Quốc gia nào có chế độ nghỉ sinh con tốt nhất cho phụ nữ và nam giới? Một bản phúc trình mới của Unicef đã xem xét các chính sách gia đình và tỷ lệ thực hiện ở các nước giàu có nhất để đánh giá vấn đề.
Nghiên cứu này nhìn vào số ngày những người làm cha, mẹ được cho nghỉ hưởng nguyên lương, và viẹc cung cấp các dịch vụ chăm sóc con cái.
Không khiến ai ngạc nhiên, các quốc gia vùng Nordic xếp hạng cao nhất trong mọi hạng mục được xem xét đến.
Tại Na Uy và Thuỵ Điển, hầu hết mọi người cha đều hưởng một số ngày nghỉ chăm con, theo Anna Gromada từ Văn phòng Nghiên cứu của Unicef - Innocenti, đồng tác giả bản phúc trình.
Tuy nhiên, khi tính đến việc nghỉ chăm con, thì Estonia là nước đứng đầu. Nơi này cho phép nam giới được nghỉ chăm con dài nhất mà vẫn được bảo đảm giữ được công ăn việc làm (85 tuần).
Tại một số nơi, thời gian nghỉ chăm con được cho khá hào phóng, nhưng tỷ lệ những người sử dụng tiêu chuẩn này lại thấp.
Nhật Bản cho phép các ông bố nghỉ 30 tuần vẫn được hưởng lương, tính đến nay là nơi cho nghỉ nhiều nhất trong số các nước được xem xét đến.
Tuy nhiên, chỉ có rất ít các ông bố (tỷ lệ 1 trên 20 người, theo số liệu năm 2017) thực sự sử dụng đến.
Tại Nam Hàn, quốc gia đứng thứ nhì trong danh sách các nước cho nam giới nghỉ chăm con nhiều ngày nhất, số người sử dụng tiêu chuẩn này chỉ chiếm 17% trong tổng số các bậc phụ huynh nghỉ chăm con trong năm 2018, thậm chí ngay cả sau khi nước này có chiến dịch vận động họ nên nghỉ.
Các ông bố ở Anh hiếm khi nghỉ vì lý do chăm con.
Một số nước thậm chí còn không có mấy quy định về vấn đề này trong chính sách chăm sóc gia đình. Thuỵ Sĩ nằm trong số các nước giàu không có chế độ để nam giới nghỉ để thực hiện nghĩa vụ làm cha.
"Chúng tôi không thấy có mối liên hệ gì giữa mức độ thịnh vượng của một quốc gia với việc nước đó có các chính sách chăm sóc gia đình tốt tới mức nào," Gromada nhấn mạnh.
Mỹ là nước thực sự không hề có khái niệm gì về việc cha nghỉ chăm con. "Hoa Kỳ là quốc gia có thu nhập cao duy nhất trên thế giới không trao cho nam giới quyền nghỉ bất kỳ một ngày nào vì lý do có con mới sinh," Gromada nói. Các công ty đơn lẻ có thể cho nhân viên nghỉ chăm con, nhưng đó là chính sách riêng của công ty chứ không phải do luật định.
Unicef khuyến nghị các nước nên trao cho những người làm cha, mẹ thời gian nghỉ thai sản, chăm con bắt buộc là sáu tháng.
Cụ thể thì các nước có chính sách thế nào? Hãy xem bảng so sánh dưới đây (tiếng Anh) để biết thêm chi tiết.
Bảng so sánh thời gian nghỉ chăm con ở 41 quốc gia phát triển. Màu xanh: số tuần các bà mẹ được nghỉ, hưởng nguyên lương. Màu tím: số tuần các ông bố có thể nghỉ, hưởng nguyên lương.
Christine Ro
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.