Friday, October 28, 2016

Phương pháp nào làm cho sẹo 'dễ coi' hơn?

http://baomai.blogspot.com/

Một cái sẹo cho thấy quá khứ của tổn thương, nhưng vì sao mô sẹo lại trông và cảm giác khác thế?

Khi tôi 10 hay 11 tuổi, ở trại hè, tôi bị thương ở đầu gối khi chạy cùng bạn bè và ngã trên vỉa hè đá dăm. Tôi ngã mạnh đến mức một số mảnh đá nhỏ ăn sâu vào dưới da phủ xương bánh chè.

Ở bệnh xá, sau khi các y tá rửa máu và lấy các mảnh đá ra, họ đặt một cái xô dưới chân tôi và đổ cồn 90o lên. Rất đau nhưng ít nhất tôi không bị nhiễm trùng. Tuy nhiên cái mà tôi có là một cái sẹo ra trò.

image
Sẹo gần như chắc chắn bắt nguồn từ một vết thương nào đó

Rồi có một lần tôi bị đứt tay vì dùng dao để mở hộp ở phòng ngủ tập thể trong ký túc xá đại học. Mặc dù tôi hết sức cố gắng nhưng rồi tôi cũng có một cái sẹo ở bàn tay trái, giữa ngón cái và ngón trỏ.

Gần như ai cũng có một (hai hoặc ba) câu chuyện bị sẹo để kể nhằm góp vui vào các câu chuyện của bạn. Nhưng mô sẹo thực chất là gì?

image

Một lý do là sẹo gần như chắc chắn bắt nguồn từ một vết thương nào đó, ở một mức độ nào đó. Đó là vì một sẹo là kết quả của quá trình hàn gắn thông thường của cơ thể khi nó làm lành da hoặc các cơ quan khác. Tuy nhiên, các loài vật có thể tái tạo các bộ phận cơ thể chúng, như chân và đuôi, thì chúng làm việc này mà không có sẹo.

Sau một vết thương, vết bỏng hoặc tổn thương, thì việc đầu tiên cơ thể làm là chảy máu. 

http://baomai.blogspot.com/
Việc thứ hai là tạo cục máu đông. Lớp trên cùng của nó khô đi và cứng lại tạo thành vẩy để bảo vệ vết thương khỏi các các rắc rối khác. Được bảo vệ với môi trường bên ngoài, phần dưới của cục máu đông trở thành nơi cư trú cho các tế bào gọi là nguyên bào sợi để thay thế vẩy bằng mô sẹo.

image
Nhưng trong khi mô sẹo có cùng chất liệu như da (chủ yếu là một protein gọi là collagen) thì nó trông và có cảm giác khác da. Trong một bài nghiên cứu 1998 trong Tạp Chí Sinh Học Toán, các nhà toán học John C Dallon và Jonathan A Sherratt của Đại học Warwick đã giải thích nguyên nhân. "Ở con người và các xúc vật da kín," họ viết, "collagen có cấu trúc đan chéo ở mô da bình thường, trong khi ở mô sẹo nó sắp xếp song song với mặt da."

image
Vẩy bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng và sau đó tạo thành sẹo

Nói cách khác, da bình thường được tạo bởi các sợi sắp xếp theo hướng ngẫu nhiên, trong khi cũng chính những sợi đó, trong mô sẹo, được sắp xếp theo một hướng, song song với nhau.

Theo quan điểm tiến hóa thì điều này thực tế là hoàn toàn hợp lý. Một vết thương hở phơi nhiễm cơ thể với đủ loại rắc rối, từ đau cho đến nhiễm trùng. Vậy thay vì tạo da một cách từ từ theo cách thông thường, sẹo là kết quả của đội cấp cứu của cơ thể.

Hãy nghĩ theo cách này, nếu mái nhà bạn bị thủng và trời đang mưa, sẽ không đáng để đợi người thợ mộc giỏi nhất thị trấn đến nếu người thợ giỏi thứ hai đã sẵn ở đó. Đặc biệt nếu anh này có thể hoàn thành trong nửa thời gian với giá một nửa. Tốt hơn hết là bảo vệ cơ thể khỏi môi trường bên ngoài càng sớm càng tốt, ngay cả nếu việc làm này hơi cẩu thả một chút.

image
Trong khi một số sẹo là nguồn kiêu hãnh, một số sẹo khác có thể ta thấy không vui vì xấu. 

Và mặc dù không có một phương pháp nào để hoàn toàn tránh bị sẹo, nhưng có những cách để giảm thiểu sự hình thành và hình thức của nó. Lý do là vết thương rộng thì sẹo to. Đó là lý do vì sao bác sỹ thường hay khâu. Giảm diện tích giữa 2 đầu sẽ làm vẩy nhỏ hơn, tức là sẹo cũng nhỏ hơn.

Nếu một sẹo trông đặc biệt khó coi, bác sỹ da liễu có thể khuyên sửa lại. Trong quá trình này, sẹo được cắt bỏ đi hoàn toàn và da được khâu lại. Vì sẹo là không thể tránh khỏi nên một sẹo mới sẽ hình thành, nhưng bác sỹ sẽ làm nó bớt rõ hơn.

image
Cấu trúc của da bình thường rất khác với cấu trúc của mô sẹo

Những hình thức điều trị khác, như lột da hóa học hoặc mài da là loại bỏ lớp ngoài của da. 

Khi đó da sẽ tự lành sau khi có tác động có kiểm soát, và kết quả là lớp da non mới có thể xuất hiện và đồng nhất hơn.

Nhưng trong khi những phương pháp trên có thể cải thiện hình thức cho một số người trong một số điều kiện nhất định thì không một phương pháp nào thực tế loại bỏ hoàn toàn được sẹo. Các phương pháp đó chỉ làm thay đổi sẹo, chỉnh sửa sẹo, chuyển vị trí sẹo, hoặc nếu không thì làm sẹo dễ coi hơn.

image
Chỉ có ghép da là có thể loại bỏ sẹo hoàn toàn, và mặc dù một sẹo mới sẽ xuất hiện ở mép vết ghép. Do vậy trong khi đợi y học có được cái gì đó tốt hơn, phần lớn chúng ta chỉ còn hài lòng ngồi kể chuyện với nhau vì sao bị sẹo.



Thursday, October 27, 2016

Lạc quan là 'cái bẫy chết người'

http://baomai.blogspot.com/
Khoảng 15 năm trước, khi Michael Stausholm khởi nghiệp cùng một người bạn, cộng sự của ông đã vẽ nên một bức tranh đầy hứa hẹn về tương lai của công ty.

Stausholm đã tin vào những gì mình nghe thấy. Dù gì đi nữa thì suy nghĩ tích cực cũng là một yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công, phải không?

"Suy nghĩ tích cực là điều in hằn trong DNA của hầu hết những người làm kinh doanh," Stausholm nói.

Stausholm hiện đóng tại Copenhagen. Ông từng làm việc cho công ty vận tải biển Maersk và sau đó chuyển sang tư vấn cho các công ty lớn về những vấn đề liên quan đến tính bền vững.

"Nếu bạn không suy nghĩ tích cực, bạn sẽ không bao giờ có thể khởi nghiệp."

image
Nhưng khi công việc kinh doanh đổ bể, ông học được một bài học quan trọng: Suy nghĩ tích cực cũng có vấn đề của nó.

"Chỉ suy nghĩ tích cực và chờ đợi vào may mắn là không đủ - bạn phải kết hợp với cả suy nghĩ thực tế," ông nói.

Sức mạnh của sự lạc quan đã là kim chỉ nam cho các lãnh đạo doanh nghiệp kể từ 1936, khi Napoleon Hill xuất bản cuốn Think and Grow Rich.

image
Hai thập niên sau, Norman Vincent Peale viết cuốn The Power of Positive Thinking, với 21 triệu ấn bản được bán đi trên toàn cầu.

Gần đây hơn, cuốn The Secret của Rhonda Byrne cũng thu hút sự chú ý của các lãnh đạo doanh nghiệp khi đề cập đến những thành công mà sự lạc quan có thể mang lại.

Theo các cuốn sách này, sự nghi ngờ hoặc những suy nghĩ tiêu cực có thể gây trở ngại cho thành công.

Tuy nhiên trên thực tế, các nghiên cứu mới đây cho thấy sự lạc quan có những điểm hạn chế và thậm chí là tác hại chết người. Suy nghĩ tích cực có thể hạn chế sự thành công của bạn.

Sức mạnh của ảo tưởng


Gabriele Oettingen, một giáo sư tâm lý học tại Đại học New York, nói khi bà bắt đầu nghiên cứu về suy nghĩ tích cực, bà hiểu ra rằng năng lượng cơ thể, được đo bằng huyết áp, giảm xuống khi người ta ảo tưởng về tương lai, ví dụ như được nhận việc làm hay kiếm được tiền.

image
Michael Stausholm nhận ra rằng lạc quan không phải lúc nào cũng tốt

"Vấn đề là người ta không dồn năng lượng để biến mong ước thành sự thật," Oettingen nói.

Những người hay ảo tưởng về các mục tiêu của mình thường không hành động quyết liệt để biến chúng thành sự thật, bà nói.

Oettingen nhận thấy hai năm sau khi tốt nghiệp, các sinh viên lạc quan về việc kiếm được việc làm thường nhận được việc trả lương thấp hơn hoặc khó kiếm việc hơn những sinh viên lo lắng về khả năng kiếm được việc.

Và hóa ra những người quá lạc quan cũng gửi đi ít đơn xin việc hơn.

"Họ ảo tưởng về điều đó. Họ cảm thấy đã đạt được thành công và muốn nghỉ ngơi," bà nói, đồng thời cho biết thêm điều này khiến con người ta mất động lực để biến mơ ước thành hiện thực.

image
Nimita Shah, giám đốc của The Career Psychologist, cho biết con người ta thường cảm thấy bực bội vì không thể biến điều ước của mình thành hiện thực, và sau đó lại cảm thấy có lỗi vì những suy nghĩ tiêu cực của mình.

Họ cho rằng chính những suy nghĩ tiêu cực đã góp phần khiến mình không thể đạt được mục tiêu.

"Nó cũng giống như khi bạn tìm kiếm một giải pháp để giảm cân nhanh chóng," Shah nói.

Những ảo tưởng về tương lai có thể giúp tạo động lực ngắn hạn, "nhưng về dài hạn, nó góp phần làm con người ta cảm thấy tệ hơn".

Bản năng tự nhiên

Vậy chúng ta có nên lúc nào cũng lo lắng? Sự lạc quan đã ăn sâu vào tâm lý của mỗi người, Tali Sharot, giám đốc của Affective Brain Lab, nói.

Bà đã nghiên cứu tác động của những sự kiện tiêu cực lên cảm xúc con người. Trong những thử nghiệm ban đầu, bà đã yêu cầu người tham gia tưởng tượng về một sự kiện tiêu cực trong tương lai, ví dụ như mất việc hoặc đổ vỡ trong quan hệ.

http://baomai.blogspot.com/
"Bà nhận thấy những người này lập tức đánh đổi một trải nghiệm tiêu cực với một trải nghiệm tích cực - ví dụ như họ đã chia tay với người tình cũ và tìm được một người mới tốt hơn.

"Điều này đã làm hỏng thí nghiệm của tôi," Sharot nói. Nhưng điều này cũng giúp bà nhận ra rằng con người có một định kiến tự nhiên về sự lạc quan. "Họ tưởng tượng ra rằng tương lai sẽ tốt hơn quá khứ," bà nói.

Những định kiến này, được Sharot ước tính là tồn tại ở 80% trong số tất cả chúng ta, bất kể văn hoá hay quốc gia, và giúp chúng ta có động lực để làm việc.

Các nghiên cứu cũng cho thấy sự lạc quan thường kéo dài lâu hơn và cũng tốt hơn cho sức khoẻ. Những suy nghĩ tích cực có thể trở thành sự thật, bà nói.

image
Những người tin rằng họ sẽ sống thọ hơn có thể sẽ có động cơ để ăn uống điều độ và tập thể dục. Sự lạc quan cũng có thể giúp con người ta vượt qua những hoàn cảnh khó khăn.

Thế nhưng sự lạc quan cũng khiến con người ta đánh giá thấp các rủi ro. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể dự toán sai khoản tiền và thời gian cần thiết cho một dự án nào đó.

Sử dụng suy nghĩ tiêu cực

Thế nhưng sự lạc quan đã nằm trong bản năng của chúng ta và mỗi người sẽ cần phải tập cách dùng một lượng suy nghĩ tiêu cực vừa đủ để cân bằng lại.

Bằng công trình nghiên cứu trong suốt hai thập niên, Oettingen đã phát minh ra một công cụ có tên gọi WOOP, viết tắt của mong ước (Wish), Kết quả (Outcome), trở ngại (Obstacle) và kế hoạch (Plan).

http://baomai.blogspot.com/
Công cụ này cũng có thể được sử dụng qua nền tảng web hoặc ứng dụng điện thoại thông minh. Nó có công dụng hướng dẫn người dùng qua một loạt các bài tập được thiết kế để giúp họ lập ra một chiến lược cụ thể nhằm đạt được mục tiêu ngắn hạn của mình và học cách lạc quan nhưng vẫn lưu tâm về những trở ngại và bất lợi.

Ví dụ nếu bạn muốn lập một công ty nhưng bạn nhận ra rằng mình không muốn đi vay tiền hoặc không muốn làm việc trong nhiều tiếng đồng hồ.

Bạn có thể tìm cách để vượt qua các trở ngại này, chẳng hạn như hợp tác với một người có kỹ năng bán hàng, hoặc đề ra một lịch làm việc cụ thể.

Nhiều khả năng bạn sẽ quyết định rằng trở ngại này quá lớn và không đáng vượt qua - trước khi bạn lao đầu vào và thất bại.

"Sau đó, ít ra bạn có thể đặt mục tiêu đó qua một bên mà không cảm thấy tội lỗi. Bạn có thể tự nhủ rằng mình đã phân tích kỹ lưỡng và cảm thấy nó không phù hợp với mình," Oettingen nói.

image
Khi Stausholm bắt đầu công ty bút chì bền vững Sprout một vài năm trước, ông đã học từ những thất bại trong kinh doanh trước đó. Ông đã viết tất cả mọi thoả thuận ra giấy và đề ra những kế hoạch dự phòng cho viễn cảnh xấu nhất.

Công ty hiện nay bán ra hơn 450 nghìn bút chì một tháng ở 60 quốc gia. Kết quả kinh doanh khiến bản thân Stausholm cũng ngạc nhiên.

"Nhiều người nói rằng bạn phải suy nghĩ tích cực khi là một doanh nhân," Stausholm nói.

"Nhưng đối nghịch với lạc quan không phải là tiêu cực - điều quan trọng là bạn cần nhìn nhận một cách rất thực tế về những gì mình có thể đạt được."



Renuka Rayasam

http://baomai.blogspot.com/

Bệnh nặng vẫn đi làm không phải điều tốt
Tại sao bầu cho ông Trump là cách lựa chọn tốt về ...
Người Mỹ gốc Việt và vụ 'nước mắm nhiễm độc'
Texas sử dụng năng lượng tái tạo nhiều nhất nước
Cái chết của một cảng biển ở Liên Xô
Khai thác vàng từ những iPhone phế thải?
Sau vụ Hố Hô, nghĩ về các phép ngụy biện
Vì sao người thuận tay trái là thiểu số?
Chọn chỗ ngồi tốt nhất trên máy bay
Donald Trump, Hillary Clinton và Châu Á
Chuyện về những cây biết đi
Samsung thiệt hại 5,4 tỉ đôla vì Note 7
Những nơi xe hơi bị ghét bỏ
Khách du lịch tới Thái Lan nên và tránh làm gì dịp...
Chặn quốc lộ vì cá bè chết hàng loạt
CSVN là tay sai của Trung Cộng trong cuộc chiến mậ...
Cuộc đời Quốc vương Bhumibol của Thái Lan
Chiến tranh lạnh Mỹ-Nga 2016
Tất cả đồng hành với nhân dân Hà Tĩnh
Nếu bạn im lặng rồi ai sẽ nói

Wednesday, October 26, 2016

Bệnh nặng vẫn đi làm không phải điều tốt

http://baomai.blogspot.com/
Nếu bạn nghĩ rằng từ 'wickie' là từ môn cricket hoặc tên một trang web nổi tiếng, nhiều khả năng bạn là một trong số rất nhiều người mò vào công sở để làm việc ngay cả khi bệnh nặng.

Wickie - có nghĩa là đi làm khi đang bệnh - không phải là điều giúp bạn ghi điểm ở văn phòng.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc đi làm khi đang bệnh tác động đến hiệu suất của bạn trong công việc, khiến bạn ít thận trọng và dễ phạm lỗi hơn. Bạn cũng dễ làm cho các đồng nghiệp khó chịu bởi những cơn ho hay tiếng xì mũi liên tục.

image
Nhưng mặt khác, có những người thường xuyên giả bệnh - 'sickie' - và phàn nàn ngay cả khi họ không phải đang bệnh.

Hầu hết chúng ta đều được chia ra làm hai loại nói trên. Thế nhưng đứng trước những áp lực quanh ta - khi những đồng nghiệp được tán dương vì đi làm khi bị bệnh, hoặc những sếp ra tuyên bố thẳng thắn rằng việc nghỉ bệnh không được hoan nghênh - bên cạnh những lo ngại về công việc cũng như thu nhập ổn định, việc quyết định khi nào bạn đủ bệnh để nghỉ ở nhà không phải luôn luôn là điều dễ.

Liệu có cách nào để biết khi nào là lúc hợp lý để nghỉ bệnh?

Vấn đề tâm lý

http://baomai.blogspot.com/
Vì sao người ta cảm thấy có trách nhiệm phải đi làm khi đang bệnh? Đó là sự kết hợp của tính cạnh tranh trên thị trường việc làm, sự căng thẳng và tâm lý bất an trong công việc, theo Đại học East Anglia.

Bạn nên ở nhà khi cảm thấy đang bệnh - đó là điều tưởng như dễ hiểu, thế nhưng sếp của bạn không phải lúc nào cũng có cùng suy nghĩ.

Bên cạnh đó, việc không có một thước đo khách quan nào giúp chỉ ra khi nào thì một người bệnh đủ nặng để ở nhà, cũng khiến việc đưa ra quyết định trở nên khó khăn hơn.


"Tôi nhận ra rằng những người đam mê công việc thường ít khi nghỉ bệnh, dù bệnh nặng tới mức nào đi nữa," Gail Kinman, giáo sư về tâm lý sức khoẻ nghề nghiệp tại Đại học Bedfordshire, Anh quốc, nói.

http://baomai.blogspot.com/

Chúng ta thường phải noi gương sếp trong vấn đề nghỉ bệnh.

"Nếu người quản lý của bạn là người thường xuyên đi làm dù bị bệnh, họ có thể sẽ có cùng kỳ vọng đối với nhân viên và những người dưới cấp có thể ngại nghỉ bệnh hơn," Kinman nói.

Đây là lý do những sếp khó tính thường ít thông cảm hơn. Nếu sếp bạn là một người như vậy, bạn sẽ ít khả năng nghỉ bệnh hơn, ngay cả khi đó là điều cần thiết.

Tuy nhiên, dựa trên một nghiên cứu từ Đại học East Anglia, những người bị nhiều áp lực từ đồng nghiệp hoặc sếp sẽ thường đi làm ngay cả khi bị bệnh. Các nhân viên thường xuyên bị phân biệt đối xử hoặc quấy rối cũng ít khi dám xin nghỉ bệnh.

http://baomai.blogspot.com/
Có thể bạn đang tự nhủ rằng mình chỉ bệnh nhẹ. Và thế rồi bạn ráng lết mình vào văn phòng. Thế nhưng trên thực tế nếu cảm thấy hơi bệnh, tốt nhất là bạn nên ở nhà để nghỉ ngơi trước khi bệnh nặng hơn.

Michael Tam, thuộc bộ phận nhân sự tại Fairfield Hospital, Sydney, Úc, khuyến cáo bạn nên nghỉ bệnh khi mới bị cảm, nhất là khi bạn làm việc trong ngành yêu cầu tiếp xúc nhiều với người khác, ví dụ như chăm sóc y tế.

Ngay cả khi bạn làm việc trong văn phòng, Tam cũng khuyến cáo nên tránh tiếp xúc với người khác để đề phòng lây bệnh.

Vấn đề về lương

image
Ở nhiều quốc gia, luật pháp quy định bạn được trả lương khi nghỉ bệnh đối với các công việc toàn thời gian và một số công việc bán thời gian.

Một số quốc gia khác, ví dụ như Hoa Kỳ và các nước châu Á, người lao động có ít quyền lợi hơn.

Khi thù lao của bạn phụ thuộc vào việc có mặt ở nơi lao động, nhiều khả năng bạn sẽ đi làm dù bị bệnh, theo nghiên cứu của Kinman.

Ngay cả ở nhiều quốc gia phát triển nơi có nhiều bộ luật bảo vệ quyền lợi cho người lao động, như Singapore, người lao động không được trả lương cho ngày nghỉ bệnh nếu họ chưa làm được ít nhất là 3 tháng.

"Có nhiều trường hợp người lao động không được trả lương khi nghỉ bệnh nếu tổ chức của họ bị thiếu nhân sự hoặc áp dụng chính sách nghỉ bệnh bừa bãi, hoặc nếu họ làm những công việc như chăm sóc sức khoẻ", Kinman nói.

image
Đây là điều khó xử mà nhiều lao động tự do hoặc lao động theo hợp đồng đang phải đối mặt. Tại Úc, khoảng 24% lao động là theo hợp đồng. Một nghiên cứu bởi Công đoàn Lao động Tự do tại Hoa Kỳ cho thấy 35% lao động ở nước này là lao động theo hợp đồng hoặc lao động tự do.

"Nếu bạn không có mặt, bạn sẽ không được trả lương," Sean Newman, một thợ xây dựng ở London, nói.

Trong khi đó, Nicole, một công chức tại Sydney, Úc, nói khi bị cảm, bà thường cảm thấy có thể làm nửa ngày ở nhà, nhưng không thể làm cả ngày ở văn phòng.

image
Việc sử dụng phương tiện công cộng để đi làm và phải ngồi họp khi bản thân cảm thấy không thể đứng vững có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Thế nhưng quản lý của bà nói với tất cả mọi người rằng 'ai bệnh thì ở nhà và chỉ vào văn phòng khi cảm thấy khoẻ mạnh', bà nói.

Những quy định như vậy khiến các nhân viên khó mà giữ vững hiệu suất, bà nói. "Cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ đen và trắng."



Georgina Kenyon

http://baomai.blogspot.com/

Tại sao bầu cho ông Trump là cách lựa chọn tốt về ...
Người Mỹ gốc Việt và vụ 'nước mắm nhiễm độc'
Texas sử dụng năng lượng tái tạo nhiều nhất nước
Cái chết của một cảng biển ở Liên Xô
Khai thác vàng từ những iPhone phế thải?
Sau vụ Hố Hô, nghĩ về các phép ngụy biện
Vì sao người thuận tay trái là thiểu số?
Chọn chỗ ngồi tốt nhất trên máy bay
Donald Trump, Hillary Clinton và Châu Á
Chuyện về những cây biết đi
Samsung thiệt hại 5,4 tỉ đôla vì Note 7
Những nơi xe hơi bị ghét bỏ
Khách du lịch tới Thái Lan nên và tránh làm gì dịp...
Chặn quốc lộ vì cá bè chết hàng loạt
CSVN là tay sai của Trung Cộng trong cuộc chiến mậ...
Cuộc đời Quốc vương Bhumibol của Thái Lan
Chiến tranh lạnh Mỹ-Nga 2016
Tất cả đồng hành với nhân dân Hà Tĩnh
Nếu bạn im lặng rồi ai sẽ nói
Tranh Vua Hàm Nghi vẫn lưu lạc tha hương