Sunday, June 26, 2022

Thiệt hại do lạm phát sẽ không được khắc phục

 BM

Sự căm ghét của công chúng đối với những đợt tăng giá này lan rộng khắp qua tất cả các đảng phái và tầng lớp dân chúng. Nhiều người cũng bày tỏ sự mong mỏi: “Giá này phải trở lại bình thường. Giá cả đang khiến tôi chao đảo. Chắc chắn mọi chuyện sẽ lắng xuống.”

 

Đây là một hy vọng rộng rãi sinh ra từ sự hoài nghi về những gì đã xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Chắc chắn vậy, điều này không thể kéo dài!


BM


Tin xấu: sẽ không có đường lùi. Đúng vậy, một số mức tăng giá sẽ kéo lùi và một số khác sẽ tăng nhưng hãy nghĩ về lạm phát như một con tàu bị rò rỉ ở thân tàu. Ngay cả khi chỗ rò rỉ được bịt kín, con thuyền này sẽ vẫn đầy nước và nó sẽ mãi mãi chìm đắm từ bộ phận này sang bộ phận khác.

 

Trừ khi chỗ rò được rào quanh. Trong trường hợp lạm phát hiện nay, hy vọng duy nhất là bịt lỗ hổng. Sẽ không có rào quanh.

 

Điểm rò rỉ đơn giản này thường bị ẩn dấu dưới một loạt dữ liệu mà hầu hết mọi người không thể bắt đầu theo dõi. Vào một thời điểm nào đó trong tương lai — bất kỳ ai cũng đoán được — truyền thông sẽ hân hoan thông báo rằng lạm phát đang giảm. Hiện tại, Chỉ số Giá Tiêu dùng đang ở mức 8.6% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Nếu tốc độ tăng đó giảm xuống 8%, thì những phát ngôn viên sẽ nói rằng ông Biden đang chế ngự lạm phát.


BM


Nhận thức này là sai lầm nghiêm trọng. Một tốc độ tăng giá giảm đi thì vẫn là tăng. Mọi thứ vẫn sẽ trở nên tồi tệ hơn, chỉ với tốc độ chậm hơn thôi. Ngôn ngữ ở đây thực sự quan trọng: lạm phát không giảm nếu giá vẫn tăng.

 

Đây là ý nghĩa rất vô lý về mục tiêu được cho là của Fed là 2%. Nếu Fed thực sự đạt được mục tiêu ấy, Fed sẽ không làm gì để khắc phục thiệt hại vốn đang hiện hữu này. Mục tiêu này chỉ có nghĩa là sự suy giảm sức mua thực sự ngày càng tồi tệ hơn sẽ diễn ra chậm hơn. Để giá cố định ở mức hiện tại, cho dù ở mức bán buôn hay bán lẻ, tốc độ tăng sẽ phải giảm xuống bằng không.


BM


Nói rõ hơn, bởi vì ý nghĩa này không hoàn toàn dễ thấy đối với hầu hết mọi người, tỷ lệ lạm phát bằng 0 có nghĩa là tất cả các mức giá đã tăng lên mà bạn thấy xung quanh mình nói chung sẽ vẫn giữ nguyên, ngay cả khi một số giá tăng và một số giá khác giảm.

 

Đây là hình ảnh về sức mua của đồng USD kể từ khi bắt đầu phong tỏa vào tháng Ba năm 2020. Đây là mức giảm giá trị nội địa của đồng USD lớn nhất cho đến nay trong 40 năm.

 

Giá trị của đồng USD vào đầu nhiệm kỳ thứ hai của ông Reagan giờ chỉ có trị giá 34 xu. Đó là thiệt hại đã xảy ra. Nếu Fed đạt được mục tiêu của mình một cách kỳ diệu, thì những thực tế hiện tại này sẽ vẫn tồn tại và chỉ xấu đi với tốc độ chậm hơn.


BM

Chúng ta đã thảo luận về lý do chính xác tại sao điều này xảy ra. Quốc hội trong hai năm đã cho phép khoảng 6 ngàn tỷ USD thanh toán cho các cá nhân và doanh nghiệp, tất cả đều được tài trợ bởi các công cụ nợ do Bộ Ngân khố Hoa Kỳ tạo ra và được Fed mua bằng tiền mới in. Để đơn giản hóa quy trình kéo dài hai năm, chúng ta thức dậy với số tiền mới trong tài khoản ngân hàng của mình nhưng khi tiêu tiền, chúng ta nhận thấy giá đã tăng lên đủ để khiến sự giàu có mới của chúng ta thành vô nghĩa.

 

Hãy thử một trò chơi giả định và tưởng tượng một thế giới trong đó mọi thứ thực sự trở lại như cũ vào năm 2019, như nhiều người hy vọng sẽ xảy ra. Trở lại như cũ vào năm 2019 sẽ đòi hỏi giá thực tế phải giảm 15% trên diện rộng để khắc phục lại mức tăng giá đã xảy ra. Đơn giản là không có kịch bản nào để việc đó có thể xảy ra. Thật không thể tưởng tượng nổi.


BM


Chắc chắn là giá giảm nên xảy ra. Không có gì sai với việc giá cả giảm xuống, ý nghĩa đằng sau nó là sự gia tăng giá trị của đồng tiền. Trong điều kiện thị trường bình thường với nguồn tiền tốt, sự gia tăng của giá trị đồng tiền sẽ được mong đợi và là hữu ích vì giá trị tiền tăng tưởng thưởng cho những người tiết kiệm và cung cấp nguồn đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, vì những lý do kỳ cục – và điều này đã đúng từ những năm 1930N – Fed tin rằng đây sẽ là nghiệp chướng tồi tệ nhất có thể xảy ra. Về mặt thể chế, Fed sẽ tăng lạm phát bất kể ra sao để ngăn chặn viễn cảnh đó.

 

Fed hoàn toàn không đúng về niềm tin này. Giá giảm – sức mua tăng – nên là một tiêu chuẩn. Trong 5 năm từ 1872 đến 1877, giá tiêu dùng đã giảm 12.3%. Từ năm 1882 đến năm 1885, giá giảm thêm 13.8%. Từ năm 1892 đến năm 1894, giá giảm thêm 3.6%. Toàn bộ thời kỳ này được gọi là thời kỳ hoàng kim của tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ vì đồng USD ngày càng tăng giá trị, đó là một chiến thắng cho người tiêu dùng và nhà sản xuất.

 

Cũng trong thời kỳ này, đời sống ở Hoa Kỳ đã hoàn toàn thay đổi với sự xuất hiện của các chuyến bay, xe hơi có động cơ đốt trong, thép sẵn có vô khối để xây dựng các tòa nhà chọc trời và những cây cầu dài, chưa kể đến hệ thống ống nước trong nhà, điện, sự bùng nổ nhiên liệu hóa thạch, và các công nghệ truyền thông mới. Hỗ trợ cho tất cả những thành tựu xuất hiện này là tiền tệ hiệu quả.


BM


Một trường hợp nổi bật về cuộc khủng hoảng kinh tế không có sự can thiệp của Fed với “nới lỏng định lượng” là 1920–22. Chỉ trong hai năm, giá đã giảm 17.8%. Kết quả là một sự phục hồi kinh tế đáng kinh ngạc. Thứ “Giảm phát” này đã không gây tác hại mà là sự chữa lành.

 

Tôi trích dẫn những trường hợp này chỉ để nêu rõ quan điểm rằng việc Fed nỗ lực khắc phục những thiệt hại đã gây ra đã không phải là điều chưa từng có. Và thực sự ngày nay, giá sẽ cần giảm khoảng 15% để khôi phục lại hiện trạng trước đây.

Việc này sẽ không xảy ra một cách đơn giản bởi vì ngay cả ngày hôm nay, Fed vẫn còn hoảng sợ với kinh nghiệm từ năm 1930 đến năm 1933 trong thời gian giá đã giảm 28%. Đồng thời, một lý thuyết kinh tế học mới ra đời đã tuyên bố rằng giá cả giảm là một nguyên nhân của cuộc khủng hoảng chứ không phải là một dấu hiệu may mắn cho thấy cuộc khủng hoảng đang tự giải quyết. Kể từ những ngày đó, chính sách tiền tệ đã được thực hiện với giả định rằng giá cả giảm sẽ là một thảm họa.


BM


Tất cả những nguyên nhân đó có ý rằng: sẽ không có đường lui. Ngay cả khi Fed đạt được mục tiêu của họ, thiệt hại vẫn còn. Đây là thế giới mới của quý vị. Giá quý vị thấy hôm nay sẽ không đổi và đó là kịch bản tốt nhất trong các kết quả có thể xảy ra. Điều tồi tệ nhất là lạm phát trở nên tồi tệ hơn, và đó là một kịch bản có nhiều khả năng xảy ra hơn.

 

Hiện tại, mọi người đang trông đợi Fed để giải quyết được vấn đề lạm phát nhưng điều này không thể xảy ra ngay cả trong những điều kiện tốt nhất có thể. Đó là bởi vì vấn đề này còn vượt xa việc in tiền. Tất cả chúng ta đều đã trải qua cú sốc kinh tế lớn trong lịch sử thế giới với những cuộc phong tỏa và sự đổ vỡ lớn trong chuỗi cung ứng trên toàn cầu và dẫn đến mất niềm tin kinh doanh và sự mất tinh thần của nhân viên.


Hệ quả này không dễ dàng khắc phục được. Làm vậy đòi hỏi phải có sự thay đổi thể chế to lớn.


BM


Hãy nhớ lại rằng những ngày vinh quang của những năm 1980 không hoàn toàn do ông Paul Volcker tại Fed chuẩn bị. Đúng vậy, ông ấy đã thẳng tay đối với chính sách nới lỏng tiền tệ tại Fed và đó là điều cần thiết. Nhưng điều quan trọng không kém là những thay đổi lớn trong chính sách điều tiết công nghiệp và những đợt cắt giảm thuế lớn đã tạo cảm hứng cho đầu tư. Truyền thông vào thời điểm đó không bao giờ muốn đánh giá cao chính phủ ông Reagan vì bất cứ điều gì nhưng sự thật là sự bùng nổ kinh tế của những năm 1980 sẽ không xảy ra nếu không có những thay đổi mang tính cách mạng trong chính sách.

 

Ngày nay chúng ta đang phải chịu đựng dưới ách thống trị của một chính phủ gần như hàng ngày kêu gọi và hoạt động để kết thúc nhiên liệu hóa thạch vốn cung cấp 85% nhu cầu năng lượng của người Mỹ. Thật khó để tìm được một chính sách vô trách nhiệm và phá hoại hơn. Hành xử này giống như nhắm mục tiêu vào chính sự thịnh vượng và liên tục bóp cò. Và họ tự hỏi tại sao chúng ta đang ở bờ vực của suy thoái cùng với lạm phát khủng khiếp!


 BM

Để trở lại được đúng hướng một lần nữa sẽ là một công việc to lớn, một điều dường như là không thể với chính phủ hiện tại. Chúng ta cần một FED từ bỏ nỗi sợ giá cả giảm, chấm dứt tấn công kinh doanh, một môi trường thuế mới thân thiện với doanh nghiệp, khôi phục pháp quyền, và kiềm chế đáng kể quyền lực tùy ý của nhà nước hành chính.

 

Đó là cách duy nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này.

 

 

Jeffrey Tucker  _  Vân Du


BM

Tối cao Pháp viện đảo ngược án lệ phá thai Roe kiện Wade
Mẹ hãy làm một người bạn ở bên con
Tòa án tối cao Hoa Kỳ nói quyền phá thai ‘không phải dĩ nhiên’
Mẹ Việt hiền mẫu làm đĩa cơm rau đẹp như tranh cho con ăn
Điện thoại công cộng ở trước sân nhà
Biden tìm phao để khỏi chết chìm
BoA cảnh báo về khủng hoảng lạm phát trong tương lai
Giá khí đốt cao _ Nguồn cung thiếu hụt trong kế hoạch khởi xướng nền kinh tế xanh
Thực phẩm, nhiên liệu, và lạm phát đều bắt nguồn từ các chính sách theo chủ nghĩa toàn cầu
Trò quái đản nào đằng sau tuyên truyền về bệnh đậu mùa khỉ?
Tại sao chúng ta cần cầu nguyện cho Biện lý John Durham
Những bậc thầy về màu sắc và ánh sáng
Bài học từ thanh âm của những người đã khuất
Bí quyết thành công của nền giáo dục Phần Lan
Luật sử dụng súng sẽ không khắc phục được vấn đề về văn hóa và tinh thần
Tội ác xã hội và ảnh hưởng giáo dục gia đình
Thảm trạng súng đạn
Vụ án Sussmann tiết lộ ‘rất nhiều’ về bà Clinton và FBI
Đặt giày ở lối vào nhà
DNA _ Một thông điệp Thần Thánh

Tối cao Pháp viện đảo ngược án lệ phá thai Roe kiện Wade

 BM

Bằng một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 6–3 vào sáng hôm thứ Sáu (24/06), Tối cao Pháp viện đã chính thức đảo ngược phán quyết của án lệ Roe kiện Wade, án lệ về sinh sản năm 1973 đã hủy bỏ một loạt luật liên bang và tiểu bang hạn chế phá thai và hợp pháp hóa rộng rãi thủ tục này trên toàn quốc.


BM


Phán quyết dài 116 trang này (pdf) cũng đảo ngược án lệ đồng hành năm 1992 tên là Planned Parenthood kiện Casey, vốn phán quyết rằng các tiểu bang không được áp đặt những hạn chế đáng kể đối với việc phá thai trước khi thai nhi có thể sống được bên ngoài bụng mẹ.

 

Phán quyết của vụ Casey đã không nêu rõ khả năng sống sót xảy ra khi nào nhưng cho rằng khoảng khi thai nhi được 24 tuần tuổi.


BM


Phán quyết ngày 24/06 được đưa ra trong vụ Dobbs kiện Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson, hồ sơ tòa án số 19-1392.

 

Trong vụ kiện này, phòng khám phá thai duy nhất được tiểu bang Mississippi cấp phép phản đối Đạo luật Tuổi thai của tiểu bang, cho phép phá thai sau 15 tuần tuổi thai chỉ trong trường hợp cấp cứu y tế hoặc thai nhi có dị tật nghiêm trọng. Viện dẫn án lệ Roe, các tòa án cấp dưới đã phán quyết rằng luật của tiểu bang là vi hiến.


BM


Tờ Politico đã công bố bản dự thảo đề ngày 10/02 hôm 02/05 mà không tiết lộ nguồn của nó. Tòa án kín tiếng này đang điều tra vụ rò rỉ nhưng chi tiết về cuộc điều tra đang diễn ra ít được thấy.

 

Thẩm phán Samuel Alito đã chấp bút cho bản ý kiến đa số này. Năm thẩm phán khác thuộc phái bảo tồn truyền thống đã cùng tham gia.

 

Chánh án John Roberts đồng tình với phán quyết của tòa án nhưng đưa ra bản ý kiến của riêng mình. Thẩm phán Stephen Breyer đã viết một bản ý kiến bất đồng có sự tham gia của hai thẩm phán tự do khác.

 

Ông Alito giải thích theo quan điểm của tòa án tại sao đa số thẩm phán tin rằng án lệ Roe kiện Wade đã được phán quyết sai lầm cách đây 49 năm.


baomai.blogspot.com

“Phá thai đặt ra một vấn đề đạo đức sâu sắc mà người Mỹ có quan điểm mâu thuẫn gay gắt,” ông Alito viết.

 

“Một số người tin tưởng nhiệt thành rằng một con người được sinh ra khi thụ thai và việc phá thai sẽ kết thúc một sinh mệnh vô tội. Những người khác cảm thấy mạnh mẽ không kém rằng bất kỳ quy định phá thai nào cũng xâm phạm quyền của một người phụ nữ trong việc kiểm soát cơ thể của chính mình và ngăn cản phụ nữ đạt được bình đẳng trọn vẹn.”

 

“Tuy nhiên những người khác trong một nhóm thứ ba cho rằng nên cho phép phá thai trong một số trường hợp, nhưng không phải là trong mọi trường hợp, và những người trong nhóm này có nhiều quan điểm khác nhau về những hạn chế cụ thể cần áp dụng.”


BM


Trong 185 năm đầu tiên sau khi Hiến Pháp Hoa Kỳ được thông qua, “mỗi Tiểu bang được phép giải quyết vấn đề này theo quan điểm của công dân họ,” nhưng vào năm 1973, Tối cao Pháp viện đã ra phán quyết về án lệ Roe kiện Wade. Mặc dù thực tế là Hiến Pháp không đề cập đến việc phá thai, nhưng pháp viện thời đó đã kết luận rằng “nó mang lại một quyền rộng rãi để được phá thai.”

 

Pháp viện thời đó không đưa ra tuyên bố nào “rằng luật pháp Hoa Kỳ hoặc thông luật từng công nhận một quyền như vậy, và phần nghiên cứu lịch sử của tòa bao gồm từ không liên quan đến Hiến Pháp (ví dụ, thảo luận về việc phá thai trong thời cổ đại) đến rõ ràng là không chính xác (ví dụ, khẳng định rằng phá thai có lẽ không bao giờ là một tội ác theo thông luật),” ông Alito tiếp tục.


BM


“Sau khi liệt kê một loạt thông tin khác không liên quan đến ý nghĩa của Hiến Pháp, bản ý kiến này kết luận với một bộ quy tắc được đánh số giống như những quy tắc có thể được tìm thấy trong một đạo luật do một cơ quan lập pháp ban hành.”

 

Tòa án đã tạo ra một kế hoạch trong đó “mỗi tam cá nguyệt của thai kỳ được quy định khác nhau, nhưng ranh giới quan trọng nhất được đặt ra là vào khoảng cuối tam cá nguyệt thứ hai, mà, tại thời điểm đó, tương ứng với thời điểm mà thai nhi được cho là đạt được ‘khả năng sống sót’, tức năng lực tồn tại bên ngoài tử cung.”


https://baomai.blogspot.com/

Mặc dù tòa án thừa nhận các tiểu bang “có lợi ích hợp pháp trong việc bảo vệ ‘sự sống tiềm năng’, nhưng họ xác định mối quan tâm này không biện minh cho việc áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với phá thai trong giai đoạn thai nhi không đủ trưởng thành để tồn tại bên ngoài tử cung.”

 

Tòa án này đã không đưa ra lời giải thích nào cho kết luận này, điều mà ngay cả những người ủng hộ việc phá thai cũng khó biện hộ.


BM


Ông Alito lưu ý rằng một học giả Hiến Pháp cao cấp, ông John Hart Ely, đã viết rằng ông “sẽ bỏ phiếu cho một đạo luật rất giống với đạo luật mà Pháp viện đã soạn thảo” nếu ông là “một nhà lập pháp”, nhưng theo quan điểm của ông, án lệ Roe “không được quy định trong Hiến Pháp” chút nào “và là một nghĩa vụ gần như vô nghĩa để cố gắng trở thành” điều được quy định trong Hiến Pháp.

 

Trong bản ý kiến bất đồng của mình, Thẩm phán Byron White đã viết rằng án lệ Roe kiện Wade “đại diện cho ‘việc thực thi quyền lực tư pháp thuần túy’, và điều đó đã gây ra một cuộc tranh cãi quốc gia đã gây mâu thuẫn sâu sắc văn hóa chính trị của chúng ta trong nửa thế kỷ.”

 

Trong bản ý kiến bất đồng của mình, Thẩm phán Stephen Breyer đã chỉ trích ý kiến đa số mới này.

 

“Tòa án này nói rằng ngay từ thời điểm thụ thai, một người phụ nữ không có quyền nào để đề cập nữa. Một Tiểu bang có thể buộc cô ấy mang thai cho đến ngày sinh, ngay cả khi bản thân cô ấy và gia đình phải trả cái giá lớn nhất.”


BM

“Đa số đã phán quyết rằng, việc hạn chế phá thai được cho phép bất cứ khi nào hợp lý, là mức độ giám sát thấp nhất mà luật pháp quy định. Và bởi vì, như Pháp viện thường tuyên bố, việc bảo vệ sự sống của thai nhi là hợp lý, các tiểu bang sẽ tự do ban hành mọi phương thức hạn chế.”

 

Đây là một câu chuyện đang tiến triển và sẽ được cập nhật.

 

 

 

Matthew Vadum  _  Nguyễn Lê


https://baomai.blogspot.com/
Mẹ hãy làm một người bạn ở bên con
Tòa án tối cao Hoa Kỳ nói quyền phá thai ‘không phải dĩ nhiên’
Mẹ Việt hiền mẫu làm đĩa cơm rau đẹp như tranh cho con ăn
Điện thoại công cộng ở trước sân nhà
Biden tìm phao để khỏi chết chìm
BoA cảnh báo về khủng hoảng lạm phát trong tương lai
Giá khí đốt cao _ Nguồn cung thiếu hụt trong kế hoạch khởi xướng nền kinh tế xanh
Thực phẩm, nhiên liệu, và lạm phát đều bắt nguồn từ các chính sách theo chủ nghĩa toàn cầu
Trò quái đản nào đằng sau tuyên truyền về bệnh đậu mùa khỉ?
Tại sao chúng ta cần cầu nguyện cho Biện lý John Durham
Những bậc thầy về màu sắc và ánh sáng
Bài học từ thanh âm của những người đã khuất
Bí quyết thành công của nền giáo dục Phần Lan
Luật sử dụng súng sẽ không khắc phục được vấn đề về văn hóa và tinh thần
Tội ác xã hội và ảnh hưởng giáo dục gia đình
Thảm trạng súng đạn
Vụ án Sussmann tiết lộ ‘rất nhiều’ về bà Clinton và FBI
Đặt giày ở lối vào nhà
DNA _ Một thông điệp Thần Thánh
Bồi thẩm đoàn tuyên luật sư Sussmann trắng án

Saturday, June 25, 2022

Mẹ hãy làm một người bạn ở bên con

 BM

Hồi còn nhỏ tôi có một sở thích, đó là gặm tất cả mọi thứ, cho dù là đồ chơi hay giày dép. Mẹ làm mọi cách để ép tôi thay đổi nhưng cuối cùng vẫn đành bất lực. Sau cùng, bố dành thời gian mỗi ngày kể chuyện cho tôi nghe, và tật xấu ấy đã biến mất trong sự ngỡ ngàng của mẹ.


BM

Cũng từ đó mẹ gỡ bỏ nét mặt nghiêm khắc để ngồi xuống trò chuyện cùng tôi như một người bạn, mỗi cuộc chuyện trò là một bài học, những bài học ấy đã theo tôi suốt những năm thơ ấu cho đến khi trưởng thành.

 

Năm 4 tuổi, tôi thường vứt đồ chơi lung tung. Đôi khi vì để thỏa mãn trí tò mò tôi lại tháo rời từng bộ phận để khám phá “xem bên trong có gì”, hoặc có lúc vì thích một vài bức hình mà không ngại cắt rời từng trang sách rồi dán lên tường. Mẹ thấy vậy, bèn nói: “Con có biết tất cả mọi thứ đều đang giúp con không?”.

BM

Thấy vẻ mặt tôi ngơ ngác, mẹ nói tiếp: “Con nhìn này, có phải cái ghế đang cho con ngồi lên không? Mặc dù ghế rất mỏi, nhưng lại giúp con để con không bị bẩn quần đấy”.

 

Tôi mừng rỡ khi học được một thứ mới mẻ, quả là điều mà trước nay tôi chưa từng nhận ra. Mẹ lại chỉ vào từng đồ vật và nói: “Đôi dép cho con đi không bị đau chân, cốc cho con uống nước, giường cho con nằm ngủ, cái giỏ này cho con đựng bao nhiêu là đồ chơi. Con nhìn xung quanh xem, có thứ gì là không giúp con không nào?”.

 

Tôi thích thú gật đầu lia lịa.

 

Rồi mẹ chỉ vào những món đồ vừa bị tôi đối xử bất công: “Các bạn ấy giúp con nhiều như thế, cho con chơi vui ơi là vui, con thì chẳng giúp gì mà lại vứt các bạn ấy khắp nhà thế này, thế các bạn có buồn không? Bạn vịt con này cũng thế, con tháo chân rời ra rồi, bạn ấy có khóc không? Sách cho con học nè, con lại cắt ra như vậy, bạn ấy có đau không?”.

 

Vừa nói mẹ vừa véo nhẹ tôi một cái, tôi hiểu ra và chợt thấy thương đồ vật vô cùng. Đó là lần đầu tiên tôi hiểu thế nào là hối lỗi, tôi ngước lên nhìn mẹ như cầu cứu. Mẹ bảo: “Vậy con hãy xin lỗi các bạn ấy đi, và nhớ lần sau đừng làm như thế nữa nhé”. Tôi chạy lại ôm từng thứ vào lòng: “Chị thương, chị thương, lần sau chị sẽ không như vậy nữa đâu”.

 

Năm tôi lên 5 tuổi, một người bạn của bố đến nhà chơi và cho tôi một túi đầy ắp toàn là kẹo. Ôi chao, thạch này, bánh quy này, kẹo sữa này, bánh gấu này… toàn là những món mà phải chờ đến Tết hay đến sinh nhật cái Tí nhà bác Tư tôi mới được thưởng thức. Đáng lẽ tôi sẽ mang tất cả về phòng và ăn một cách ngon lành. Nhưng mẹ dặn: “Bác Dương có nhiều bánh kẹo nhưng bác không ăn mà lại chia sẻ cho con. Bởi bác biết chia sẻ nên con mới vui như thế này. Bây giờ con cũng có rất nhiều bánh rồi, con có muốn chia sẻ để các bạn cũng được vui như con không?”.


BM

Mẹ nói có lý quá, tất nhiên cũng khiến tôi hăm hở mang túi kẹo đi chia khắp xóm. Chưa bao giờ tôi nhận ra chia sẻ cho bạn bè lại mang đến nhiều niềm vui đến thế. Cũng từ đó mẹ thường nói với tôi: Những gì con bỗng dưng có được thì không nên tận hưởng một mình, mà hãy biết cho đi.

 

Một lần khác là khi đợi đèn đỏ. Lúc ấy có một cụ già lưng hơi còng, chiếc áo nâu nâu đã bạc màu, bước đến từng xe và ngửa ra đôi bàn tay gầy guộc. Mẹ đưa cho tôi một tờ bạc xanh, dặn rằng con nhớ đưa cho cụ bằng hai tay nhé. 60 giây ngắn ngủi qua đi, tôi không hiểu gì mà chỉ làm theo lời mẹ như một chiếc máy. Mãi tới khi về đến nhà, mẹ mới thủ thỉ cùng tôi:

 

“Con xem, mỗi khi con đói là lại có cơm ăn, con khát là lại có nước uống, quần áo hay đồ chơi cũng vậy, con đều có đủ cả rồi. Nhưng cụ già mà con gặp chiều nay ấy, chẳng có ai nấu cơm cho cụ ăn, chẳng có ai mua nước cho cụ uống, cụ cũng không có dép để đi, không có quần áo đẹp để mặc, cũng không có cả đồ chơi nữa. Con có thương cụ không?”.

 

Tôi chợt nhớ lại vóc dáng tiều tụy ban chiều và thấy thương cụ vô cùng. Mẹ nói tiếp: “Nhưng hôm nay con đưa tiền cho cụ, thế là tối nay cụ có tiền để mua thức ăn rồi, cụ sẽ không bị đói nữa. Như thế là con đã làm một việc tốt đấy!”.

 

Ôi, việc tốt, việc tốt! Nỗi thương cảm khi nãy giờ cũng như được thắp lên niềm vui, tôi sung sướng reo lên: “Mẹ ơi, con thích quá, con muốn làm việc tốt suốt cả ngày!”.

 

Kể từ đó, mỗi lần dẫn tôi ra ngoài mẹ đều mang theo tiền lẻ. Sau này khi tôi lớn lên mẹ mới kể lại rằng, những đứa trẻ thành phố từ nhỏ đã quen với nhung lụa sẽ rất khó học được cách cảm thông. Mẹ không muốn tôi cũng thờ ơ vô cảm như thế, vậy nên từ rất sớm mẹ đã nghĩ cần làm sao để khơi dậy tình thương, gieo hạt giống thiện lương trong mỗi đứa con của mình.


BM

Sau này khi nghỉ hè năm lớp 6, có lần mẹ thấy tôi bịt mũi nhăn nhó rồi chạy thật nhanh vụt qua chiếc xe chở rác, mẹ không nói gì mà chỉ lẳng lặng ra đẩy xe giúp bác lao công.


Mẹ đẩy xe rác suốt một đoạn trong sân chung cư mà không hề tỏ ý khó chịu. Đến khi về nhà, mẹ nói với tôi: “Hôm nay khi nhìn lại bộ quần áo sạch sẽ của mình, mẹ tự cảm thấy hổ thẹn. Con có biết vì sao không?”. Và rồi mẹ chậm rãi trả lời: “Bởi vì mẹ nhận ra mình không cần phải lao động nặng nhọc mà vẫn được hưởng một cuộc sống an nhàn. Nhưng các bác lao công thì ngược lại, họ phải nỗ lực nhiều hơn mẹ gấp trăm lần, phải làm công việc mà không người nào muốn làm. Ai cũng thích sạch sẽ, nhà sạch này, sân sạch này, đường sạch này, công viên sạch này… nhưng việc dọn dẹp lại cứ đùn đẩy cho kẻ khác. Con có thấy bác lao công đã làm một công việc can đảm và cao quý nhất không?”.

 

Câu nói của mẹ đã cho tôi một cái nhìn khác về cuộc sống. Những thứ bề ngoài tưởng chừng như “xấu xí”, “bẩn thỉu”, đôi khi “nhếch nhác”, nhưng lại ẩn chứa những điều đẹp đẽ bên trong. Tôi nhớ mẹ từng kể cho tôi chuyện cây lúa khi thấy tôi để mặc cơm vương vãi xuống sàn nhà. Thì ra biết bao dãi nắng dầm sương, biết bao lấm lem bùn đất mới có được bát cơm chúng ta ăn hàng ngày. Tôi cũng nhớ những năm tiểu học, mỗi khi tôi đòi mua một món đồ gì mới thì mẹ lại giao hẹn: “Con cần nỗ lực đã, rồi mới đạt được”. Bao nhiêu lần lau nhà mới đổi được một hộp bút màu, và bao nhiêu lần giúp đỡ bạn bè mới có được một bộ váy mới. Khi tôi hiểu đằng sau những vật chất tiện nghi đều là nước mắt mồ hôi, tôi mới biết thế nào là trân trọng. Và khi tôi nhận ra “không mất thì không được, muốn được thì phải mất”, tôi mới biết trân quý thành quả của chính mình.

 

Có lần tôi hỏi: “Mẹ, mẹ có bí quyết gì mà khiến con răm rắp nghe lời đến thế?”. Mẹ không trả lời ngay mà kể cho tôi một câu chuyện:

 

“Hồi nhỏ con rất thích hò hét, nói oang oang cả nhà đến mức hàng xóm cũng không chịu được. Mẹ nhắc nhở rất nhiều lần rằng con gái thì phải nhỏ nhẹ thế này thế kia, nhưng càng nhắc càng phản tác dụng, con lại còn hét to hơn. Một lần mẹ bảo: A, bây giờ chúng mình cùng hét thật to nhé, như thế mới giống dì ghẻ của Lọ Lem chứ. Con kêu lên: Ứ ứ, con không thích làm dì ghẻ, con muốn làm Lo Lem cơ! Mẹ bảo: Muốn làm Lọ Lem thì phải nói nhỏ nhẹ chứ, còn hét to như con thì chỉ có thể biến thành bà dì ghẻ thôi. Thế là mẹ không cần phải hết hơi mỏi mồm mà con lại tự kiềm chế để nói năng nhẹ nhàng hơn. Mẹ nhận ra là: thay vì ép buộc, mẹ nên làm một người bạn ở bên con”.

 

Ngừng một lát mẹ nói tiếp: “Thực ra, con đã phải hứng chịu tất cả những sai lầm của mẹ. Những năm đầu đời của con là những năm mẹ vừa học cách nuôi dạy một em bé, lại vừa học cách làm mẹ, bước qua hết sai lầm này đến sai lầm khác, cuối cùng mới có thể kiềm chế cơn nóng giận của mình để lắng nghe và thấu hiểu con nhiều hơn. Cho đến giờ phút này thì điều khó khăn nhất mà mẹ từng đối mặt vẫn chính là ‘làm mẹ’. Đó là điều mà muốn làm tốt thì không thể dựa vào trường lớp hay bằng cấp, mà chỉ có thể dựa vào tình yêu thương…”.

 

 

 

Như Quỳnh


BM
Tòa án tối cao Hoa Kỳ nói quyền phá thai ‘không phải dĩ nhiên’
Mẹ Việt hiền mẫu làm đĩa cơm rau đẹp như tranh cho con ăn
Điện thoại công cộng ở trước sân nhà
Biden tìm phao để khỏi chết chìm
BoA cảnh báo về khủng hoảng lạm phát trong tương lai
Giá khí đốt cao _ Nguồn cung thiếu hụt trong kế hoạch khởi xướng nền kinh tế xanh
Thực phẩm, nhiên liệu, và lạm phát đều bắt nguồn từ các chính sách theo chủ nghĩa toàn cầu
Trò quái đản nào đằng sau tuyên truyền về bệnh đậu mùa khỉ?
Tại sao chúng ta cần cầu nguyện cho Biện lý John Durham
Những bậc thầy về màu sắc và ánh sáng
Bài học từ thanh âm của những người đã khuất
Bí quyết thành công của nền giáo dục Phần Lan
Luật sử dụng súng sẽ không khắc phục được vấn đề về văn hóa và tinh thần
Tội ác xã hội và ảnh hưởng giáo dục gia đình
Thảm trạng súng đạn
Vụ án Sussmann tiết lộ ‘rất nhiều’ về bà Clinton và FBI
Đặt giày ở lối vào nhà
DNA _ Một thông điệp Thần Thánh
Bồi thẩm đoàn tuyên luật sư Sussmann trắng án
Con người ngày càng sợ hãi chuyện sinh con