Friday, July 29, 2022

Câu nói ngụy biện hay một lời tự bào chữa? “Tôi Không Còn Yêu Nữa”

 BM

Theo kinh nghiệm nghề nghiệp, và cũng căn cứ vào những trường hợp thường xảy ra chung quanh cuộc sống, phần đông các trường hợp ngoại tình, bất trung trong hôn nhân bao giờ người chủ động cũng luôn hay nói một câu: “Tôi không còn yêu anh/em nữa”. Hoặc “Trái tim tôi đã chết rồi!”  Nhưng nếu tình yêu không còn, trái tim đã chết thì sao? Còn có lý do nào khác để giải thích cho cái chết ấy, cho tình yêu đã cạn kiệt ấy không? Hay đó chỉ là những lời biện hộ mang tính cách tự bào chữa? Câu trả lời thì hầu như ai cũng biết.

 

Trong một khảo cứu nhằm trả lời câu hỏi: “Tại sao ngoại tình lại là một vấn đề?” (Why cheating is a problem?) Tất cả những người tham dự đều nhìn nhận rằng ngoại tình có thể phá vỡ một cuộc hôn nhân, làm hao mòn niềm tin vào những người mình sẽ gặp gỡ sau này, gây đau khổ cho con cái, ngay cả dẫn đến trầm cảm, hoang mang, bực tức, hoặc hội chứng hậu chấn căng thẳng (post-traumatic stress disorder - PTSD). Tóm lại, ngoại tình là một việc làm sai lầm, nhưng đâu đó có khoảng 39 đến 52% đã có kinh nghiệm thế nào là ngoại tình ở một thời điểm nào đó trong đời.  [1]

 

Mặt khác, một trong những lý do dẫn đến ly dị là ngoại tình.

 

Trong một khảo cứu khác dựa trên những tương quan xã hội, và những kinh nghiệm thường phát xuất trong đời sống hôn nhân, gia đình, ngoại tình dẫn đầu trong 10 lý do dẫn đến ly dị, chiếm 20-40% các cuộc đổ bể trong hôn nhân. Những nguyên nhân khác bao gồm:

 

-Những khó khăn về tài chính (Trouble with finances).

-Thiếu sự cảm thông (Lack of communication).

-Luôn cãi vã (Constant arguing).

-Lên cân (Weight gain).

-Những kỳ vọng không thực tế (Unrealistic expectations).

-Thiếu tình thân mật (Lack of intimacy).

-Thiếu sự bình đẳng (Lack of equality).

-Hôn nhân thiếu chuẩn bị (Not being prepared for marriage).

-Ngược đãi tình cảm và thể lý (Physical and emotional abuse). [2]

 

Nhưng đâu là lý do dẫn đến ngoại tình?

 

“Say nắng” (falling out of love) là lý do đầu tiên trong 8 lý do khiến nhiều người ngoại tình. Một đôi khi (không phải là luôn luôn) nhu cầu sinh lý không được thỏa mãn cũng là lý do dẫn đến ngoại tình. Trên ¾ tức 77% những người tham dự khảo cứu cho biết rằng việc đói khát, thiếu thốn tình yêu từ người phối ngẫu, ngược lại với sự đáp trả nhiệt tình của người ngoài cuộc là lý do chính và mạnh mẽ dẫn đến ngoại tình. Thêm vào đó tâm lý “ăn chơi ngon hơn ăn thật” vô tình đã khiến những người ngoại tình bị thu hút và lún sâu vào con đường yêu đương sai trái này.

 

Ngoại tình vì dục vọng? Không mấy ai chấp nhận điều này, mặc dù khoảng 1/3 những người tham dự cuộc khảo cứu, tương đương với 32% đã xác nhận lý do ngoại tình của họ là vì dục vọng. Có thể đây là tâm lý muốn thử nghiệm “của lạ”, bị thách thức bởi bạn bè, hoặc cũng có thể là hình thức trao đổi tình dục mà họ cảm thấy lạ, hấp dẫn và thu hút. Riêng về điều này, phái nam trổi vượt hơn phái nữ (Selterman et al., 2019) [3]

 

Kết quả cuộc khảo sát về những lý do dẫn đến ly dị và ngoại tình vừa được nêu ở trên, phần đông những cặp vợ chồng gặp khó khăn, khủng hoảng trong hôn nhân mà có ý định ly dị đã đổ lỗi cho nhau về nhiều vấn đề, nhưng khó khăn và khủng hoảng mà đa số thường dấu hoặc ngại ngùng không muốn nói, đặc biệt là phái nam, đó là đời sống chăn gối. Để che dấu, hoặc dối mình, họ luôn luôn tránh né vấn đề bằng câu: “Tôi hết yêu rồi”, hoặc “tôi không còn cảm giác yêu thương người đó nữa. Tim tôi đã chết!” Nếu trong hôn nhân, tình yêu là yếu tố chính để gắn bó và liên kết hai người lại mà không còn nữa, trái tim họ đã chết, đã ngưng đập một cách tâm lý, thì mối tình ấy, hôn nhân ấy quả là đang gặp thử thách. Tuy nhiên, đối với những ai đã từng có kinh nghiệm về hướng dẫn hoặc hàn gắn những đổ vỡ của hôn nhân, gia đình đều biết rất rõ, những lời nói ấy chỉ là ngụy biện nhằm che dấu một sự thật. Sự thật ấy là nếu trái tim người này chết với vợ hoặc với chồng thì lại đang đập một cách mãnh liệt với một hình bóng khác. Nói một cách khác, họ đã và đang ngoại tình: ngoại tình trong tư tưởng, hoặc ngoại tình bằng hành động.

 

Và cũng một kinh nghiệm rất thực tế nữa là, nếu ai đó đã dính vào ngoại tình thì trước mắt họ lúc bấy giờ người chồng hay người vợ rất đáng ghét, đáng khinh, đáng coi thường. Người này có làm cái gì tốt mấy đi nữa cũng chỉ là những việc tầm thường, không có giá trị, và không đáng quan tâm. Trường hợp sau đây chỉ là một thí dụ:

 

Một người ngoại tình đã tâm sự và khoe với bạn: “Mình đang gặp một người mà người đó rất tâm lý, tế nhị, hiểu, và đem lại cho mình những giây phút hết sức thoải mái, hạnh phúc. Mình có cảm tưởng như con cá trong vũng bùn, trong chiếc ao tù mà nay được bơi lượn, được vẫy vùng giữa một đại dương bao la trong mát.” Chính trong lúc đang bơi lượn giữa đại dương hạnh phúc như vậy, thì người này đã lạnh lùng nói với người chồng của mình: “Tim tôi đã chết!” Và cái kết là một gia đình tan vỡ!!! Nhưng cũng như nhiều trường hợp khác, con người tưởng như đã tìm được hạnh phúc ấy, sau một thời gian vùng vẫy, giờ đây lại đang tự thu mình trong cái ốc đảo riêng tư và cô đơn!

 

Có một điều mà ít ai biết hoặc quan tâm đến, đó là người đàn ông khi ngoại tình còn có thể quay trở về với gia đình. Căn bản hành động này đối với nhiều đàn ông chỉ là ham của lạ, ham vui, muốn chứng tỏ khả năng chinh phục của mình, và cũng có thể là do bị đói khát tình dục ở nhà. Cái khó ở đây là những người vợ của họ có hiểu hoàn cảnh và tha thứ cho họ hay không.

 

Ngược lại, khi người phụ nữ ngoại tình thì hầu như không mấy ai quay về nổi. Lý do ngoại tình của phụ nữ hầu hết là do những động lực thôi thúc từ bên trong cuộc sống của hai vợ chồng, hoàn cảnh gia đình, và cũng có thể họ là nạn nhân của những hành động vũ phu, hoặc lạm dụng tình dục. Điểm nổi vượt về tâm lý phụ nữ ở đây là người đàn bà chỉ chấp nhận hành động tình dục khi đã yêu hoặc nghĩ rằng mình đang được yêu. Có nghĩa là người này thực sự trong những giây phút ấy cảm thấy mình hạnh phúc và sẵn sàng dâng hiến. Thêm vào đó, nếu có con trong thời gian ngoại tình thì điều này cũng là một trong những lý do khiến sự quan về hầu như vô vọng. Như vậy, nếu việc quay trở về của người đàn ông gặp sự không tha thứ của người đàn bà, thì ngược lại, dù người đàn ông   có sẵn sàng, dễ dàng tha thứ, người đàn bà chưa chắc đã chấp nhận quay trở về.

 

Tóm lại, dù là bất cứ lý do gì đi nữa, khi nói câu: “Tôi không còn yêu anh/em nữa” hoặc “tim tôi đã chết” trong những trường hợp ngoại tình, thì đó chỉ là một câu nói ngụy biện hoặc mang tính cách tự bào chữa. Trái tim của những người ngoại tình chỉ “chết” đối với vợ, với chồng, nhưng thực sự lại “sống” rất mãnh liệt, đập những nhịp đập cuồng loạn, mỗi khi gần một ai đó. Do đó, trong đời sống tình cảm, tình yêu, chúng ta thỉnh thoảng cũng phải dành ít phút để chẩn đoán lại tình trạng sức khỏe tâm lý, hầu kịp thời nhận ra những dấu hiệu có thể khiến cho trái tim mình chết, hoặc tình yêu bị vụt tắt!

 

 

 

Trần Mỹ Duyệt

____________

 

 

Tài liệu tham khảo:

1. Why Do People Cheat? 8 Reasons for Infidelity, Explained by ...

https://www.prevention.com › sex › relationships › why...

 

2. 10 Most Common Reasons for Divorce - Marriage.com

https://www.marriage.com › advice › 10-most-common...

 

3. The 8 Main Reasons Why People Cheat | Psychology Today

https://www.psychologytoday.com › blog › the-8-main...

R.I.P: Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh

 image

Giáo Sư, Khoa Học Gia Không Gian.

Cựu Tư Lệnh Quân Chủng Không Quân VNCH.

 

Cụ An Phong Sô Nguyễn Xuân Vinh vừa được Chúa gọi về, lúc 2 giờ 49 phút chiều Thứ Bảy ngày 23 tháng 7 năm 2022, tại Nam Tiểu Bang California, Hoa Kỳ. Hưởng Thọ 92 Tuổi.

 

Đây là một mất mất lớn cho Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại nói riêng và Đất Nước Việt Nam nói chung. Một “nhân tài” đoạt nhiều giải thưởng không gian giá trị quốc tế, mà rất nhiều người trên thế giới biết đến tên Ông.

 

Sau đây là chút tiểu sử, công nghiệp.

 

Con Người Đa Tài Trên Nhiều Lãnh Vực:

 

Ông nguyên là Tư lệnh thứ hai của Quân chủng Không quân Việt Nam Cộng hòa. Ông cũng là Giáo sư, Tiến sĩ, Viện sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Không gian người Mỹ gốc Việt nổi tiếng trên thế giới. Năm 1962, ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng Tiến sĩ Khoa học Không gian, sau khi ông thực hiện thành công nghiên cứu công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho Phi thuyền do NASA tài trợ. Những lý thuyết của ông đã góp phần quan trọng đưa các Phi thuyền Apollo lên được Mặt trăng thành công, đồng thời được ứng dụng vào việc thu hồi các Phi thuyền con thoi trở về Trái đất an toàn. Ông còn là nhà văn với bút danh Toàn Phong với nhiều tác phẩm nổi tiếng được xuất bản.

 

Đời Binh nghiệp


image


Cấp bậc: Đại tá Không Quân VNCH

Phục vụ trong quân ngũ từ năm1951đến năm 1962.

Ông Nguyễn Xuân Vinh (sinh ngày 3 tháng 1 năm 1930), nguyên là sĩ quan Không quân cao cấp của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tá. Xuất thân từ khóa Sĩ quan Trừ bị đầu tiên được Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở miền Nam Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.


BM


Ông sinh ngày 3 tháng 1 năm 1930 trong một gia đình khá giả tại Yên Bái, miền Bắc Việt Nam, là con trai trưởng. Cha ông là Nguyễn Xuân Nhiên. Mẹ ông là người Nam Định. Ông có nhiều em trai và em gái, tiêu biểu là tiến sĩ toán học Nguyễn Xuân Huy, kỹ sư Nguyễn Xuân Chúc (công tác và làm việc cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), nhà thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh... Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2 cấp chương trình Pháp tại Hà Nội với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).

 

Từ khi còn nhỏ ông đã là một người có năng khiếu toán đặc biệt. Ông tham gia viết sách từ rất sớm. Khi còn đang là học sinh, ông đã có sách được xuất bản với cuốn sách giáo khoa Bài tập hình học không gian. Cuốn sách đã trở thành tài liệu tham khảo và học vấn quan trọng thời bấy giờ.

 

Tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên của Quốc trưởng Bảo Đại, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, được theo học tại trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, khai giảng ngày 1 tháng 10 cùng năm. Ngày 1 tháng 6 năm 1952, tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy và được phái về ngành Công binh. Cuối năm, ông xin chuyển sang ngành Không quân và được đi du học tại Học viện Không quân ở Salon-de-Provence, Pháp (École de l'Air). Đầu năm 1954, ông tốt nghiệp với bằng phi công 2 động cơ và bay phi cụ, đồng thời ông được thăng lên cấp Thiếu úy. Sau đó ông lưu trú và phục vụ chuyên ngành tại Pháp và Maroc. Trong thời gian này ông ghi danh học Đại học và thi đậu bằng Cử nhân toán ở Đại học Aix-Marseille.

 

Đầu năm 1955, khi Quân đội Pháp chính thức bàn giao cơ sở và trang thiết bị của ngành Không quân lại cho Quân đội Quốc gia, ông được lệnh trở về Việt Nam và được thăng cấp Trung úy, phục vụ trong Bộ tư lệnh Không quân. Cuối năm 1955, ông được thăng cấp Đại úy làm Trưởng phòng Nhân viên trong Bộ Tư lệnh Không quân, Tháng 10 năm 1956, sau khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống của nền Đệ nhất Cộng hòa, ông được thăng cấp Thiếu tá làm Tham mưu phó tại Bộ tư lệnh Không quân. Ngày Quốc khánh 26 tháng 10 năm 1957, ông được thăng cấp Trung tá và được bổ nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Không quân do Đại tá Trần văn Hổ làm Tư lệnh.

 

Tháng 2 năm 1958 ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Không quân, ngay sau đó được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai sĩ quan phi công là Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử điều khiển 2 chiếc Khu trục cơ thả bom Dinh Độc lập, ông bị liên đới trách nhiệm nên Tổng thống Diệm đã cách chức Tư lệnh Không quân của ông. Cùng năm này, ông xin giải ngũ và đi du học ở Hoa Kỳ. Ngay sau đó, Trung tá Huỳnh Hữu Hiền thay thế ông làm Tư lệnh Không quân.

 

Nhà Nghiên cứu khoa học trong lãnh vực không gian!


BM


Năm 1962, ông đến Hoa Kỳ để bắt đầu sự nghiệp Khoa học của mình khi mới 32 tuổi. Năm 1965, ông là người đầu tiên được cấp bằng Tiến sĩ về Khoa học Không gian tại Đại học Colorado. Ba năm sau, ông được làm giảng sư (Associate Professor) tại Đại học Michigan. Năm 1972, ông được phong hàm giáo sư (Professor) tại Viện Đại học Michigan. Cũng trong năm này ông lấy tiếp bằng Tiến sĩ Quốc gia toán học tại Đại học Sorbonne, Paris, Pháp.

 

Năm 1982, ông là giáo sư (Chair Professor) của ngành Toán ứng dụng tại Đại học Quốc gia Thanh Hoa (National Tsing Hua University) ở Đài Loan. Hai năm sau, năm 1984, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là người Hoa Kỳ thứ ba và là người Châu Á đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc gia Hàng không và Không gian Pháp (Académie Nationale de l'Air et de l'Espace). Đến năm 1986, ông trở thành Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế (International Academy of Astronautics).


BM


Trong nhiều năm ông đã được mời tham gia thuyết trình thỉnh giảng tại nhiều Đại học lớn và các Hội nghị Quốc tế nhiều nơi trên Thế giới bao gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Áo, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Na Uy, Thụy Điển, Hungary, Israel, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan và Úc.

 

Năm 1999, ông nghỉ hưu, ông đã được Hội đồng Quản trị (Board of Regents) tại Đại học Michigan phong tặng chức Giáo sư Danh dự ngành Kỹ thuật Không gian (Professor Emeritus of Aerospace Engineering) vì công lao đóng góp cho khoa học và giáo dục.

 

Gia đình


BM


Thân phụ: Cụ Nguyễn Xuân Nhiên (1904-1950)

Thân mẫu: Cụ Đỗ Thị Thảo (1909-2002) (sinh hạ 11 người con, giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là con thứ 2 và là trưởng nam)

Bào tỷ: Nguyễn Thị Bính (đã mất)

Bào đệ: Nguyễn Xuân Chúc (sinh 1932), Nguyễn Xuân Đăng (đã mất), Nguyễn Xuân Quang (đã mất), Nguyễn Xuân Huy (sinh 1944)

Bào muội: Nguyễn Thị Bạch Yến, Nguyễn Thị Hoài Thanh (1936-2020), Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (đã mất).

 

- Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh có vợ và 4 người con, Bà Vinh đã qua đời tại San José, sau đó, Ông dọn xuống Nam Cali, thành hôn với người vợ mới, có tên Phiến Đan. Từ đó Ông định cư tại Nam Cali cho tới ngày qua đời.

 

Ngoài ra thân phụ ông có người vợ kế là Đỗ Thị Huyền (1920-1998), chính là em ruột của Đỗ Thị Hảo, có với nhau 4 người con: Nguyễn Thị Băng Tâm, Nguyễn Thị Vân Khanh, Nguyễn Thị Sinh và Nguyễn Chí Bảo.

 

Đời tư


Cha của ông là Nguyễn Xuân Nhiên, liệt sĩ hy sinh năm 1950 thời Chiến tranh Đông Dương.

 

Em trai là Nguyễn Xuân Chúc, sinh ngày 30 tháng 9 năm 1932 tại Hải Phòng. Ông Chúc là kỹ sư cầu đường, tốt nghiệp Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. Trái ngược với anh trai Nguyễn Xuân Vinh, ông Nguyễn Xuân Chúc tham gia Việt Minh và công tác trong chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoài ra người em trai khác là Nguyễn Xuân Huy, sinh năm 1944, hiện đang công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người em gái Nguyễn Thị Hoài Thanh là nhà thơ nổi tiếng, sinh năm 1936, đã mất năm 2020 tại Hải Phòng. 

 

Gần cuối đời, Ông rửa tội, theo đạo Công Giáo.


BM


Ngày 19 tháng 10 năm 2016, ông đã được Đức cha Đa Minh Mai Thanh Lương, Giám mục Công giáo người Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ, làm phép Thanh Tẩy gia nhập Đạo Công giáo tại Nhà thờ Saint Bonaventure Church ở Huntington Beach, California. 


BM

BM


Ông lấy Tên Thánh là Anphongsô. Ông cũng được lãnh nhận bí tích Thêm Sức do Giám mục Mai Thanh Lương ban trong Thánh lễ với sự hiện diện của gia đình thân quyến và các bạn hữu lâu năm của ông.

 

Đoạt Các Giải thưởng


BM


Năm 1994: Mechanics and Control of Flight Award presented do American Institute of Aeronautics and Astronautics tặng.

Năm 1996: "Excellence 2000 Award" của Pan Asian American Chamber of Commerce.

Năm 2000: Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc tế du hành vũ trụ và Viện Hàn lâm Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Pháp. Ông được chọn là một trong những người xuất sắc của Hoa Kỳ Pan Asian American Chamber of Commerce tại Washington, DC.

Năm 2006: "Giải thưởng Dirk Brouwer" về Cơ học Du hành Không gian của Hội Du hành Không gian Hoa Kỳ (American Astronautical Society)

Hội Khuyến Học ở Saint Louis, Missouri, đề ra giải thưởng hàng năm tên là giải thưởng "Truyền thống Nguyễn Xuân Vinh" để khuyến khích học sinh ở địa phương.

Bút Hiệu “Toàn Phong” Nhà Văn nổi tiếng với các tác phẩm Khoa học và Văn học Tiếng Anh

 

Tác giả Nguyễn Xuân Vinh đã xuất bản ba cuốn sách và hơn 100 bài báo kỹ thuật trong lĩnh vực toán học, astrodynamics, và tối ưu hóa quỹ đạo (trajectory optimization). Ông Vinh cũng từng là biên tập viên trong khoảng thời gian dài 20 năm cho tạp chí lưu trữ cho Học viện vũ trụ Quốc tế (the archival journal for the International Academy of Astronautics). Giáo sư Vinh nguyên là chủ tịch hội đồng chấm luận án tiến sĩ (chaired the doctoral committees) cho 30 nghiên cứu sinh, nhiều người trong số họ hiện nay đang là giáo sư của các Hiệp hội uy tín của Hoa Kỳ, các trường Đại học các trường học hoặc các hiệp hội nhà khoa học hàng đầu trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.

 

Các công trình đóng góp cho lãnh vực Khoa học


BM


Ông đã viết hàng trăm tiểu luận về toán, động học không gian (Astrodynamics) và tối ưu hóa quỹ đạo (Trajectory optimization). Các sách viết bao gồm:

 

Hypersonic and Planetary Entry Flight Mechanics. 1980. Vinh, N. X.; Busemann, A.; Culp, R. D. University of Michigan Press.

Optimal Trajectories in Atmospheric Flight 1981. Vinh N. X., Studies in Astronautics 2, Elsevier Scientific Publishing Company, Amsterdam.

Flight Mechanics of High-Performance Aircraft. 1993. Nguyen X. Vinh. Cambridge Aerospace Series. ISBN 052134123X

 

Văn chương tiếng Việt:

Gương Danh Tướng, 1956.

Đời Phi Công, 1959. Truyện dài, Giải thưởng Văn chương Toàn quốc năm 1961 (Việt Nam Cộng hòa)

Theo Ánh Tinh Cầu, 1991. Truyện ký sự.

Một vì sao, lại vừa “Theo Ánh Tinh Cầu”, vụt tắt! để lại biết bao niềm thương tiếc!


BM

BM

baomai.blogspot.com

Thiệt hại do lạm phát sẽ không được khắc phục
Tối cao Pháp viện đảo ngược án lệ phá thai Roe kiện Wade
Mẹ hãy làm một người bạn ở bên con
Tòa án tối cao Hoa Kỳ nói quyền phá thai ‘không phải dĩ nhiên’
Mẹ Việt hiền mẫu làm đĩa cơm rau đẹp như tranh cho con ăn
Điện thoại công cộng ở trước sân nhà
Biden tìm phao để khỏi chết chìm
BoA cảnh báo về khủng hoảng lạm phát trong tương lai
Giá khí đốt cao _ Nguồn cung thiếu hụt trong kế hoạch khởi xướng nền kinh tế xanh
Thực phẩm, nhiên liệu, và lạm phát đều bắt nguồn từ các chính sách theo chủ nghĩa toàn cầu
Trò quái đản nào đằng sau tuyên truyền về bệnh đậu mùa khỉ?
Tại sao chúng ta cần cầu nguyện cho Biện lý John Durham
Những bậc thầy về màu sắc và ánh sáng
Bài học từ thanh âm của những người đã khuất
Bí quyết thành công của nền giáo dục Phần Lan
Luật sử dụng súng sẽ không khắc phục được vấn đề về văn hóa và tinh thần
Tội ác xã hội và ảnh hưởng giáo dục gia đình
Thảm trạng súng đạn
Vụ án Sussmann tiết lộ ‘rất nhiều’ về bà Clinton và FBI
Đặt giày ở lối vào nhà