Friday, May 27, 2016

Nên làm việc vì lý tưởng hay vì tiền?

meeting
Tất cả chúng ta đều muốn hoà nhập vào môi trường xung quanh.
Chuyện này không phải khó khi bạn là sinh viên đại học và bạn có thể chọn bạn mà chơi, nhưng môi trường công sở là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Thậm chí còn khó hơn nữa khi bạn đã vững vàng nghề nghiệp và có những mối ưu tiên hoàn toàn khác.

image
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn phải làm một công việc đòi hỏi hợp tác với các đồng nghiệp mọi lúc mọi nơi? Làm sao để tìm một văn hoá công sở phù hợp với bản thân?

Kim trong đống rơm

"Không có văn hoá công ty nào là phù hợp với tất cả mọi người, và không có văn hoá công ty nào là phù hợp với bạn trong suốt cả sự nghiệp," Tom Gimbel, giám đốc điều hành của hãng tuyển dụng LaSalle Network, nói trong một email.

image
Ông viết rằng "những điều mà bạn phát triển trong công việc sẽ thay đổi", những điều đem lại cho bạn động lực làm việc sẽ thay đổi, đồng nghĩa với việc văn hoá làm việc mà bạn tìm kiếm cũng sẽ thay đổi.

Tiền không phải tất cả

Vậy làm sao để bạn có thể quyết định môi trường làm việc nào là phù hợp với mình?

Dù tiền từng là một trong các yếu tố quyết định đối với nhiều ứng viên, giờ đây, họ lại có xu hướng chú trọng vào văn hoá công sở và những giá trị mà các tổ chức theo đuổi, theo Tiến sĩ Shoshana Dobrow Riza từ Đại học LSE ở London.

image
"Người ta tập trung hơn vào những điều mang lại ý nghĩa cho công việc của họ - và chọn văn hoá công sở giúp họ hiểu được những ý nghĩa đó," bà nói.

Ưu tiên

image
Để hiểu được những gì sẽ giúp bạn đi lên trong một tổ chức, bạn cần hiểu điều gì là quan trọng với mình, điều gì sẽ mang lại động lực cho bạn, và môi trường nào là phù hợp với bạn, Gimble nói.

Ông khuyên nên tìm hiểu các nhân vật có tầm ảnh hưởng trong quá khứ đối với bạn, những người đã có thể giúp bạn có được hiệu quả tốt nhất.

Đó có thể là một giáo sư, thầy giáo hỗ trợ công việc nghiên cứu của bạn, hoặc một huấn luyện viên. Những người này có những đặc điểm gì?

Sau đó, hãy nhờ người hướng dẫn của bạn miêu tả phong cách viên quản lý sẽ phụ trách mình và xem liệu người này và những người dẫn dắt bạn trước đó có những điểm chung gì.

Lo ngại về môi trường

image
Ở đại học, bạn có phải là một trong những người xuất sắc nhất khi làm việc theo nhóm? Hay bạn thích làm việc độc lập, theo lịch trình riêng? Bạn có nhất thiết thấy cần phải làm việc ở một góc yên tĩnh trong thư viện, hay bạn ưa làm việc trong một quán cà phê bận rộn?

"Câu trả lời của bạn trước những câu hỏi này sẽ giúp bạn biết được môi trường nào là phù hợp cho bạn," Gimble nói.

"Nếu bạn cần sự yên tĩnh để làm việc hiệu quả, một văn phòng theo dạng mở có thể sẽ không phù hợp với bạn."

Thay đổi văn hoá

image
Bên cạnh đó, hãy nghĩ về những gì bạn đã học được trong từ các việc thực tập, Tiến sĩ Kat Cohen, CEO của công ty tư vấn giáo dục IvyWise đóng tại New York, nói.

Liệu có một công ty nào đó mà bạn tin rằng là phù hợp với bạn và bạn đã gây dựng được một số quan hệ ở đó? Hoặc liệu bạn không thích những việc thực tập ngay từ đầu do thời gian quá ngắn?

"Điều quan trọng là các ứng viên cần xác định xem văn hoá công ty nào sẽ giúp họ thành công và cần tìm kiếm kỹ lưỡng để tìm những công ty đề cao các giá trị đó," Cohen nói trong một email.

image
Hãy sử dụng những mạng lưới bạn bè, gia đình hay từ trường đại học và các trang web tìm kiếm việc làm như Glassdoor để xác định công ty nào sẽ phù hợp với năng lực và yêu cầu về văn hoá làm việc của bạn.

"Việc nói chuyện với thật nhiều người luôn là điều tốt," bà nói.

Không phải khi nào cũng phù hợp

Trong một thế giới hoàn hảo, bạn sẽ tìm được nơi hoàn toàn phù hợp và cảm thấy thích nghi ngay lập tức. Nhưng hầu hết thời gian bạn sẽ không có cơ hội để thực sự kén chọn về văn hoá công sở ngay khi ra trường, Cohen nói.

image
"Hầu hết các sinh viên vừa tốt nghiệp chỉ mong kiếm được việc làm và trả được nợ học phí. 

Bên cạnh đó, xin được việc làm cũng ngày càng khó khăn hơn," bà nói.

image
"Các công ty đang cá cược khi họ tuyển dụng một người nào đó hoàn toàn mới mẻ với môi trường làm việc, và các ứng viên có thể nhận một việc nào đó ở công ty vốn không phải là sự lựa chọn đầu tiên của họ, hoặc không có những đặc điểm mà họ tìm kiếm lúc đầu."

Nhưng Cohen nói đó không phải là điều đáng lo ngại.

"Hãy tỏ rõ giá trị của mình. Việc tìm kiếm kinh nghiệm là điều vô cùng quan trọng."

Ngay cả khi một vị trí nào đó không phải là điều phù hợp hoàn toàn với bạn, bạn vẫn có thể học về một lĩnh vực nào đó, các chương trình được thiết lập ra sao, và hiểu cặn kẽ về những kỹ năng và công cụ cần thiết để đưa mình đến với thành công.

Thay đổi về ưu tiên

Trong lúc mỗi người tiến tới giữa đoạn đường sự nghiệp của mình, nhu cầu về trách nhiệm trong công việc hoặc những gì mà công việc có thể mang lại sẽ thay đổi.

"Hãy đánh giá điều gì là quan trọng với bạn," Gimbel nói.

Bạn muốn được linh hoạt hơn về thời gian? Nhiều quyền tự quyết hơn? Bạn muốn được thăng chức hay đã an phận? Bạn muốn vị thế được nâng cao, hay đã hài lòng với hiện nay?

work working wednesday steve
"Một khi bạn hiểu mình đang muốn tìm kiếm gì, bạn sẽ dễ nhận ra mình có phù hợp với văn hoá làm việc của một công ty hay không," ông nói.

Bên cạnh đó, khi bạn đã tiến tới cuối con đường sự nghiệp, bạn cần phải nhìn lại những ưu tiên này.

"Ban có muốn được vây quanh bởi những đồng nghiệp trẻ tuổi, hay bạn thích những người trạc tuổi hơn? Bạn muốn được thách thức và học những điều mới, hay bạn chỉ muốn tìm một nơi để hoàn thành sự nghiệp của mình trước khi nghỉ hưu?" Gimbel đặt câu hỏi.

Lên xuống trong sự nghiệp

images ashton kutcher steve jobs ashton
"Người ta hay bảo rằng một khi bạn bắt đầu công việc, bạn sẽ chỉ đi lên và đi lên. Điều này không đúng," Dobrow Riza nói.

"Thay vào đó, chúng ta cần biết giới hạn những sự kỳ vọng của mình, và chấp nhận rằng công việc sẽ có lúc lên lúc xuống."

"Chúng ta cần chấp nhận sự thay đổi trong sự nghiệp của mình, thay vì chỉ kỳ vọng vào sự ổn định."

Và mặc dù những ưu tiên của chúng ta sẽ thay đổi trong con đường sự nghiệp của mình, hầu hết chúng ta đều đã muốn đi tới một cái đích nào đó ở cuối con đường, Shawn Murphy, giám đốc điều hành của hãng tư vấn quản lý Switch and Shift, nói.

"Chúng ta đều muốn được làm việc trong một môi trường mà mình được đối xử như những người trưởng thành hữu dụng, có quyền tự quyết, làm việc với mục đích, có công việc và những mối quan hệ nhiều ý nghĩa".


Elizabeth Garone

travolta steve jobs

G7 cứng rắn với "Tàu khựa" về vấn đề biển Đông
Obama phát biểu với nhân dân Việt Nam tại Hà Nội
Vì sao Obama được ngưỡng mộ ở Việt Nam?
Một số sự kiện khi TT Obama ở Việt nam
Obama ăn bún chả uống bia ở Hà Nội
Obama đi thăm người dân Hà Nội trong cơn mưa
Hoa Kỳ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam
GS Ngô Bảo Châu: Bình luận gây tranh cãi
Barack Obama trên đường tới thăm Việt Nam
Kẻ hờ hững, người tẩy chay bầu cử ở VN
Người dân Việt Nam hào hứng chờ đón TT Obama
Mỹ đặt tiền trên nhân quyền?
Linh mục Nguyễn Văn Lý ra tù về Tòa Tổng Giám mục ...
Những chuyến thăm VN của các vị tổng thống Mỹ
An toàn khi lên mạng
Về chuyến thăm Việt Nam của TT Mỹ
Cả nước không “bi đầu”
Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama
Tìm tin 'cá chết' ở VN hơi lạ?
Thảm họa diệt chủng vào năm 2020

Thursday, May 26, 2016

G7 cứng rắn với "Tàu khựa" về vấn đề biển Đông

image
Các nhà lãnh đạo G7 đã đồng thuận về sự cần thiết phải chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng nhưng thời điểm và số tiền còn tùy thuộc từng nước.

Lãnh đạo các nước Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Mỹ hôm 26-5 bày tỏ quan ngại về hiện trạng của các nền kinh tế mới nổi tại ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) tại Ise-Shima, tỉnh Mie - Nhật Bản.

Nỗi lo về kinh tế

image
Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe thậm chí còn đưa ra dữ liệu cho thấy giá hàng hóa cơ bản trên toàn cầu đã giảm 55% trong giai đoạn từ tháng 6-2014 đến tháng 1-2016. Tỉ lệ này cũng tương tự như giai đoạn từ tháng 7-2008 đến tháng 2-2009, tức sau khi xảy ra vụ sụp đổ ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ) dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu.

image
Tuy nhiên, không phải ai cũng bi quan như nhà lãnh đạo Nhật Bản. “Các nhà lãnh đạo G7 đánh giá thực trạng các nền kinh tế đang phát triển là nghiêm trọng nhưng vẫn có quan điểm cho rằng tình hình kinh tế lúc này không phải là một cuộc khủng hoảng” - phó chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hiroshige Seko nói với các phóng viên sau ngày làm việc đầu tiên.

Dù vậy, theo ông Seko, các nhà lãnh đạo G7 đồng thuận phải thúc đẩy chi tiêu để tạo động lực cho tăng trưởng thế giới nhưng thời điểm và số tiền còn tùy thuộc từng nước. Anh và Đức cho đến giờ vẫn không đáp lại lời kêu gọi tung ra ngân sách kích cầu tài chính.

image
Các nhà lãnh đạo G7 tại Nhật Bản hôm 26-5
Ngoài kinh tế, những nội dung khác được thảo luận tại hội nghị là chủ nghĩa khủng bố, khủng hoảng di cư, an ninh mạng và an ninh hàng hải, nhất là sự hung hăng của Trung Cộng tại biển Đông và biển Hoa Đông. Theo ông Seko, các nhà lãnh đạo G7 nhất trí về tầm quan trọng của việc phát đi tín hiệu rõ ràng về những gì xảy ra tại các vùng biển trên. Quan chức này nói thêm cái tên Trung Cộng đã được nhắc đến trong các cuộc thảo luận về vấn đề an ninh hàng hải hôm 26-5.

Phớt lờ sức ép của Trung Cộng

image
Phát biểu bên lề hội nghị, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nhấn mạnh G7 cần có lập trường “rõ ràng và cứng rắn” về những yêu sách chủ quyền gây tranh cãi của Trung Cộng.

“Chính sách của G7 là rõ ràng: bất kỳ tranh chấp lãnh thổ hoặc hàng hải nào cũng cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Các hành động đơn phương, ép buộc hoặc sử dụng vũ lực sẽ không được chấp nhận” - ông Tusk khẳng định.

image
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng nhấn mạnh Washington muốn thấy giải pháp hòa bình cho tranh chấp biển Đông sau cuộc gặp Thủ tướng Abe hôm 25-5. Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron giục Trung Cộng tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” sai trái của Bắc Kinh ở biển Đông.

image
Những phát biểu trên cho thấy Trung Cộng đã thất bại trong việc vận động một số thành viên G7, như Ý, ngăn Mỹ và Nhật đưa vấn đề biển Đông ra thảo luận tại hội nghị. Trước thềm hội nghị, Trung Cộng còn tìm đủ mọi cách gây sức ép lên G7.

image
Ngoại trưởng Vương Nghị hôm 26-5 kêu gọi G7 phải duy trì “lập trường khách quan và công bằng”, không nên leo thang căng thẳng. “Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ cuộc thảo luận hoặc hành động nào có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực” - ông Vương nhắc G7.

Weezer beach ocean sand muscle
Cứ như cuộc chạy đua tiếp sức, Tân Hoa Xã cùng ngày cũng lớn tiếng cảnh báo các thành viên G7 không nên “can thiệp” vào vấn đề tranh chấp ở biển Đông.

Bài viết còn cáo buộc Nhật Bản “lèo lái hội nghị thượng đỉnh G7 theo ý đồ của mình nhằm thu hút thêm nhiều đồng minh để cô lập Trung Cộng”. Bất chấp sức ép này, theo hãng Kyodo, các nhà lãnh đạo G7 dự kiến ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ hành vi xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các tiền đồn ở biển Đông sau khi hội nghị kết thúc.




explosion bomb this bomb turns around

Obama phát biểu với nhân dân Việt Nam tại Hà Nội
Vì sao Obama được ngưỡng mộ ở Việt Nam?
Một số sự kiện khi TT Obama ở Việt nam
Obama ăn bún chả uống bia ở Hà Nội
Obama đi thăm người dân Hà Nội trong cơn mưa
Hoa Kỳ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam
GS Ngô Bảo Châu: Bình luận gây tranh cãi
Barack Obama trên đường tới thăm Việt Nam
Kẻ hờ hững, người tẩy chay bầu cử ở VN
Người dân Việt Nam hào hứng chờ đón TT Obama
Mỹ đặt tiền trên nhân quyền?
Linh mục Nguyễn Văn Lý ra tù về Tòa Tổng Giám mục ...
Những chuyến thăm VN của các vị tổng thống Mỹ
An toàn khi lên mạng
Về chuyến thăm Việt Nam của TT Mỹ
Cả nước không “bi đầu”
Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama
Tìm tin 'cá chết' ở VN hơi lạ?
Thảm họa diệt chủng vào năm 2020
YouTube: fish died in Vietnam

Obama phát biểu với nhân dân Việt Nam tại Hà Nội

image
Tổng thống Obama phát biểu với nhân dân Việt Nam tại Hà Nội ngày 24/05/2016.

Truyền thông Mỹ ngày 25/05/2016 tiếp tục bình luận nhiều về chuyến viếng thăm Việt Nam của tổng thống Barack Obama. Đài truyền hình CNN thì chú ý đặc biệt chú ý đến lĩnh vực nhân quyền trong chuyến đi này qua bài mang tựa : « Bước nhảy tế nhị của Obama về tình trạng nhân quyền « tồi tệ » của Việt Nam".

image
Theo CNN, trong bài diễn văn hôm qua, 24/05, tổng thống Obama đã cố đi vững bước trên một con đường khó khăn, cân bằng những lời chỉ trích về nhân quyền với những lời ca ngợi các tiến bộ trong lĩnh vực này. Nhưng khi làm như vậy, có vẻ như ông đã cho quốc gia Cộng sản này một « giấy phép » hào phóng hơn là đối với các nước khác có những vi phạm nhân quyền tương tự.

image
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch gần đây đã nhận định rằng tình trạng nhân quyền của Việt Nam « tồi tệ » về mọi mặt, nhưng tổng thống Mỹ có vẻ đề cập đến vấn đề tế nhị này một cách thận trọng nhất, vào lúc mà hai nước cuối cùng đã bình thường hóa hoàn toàn quan hệ.

CNN ghi nhận rằng, trái ngược hẳn với những lời chỉ trích nặng nề đối với những nước khác mà ông đã viếng thăm trước đó, chẳng hạn Kenya hay Ethiopia, tổng thống Obama đã đợi đến cuối bài phát biểu đến nhân dân Việt Nam mới đề cập đến vấn đề này. Như là để giảm nhẹ những chỉ trích đối với chế độ Hà Nội, ông đã nêu lên những vấn đề mà ngay chính nước Mỹ cũng phải đang giải quyết như tình trạng phân biệt chủng tộc, hay bất bình đẳng nam nữ về lương bổng.

image
Theo CNN, so sánh tình trạng nhân quyền ở Mỹ với nhân quyền ở quốc gia Cộng sản độc đảng vẫn còn giam giữ tù chính trị và kiểm duyệt thông tin có vẻ hơi quá lố, nhưng ông Obama muốn nói với mọi người rằng không có quốc gia nào hoàn hảo.

Cũng theo CNN, tổng thống Mỹ đã nói rất chung chung, tránh nêu cụ thể các vấn đề về nhân quyền của Việt Nam. Ông Obama nói : « Hoa Kỳ không tìm cách áp đặt một hệ thống chính trị của chúng tôi lên Việt Nam. Những quyền mà tôi nói không phải là những giá trị của Mỹ, mà là những giá trị phổ quát đã được ghi trong bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Những quyền này được ghi trong Hiến pháp Việt Nam. Hiến pháp này quy định rằng công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do biểu tình ».

image
Các quan chức Nhà rằng thì ghi nhận là đài truyền hình Nhà nước đã truyền trực tiếp toàn bộ bài phát biểu của tổng thống Obama đến nhân dân Việt Nam. Đây quả là một tiến bộ so với cách đây 20 năm, khi người dân Hà Nội không được phép nói chuyện với người nước ngoài.

image
Nhưng theo lời phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes nói với các phóng viên, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn cảm thấy khó chịu. Theo CNN rõ ràng là Nhà trắng tránh chỉ trích nặng nề Việt Nam, vào lúc mà các hiệp định đang được ký kết, hợp tác giữa hai nước còn mới và Việt Nam đang nỗ lực nâng cao tính minh bạch và trao cho người dân nhiều quyền hơn.

Tiến trình này chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu. CNN trích lời Ngoại trưởng John Kerry nói với các phóng viên : « Chúng ta phải nhìn nhận rằng sẽ mất nhiều thời gian cho sự chuyển biến văn hóa, chuyển biến thế hệ, để người dân có thể học cách hành xử các quyền tự do ».

image
Ông Kerry nói tiếp : « Khi nào mà chúng ta thúc đẩy đi đúng hướng, như tổng thống đã làm hôm nay, chúng ta có thể nhìn về phía trước với sự tin tưởng tuyệt đối rằng chuyển biến đó sẽ trở nên vững chắc. »

image
Bloomberg News: Mỹ quan ngại về việc ba nhà hoạt động không được gặp Obama

Hãng tin Bloomberg News hôm nay cũng đề cập đến vấn đề nhân quyền trong chuyến viếng thăm Việt Nam của tổng thống Obama. Hãng tin này viết : « Một ngày sau khi cho rằng Việt Nam đã đạt đủ tiến bộ về nhân quyền để Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, tổng thống Obama đã chê trách nước chủ nhà về cách đối xử với các nhà bất đồng chính kiến và cho biết là chính quyền đã ngăn không cho một số nhà hoạt động đến gặp ông. »

Phát biểu sau cuộc gặp gỡ với một số nhà hoạt động và nhà bất đồng chính kiến tại Hà Nội hôm qua, tổng thống Obama nói : « Mặc dù đã có một số tiến bộ khiêm tốn và mặc dù chúng tôi hy vọng là với một số cải tổ luật pháp đã được thông qua, sẽ có thêm những tiến bộ, nhưng vẫn có những người gặp khó khăn trong việc tập hợp và tổ chức một cách ôn hòa về những vấn đề mà họ rất quan tâm. »

image
Theo Bloomberg News, phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes cho biết là chính phủ Mỹ đã chính thức bày tỏ mối quan ngại về việc ít nhất ba người được mời đến dự cuộc gặp gỡ với tổng thống Obama đã bị ngăn cản đến dự và chính quyền Mỹ cũng đã thi hành các bước để bảo đảm là những người đến gặp tổng thống Obama không bị trừng phạt sau đó.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng tuyên bố với các phóng viên rằng ông rất thất vọng về việc các nhà hoạt động bị ngăn cản đến dự cuộc gặp gỡ, tuy ông nhấn mạnhg rằng chỉ riêng việc cuộc gặp gỡ này diễn ra đã là một dấu hiệu tiến bộ. Ông Kerry cho biết đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ tiếp xúc với đại diện xã hội dân sự và nói chuyện một cách thoải mái như vậy.

image
Bloomberg News nhắc lại rằng chuyến viếng thăm của tổng thống Obama diễn ra vào lúc đang trỗi dậy một phong trào phản kháng hiếm thấy ở Việt Nam. Trong những tuần qua, hàng ngàn người dân đã xuống đường để phản đối về tình trạng hàng triệu cá biển chết, bị nghi là do ô nhiễm công nghiệp từ công ty Formosa Hà Tĩnh.

image
Công an đã dùng vũ lực để giải tán các cuộc biểu tình ngày 08/05 và đã ngăn chận được các cuộc xuống đường ngay trước khi tổng thống Obama đặt chân đến Việt Nam đêm 22/05. Tại Sài Gòn, các hàng rào cảnh sát và an ninh được dựng lên ở nhiều nơi và các nhà đối lập bị chặn không thể ra khỏi nhà.

Theo tổ chức Human Rights Watch, hiện còn hơn 100 tù chính trị bị giam ở Việt Nam. Cuối năm ngoái, chính đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã chỉ trích « việc sách nhiễu và giam giữ những nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa ». Theo đại sứ Mỹ, xu hướng đáng lo ngại ngày có nguy cơ che lấp những tiến bộ về nhân quyền của Việt Nam trong những năm gần đây.

image
Về phần tổ chức Ân xá Quốc tế thì đã kêu gọi tổng thống Obama đòi Hà Nội trả tự do cho các tù chính trị, cho biết có 6 nhà hoạt động ôn hòa đã bị bắt giữ trong những ngày trước chuyến viếng thăm của ông.

Tổng thống Obama đã hy vọng là việc Việt Nam gia nhập hiệp định TPP sẽ thúc đẩy cải thiện nhân quyền. Khi thương lượng hiệp định này, Hà Nội đã đồng ý cho thành lập các công đoàn độc lập, mặc dù họ có thời hạn đến 5 năm để thực hiện đầy đủ cam kết này.

image

Nhưng Bloomberg News trích lời nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói rằng không rõ là chính quyền Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho các công đoàn độc lập như thế nào. Ông nói : « Họ muốn các công đoàn độc lập chỉ hoạt động để bảo vệ quyền lợi của công nhân, chứ không lợi dụng để làm chính trị ».

image

obama barack obama gay rights human rights human rights campaign

Vì sao Obama được ngưỡng mộ ở Việt Nam?
Một số sự kiện khi TT Obama ở Việt nam
Obama ăn bún chả uống bia ở Hà Nội
Obama đi thăm người dân Hà Nội trong cơn mưa
Hoa Kỳ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam
GS Ngô Bảo Châu: Bình luận gây tranh cãi
Barack Obama trên đường tới thăm Việt Nam
Kẻ hờ hững, người tẩy chay bầu cử ở VN
Người dân Việt Nam hào hứng chờ đón TT Obama
Mỹ đặt tiền trên nhân quyền?
Linh mục Nguyễn Văn Lý ra tù về Tòa Tổng Giám mục ...
Những chuyến thăm VN của các vị tổng thống Mỹ
An toàn khi lên mạng
Về chuyến thăm Việt Nam của TT Mỹ
Cả nước không “bi đầu”
Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama
Tìm tin 'cá chết' ở VN hơi lạ?
Thảm họa diệt chủng vào năm 2020
YouTube: fish died in Vietnam
Trang trại thẳng đứng cung cấp 900 tấn rau mỗi năm...

Vì sao Obama được ngưỡng mộ ở Việt Nam?

image
Chiều nay Tổng thống Obama đã lên phi cơ rời Việt Nam sau 3 ngày đến thăm Hà Nội và thành phố Sài Gòn. Những ngày xôn xao và tràn ngập tin tức về ông rồi cũng lắng lại, nhưng hình ảnh của ông vẫn đọng mãi trong lòng người Việt. Bây giờ, chúng ta suy nghĩ xem, tại sao Tổng thống Mỹ lại được ngưỡng mộ và chào đón nồng nhiệt như thế tại Việt Nam?

Từ ngàn đời nay, nước Việt luôn bị Trung Hoa âm mưu thôn tính. Các chế độ phong kiến Trung Hoa đã nhiều lần thực hiện dã tâm này, nhưng với tinh thần bất khuất và yêu nước vô bờ, dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển. Điều đó như cái gai đâm mãi trong mắt những người cầm quyền xứ Trung. Đến khi Đảng Cộng Sản chiếm Hoa lục, khát vọng thôn tính Việt Nam càng mạnh mẽ hơn vì hoàn cảnh của lịch sử khiến giới lãnh đạo của hai nước có nhiều mối quan hệ gọi là anh em, bằng hữu.

image
Nhà cầm quyền Trung Cộng tìm đủ mọi cách, thực hiện mọi âm mưu để thống trị nước ta. 

Sau 1975, dã tâm này càng lộ rõ khi trước đó chúng chiếm Hòang Sa và Trường Sa trong tay chính phủ hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa. Chúng nuôi đội quân Pôn Pốt quấy phá biên giới Tây Nam, đem quân tấn công biên giới phía Bắc. Chúng tìm mọi cách để không cho kinh tế ta phát triển, dùng nhiều thủ đoạn để dân ta càng ngày càng yếu ớt, sức khỏe bạc nhược. Tôn Tử đã từng quan niệm:

”Đánh mà thua là hạ sách, đánh mà thắng là trung sách, không đánh mà thắng mới là thượng sách”.

Giới lãnh đạo Hoa lục đang sử dụng cách không đánh mà thắng bằng những trò nội gián, nuôi nấng, bao bọc một lớp người Việt hại đất nước mình. Những tham vọng và âm mưu đó khiến cho dân ta không có cảm tình với đường lối và chiến lược của giới cầm quyền Hoa lục và những kẻ có dã tâm làm tay sai cho giặc.

image
Đứng trước những âm mưu đồi bại của họ và nguy cơ sẽ trở thành một tỉnh của Trung Cộng, chỉ còn con đường thoát Trung mới cứu được tình thế nguy nan này. Trong thời đại ngày nay, muốn thoát Trung chỉ còn cách làm bạn với Mỹ, cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, quốc gia có đủ tầm và lực để có thể khống chế tham vọng điên cuồng của đế chế Trung Hoa. Do vậy, người dân Việt Nam rất hân hoan và vui mừng chào đón những lãnh đạo của Mỹ đến thăm Việt Nam, trước đó có Bill Clinton, G.W. Bush và giờ đây là Barack Obama.

image
Ông Obama sang Việt Nam trong lúc lòng dân Việt đang sôi sục căm thù chính quyền Trung Cộng vì những thủ đoạn và hành động phi nhân như đâm tàu giết ngư dân Việt, vi phạm lãnh hải, không phận Việt Nam, tuyên bố biển Đông là khu vực của họ thông qua đường lưỡi bò chín đoạn, đưa tàu thăm dò dầu vào hải phận Việt, tìm mọi cách đưa những thực phẩm chứa đầy chất độc giết người vào tiêu thụ tại thị trường nước ta, câm phạm không phận Việt Nam, bao vây biển không cho ngư dân Việt đánh bắt, biển nhiễm độc, cá chết trắng bờ, ngư dân thất nghiệp, thiếu ăn...

image
Trước tình thế đó, giới lãnh đạo nước ta bất lực và luống cuống trong cách xử lý, khiến cho lòng dân thêm bực dọc. Sự xuất hiện của Tổng thống Mỹ như mang đến cho dân Việt một niềm hi vọng và với ước mơ đó người Việt nồng nhiệt đón phái đoàn Mỹ trong nỗi hân hoan, dân ta nghĩ Mỹ sẽ là cứu tinh, giúp ta thoát khỏi đám bòng bong rối ren này, thoát khỏi sự đe doạ đốn mạt của bè lũ Trung hoa.

image
Trong chiến tranh, người dân miền Bắc Việt Nam được giáo dục ngay từ bé thơ đế quốc Mỹ là nguyên nhân của chiến tranh, gây bất ổn trật tự thế giới, là sen đầm quốc tế, Mỹ là kẻ ác, là kẻ xấu xa nhất trần gian, là kẻ bóc lột giai cấp công nhân. Thế giới tư bản đang giẫy chết để thế giới tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Khi bom nổ trên những vùng miền đất Bắc, chính quyền tuyên truyền tăng thêm lòng căm thù giặc Mỹ trong nhân dân, dạy cho dân thấy rằng kinh tế nghèo đói, không phát triển được là do giặc Mỹ.

image
Khi cậu bé Trần Đăng Khoa làm bài thơ có câu: “Ngu xuẩn nhất nhì/ Là Tổng Thống Mỹ” thì các giới lãnh đạo vỗ tay khen ngợi, ca ngợi là thần đồng, dân chúng hưởng ứng rầm rộ….Thế nhưng, khi vào được miền Nam, thống nhất đất nước, người dân miền Bắc ngỡ ngàng trước cuộc sống của miền Nam, tay sai của đế quốc Mỹ. Và họ cảm thấy mình thấy rõ hơn sự thật, ý thức bị đẩy vào một cuộc chiến tranh không cần thiết, bị hy sinh vô lý cho một lý tưởng ảo vọng. Trong mỗi căn nhà ở miền Bắc đều có bàn thờ thờ người hi sinh trong chiến tranh. Trong trí nhớ của những người dân miền Bắc không ai quên được những trái bom rơi ở phố Khâm Thiên, ở những ngày mùa đông 1972.

image
Nhưng sau chiến tranh họ đã nhận biết ai mới cần làm bạn, ai mới thật sự là kẻ thù để xây dựng một cuộc sống mới. Là nạn nhân của nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu sau 1975, dân Việt đã hết sức chịu đựng nên chỉ muốn có một lối thoát.

image 
Năm 1954, sau hiệp định Geneve, một triệu dân miền Bắc đã di cư vào Nam, cuộc di cư vĩ đại đó vẫn là một cuộc di cư êm ả vì được tàu há mồm chở vào Nam. Những người di cư đó đã có cuộc sống ổn định ở miền đất mới. Sau 1975, lại có những cuộc ra đi. Lần này bỏ tổ quốc mà đi.

image
Ở xứ chim không di cư người phải di cư/ Lưu vong chính trên mình tổ quốc. (Chế Lan Viên)

Một thời kỳ khắc nghiệt bởi những sai lầm của lịch sử với những hậu quả khó tẩy sạch.

image
Đi ra biển cả mênh mông với cái chết rình rập từng giây phút. Bão tố, phong ba, hải tặc, thiếu nước uống, đói cơm ăn…biết bao nỗi đe dọa mạng sống, nhưng họ vẫn ào ạt đi vào chỗ chết để tìm đường sống, dù biết rất rõ ra đi là đánh đu với cái chết, sinh tử chỉ là khoảnh khắc mỏng manh. Và hàng trăm ngàn người đã bỏ thây ngoài biển cả. Hàng vạn người bị bắt đi mãi mãi bặt vô âm tín. Thế rồi, những người được bến bờ đã đưa về những hình ảnh của cuộc sống mới, đầy đủ và tự do. Nước Mỹ trở thành đích đến của những người Việt đang thiếu ăn, thiếu mặc của thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, là nỗi khao khát và ước mơ của nhiều người Việt.

image
Thời mở cửa, được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, người dân Việt càng thấy sự lạc hậu, chậm tiến của đất nước và họ hy vọng một sự đổi thay. Sự thay đổi đó không thể thiếu sự giúp đỡ của nước Mỹ. Và rồi người Việt nào cũng có một giấc mơ Mỹ, dù đang sống trên đât nước Việt Nam. Nhân dân Việt biết rằng người láng giềng to lớn sát nách nước mình không bao giờ có thể giúp mình khá lên được, đó chính là kẻ thù lúc nào cũng muốn thôn tính đất nước này, nên họ hy vọng vào nước Mỹ, sẽ là vị cứu tinh. Cho nên khi một Tổng thống Mỹ đến Việt Nam, niềm hy vọng đó càng thiết tha hơn, niềm khao khát đó biến thành niềm vui tràn ra phố phường để đón chào lãnh tụ của nước Mỹ.

image
Ông Obama đến Việt Nam đúng lúc niềm khát khao một cuộc sống ấm no, không lo âu, không sợ hãi, đang mong chờ một nền dân chủ, người dân được tự quyết định cuộc sống của mình, không bị kẻ thù xâm chiếm đất nước, được ngàn đời gọi tên tổ quốc mình, con cháu còn được nói tiếng nói của tổ tiên đang cháy bỏng trong lòng mỗi người dân Việt, do vậy họ đón ông cuồng nhiệt và hân hoan. Nhân dân hy vọng Mỹ sẽ dập tắt được âm mưu chiếm biển Đông của giới cầm quyền Hoa lục, sẽ giúp Việt Nam có một cuộc sống thịnh vượng và phát triển. Nhân dân tin sẽ có một luồng sinh khí chính trị mới cho đất nước mình

Sau năm 1975, ở Việt Nam bị khủng hoảng lãnh tụ. Khi ông Hồ Chí Minh mất đi, không còn có người nào khiến cho dân tin, nhất là đối với nhân dân miền Bắc. Dân cố tìm để được tôn thờ thần tượng lãnh tụ, nhưng hiếm thấy, do vậy khi ông Võ Nguyên Giáp qua đời, một số bộ phận nhân dân cố tạo cho ông ánh hào quang để tiếc thương. Cũng như khi ông Nguyễn Bá Thanh chết vì bệnh, người dân cũng có một số người phong thánh cho ông. Thế nhưng người dân vẫn thấy thiếu một lãnh tụ đủ tài, đức, tạo được lòng tin tuyệt đối với nhân dân, manh đến một thể chế mới phù hợp với trào lưu tiến bộ của nhân loại.

obama fish vietnam
Cho đến hôm nay vẫn chưa thấy xuất hiện ở sân khấu chính trị Việt Nam. Ông Obama đến, tuy ông là Tổng thống nước Mỹ, nhưng ông lại mang nhiều đặc điểm mà người dân đang mong ước ở vị lãnh tụ của mình. Ông có nhiều ưu điểm: thông minh, giản dị, gần gũi, giàu tính nhân văn, liêm chính, có nếp sống đạo đức, đề cao dân chú, nhân quyền. Và như thế họ đón ông như hình ảnh lãnh tụ mơ ước của họ. Họ vẫy tay chào ông, họ kêu tên ông, họ dầm mưa, đội nắng để mong được nhìn thấy ông, như nhìn thấy hình ảnh ước mơ của mình. Đồng thời qua việc ngưỡng mộ và nồng nhiệt đó, nhân dân Việt còn cho thấy họ đang mong ước một sự đổi thay, mong ước xóa đi cái già cỗi không còn hợp thời đẻ đón lấy ngọn gió mới giúp dân tộc này đi lên và trường tồn. Sự vồn vã đón tiếp ông Obama cũng là thể hiện một sự chọn lựa thái độ chính trị của nhân dân.

image
Cuối cùng, chính con người của Obama là một sức hấp dẫn không cưỡng được. Nụ cười luôn rộng mở, phát biểu thông tuệ và đầy chất nhân văn. Ông cũng là chính trị gia giản dị, gần gũi và rất dí dỏm. Ông biết kết nối mọi người, giúp cho họ có sức mạnh để tự tiến tới để đạt được mục đích. Xuất thân từ một hoàn cảnh khó khăn, vươn lên để trở thành một vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ cũng đâu phải là điều dễ dàng. Người ta khâm phục ông bởi ông luôn luôn làm chủ được tình thế, nhanh nhạy, khôn ngoan luôn tìm được cách hoá giải khó khăn một cách thông minh, hài hước. Ông dễ dàng thu phục nhân tâm, trước đám đông ông có sức lôi cuốn mãnh liệt. Ông còn là nhà hùng biện tài năng, ngôn từ phong phú và diẽn đạt lưu loát thu phục nhân tâm.

image
Ông biết nắm và khai thác được những tâm tư của những người trẻ tuổi, mà Việt Nam là một nước có ba phần tư dân số sinh sau 1975, họ chính là lực lượng kính nể ông, thần tượng ông, mong đợi được chia sẻ cùng ông.

Với tất cả điều trên đã cho thấy nhân dân Việt Nam cả hai miền Nam Bắc ngưỡng mộ và vui tươi, nồng nhiệt đón chào Tổng thống của nước Mỹ cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên.


image
Không ai kêu gọi, cũng không ai hô hào, nhưng mọi người đồ xô tràn ra phố để đón và tiễn ông. Xét cho cùng, đó cũng biểu hiện một thái độ của nhân dân trước phong ba của lịch sử.



Đỗ Huy Ngọc
Saigon.25.5.2016


barack obama say what can't hear you speak up

Một số sự kiện khi TT Obama ở Việt nam
Obama ăn bún chả uống bia ở Hà Nội
Obama đi thăm người dân Hà Nội trong cơn mưa
Hoa Kỳ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam
GS Ngô Bảo Châu: Bình luận gây tranh cãi
Barack Obama trên đường tới thăm Việt Nam
Kẻ hờ hững, người tẩy chay bầu cử ở VN
Người dân Việt Nam hào hứng chờ đón TT Obama
Mỹ đặt tiền trên nhân quyền?
Linh mục Nguyễn Văn Lý ra tù về Tòa Tổng Giám mục ...
Những chuyến thăm VN của các vị tổng thống Mỹ
An toàn khi lên mạng
Về chuyến thăm Việt Nam của TT Mỹ
Cả nước không “bi đầu”
Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama
Tìm tin 'cá chết' ở VN hơi lạ?
Thảm họa diệt chủng vào năm 2020
YouTube: fish died in Vietnam
Trang trại thẳng đứng cung cấp 900 tấn rau mỗi năm...
Hạ nhục dân tộc Việt