Saturday, December 31, 2022

Thế giới chào đón năm 2023 (The world welcomes the year 2023)

 BM

Quốc gia Thái Bình Dương Kiribati là nước đầu tiên đón chào năm mới, sau đó một giờ là New Zealand.


BM

BM

BM


Trước đó, Tonga, Samoa và đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati là những nơi đầu tiên trên thế giới đón năm mới.


BM


Moscow đã hủy bỏ màn trình diễn pháo hoa truyền thống sau khi Thị trưởng Sergei Sobyanin hỏi ý kiến người dân về cách thức chào đón năm mới.


Hàng ngàn người tập trung ở Sydney để chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa nổi tiếng.


BM


Các đảo quốc Thái Bình Dương đã dẫn đầu thế giới chào đón năm mới, và đại tiệc pháo hoa đã nở rộ trên bầu trời Sydney (Úc), thể hiện thời khắc tiễn đưa năm cũ và chào đón năm mới với những điều tích cực hơn.


BM

BM

BM

BM

BM

BM

BM

BM

BM


Nơi cuối cùng bước sang năm 2023 trên thế giới là hai lãnh thổ thuộc Mỹ là đảo Baker và đảo Howland.


BM

Năm 2022 đánh dấu nhiều biến động của thế giới, bao gồm chiến sự Ukraine, giá cả gia tăng và sự ra đi của những nhân vật của thế kỷ, bao gồm Nữ hoàng Elizabeth của Anh, Vua bóng đá Pele của Brazil và cựu giáo hoàng Benedict.

 BM

Vào thời khắc năm mới, Sydney đã tưng bừng ăn mừng với lễ đón giao thừa và đón chào năm 2023. Mưa pháo hoa nở rộ trên bầu trời đêm của bến cảng Sydney, cho phép thành phố Úc một lần nữa đoạt lại danh hiệu “thủ đô giao thừa của thế giới” sau hai năm phong tỏa và kiểm soát dịch bệnh.


Vào thời khắc năm mới, Sydney đã tưng bừng ăn mừng với lễ đón giao thừa và đón chào năm 2023. Mưa pháo hoa nở rộ trên bầu trời đêm của bến cảng Sydney, cho phép thành phố Úc một lần nữa đoạt lại danh hiệu “thủ đô giao thừa của thế giới” sau hai năm phong tỏa và kiểm soát dịch bệnh.


BM


“Thật sự là một năm tốt lành cho chúng tôi; việc vượt qua đại dịch Covid-19 là điều tuyệt vời”, AFP dẫn lời ông David Hugh-Paterson, 52 tuổi, có mặt trong đám đông thưởng lãm pháo hoa.

 

Quốc gia đón năm mới cùng thời điểm với Úc là New Zealand.


BM


“Thật sự là một năm tốt lành cho chúng tôi; việc vượt qua đại dịch Covid-19 là điều tuyệt vời”, AFP dẫn lời ông David Hugh-Paterson, 52 tuổi, có mặt trong đám đông thưởng lãm pháo hoa.


BM

BM

BM

BM

BM

BM

BM

BM

BM

BM


Jasmine Andersson


image
image
image

Putin hội đàm kín với Xi Jinping nhằm giải quyết khủng hoảng

 BM

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông hy vọng người đồng cấp Trung cộng Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước vào đầu năm tới để thể hiện sự hiệp đồng khi hai bên đang cố gắng giải quyết những căng thẳng leo thang khiến họ ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế.

 

Trình bày tại một cuộc họp video với ông Tập, ông Putin đã mô tả mối bang giao của hai nước là “tốt đẹp nhất trong lịch sử” và liên kết đối tác của họ là một “nhân tố ổn định” trong bối cảnh “các căng thẳng địa chính trị gia tăng” mà ông cho biết đã “vượt qua hết thảy những khó khăn” với lòng tự tôn dân tộc. Ông nói thêm, Nga sẽ tìm cách tăng cường hợp tác quân sự với Trung cộng và duy trì “các trao đổi song phương sâu rộng.”

 

“Tôi chắc chắn là chúng ta sẽ tìm được một cơ hội để diện kiến ông. Thưa ngài Chủ tịch thân mến, người bằng hữu thân mến, chúng tôi đang chờ ông tại chuyến thăm cấp nhà nước tới Moscow vào mùa xuân tới,” ông Putin nói với ông Tập. “Điều này sẽ chứng minh cho toàn thể thế giới này thấy sức mạnh của mối bang giao Nga-Trung trong các vấn đề then chốt.”


BM

Với việc Nga đang gặp khó khăn trong cuộc chiến ở Ukraine và sự bùng phát dịch COVID đang hoành hành ở Trung cộng, cuộc gặp trực tuyến hôm 30/12 giữa hai nhà lãnh đạo này nêu bật mối liên hệ đồng minh ngày càng sâu sắc của họ, mặc dù mỗi bên dường như có quan điểm riêng về mối bang giao này.

 

Mặc dù ông Tập gọi ông Putin là ‘người bạn thân thiết’, nhưng tuyên bố của ông Tập dường như mang sắc thái thực dụng hơn, kéo dài chỉ khoảng một phần tư thời lượng so với bài diễn văn mở đầu dạt dào tình cảm dài tám phút của Moscow.

 

Ông Tập đã không đề cập đến một chuyến thăm nào, đồng thời nhấn mạnh rằng Bắc Kinh, vốn đã không ủng hộ cũng không lên án Điện Kremlin, sẽ “tiếp tục giữ quan điểm khách quan và không thiên vị” về vấn đề Ukraine.

 

Mối bang giao giữa hai quốc gia này đang phát triển ngày càng sâu sắc hơn trong những năm gần đây. Trong Thế vận hội Bắc Kinh hồi tháng Hai, nhà lãnh đạo hai nước đã cam kết đẩy mạnh liên kết đối tác chiến lược “không giới hạn” vài ngày trước khi ông Putin tiến quân vào Ukraine.


BM


Hàng loạt lệnh trừng phạt sau đó đã buộc Nga phải chuyển hướng sang các thị trường như Trung cộng, đẩy mối thương mại song phương này lên một cấp độ mới.

 

Hôm thứ Sáu (30/12), ông Putin cho biết thương mại song phương đã tăng khoảng 25% và nói thêm rằng nếu xu hướng này tiếp tục, thì họ sẽ có thể đạt được mốc 200 tỷ USD trước thời hạn năm 2024.


BM

Nga cũng đang trở thành nhà cung cấp dầu khí hàng đầu cho Trung cộng, và hoạt động trao đổi mậu dịch nông sản đã tăng 1/3 trong 11 tháng đầu năm.

 

Hôm thứ Sáu, Bộ Tài chính Nga cũng đã tăng gấp đôi tỷ lệ tối đa có thể đạt được của đồng nhân dân tệ Trung cộng trong Quỹ Tài sản Quốc gia lên 60% để giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia “không thân thiện”, trong đó có Hoa Kỳ, Liên minh Âu Châu, Vương quốc Anh, và Nhật Bản.

 

Theo bản tóm tắt cuộc họp của Trung cộng, Nga cũng “ủng hộ mạnh mẽ” lập trường của Trung cộng về Đài Loan, một hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố là của mình.


BM


Ông Putin nói với ông Tập, “Chúng ta có chung những quan điểm giống nhau về nguyên nhân, tiến trình, và sự hợp lý của quá trình biến đổi đang diễn ra về tình hình địa chính trị toàn cầu.” Ông cũng cảm ơn ông Tập vì “sự chào đón nồng nhiệt” và “cuộc trò chuyện ý nghĩa” mà ông Tập dành cho Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev trong chuyến thăm Bắc Kinh hôm 21/12.

 

Ngược lại, tuy rằng ông Tập Cận Bình báo hiệu rằng ông sẵn sàng cho “sự hợp tác thiết thực”, hơn nhưng đã tỏ ra kiềm chế hơn.

 

Ông nói: “Chúng ta đang củng cố những nền tảng chung cho tình hữu nghị của chúng ta,” đồng thời nêu lên các lĩnh vực như đầu tư, năng lượng, văn hóa, và trao đổi nhân đạo. “Tôi hài lòng với những kết quả này.”

 

Ông Tập nói thêm rằng cuộc họp trực tuyến vào mỗi dịp cuối năm này đã trở thành một “truyền thống tốt đẹp” giữa họ.


BM


Theo truyền thông nhà nước Trung cộng, nước này trù định nối lại hoạt động lữ hành xuyên biên giới bình thường với Nga và các nước khác “một cách có trật tự.”

 

Cuộc họp này đã diễn ra ba ngày sau khi Nga và Trung cộng kết thúc một tuần tập trận chung ở Biển Hoa Đông, bao gồm cả việc diễn tập cách bắt giữ tàu ngầm đối phương và bắn pháo vào các chiến hạm.


BM


Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết cuộc hội đàm này “mang tính xây dựng và quan trọng”, mặc dù không ấn định ngày cụ thể cho chuyến thăm của ông Tập.

 

 

 

Eva Fu  _  Thanh Nhã


http://baomai.blogspot.com/


Nhìn lại năm 2022 của tự do báo chí toàn cầu
Pope Benedict XVI qua đời ở tuổi 95
Bí ẩn chưa có lời giải: “hồ Động Đình”
Phải làm sao khi tiền thuê nhà tăng chóng mặt?
Những công việc không tuyển nổi người sau đại dịch
Huyền thoại bóng đá người Brazil _ Pele qua đời ở tuổi 82
9 luật gây tranh cãi của California sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2023
Tánh hào phóng là ở tấm lòng, chứ không nằm nơi tài vật
DOJ nộp đơn kiện chống lại những công ty dược phẩm lớn nhất Hoa Kỳ
Thế giới với những món ăn sáng làm từ trứng
Ngoảnh mặt làm ngơ
Lật tẩy tuyên bố của Tòa Bạch Ốc về thành tích của chính phủ TT Biden
Tại sao tuổi tác càng cao càng cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn?
Giá xăng có thể vượt trên 4 USD một gallon vào năm 2023
Happy New Year 2023 & Tết Tây và Tết Ta
Giá nhà ở giảm liên tiếp trong bối cảnh lãi suất cao hơn
Southwest Airlines hủy thêm 2,500 chuyến bay hôm 28/12
Sự thật đáng suy ngẫm về 5G
Ba thói quen vào buổi sáng giúp quý vị vui vẻ cả ngày
Bỏ ngỏ biên giới của Biden đã đẩy mạnh nạn ma túy và tội ác

Nhìn lại năm 2022 của tự do báo chí toàn cầu

 BM

Các nhà báo và các hãng tin trên khắp thế giới đang phải đối mặt với những hạn chế không chỉ liên quan đến cách thức và nội dung họ xuất bản mà còn việc họ viết về ai.


Đồng thời, bản thân độc giả cũng gặp nhiều trở ngại khi cố gắng cập nhật thông tin trung thực, khiến họ dần mất lòng tin vào các phương tiện thông tin đại chúng.

 

Tự do báo chí


BM

Trong khi đó, tự do báo chí đã suy giảm ở các nền kinh tế lớn trên thế giới trong mười năm qua, với siêu cường Mỹ không vượt qua 80 điểm kể từ 2013.

 

Tình hình còn tồi tệ hơn đáng kể ở nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ Latinh. Caribe đạt dưới 50 điểm và Cuba dưới 30 điểm trong tổng số 11 quốc gia.

 

Eritrea nằm cuối bảng ở châu Phi với 19,62, thấp nhất thế giới ngoại trừ Bắc Hàn.

 

New Zealand có quyền tự do báo chí lớn nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tính đến năm 2022, đạt 83,54 trên 100 điểm có thể.

 

Na Uy có chỉ số tự do báo chí cao nhất tại châu Âu năm 2022, với 92.65 điểm.


Nước nằm cuối bảng là Nga, chỉ 38.42 điểm.


http://baomai.blogspot.com/


Hơn 40% nhà báo được khảo sát trên toàn thế giới tin rằng tự do báo chí đang bị suy giảm ở nước họ. Hơn 45% số người được hỏi cho rằng quyền tự do báo chí sẽ giảm trong ba năm tới.

 

Tự do báo chí thấp là hậu quả của các biện pháp trừng phạt nhà báo ở các quốc gia độc tài và việc củng cố quyền lực truyền thông ở các nền dân chủ.

 

Tự do báo chí kém không chỉ khiến công việc của các nhà báo trở nên khó khăn hơn đáng kể về cách thức và nội dung họ viết, mà thậm chí có thể khiến tính mạng của họ gặp nguy hiểm.


BM


Đây là tin không vui không chỉ với những người làm trong ngành báo mà còn với độc giả - những người vốn đã có nguy cơ đọc và vô tình phổ biến thông tin sai lệch. Nhiều độc giả thậm chí đang sống dưới các chính phủ độc tài, hạn chế quyền tự do truyền thông và kiểm duyệt nội dung tin tức.

 

Việc chính phủ can thiệp vào báo chí trở nên phổ biến hơn trong đại dịch Covid-19, trong đó có việc cấm đăng tải các nội dung về đại dịch mà chính phủ cho là 'sai lệch'.


image


Những lệnh cấm như vậy đôi khi được sử dụng để bảo vệ danh tiếng của chính phủ hoặc đổ lỗi cho nơi khác về các xử lý đại dịch yếu kém của mình.

 

Niềm tin của độc giả với báo chí


BM


Khảo sát của Statista năm 2020 tại 40 nước cho thấy sự khác biệt trên toàn cầu.


Mỹ và Slovakia, Hungary, Đài Loan, Hy Lạp nằm thấp nhất trong bảng xếp hạng về mức độ tin tưởng mà người dân dành cho báo chí, truyền thông.

 

Công chúng tin tưởng vào truyền thông châu Âu nhất. Trong đó, có tới 65% ngươi dân Phần Lan tin tưởng vào tin tức trên báo chí.

 

Đặc biệt khu vực Tây Âu có mức độ tin tưởng vào truyền thông cao hơn ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới.

 

Trên toàn cầu, mạng xã hội được coi là một nguồn tin tức kém tin cậy hơn.

 

Tại liên minh châu Âu, đài phát thanh và truyền hình được coi là đáng tin cậy hơn.

 

Trong bối cảnh tin giả và các sự kiện chính trị gây chia rẽ hiện nay, những người trẻ tuổi trên khắp thế giới đang gặp khó khăn trong việc tin tưởng vào truyền thông đại chúng, mặc dù thái độ này cũng được thấy ở những người lớn tuổi hơn.

 

Nhà báo thiệt mạng


BM


Kể từ đầu thế kỷ này, số lượng các nhà báo bị sát hại trên toàn thế giới đã gia tăng đáng kể.

 

Hơn một trăm nhà báo thiệt mạng mỗi năm từ năm 2012 đến năm 2015.


BM


Mặc dù tình hình đã được cải thiện phần nào kể từ đó, nhưng 50 nhà báo thiệt mạng năm 2020, trong đó Mexico được xếp hạng là quốc gia nguy hiểm nhất đối với các nhà báo hiện trường.

 

Trong khi châu Âu là một trong những khu vực an toàn nhất trên thế giới đối với nhà báo, điểm số về chỉ số tự do báo chí đã trở nên tồi tệ hơn ở các quốc gia EU trong toàn khối cũng như ở các quốc gia không thuộc liên minh.

 

Nhà báo bị bỏ tù


BM


Ngành báo chí đã trải qua nhiều thay đổi trong thập kỷ qua, ảnh hưởng đến cả bản thân các nhà báo cũng như độc giả của họ.


BM

Sự phổ biến của truyền thông kỹ thuật số đã làm thay đổi đáng kể cách thức mà người tiêu dùng tiếp nhận tin tức và môi trường chính trị ngày càng phân cực đã dẫn việc độc giả mất niềm tin ở báo chí.

 

Các nhà báo tiếp tục đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng. Số lượng nhà báo bị bỏ tù đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2010 đến năm 2021.


BM


Đáng buồn thay, việc bỏ tù chỉ là một trong nhiều thách thức mà các nhà báo trên khắp thế giới phải tính đến.


http://baomai.blogspot.com/