Theo đó, trong số 335 công ty Hàn Quốc có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam được khảo sát trong giai đoạn từ tháng 7/2024 đến tháng 10/2024, hơn một nửa cho biết họ "đã bị rò rỉ công nghệ và bị đe dọa" từ nhân viên nước ngoài và Hàn Quốc, cũng như từ các công ty đối thủ và các bên khác tại Việt Nam.
Tỷ lệ này tăng mạnh so với mức 34,6% trong năm ngoái, hãng Yonhap News cho hay.
Trong số những người đánh cắp công nghệ và đưa ra lời đe dọa, tỷ lệ nhân viên nước ngoài chiếm 28,3%, tiếp theo là các đối tác và đối thủ ở mức 22,1% và từ chính nhân viên người Hàn Quốc là 20,4%.
Xét về ngành, hầu hết các hãng ô tô và phụ tùng và cùng với khoảng 43% số công ty hóa dầu cho biết "nhân viên nước ngoài" liên quan đến các vụ rò rỉ công nghệ.
Trong khi đó, 40% các công ty trong ngành bán dẫn ghi nhận "nhân viên người Hàn Quốc" đánh cắp công nghệ và tống tiền họ.
Hơn 50% công ty cho biết nguyên nhân chính gây ra rò rỉ công nghệ là do thiếu bảo mật quản lý tài liệu, nhân sự; thiếu bảo mật kỹ thuật như máy tính, điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.
Viện KIET kết luận các công ty Hàn Quốc cần tăng cường các biện pháp an ninh của chính họ và chính phủ nước này cần cung cấp hỗ trợ có hệ thống, chẳng hạn như hướng dẫn bảo vệ công nghệ, dịch vụ tư vấn về hệ thống an ninh và sách hướng dẫn hỗ trợ các công ty trong trường hợp xảy ra tranh chấp pháp lý quốc tế.
Thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được ký kết vào năm 2015.
Tính đến nay, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc, xếp sau Trung cộng và Mỹ sau khi lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản và đạt được vị trí này vào năm 2022.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến cuối tháng 10/2024, Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Lũy kế tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký của Hàn Quốc tại Việt Nam đạt hơn 87,43 tỷ USD, với 10.060 dự án.
Đầu tư của Hàn Quốc tập trung vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như công nghệ cao, điện tử, công nghiệp chế biến chế tạo, năng lượng, ô tô, xây dựng, bất động sản….
Kể từ khi quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam được nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022, hai bên đã không ngừng tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp tiên tiến.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.