Sunday, June 30, 2019

Made in Vietnam _ trong thương chiến Mỹ-Trung

BM
  
Trong cuộc phỏng vấn trên đài Fox Business, ngày 26/06/2019 vừa qua, Tổng thống Donald Trump công khai lập trường:

BM
“Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung cộng. … Chúng tôi đang thảo luận với Việt Nam. Việt Nam nhỏ hơn Trung cộng nhiều, nhưng họ gần như là kẻ lợi dụng tệ nhất trong số tất cả những kẻ lợi dụng.”

Ông Trump đã công khai rõ ràng Hà Nội đang tiếp tay cho Bắc Kinh, nên thiết nghĩ Hà Nội cần nghiêm chỉnh xem xét và thay đổi để tránh đưa Việt Nam vào cuộc chiến Mỹ-Trung.

Thượng bất chính,…

Vào ngày 14/3/2018, phát biểu tại Trường Đại Học Quốc Gia Úc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giơ cao chiếc điện thoại di động hiệu Samsung lên khoe:

BM
  
“Rất có thể điện thoại thông minh của Samsung hiện đại nhất mà người Úc đang sử dụng hàng ngày đến từ Việt Nam vì theo Samsung khoảng ¾ lượng điện thoại này được sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam).”

Về lại Việt Nam được ai đó nhắc khéo nên tại một Hội nghị ở Hà Nội, ngày 19/12/2018, ông Phúc lại tuyên bố:

“…nói Samsung là 100% nước ngoài là nhầm lẫn! Samsung có tỷ lệ sản xuất trong nước trước đây bằng 0 thì nay đã trên 30%.”

Hạ tất loạn!

Đến Thủ tướng còn muốn biến hàng ngoại thành hàng Việt, nói gì các tư nhân chỉ biết chạy theo lợi nhuận làm giàu.

BM

Tuần này báo Tuổi Trẻ vạch trần Asanzo nhập linh kiện, lột tem, xé nhãn Trung cộng, lắp ráp thành sản phẩm dán tem, dán nhãn "Made in Vietnam", “Xuất xứ từ Việt Nam” và “Hàng Việt Nam chất lượng cao” để bán giá thật cao.

Được báo Tuổi trẻ phỏng vấn Chủ tịch Tập đoàn Asanzo ông Phạm Văn Tam cho biết: "Gần như là mình nhập 100%. Bên mình chỉ là khâu đầu - cuối, mình ráp lên, kiểm tra sản phẩm đạt thì cho ra thị trường".

Ông Tam thừa nhận: "Tôi nghĩ nó là hàng lắp ráp tại Việt Nam thì đúng hơn. Nó là sản phẩm được sở hữu từ công ty Việt Nam nhưng nó không phải là hàng Việt Nam".

BM
  
Asanzo bắt đầu doanh nghiệp vào cuối năm 2013, nhưng nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Chỉ sau 1 năm Asanzo đã bán ra hơn 100.000 tivi. Đến năm 2015, con số này đã tăng gấp 3 lần. Năm 2016, lượng tivi bán ra đã lên tới con số 500.000.

Năm 2018, Asanzo đã bán ra trên 4 triệu sản phẩm các loại, đạt doanh thu 6.250 tỷ đồng, lên kế hoạch cho năm 2019 đạt doanh thu 10.000 tỷ đồng.

Hơn 6 năm mọi cơ quan công quyền, kể cả quan thuế và thuế vụ, đều không hay biết phải đợi đến khi bị phanh phui Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới ra lệnh vào cuộc điều tra.

Pháp luật lỏng lẻo như thế nói gì việc vô số công ty Trung cộng đang hoạt động trá hình tại Việt Nam.

Pháp luật mù mờ…

BM  
  
Chưa chắc Asanzo đã làm trái với pháp luật Việt Nam, vì ngay chính Samsung, 100% linh kiện nhập, vẫn nhìn nhận là hàng "Made in Vietnam".

Luật hiện hành không rõ ràng nên dễ được giải thích một sản phẩm là "Made in Vietnam" khi giá trị gia tăng tại Việt Nam lớn hơn hay bằng 30% giá trị sản phẩm.

Các sản phẩm của Samsung có giá trị thương hiệu nên thu lợi nhuận rất cao. Hằng năm Samsung thu lợi nhuận trên 5 tỷ Mỹ Kim cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Vì thế nếu cộng thêm các chi phí khác giá trị gia tăng tại Việt Nam dễ vượt trên 30% giá xuất xưởng và xuất cảng.

Phần giá trị gia tăng cho Việt Nam rất nhỏ chỉ một vài phần trăm, nhưng Samsung là thương hiệu Đại Hàn và nước này đã ký Thỏa ước ngoại thương với Mỹ.

BM
  
Asanzo khi nhập linh kiện từ Trung cộng được miễn 10% thuế quan, các chi phí lắp ráp và giá thương hiệu hay mức lời rất cao, nên giá trị gia tăng cũng dễ dàng đạt trên 30% tổng giá bán ra nên cũng đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam.

Ngày nay hầu hết các nước, ngay cả Trung cộng, đều có quy định thành luật cụ thể và rõ ràng về ghi nhãn xuất xứ hàng hóa như made in/by/for…, produced in…, designed by/in…, assembled in…, processed in…, packaged in…, imported by/for..., không mù mờ như luật pháp Việt Nam.

Lạ một điều là Việt Nam đã bắt đầu thi hành CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), sẽ ký EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam) và EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư với Liên Minh châu Âu) vào cuối tháng 6 này, lại vẫn chưa điều chỉnh luật để phù hợp với luật pháp các quốc gia khác.

Gần đây hàng Trung cộng biến hóa thành hàng Việt Nam xuất cảng sang Mỹ tránh thuế đang rõ ràng gia tăng nhưng Hà Nội vẫn không tích cực ngăn chặn.

Theo Báo Wall Street Journal ngày 26/6/2019 có hàng tỷ Mỹ Kim hàng hóa Trung cộng tránh quan thuế Mỹ đi đường vòng vào Mỹ qua các nước Á Châu, đặc biệt là Việt Nam.

Nếu Hà Nội không điều chỉnh lại luật pháp, buộc Mỹ phải trừng phạt, người dân Việt đã khổ sẽ phải khổ thêm.

Nỗi đau của dân nghèo…

BM
  
Asanzo chủ yếu nhập hàng Trung cộng về Việt Nam biến hóa thành hàng Việt Nam để bán trong thị trường Việt Nam nên thua thiệt là người tiêu thụ, nhất là người ở thôn quê nghèo, ít tiền, không rành về thương hiệu và phẩm chất mặt hàng.

Asanzo phải đóng 10% thuế quan khi nhập 1 tivi từ Trung cộng, nhưng nếu nhập vài linh kiện để lắp ráp tivi tại Việt Nam thì Asanzo được miễn khoản thuế này. Lỗ hổng luật pháp để Asanzo tránh thuế quan.

Theo báo Tuổi Trẻ, Asanzo còn lập nhiều công ty ma để trốn và tránh thuế.

Asanzo là một doanh nghiệp tư nhân lớn mà dễ dàng trốn và tránh thuế cả 6 năm như thế thì cần xét lại khả năng chuyên môn của cả Thuế Quan lẫn Sở Thuế của Việt Nam.

Thất thu ngân sách như thế chỉ làm lợi cho những kẻ biết luồn lách còn thua thiệt vẫn chính là người dân.

BM
  
Chủ tịch Asanzo ông Phạm Văn Tam là một “Shark Tank” lại thường xuyên xuất hiện trên đài truyền hình VTV để “truyền cảm hứng” cho giới trẻ khởi nghiệp làm giàu giúp đất nước phú cường, vỡ lẽ ông lại là “cá mập” chuyên làm giàu trên xương máu dân nghèo.

Niềm tự hào công nghiệp hóa đất nước…

Từ ngày miền Bắc quyết định tiến lên xã hội chủ nghĩa, Hà Nội đã theo mô hình Xô Viết thực hiện công nghiệp hóa đất nước đến nay đã trên 60 năm.

Công nghiệp do đó luôn được Hà Nội ưu tiên, trước kia Hà Nội cho xây dựng các Tập đoàn nhà nước nhưng đều thất bại.

Ngày nay các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được nâng đỡ mọi mặt nhờ thế thống lĩnh nền kinh tế Việt Nam. Không ít đầu tư có nguồn gốc từ Trung cộng, Hồng Kông và Đài Loan. Con số này đang gia tăng khi hàng Trung cộng bị Mỹ đánh thuế.

Tư nhân Việt đều nhỏ không đủ sức cạnh tranh. Muốn lớn mạnh và làm giàu thì phải gian dối như Asanzo biến hóa hàng Trung cộng thành “Made in Vietnam”.

60 năm ước mơ “Made in Vietnam” kết quả là hàng Trung cộng tràn ngập thị trường Việt Nam, công nghiệp hóa đất nước xem như thất bại.

Mượn cả mô hình phát triển…

BM
  
Ngay cả mô hình phát triển cũng mượn “Mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung cộng.” đổi lại thành “Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”.

Một hình thức “Made in China” nay thành “Made in Vietnam”

Trong khi Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp 70% dân số vẫn sống ở nông thôn với một mức sống vô cùng thấp.

Dồn nguồn lực để công nghiệp hóa thì phải dùng nguồn lực từ nông nghiệp, nông dân là thành phần phải chịu hy sinh.

Công nghiệp hóa đã hoàn toàn thất bại, trong khi đồng bằng sông Cửu Long sông Hồng Hà xưa là vựa lúa nay người nông dân sống nghèo và thiếu thốn.

Đã đến là lúc Hà Nội phải nhìn nhận thất bại của mô hình xã hội chủ nghĩa.

Hà Nội cần thay đổi thể chế…

BM
“Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung cộng,” Tổng thống Trump nói hôm thứ Tư.

Tổng thống Trump đã nhiều lần nhắc nhở Hà Nội đừng lợi dụng Mỹ.

Như khi gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Tòa Bạch Ốc tháng 6/2017 ông nhắc về cán cân thương mãi mất quân bình, dự Hội Nghị APEC ở Đà Nẵng tháng 11/2017 ông tuyên bố nhiều nước lợi dụng Mỹ.

Ở Hà Nội tháng 2/2019, ông nói rõ sẵn sàng bán vũ khí cho Việt Nam cân bằng cán cân thương mãi Mỹ-Việt.

Mua nhiều vũ khí Mỹ nghĩa là khi xảy ra chiến tranh phải phụ thuộc vào Mỹ, nếu không Mỹ dễ dàng khống chế số vũ khí này.

Ông Trump ngay trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi các nước tiếp tay với Mỹ để chống lại xã hội chủ nghĩa, Hà Nội lại vẫn muốn đeo đuổi thứ chủ nghĩa này.

Ông Trump đang tìm mọi cách để ép Trung cộng thay đổi thể chế cộng sản, chấp nhận luật chơi chung cho các quốc gia theo kinh tế tự do, thì Hà Nội lại tiếp tay với Trung cộng.

Chiến tranh thương mãi Mỹ-Trung càng lúc càng trở nên khốc liệt, ngay trước mắt là Hà Nội cần giảm thiểu việc lệ thuộc vào Trung cộng, không để nước này mượn đường “hàng Tàu nhãn Việt” hay đầu tư lắp ráp hàng Trung cộng rồi tuồn hàng sang Mỹ.

Nhưng con đường đúng đắn cho Hà Nội là phải thay đổi thể chế thực hiện một nền kinh tế tự do đúng nghĩa, với một nền chính trị tự do và dân chủ đưa đất nước thoát khỏi đau thương của chiến tranh Mỹ-Trung, hòa nhập cùng thế giới tự do.



Nguyễn Quang Duy

BM

Tàu cộng đã chính thức “Té vào cung trượt” của Liên Sô
Cuộc gặp Trump - Tập sẽ 'phủ bóng' thượng đỉnh G20?
Từ biểu tình trên đường phố Hong Kong đến G20-Osaka
Nhân tài chạy xe ôm
Nghỉ thai sản ở các nước phát triển
Điều tra vụ tai nạn chết người, ‘tài xế bỏ đi’
Tổng thống Trump đổi giọng, đe dọa đánh thuế đối với hàng Việt Nam
Trung cộng thấm đòn tương chiến Mỹ
Hàng tỉ đôla hàng hóa TC né thuế quan Mỹ nhờ xuất khẩu từ VN
7 thứ bạn không thể nào giấu được Google
Bàn về xã hội Việt Nam và 'công thức người bị ghét'
Việt Nam qua những gương mặt
Mỹ rút khỏi hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật_TC lạnh sống lưng
Trump đả kích Việt Nam là 'kẻ lạm dụng' thương mại
Cách khắc phục hệ thống thực phẩm tàn phá môi trường
Trump và các cuộc gặp gai góc tại Thượng đỉnh G20
Tôi đã lên tiếng nhưng không ai tin tôi
Con trai bị đưa đi châu Âu và cuộc gặp sau 43 năm
Đối phó với áp lực của Mỹ, Iran gồng mình chờ thời cơ
Bao giờ có Zelensky Việt Nam?

Saturday, June 29, 2019

Tàu cộng đã chính thức “Té vào cung trượt” của Liên Sô

BM  
Những ai có nghiên cứu sâu về sự sụp đổ của Liên Sô sẽ không khó nhận ra Tàu cộng hiện nay cũng đã chính thức TÉ VÀO CUNG TRƯỢT CỦA LIÊN SÔ nhưng sẽ thê thảm hơn Liên Sô rất nhiều vì khả năng nội chiến giữa các sắc tộc ở Trung Hoa sẽ rất cao và vô cùng tàn khốc chứ không như "Sông Đông êm đềm" ở xứ Bạch Dương.

Cũng như Liên Sô cũ là một liên bang đa sắc tộc, Tàu cộng cũng vậy. Tuy nhiên vấn đề sắc tộc ở Liên Sô cũ không được chính phủ liên bang đối đãi cực đoan, tàn bạo dã man như Tàu cộng. Vì vậy các thế lực chống cộng phương Tây, nhất là Mỹ ít có lý cớ để can thiệp, chia rẽ các dân tộc trong Liên bang Sô viết hơn là Tàu cộng hiện nay.

Mặc dù mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc tại Liên Sô cũ không sâu sắc như tại Tàu cộng hiện nay nhưng kể từ khi chương trình "cải tổ - cải cách" của Gorbachev ra đời thì nó lại bùng phát dữ dội, dẫn đến phong trào ly khai đòi độc lập ở một số nước cộng hòa diễn ra mạnh mẽ và chính quyền của Gorbachev tỏ ra lúng túng khi phải chọn 1 trong 2 giải pháp đó là "đàn áp phong trào đòi ly khai hay ngó lơ nó".  

BM

Nếu đàn áp phong phú đòi ly khai thì Liên Sô sẽ sụp đổ trong biển máu bởi xung đột các sắc tộc gây ra cộng hưởng với sự can thiệp của các thế lực chống cộng phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Nhưng nếu ngó lơ để cho phong cách ly khai tự vận động theo xu thế thời đại thì Liên bang Sô viết sẽ mất dần lãnh thổ của nó. Cuối cùng thì chính quyền của Gorbachev đã chọn giải pháp "thuận theo lẽ tự nhiên", Gorbachev có thái độ lập lờ trước tình trạng mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc bùng lên dẫn đến phong trào ly khai đòi độc lập ở một số nước cộng hòa được phát triển rộng khắp.

BM
  
Về phương diện kinh tế thì Liên Sô khi đó cũng như Tàu cộng hiện nay, cũng là một cường quốc kinh tế chỉ xếp sau Mỹ nhưng về tiềm lực quân sụ thì Liên Sô khi đó phải chấp Tàu cộng hiện nay "hơn 5 cái thằng Cuội". Và cũng như Tàu cộng hiện nay, nền kinh tế số 2 thế giới của Liên Sô đã suy yếu nhanh chóng do cà nanh với Mỹ trong cuộc chạy trốn vào không gian, do bị ông Ronald Reagan ép vào trò chơi "chiến tranh giữa các vì sao". Vì vậy trước phong trào đòi ly khai đòi độc lập ở một số nước cộng hòa, buộc lòng Gorbachev phải chọn mục tiêu vực dậy nền kinh tế thông điệp các chính sách cải tổ mà không thể cùng lúc vừa đàn áp phong trào đòi ly khai vừa chống sụp đổ nền kinh tế xhcn vì sức đâu để căng ra ở cả 2 mặt trận.

BM
  
Kết cục thì phong trào đòi ly khai tại các nước cộng hòa thuộc liên bang Sô viết đã góp phần làm cho thành trì cộng sản ở Liên Sô sụp đổ trong hòa bình và chính nhờ sự sáng suốt của Gorbachev trong việc chấp nhận sự thật sụp đổ của cộng sản Liên Sô theo đúng qui luật của thời đại mà nước Nga mới có được vị thế ngon lành hôm nay trên trường quốc tế. Bởi vì nếu lúc đó Gorbachev thiếu khôn ngoan mà chỉ đạo đàn áp đẫm máu phong trào đòi ly khai thì nước Nga với dân tộc Đông Slav giờ đây đã trở thành thời kỳ đồ đá là khó tránh khỏi.

Trở lại với Tàu cộng, chúng ta không khó nhận ra mâu thuẫn sắc tộc tại Trung cộng hiện nay là một ngọn núi lửa âm thầm tích tụ một năng lượng cực lớn đang chực bùng phát vì sắp tới hạn và nó sẽ phun trào trước hạn khi nó được kích thích từ bên ngoài với một lực tác động vừa đủ.

Nhìn bề ngoài những tưởng Tàu cộng đã thành công trong việc đàn áp các sắc tộc, các phong trào ly khai bởi 2 giải pháp "Cứng - mềm", cứng là đàn áp khốc liệt bằng sức mạnh vũ lực, công nghệ và mềm là bằng ngoại giao mua chuộc các tổ chức nhân quyền quốc tế, ném tiền che mắt, bịt miệng những cá nhân quyền thế tại các tổ chức này với chiêu bài vu khống những phong trào đòi ly khai, đòi dân chủ là những thế lực khủng bố.

BM
  
Tuy nhiên Tàu cộng đã quên mất lời dạy của tổ tiên cộng sản là Karl Marx là "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh" và được Lenin hòa tấu là "Bất cứ một nhà nước nào cũng đều có nghĩa là dùng bạo lực; nhưng toàn bộ sự khác nhau là ở chỗ dùng bạo lực đối với những người bị bóc lột hay đối với kẻ đi bóc lột, ở chỗ có dùng bạo lực đối với giai cấp những người lao động và những người bị bóc lột không". Không thể chối cãi khi mọi cuộc đàn áp của khối cộng sản nhắm vào các lực lượng đối lập hiện nay đều vì một đối tượng đó là "dùng bạo lực để đàn áp những người bị bóc lột - dùng bạo lực để đàn áp giai cấp lao động và những người bị bóc lột". Vì vậy sẽ đi đến một tất yếu là "có áp bức sẽ có đấu tranh".

BM  

Mọi sự vật, hiện tượng đều phải tuân thủ qui luật vận động và phát triển, xác suất vượt khỏi qui luật, xu thế thời đại là zero. Sự sụp đổ của Liên Sô cũng không ngoài qui luật mặc dù những người cộng sản ở đây đã cố gắng tránh né khi phải chọn giải pháp "cải tổ - cải cách" để vực dậy nền kinh tế và dứt ruột với giải pháp đàn áp phong trào đòi ly khai, đòi dân chủ, đòi quyền tự quyết. Tàu cộng có 3 đầu 6 tay cũng không thể vượt khỏi quy luật vận động của xã hội. Vì vậy trước hàng loạt đòn đánh uy lực, trí tuệ của tổng thống Donald Trump nhắm vào Tàu cộng với quyết tâm xóa sổ cnxh quái thai mà Tàu cộng là đầu lĩnh thì Tàu cộng cũng sẽ phải đứng trước 2 sự lựa chọn mà Liên Sô thời Gorbachev đã kinh qua.

BM
Quan hệ Mỹ - Trung và cuộc thương chiến căng thẳng đang diễn ra tiếp tục là chủ đề được quốc tế quan tâm

Nghĩa là Tập Cận Bình có phải chọn hoặc ra tay đàn áp đẫm máu phong trào đòi ly khai song song với việc thực thi chính sách "cải tổ, cải cách" hòng vực dậy nền kinh tế với quyết tâm "Vạn lý Trường Chinh - Trường kỳ chống Mỹ" hoặc bỏ qua việc đòi ly khai của các sắc tộc để tập trung vào chính sách "cải tổ, cải cách". Dù họ Tập có ưu tiên chọn giải pháp nào thì sự sụp đổ là tất yếu ngoại trừ tổng thống Mỹ Donald Trump rút lại quyết tâm xóa sổ cnxh quái thai.

Qua truy soát tâm lý của Tập Cận Bình trước những biến động gần đây cho thấy Tập Cận Bình có đang rối loạn thật sự và tỏ ra lúng túng, bế tắc trước những biến chuyển thời cuộc đang diễn ra tại tâm của đất nước 2 tỉ dân này. Sự lúng túng thể hiện rõ nét nhất đó là thái độ lần khần của Tàu cộng trong việc đàm phán thương mại với Mỹ và đối sách tại Hong Kong trong những ngày vừa qua.

Trong vấn đề đàm phán thương mại với Mỹ, Tàu cộng đang lúng túng khi chưa thể quyết định được lối thoát là nhượng bộ yêu cầu của ông Trump hay quyết chiến với Mỹ. Bởi nhượng lại thì phải "cải tổ, cải cách" sâu rộng, phải phá vỡ mô thức nền kinh tế thị trường định hướng xhcn, điều này vô tình Tập Cận Bình tự biến mình thành một tân Gorbachev tại Trung cộng, thượng tầng chính trị của Tàu cộng sẽ nát bem.

BM

Trong vấn đề tự do, nhân quyền mà cụ thể tại Hong Kong những ngày vừa qua đã cho phía Tàu cộng thấy rằng Hong Kong là hiện tượng của "cuộc cách mạng nhung” ở Tiệp Khắc thời Liên Sô cũ. Lúc đó trong nội bộ đảng cộng sản Liên Sô có 2 luồng quan điểm là chính quyền cách mạng của Gorbachev phải đàn áp thẳng tay "cuộc cách mạng nhung” ở Tiệp Khắc và một luồng quan điểm là làm ngơ cho "cuộc cách mạng nhung” ở Tiệp Khắc được diễn ra. Kết cục Gorbachev đã quyết định làm ngơ để tập trung vào "cải tổ - cải cách" và kết quả thì hàng loạt nước cộng hòa thuộc liên bang Sô viết đã giành độc lập. Nay Hong Kong cũng vậy, trước Dự luật dẫn độ tội phạm của Tàu cộng áp lên Hong Kong, nhân dân Hong Kong rầm rập xuống đường biểu tình phản đối và thừa thắng xông lên buộc chính quyền Hong Kong phải từ chức.

BM  

Nếu ở thời kỳ Obama làm tổng thống Mỹ thì chắc chắn Tàu cộng sẽ không để cho chính quyền Hong Kong nhượng lại người biểu tình và Dự luật dẫn độ tội phạm sẽ không được trì hoãn. Tuy nhiên đây là thời kỳ Donald Trump nên buộc lòng Tàu cộng phải chỉ đạo cho chính quyền Hong Kong phải lùi 1 bước bởi Tàu cộng biết chắc vấn đề nhân quyền ở Hong Kong và tại các khu tự trị đang là ngòi nổ để chính quyền của ông Trump kích nổ bom nhân quyền, ép Tàu cộng rơi vào ngõ cụt với phía trước là bức "tường cải - tổ cải cách" và sau lưng là hiệu ứng của "cuộc cách mạng nhung" Hong Kong cộng hưởng mạnh từ việc can thiệp vào nhân quyền với cái cớ Tàu cộng đàn áp đẫm máu tại Hong Kong.

BM
  
Chưa vội kết luận rằng việc nhượng lại "cuộc cách đây nhung Hong Kong" là chỉ dấu cho thấy Tập Cận Bình đã rập khuôn Gorbachev nhưng rõ ràng sự nhượng lại này của Tàu cộng đã cho thấy sự lúng túng, hoang mang dẫn đến nhát tay của Tàu cộng trước phong trào đòi ly khai, dân chủ tại Trung Hoa. Sự lúng túng này của Tàu cộng có cùng thuộc tính như Liên Sô thời Gorbachev. Hay nói trắng ra là "TÀU CỘNG ĐÃ CHÍNH THỨC TÉ VÀO CUNG TRƯỢT CỦA LIÊN SÔ, HẾT PHƯƠNG CỨU CHỮA".

Quy luật vận động và phát triển như nước cờ thế sắp sẵn mà người sắp cờ luôn chiếm thế thắng còn người chọn cờ, chọn nước đi đều ở thế thua. Tập Cận Bình cũng không thể đưa Tàu cộng thoát khỏi qui luật này bởi bàn cờ thế hiện nay do ông Trump chủ động bày ra và Tập là người được chọn cờ, chọn nước đi. Đi đúng chu trình thì thua đúng thua hết nước đi như Gorbachev đã lâm thế Ronald Reagan, đi sai chu trình thì thua ngay tức khắc khi vẫn còn nhiều nước cầm cự.

BM
  
Cờ gài triệt buộc của Donald Trump quá siêu đẳng, trước khi tung ra đòn thương chiến với Tàu cộng ông Trump đã lường trước khả năng Tàu cộng sẽ "Vạn lý Trường Chinh - Trường kì chống Mỹ" vì nhiệm vụ của ông Trump là có giới hạn. Vì vậy nếu chỉ đơn thuần đánh Tàu cộng bằng vũ khí thuế quan, bằng các lịnh trừng phạt về ăn cắp công nghệ, gián điệp quốc phòng, xâm lấn lãnh thổ nước khác, cắt vòi Bạch Tuộc của Tàu cộng ở Venezuela, Iran, Châu Phi,... chạy đua vũ trang,... thì Tàu cộng vẫn còn ngáp ngáp chờ hồi sinh. Vì vậy đòn chí tử mà ông Trump tung ra ngay lúc này để Tàu cộng rối loạn tiền đình rồi ngã quỵ chính là "kích hoạt bom nhân quyền" cho nó nổ tung ngay tại Trung cộng.

Khi bom nhân quyền được kích nổ, nếu Tàu cộng "dung hòa" như Gorbachev dung hòa với Tiệp Khắc, Ba Lan thì chiến lược "Vạn lý Trường Chinh - Trường kỳ chống Mỹ" của Tập Cận Bình sẽ là "gậy ông đập lưng ông" vì chính sách thắt lưng buộc bụng sẽ kích ứng cho các cuộc "cách mạng nhung" bùng phát bởi xâm hại vào miếng ăn thì người bị xâm hại sẽ lộn gan lên đầu.

Nhưng nếu Tàu cộng thẳng tay đàn áp để dập tắt các cuộc "cách làm nhung" thì có khác gì tưới xăng vào lửa, Vạn lý Trường Chinh cũng bị thiêu rụi vì giai cấp bị cai trị nào có thể đồng cam cộng khổ với những kẻ đã đàn áp mình.

BM
  
Bom nhân quyền là nỗi ám ảnh của các thể chế cộng sản toàn trị và nay nó thực sự được Donald Trump kích nổ ngay tại Hong Kong khi ngoại trưởng Mike Pompeo vừa nói chủ đề nhân quyền ở Hong Kong sẽ được tổng thống Donald Trump bàn thảo với Tập Cận Bình tại G20 tới đây. Độc đáo của Donald Trump ở chỗ là qua nửa nhiệm kỳ tổng thống, chủ đề nhân quyền hiếm khi xuất hiện trong chính sách đối ngoại của ông, thậm chí ông còn rút Mỹ ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc từ ngày 19/6/2018 đã khiến cho đám dân chủ cuội hết lời xài xể ông, thậm chí còn đòi đái lên mặt ông, đòi xách va li rời khỏi Mỹ,... và đặc biệt các nước cộng sản ra mặt mừng vui, lơn ngơn hơn vì chúng tưởng rằng chúng rất tuân thủ nhân quyền nên ông Trump không thèm để ý tới chúng và rút Mỹ ra cái tổ chức vô tích sự kia để tiết kiệm hầu bao.

Ai dè lão Trump là trường phái "rút ra đút vào", hơn 2 năm làm tổng thống lão không thèm đá động tới nhân quyền thì đùng một phát lão ấn cái của nợ tổ chảng là kích hoạt bom nhân quyền ngay tại lãnh thổ của Tàu cộng, vừa thốn, vừa đau buốt tận tâm cang. Tàu cộng tan đàn xẻ nghé như Liên Sô là cái chắc nhưng sẽ thê thảm hơn vì sự căm thù giữa các sắc tộc tại Trung cộng là rất lớn và nó sẽ lớn hơn khi Tàu cộng ngông cuồng đàn áp phong trào đòi ly khai được lan tỏa từ "cuộc cách mạng nhung" ở xứ Cảng Thơm.



Tran Hung

BM

Friday, June 28, 2019

Cuộc gặp Trump - Tập sẽ 'phủ bóng' thượng đỉnh G20?

BM
Quan hệ Mỹ - Trung và cuộc thương chiến căng thẳng đang diễn ra tiếp tục là chủ đề được quốc tế quan tâm

Cuộc gặp Trump - Tập dự kiến bên lề Thượng đỉnh G20 chắc chắn sẽ làm phủ bóng lên Hội nghị quốc tế quan trọng sắp diễn ra ở Osaka Nhật Bản tuần này.

Hôm 27/6, biên tập viên thời sự vùng châu Á - Thái Bình Dương, Michael Bristow, bình luận tại Bàn tròn thứ Năm:

BM
  
"Tôi cho rằng cuộc gặp bên lề ở Osaka dự kiến vào sáng thứ Bảy 29/6 giữa Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump chắc chắn sẽ phủ bóng lên Hội nghị Thượng đỉnh, rõ ràng đó là một phần quan trọng bậc nhất của Thượng đỉnh G20. Chúng ta đặt câu hỏi về chữ nếu, nhưng chúng ta biết là hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau tại Osaka vào sáng thứ Bảy (29/6), trước khi diễn ra Hội nghị chính thức Thượng đỉnh G20.

"Và chắc chắn cuộc gặp giữa ông Trump và ông Tập sẽ phủ mờ nghị trình chính của Hội nghị G20, bởi vì chúng ta biết đây là hai cường quốc kinh tế đang tham gia và đang có cuộc chiến thương mại rất dữ dội và nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn. Cách mà họ giải quyết như thế nào đối với cuộc xung đột về thương mại của họ sẽ có tác động rất lớn chỉ với hai nước mà còn đối với phần còn lại của thế giới.

BM
  
Trước câu hỏi, hai bên kỳ vọng sẽ đạt được gì ở cuộc gặp bên lề này và có đạt được không, nhà báo Michael Bristow, người từng có hơn 5 năm làm phóng viên của BBC tại Bắc Kinh và Trung cộng, nói:

"Vấn đề giữa hai bên là rất sâu sắc và rất lớn, Trung cộng nói rằng họ sẽ đưa ra một danh sách mà họ muốn phía Hoa Kỳ phải thực hiện trước khi họ làm điều mà Hoa Kỳ muốn. Còn ông Donald Trump nói rằng ông rất tự tin là muốn thỏa thuận sẽ đạt được giữa hai bên.

"Thế nhưng chúng ta nhớ rằng là vào tháng 12/2018, trước kỳ nghỉ Giáng Sinh, thực ra hai bên cũng đã gặp nhau tại một Hội nghị tương tự ở Buenos Aires, Argentina và lúc đó người ta cũng nói hai bên đã có thỏa thuận tạm thời sắp đạt được. Nhưng cuối cùng cũng không giải quyết được gì. Vậy nếu lần trước họ đã không giải quyết được thì lần này có được không, thì đó là một câu hỏi lớn.

BM
  
"Và chúng ta cũng cần nhớ rằng không chỉ có cuộc gặp giữa ông Tập và ông Trump mà còn rất nhiều cuộc gặp khác tại Hội nghị, ví dụ như ông Tập Cận Bình sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản là Abe Shinzo và hai nước Nhật Bản và Trung cộng đã có rất nhiều cạnh tranh và có cả những căng thẳng về quân sự. Đây là một vấn đề rất lớn cho cả vùng Đông Á.

"Ngoài ra Hội nghị G20 sẽ có những cuộc tranh luận rất lớn, ví dụ về Biến đổi Khí hậu, mà hiện nay các nước vẫn còn đang tranh cãi và làm thế nào để viết vào bản tuyên bố chung."

Áp lực từ Hong Kong

BM
Chủ tịch TC Tập Cận Bình tới Osaka dự Thượng đỉnh G20

Trung cộng đã loại trừ thảo luận về các cuộc biểu tình phản đối ở Hong Kong tại hội nghị thượng đỉnh G20, theo truyền thông quốc tế, khi được hỏi liệu ông Tập Cận Bình có thể hoàn toàn tránh khỏi chủ đề này không và tác động đáng chú ý nhất của vấn đề Hong Kong đối với ban lãnh đạo Trung cộng và ông Tập là gì, Michael Bristow nói:

"Mới hôm nay thôi, những người phản đối ông Tập Cận Bình đã đăng ba trang quảng cáo trên các báo phương Tây, ví dụ như tờ The Guardian ở Anh, tờ The Globe & Mail ở Canada và một tờ khác, họ yêu cầu Thế giới hãy thách thức ông Tập Cận Bình tại Hội nghị G20.

BM

"Và để nhắc lại thì các quý vị khán, thính giả đã biết rằng những người biểu tình ở Hong Kong đã rất giận dữ vì dự thảo luật dẫn độ mà có thể cho phép Hong Kong gửi những người là nghi phạm về Trung cộng để xét xử. Có lẽ vấn đề này những người ở G20 sẽ nói với ông Tập trong chốn riêng tư.

"Về tác động của biểu tình ở Hong Kong với Trung cộng và sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, đây là một câu hỏi thú vị. Chúng ta biết rằng ông Tập Cận Bình có sự kiểm soát tuyệt đối đối với Đảng Cộng sản và Đảng Cộng sản kiểm soát tuyệt đối Trung cộng bằng các chính sách, chẳng hạn như là kiểm duyệt.

BM

"Năm vừa rồi, ông Tập Cận Bình đã hoàn toàn đóng cửa bất kỳ khả năng có thể đối kháng nào tại Trung cộng đại lục. Nhưng còn Hong Kong thì rất là khác. Chúng ta đã thấy là người dân xuống đường phản đối ông ta.

"Ban đầu, ông Tập Cận Bình đã sử dụng biện pháp mà ông ta sử dụng biện pháp ông ta đã dùng ở đại lục, đó là biện pháp rất cứng rắn để đàn áp người biểu tình, thế nhưng như những tuần vừa qua cho thấy thì ông Tập Cận Bình không có vẻ gì cho thấy là ông đã kiểm soát được tình hình. Bởi vì ông ta đã không có kinh nghiệm, trải nghiệm thực sự để đối phó với một nơi như Hong Kong."

Chung một mô thức?

BM
Việt Nam bất ngờ bị lãnh đạo Mỹ công kích và phê phán là "quốc gia hưởng lợi nhiều nhất" từ thương chiến Mỹ - Trung

Ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ở Osaka, Tổng thống Trump được cho là đã đe dọa Việt Nam, nói rằng đất nước này đã được hưởng lợi từ thuế quan của Hoa Kỳ đối với Trung cộng.

"Đây là một kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong tất cả mọi người", ông Trump nói về Việt Nam và cho hay thêm rằng Hoa Kỳ sẽ "thảo luận" vấn đề này với Việt Nam.

BM

Thế nhưng ông Trump được cho là cũng đã sử dụng phương pháp "đe dọa" này từ trước với nhiều nước khác, bao gồm cả các đồng minh của Mỹ, khi được đề nghị đưa ra bình luận, nhà báo Michael Bristow nói:

"Kể từ khi ông Donald Trump lên cầm quyền ở Nhà Trắng thì ông đã có một quan hệ rất khác đối với các đồng minh, thậm chí với cả những nước mà đã có quan hệ rất gần gũi từ nhiều thập niên với Mỹ hơn cả Việt Nam, ví dụ như là Nhật Bản và Hàn Quốc, thì ông Donald Trump đã nói với họ là họ phải trả tiền nhiều hơn cho quan hệ giữa hai nước, theo ông phải có quan hệ bình đẳng hơn giữa họ với Hoa Kỳ.

"Thế thì những lời bình luận của ông Donald Trump với Việt Nam cũng nằm trong cùng một mô thức như vậy. Đó là ông Donald Trump muốn xé bỏ những quan hệ cũ đi, những hợp đồng cũ, để làm một hợp đồng quan hệ mới mà theo ông là có lợi cho Hoa Kỳ hơn.

"Về bình phẩm cụ thể của ông Donald Trump về Việt Nam, tôi đã xem, nhưng không rõ về phát biểu của ông Trump, ông nói có hai ý, hay hai khả năng. Một là thặng dư thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mà hiện nay đã lên đến 40 tỷ đôla một năm, hay là ông ta muốn nói đến rằng Việt Nam có hưởng lợi từ cuộc chiến thuế má mà Hoa Kỳ áp đặt lên Trung cộng.

"Bởi vì chúng ta đã biết là có những cáo buộc rằng gần đây, sau khi Hoa Kỳ áp đặt thuế lên Trung cộng, thì đã có những hàng hóa từ Trung cộng được chuyển ngược sang Việt Nam, sau đó được đưa sang Hoa Kỳ để tránh mức thuế của ông Trump đặt ra. Thế thì có thể ông Trump muốn nhắc đến điều này và ông ta cảm thấy giận dữ vì Việt Nam hưởng lợi từ cuộc chiến thuế ấy.

BM
Nhà báo Michael Bristow (trái) của BBC World Service bình luận về Thượng đỉnh G20 và quan hệ Mỹ - Trung, Mỹ - Việt Nam

"Thế nhưng cũng cần lưu ý rằng chưa chắc Việt Nam là đối tượng thực sự mà ông Trump muốn nhắm đến. Bởi vì ông Trump đã viết trên Twitter rằng ông ta đã rất giận dữ vì việc Ấn Độ cũng áp thuế lên hàng hóa Mỹ. Như vậy, rất có thể việc ông Trump bình luận về Việt Nam cũng nằm hoàn toàn trong một mô thức chung của ông, tức là ông muốn đặt lại quan hệ của nước Mỹ với các nước khác trên thế giới."

Sẽ kết thúc thế nào?

Trước câu hỏi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung này có thể sẽ kết thúc ra sao, biên tập viên thời sự vùng của BBC World Service nói:

BM
  
"Tôi nghĩ rằng cuối cùng họ sẽ đạt được một thỏa thuận mang tính thỏa hiệp về những điều mà đã khiến ông Donald Trump giận dữ. Ví dụ như là vấn đề buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho Trung cộng khi mà đầu tư và những vấn đề khác.

"Thế nhưng đây chỉ là những giải pháp tạm thời, bởi vì vấn đề giữa Hoa Kỳ và Trung cộng mang tính sâu sắc hơn mà không thể giải quyết được. Ví dụ như Hoa Kỳ và Trung cộng đã có những vấn đề cạnh tranh về ai mạnh hơn ở một số nơi trên thế giới và vấn đề về cả hệ thống Trung cộng.

"Vì thế mà gần đây Hoa Kỳ đã quyết tâm cấm cửa công ty Huawei khỏi nước Mỹ. Thế thì đây là những vấn đề vượt ra ngoài tầm của một cuộc chiến tranh thương thương mại và vì thế theo tôi vấn đề giữa Hoa Kỳ và Trung cộng sẽ không thể giải quyết được," nhà báo Michael Bristow nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 27/6.

Được biết, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay sẽ diễn ra ở Osaka, Nhật Bản từ ngày 28-29/6.

BM
  
Bên lề Hội nghị này, ngoài cuộc gặp dự kiến giữa ông Trump và ông Tập, hai nhà lãnh đạo của hai cường quốc này và chủ nhà Nhật Bản sẽ có nhiều cuộc gặp song phương với các quốc gia khác.

Đối với Trung cộng, ông Tập Cận Bình dẫn đầu đoàn cấp cao tham dự Thượng đỉnh trong bối cảnh Thương chiến Mỹ - Trung tiếp tục có những diễn biến phức tạp và chưa rõ sẽ giải quyết hoặc hạ nhiệt thế nào, trong khi đó, Hong Kong đã và tiếp tục diễn ra các cuộc biểu tình quy mô lớn và rất lớn phản đối chính quyền đặc khu hành chính và chính quyền Bắc Kinh, điều được xem là những diễn biến có tính áp lực rất lớn với ban lãnh đạo Trung cộng và cá nhân ông Tập.



Quốc Phương