìm Ngũ Phụng” bài này được đăng phần đầu tiên của đặc san, từ trang 9 tới trang 25, trong này trang 16 và 17, trích nguyên văn:
“Mùa xuân năm 1963, tôi nghe một chuyện như sau tại Đà Nẵng. Số là ngày tết Quý Mão tôi theo phụ thân tôi đến thăm một người bạn của ông. Khi đến nơi tại đó có sẵn một vị khách đã già. Chủ nhà giới thiệu đây là một nhà chiêm tinh, ở xa đến, ghé thăm dịp đầu năm. Lúc đó tôi đang học đại học nên có đủ trí không để nghe chuyện. Ông khách chiêm tinh gia đang nói chuyện về ngôi mộ của ông Ngô Đình Khả ở Phủ Cam Huế, ông cho biết trong mùa đông vừa qua (cuối 1962) sét đánh trúng ngôi mộ của ông Ngô Đình Khả. Không biết gia đình “Ngô tổng thống” năm nay (1963) có bị gì không? Thế rồi ông chiêm tinh gia, kể về ngôi mộ thiên táng của thân sinh ông Ngô Đình Khả, tức ông nội TT Diệm, theo ông thầy bói này thân sinh ông Khả ở làng Lệ Thủy (Quảng Bình) làm nghề “mõ” rất nghèo. Những ai lớn tuổi từng sống ở làng quê Việt Nam, đều biết rằng trong làng “mõ” là người đi rao tin tức trong làng, những mệnh lệnh của lý trưởng, ban điều hành làng, khi đi rao, người nầy dùng cái “mõ” gõ cốc cốc cốc, để gây sự chú ý của dân làng, và dân làng gọi một cách bình dân và rẻ rúng “thằng mõ”. Ngày trước dân làng, người ta rất xem thường “thằng mõ”.
Riêng ông “mõ” làng Lệ Thủy, phụ thân của ông Ngô Đình Khả qua đời, gia đình nghèo qúa, không có tiền chôn. Vị linh mục ở nhà thờ đó, hình như linh mục Nguyễn Văn Thơ (sau vào Đà Nẵng chết chôn ở khu “mả Tây” Đà Nẵng, tức khu vực trường Nữ Hồng Đức sau nầy) đã cho hai người phu dùng chiếu cuốn xác ông “mõ” đem đi chôn. Lúc đó trời đã xế chiều nên khi vào rừng hai người nầy sợ cọp, để xác lại bên một gốc cây, rồi bỏ về. Hôm sau trở lui, hai ông định đào lỗ chôn người qúa cố, nhưng thấy mối đã đùn phủ đầy xác ông “mõ”, trở thành ngôi mộ thiên táng. Người ta cho rằng nhờ đó mà dòng họ Ngô bộc phát. Con của ông “mõ” là ông Ngô Đình Khả, bơ vơ vì mất cha, được linh mục Thơ và nhà thờ nuôi cho ăn học, sau này làm lớn trong triều đình Huế. Rồi đến các ông Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, con ông Ngô Đình Khả. Ông Khôi có một thời làm tổng đốc Quảng Nam, còn ông Diệm làm tổng thống VNCH từ 1955 - 1963.
Tôi nghĩ rằng câu chuyện do ông thầy bói, kể trong mùa xuân năm đó chỉ là truyền thuyết hoang đường về phong thủy mà thôi”- hết trích.
Thủ đoạn của ông Phụng khá tinh vi, xuyên tạc, suy bỉ dòng họ người ta đã đời, cuối cùng kết luận “chuyện hoang đường”? Với khả năng người viết văn xoàng, cỡ ba xu thì tạm chấp nhận được, còn ông Phụng, người chuyên dạy sử và viết sử, cũng tệ đến thế ru? Ông viết chuyện hoang đường, rồi xử trí thế nào chứ? “Truyền thuyết phong thủy hoang đường” còn ông nội của TT NĐD nghèo đến nỗi sống vô gia cư, thác vô địa táng, đâu có hoang đường, phải không thầy dạy sử, sử gia Trần Gia Phụng?
Dụng ý gì, TGP tự mình đem chôn LM Nguyễn Văn Thơ tại “khu nghĩa địa mả Tây” ông muốn kết tội “cha đạo theo giặc Pháp chứ gì”? Tiếc thay ông Phụng sinh ra, lớn lên tại Đà Nẵng, lại là người dạy sử, viết sử, lại đi viết sai bét về một sự kiện chính tại quê nhà. Ông Phụng nên nhớ rằng: Không hề có bất cứ một Linh mục nào đã chôn tại nghĩa địa “mả Tây”, Đà Nẵng.
Người Viết văn, viết sử cần có tính cẩn trọng, là phải tìm bỏ bớt những phi lý, những mâu thuẫn trong câu chuyện, hầu thuyết phục người đọc, ông nghĩ sao: Cũng LM Thơ, khi ông mõ chết, LM không có nổi chiếc quan tài, phải bó chiếu chôn ông mõ, nhưng lại nuôi con ông Mõ, là ông Ngô Đình Khả học thành tài? Tiền một quan tài, và tiền nuôi ăn học, món tiền nào lớn hơn? Nên nhớ ở làng quê Việt Nam, không có ai kinh doanh hàm (quan tài). Khi có người qua đời, con cháu không lo nổi, xóm làng vác cưa vào rừng xẻ gỗ, chẳng phải xin xỏ ai. Chưa có xứ nào bó chiếu chôn, ngoại trừ Quảng Bình, như giáo sư, sử gia TGP nói!?
Nghĩa tử là nghĩa tận, đạo lý, nghĩa tình đồng bào để đâu?
Cả xứ đạo của LM Thơ đều nghèo mạt đến thế sao? Nghèo bạc tiền, nghèo cả đạo đức sao?
Nghèo, cha chết bơ vơ, biết chí thú ăn học thành tài, trở thành ông quan đại thần nhà Nguyễn, với tiết tháo và đạo đức sáng ngời, qua câu ca dao truyền đời: “Đày vua không Khả, đào mả không Bài”. Đâu có phải nghèo, mà ngu dốt, vô hạnh như bè lũ Việt gian Cộng Sản ngày nay.
Mới đây trên Đàn Chim Việt, với bài 23/10 Ngày trưng cầu dân ý.
Ông Trần Gia Phụng, đã cố tình lãng quên thời đại khắc nghiệt và hoàn cảnh lịch sử nước nhà, vào thời điểm trưng cầu dân ý. Ông Phụng nêu 2 điểm trong phần kết luận.
Phần 1
“Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm... nghĩa là một hình thức độc diễn”.
Đại ý tác giả, cho rằng ông Diệm đã tiếm ngôi. Tôi nghĩ trong tình thế này muốn cứu nước, cứu dân, không riêng ông Diệm, bất cứ ai cũng đành lòng hành động như thế, bởi quốc trưởng Việt Nam, nhưng thường trú Paris Pháp quốc! Làm sao thỉnh quốc trưởng về được, 100% ông không về. Nếu có tham gia ứng cử, Bảo Đại sẽ thua nhiều người khác nữa, đâu chỉ thua mỗi ông Diệm.
Phần 2
“Kết quả trưng cầu dân ý là... và quyết định chức danh quốc trưởng.”
Ông Diệm về nước ngân khố rỗng không, quân đội còn trong tay Pháp, Chợ Lớn của Bảy Viễn, là động đĩ, là sòng bài, hang ổ hút xách, đảng phái vùng lên chống lại khắp nơi nơi, đồng bào Miền Bắc ùn ùn di cư cả triệu người. Liệu rĩ rã, tà tà tiến theo từng công đoạn hợp hiến, hợp pháp như ông Phụng đòi hỏi, có thực hiện được không? Giả sử theo tiến trình mang tính hình thức, che mắt người dân, để lên làm Tổng Thống khỏi ai dị nghị, ông Nhu, ông Diệm chắc thừa sức nghĩ đến, song trách nhiệm với tình thế đất nước hiện tại, điều quan trọng và cần thiết hơn.
Ông Ngô Đình Diệm, có giá trị và sự hiện hữu không chỉ từ 1954 - 1963, mà cả sau khi ông bị sát hại 1963 - 1967 đất nước vô chủ, quân vô phèng, đã nói lên cái giá trị đó. Sự kiện này quả rất ngạc nhiên, đối với chủ nhân ông bỏ tiền thuê mướn, chi phí đảo chánh.
Ông Ngô Đình Diệm, đã chết và đã làm người sống phải sợ hãi, vì từ 1963, đến hiện nay chưa ai dám công khai mở miệng nói: “Tôi giết ông Diệm”, đa phần chỉ úp úp, mở mở “Ai hiểu sao cũng được”. Thậm chí cấp chỉ huy giết đàn em Thiếu Tá Nhung, để bịt đầu mối. Vậy ông Ngô Đình Diệm xứng đáng tiêu biểu:
CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA DÂN TỘC.
Ai đã sát hại ông, chính là kẻ hèn và TỘI ĐỒ CỦA DÂN TỘC
Giả sử người Mỹ chấp nhận giải pháp của TT Ngô Đình Diệm: Không đổ quân vào Miền Nam Việt Nam, họ đã tiết kiệm ít nhất năm chục ngàn sinh mạng của binh sĩ. Nhưng không, họ đã quyết tâm giết bằng được ba anh em ông Diệm, ông Nhu, ông Cẩn, để đánh đổi một cái giá vô cùng đắt, cuối cùng mang về xứ “một hội chứng Việt Nam” thê thảm.
Với một bài toán này thôi, chúng ta thấy được sức mạnh phi thường của:
CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA DÂN TỘC
Người Việt có câu: “Khôn không qua lẽ, khỏe chẳng qua lời”, ông Trần Gia Phụng, dù có tài ba đến đâu cũng sai lệch. Khi nhìn thấy chỉ một cọng rác, đi đánh giá toàn bộ một căn nhà, với lời lẽ đôi khi hằn học: có lúc viết trổng Ngô Đình Diệm, đôi khi Diệm, có chổ đóng ngoặc kép chữ “Ngô Tổng Thống”. Có thể ông và hàng triệu người không thích ông NĐD, nhưng ông vẫn là TT VNCH.
- Tôi học trò Trần Quý Cáp Hội An, có những bạn thân học trò của ông Phụng, trường Phan Chu Trinh. Tôi biết vị trí đứa học trò, song trong lòng tôi không thể trọng nể ông được, vì quá nhiều lần ông viết sai lệch, tìm mọi cách xuyên tạc cố TT Ngô Đình Diệm.
- Là quân nhân, chỉ cần một anh Trung Sĩ, tôi phải trọng họ, vì tôi Hạ Sĩ Nhất, song với Đại Tướng Dương Văn Minh, tôi khinh bỉ tận cùng.
Tháng Mười Một, lễ Tưởng Niệm qua rồi. Nay lòng thành kính, ngưỡng mộ dâng lên nhà chí sĩ ái quốc Ngô Đình Diệm, cùng anh linh, tử sĩ Quân Dân Cán Chính VNCH nén nhang tri mộ.
Ông Bút
1/ “cách mạng” Hồ Chí Minh, Dương Văn Minh tự xưng “cách mạng”
2/ Tần Cối: Thích Trí Quang, Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính...
***
Tiểu Sử Trần Gia Phụng
Liên lạc: trangiaphung2011@yahoo. com
TIỂU TRUYỆN:
- Nguyên quán: Tỉnh Quảng Nam
- Tốt nghiệp Ban Sử Điạ Đại Học Sư Phạm Huế năm 1965
- Tốt nghiệp cử nhân Giáo Khoa Sử Học Đại Học Văn Khoa Huế năm 1965
- Trước năm 1975: Giáo sư trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng và giảng viên Viện Đại Học Cộng Đồng Đà Nẵng năm 1974.
- 1975 - 1995: Nghỉ dạy, sinh sống tại Đà Nẵng và Sài Gòn.
- 1995 đến nay: Định cư tại Toronto, Gia Nã Đại.
TÁC PHẨM:
1) Trung Kỳ Dân Biến 1908 (Toronto, 1996)
2) Những Câu Chuyện Việt Sử (Toronto, 1997)
3) Những Cuộc Đảo Chánh Cung Đình Việt Nam (Toronto, 1998)
4) Những Câu Chuyện Việt Sử tập 2 (Toronto, 1999)
5) Những Kỳ Án Trong Việt Sử (Toronto, 2000)
6) Quảng Nam Trong Lịch Sử (Toronto, 2000)
7) Án tích Cộng Sản Việt Nam (Toronto, 2001). Giải nhất Giải Văn Học năm 2002 của Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do (lễ trao giải tổ chức tại Anaheim, California, ngày 10-8-2002)
8) Ải Nam Quan (Toronto, 2002)
9) Những Câu Chuyện Việt Sử tập 3 (Toronto, 2002)
10) Exposing the Myth of Ho Chi Minh (Toronto, 2003)
11) Quảng Nam Trong Lịch Sử tập 2 (Toronto, 2003)
12) Việt Sử Đại Cương tập 1 (Toronto, 2004)
13) Nhà Tây Sơn (Toronto, 2005)
14) Những Câu Chuyện Việt Sử tập 4 (California, 2005)
15) Exposing the Myth of Hồ Chí Minh (sách song ngữ, tái bản, xem lại và bổ sung, Toronto, 2005)
16) Việt Sử Đại Cương tập 2 (1428-1802) (Toronto, 2006)
17) Việt Sử Đại Cương tập 3 (1802-1884) (Toronto, 2007)
18) Trung Kỳ Dân Biến 1908 (hiệu đính và bổ sung để tái bản nhân dịp kỷ niệm 100 năm biến cố nầy)
19) Việt Sử Đại Cương 4 (1884-1945)
20) Việt Sử Đại Cương 5 (1945-1954)
21) Việt Sử Đại Cương 6 (1954-1975) Hai miền Nam Bắc
22) Chiến Tranh Việt Nam 1960-1976 - Việt Sử Đại Cương tập 7
- Nguyên quán: Tỉnh Quảng Nam
- Tốt nghiệp Ban Sử Điạ Đại Học Sư Phạm Huế năm 1965
- Tốt nghiệp cử nhân Giáo Khoa Sử Học Đại Học Văn Khoa Huế năm 1965
- Trước năm 1975: Giáo sư trường Trung Học Phan Châu Trinh Đà Nẵng và giảng viên Viện Đại Học Cộng Đồng Đà Nẵng năm 1974.
- 1975 - 1995: Nghỉ dạy, sinh sống tại Đà Nẵng và Sài Gòn.
- 1995 đến nay: Định cư tại Toronto, Gia Nã Đại.
TÁC PHẨM:
1) Trung Kỳ Dân Biến 1908 (Toronto, 1996)
2) Những Câu Chuyện Việt Sử (Toronto, 1997)
3) Những Cuộc Đảo Chánh Cung Đình Việt Nam (Toronto, 1998)
4) Những Câu Chuyện Việt Sử tập 2 (Toronto, 1999)
5) Những Kỳ Án Trong Việt Sử (Toronto, 2000)
6) Quảng Nam Trong Lịch Sử (Toronto, 2000)
7) Án tích Cộng Sản Việt Nam (Toronto, 2001). Giải nhất Giải Văn Học năm 2002 của Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do (lễ trao giải tổ chức tại Anaheim, California, ngày 10-8-2002)
8) Ải Nam Quan (Toronto, 2002)
9) Những Câu Chuyện Việt Sử tập 3 (Toronto, 2002)
10) Exposing the Myth of Ho Chi Minh (Toronto, 2003)
11) Quảng Nam Trong Lịch Sử tập 2 (Toronto, 2003)
12) Việt Sử Đại Cương tập 1 (Toronto, 2004)
13) Nhà Tây Sơn (Toronto, 2005)
14) Những Câu Chuyện Việt Sử tập 4 (California, 2005)
15) Exposing the Myth of Hồ Chí Minh (sách song ngữ, tái bản, xem lại và bổ sung, Toronto, 2005)
16) Việt Sử Đại Cương tập 2 (1428-1802) (Toronto, 2006)
17) Việt Sử Đại Cương tập 3 (1802-1884) (Toronto, 2007)
18) Trung Kỳ Dân Biến 1908 (hiệu đính và bổ sung để tái bản nhân dịp kỷ niệm 100 năm biến cố nầy)
19) Việt Sử Đại Cương 4 (1884-1945)
20) Việt Sử Đại Cương 5 (1945-1954)
21) Việt Sử Đại Cương 6 (1954-1975) Hai miền Nam Bắc
22) Chiến Tranh Việt Nam 1960-1976 - Việt Sử Đại Cương tập 7
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.