Monday, December 31, 2018

Học sinh 16 tuổi ở Kansas sắp tốt nghiệp trung học và Harvard

baomai.blogspot.com  

Braxton Moral, 16 tuổi, học sinh năm cuối tại trường trung học Ulysses, sẽ dự lễ tốt nghiệp trung học ở Ulysses, Kansas, vào ngày 19/5/2019, trước khi đến Đại học Harvard để nhận bằng cử nhân vào ngày 30/5.

Braxton sắp hoàn tất chương trình học để nhận bằng tốt nghiệp cử nhân của Trường Mở rộng Harvard, với ngành học chính về chính phủ và ngành học phụ là tiếng Anh, theo Harry Pierre, phó giám đốc truyền thông của Bộ phận Giáo dục thường xuyên thuộc Harvard.

Pierre không thể xác nhận liệu Braxton có phải là học sinh trung học đầu tiên nhận được cả bằng tốt nghiệp trung học lẫn bằng cử nhân trong cùng một tháng hay không.

Quá trình này không hề dễ dàng đối với Braxton, người nhắm đến sự nghiệp trong chính phủ.

baomai.blogspot.com
  
“Thách thức chính là thời gian”, cậu thanh niên này nói. Cậu ghi nhận rằng trường trung học đã rất “hào phóng” khi cho phép cậu dành một số thời gian trên lớp mỗi ngày để tập trung vào bài vở của trường đại học.

Cậu bắt đầu học để lấy bằng đại học khi cậu lên lớp 7, lúc mới 11 tuổi, theo lời mẹ của cậu, bà Julie Moral.

Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cậu có khả năng trí tuệ vượt trội đã xuất hiện khi Braxton mới chập chững biết đi. Khi đó, cậu ngồi xem các trận bóng chuyền của các anh chị ruột và tính toán sự khác biệt về toán học giữa các điểm số, mẹ cậu kể lại.

baomai.blogspot.com
  
"Khi cháu đến trường với các học sinh khác, đó là lúc chúng tôi thực sự bắt đầu chú ý", bà Julie nói. "Các giáo viên đều nói rằng cháu cần được học khó hơn".

Đến năm lớp 2, Braxton đã học các lớp nâng cao về tiếng Anh và đọc, mẹ cậu cho biết. Năm lớp 3, mỗi ngày cậu được đưa đến một trường khác nhau để học các lớp toán và tiếng Anh của các lớp cao hơn.

"Cháu đã bỏ qua lớp 4. Vào lớp 5, cháu không học toán chút nào vì thực sự lớp toán khi đó không phù hợp với cháu", bà Julie nói.

Cha mẹ cậu đã đưa cậu đến một trường cao đẳng cộng đồng ở địa phương để kiểm tra và kết quả cho thấy trí thông minh của cậu "cao hơn sinh viên đại học năm thứ nhất", bà Julie nói.

baomai.blogspot.com  

Gia đình ông bà Moral quyết định cho cậu học Trường Mở rộng của Harvard. Braxton nói rằng cậu phải làm vài bài kiểm tra đầu vào và học qua 3 môn trước khi được nhận.

Harvard chi trả một nửa học phí cho Braxton. Bởi vì cậu không có bằng tốt nghiệp trung học, nên cậu đã không đủ điều kiện để được cấp hỗ trợ tài chính.

Tổng học phí cho năm học 2018-2019 lên tới 54.400 đô la, theo trang web của chương trình mở rộng của Harvard.

Braxton là em út trong bốn anh chị em. Cậu hy vọng rằng tấm bằng đại học của mình sẽ mở đường cho việc nhập học vào Trường Luật Harvard vào mùa thu.

"Nếu tôi vào trường luật, tôi có thể tốt nghiệp khi tôi 20 tuổi, trong khi độ tuổi trung bình để vào trường luật là 27", cậu nói.

baomai.blogspot.com
Thống đốc bang Kansas gặp với cậu học sinh Braxton có trí tuệ siêu việt trong năm 2018

Tiến sĩ Jeff Crolyer, Thống đốc bang Kansas, đã viết trên Twitter vào đầu năm nay sau khi gặp Braxton như sau: "Tôi có cơ hội gặp Braxton Moral trong văn phòng của tôi ngày hôm qua.

Chàng trai trẻ rất ấn tượng này sắp tốt nghiệp @Harvard khi 16 tuổi! Cháu muốn trở thành một công chức và tôi khuyến khích cháu làm như vậy. Chúng tôi tự hào gọi cháu là một trong những người con của Kansas!"

baomai.blogspot.com

"Chúng tôi luôn cố gắng giữ cho cháu tập trung", mẹ của Braxton, bà Julie, nói về cậu. Bà nói thêm: "Cháu biết rằng cháu phải làm một cái gì đó với cuộc đời của mình để thay đổi thế giới. Đó là trách nhiệm của một người khi Chúa ban cho người đó bộ não như cháu đang có".

baomai.blogspot.com

Vụ 152 người Việt bỏ trốn tại Đài Loan
Giới khoa học Châu Âu lo ngại về AI và robot
Từ “cảnh sát toàn cầu” đến “quan tòa thế giới”
Cuộc trấn áp MS-13 làm giảm hoạt động bạo lực
TT Trump so tường biên giới với tường Obama bao quanh nhà
Bước đường gập ghềnh của Macron với nước Pháp
Trump làm ngược chiến lược “cú đêm” Kissinger
3 sân bay tồi tệ nhất thế giới
Thú vui ẩm thực về đêm ở Đài Loan
Nên tránh 20 loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung cộng
Những gì bạn cần biết về sô cô la
Nội bộ TC căng thẳng vì áp lực của Trump
Giải mã Mỹ rút quân khỏi Syria
Trời không giúp được Tập
Truyền thông ghét Trump năm 2018
Những 'hit' của điện ảnh quốc tế năm 2018
Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đổ về Đài Bắc xếp hình
Fake News không ngừng tấn công TT Trump
Chuyện sau Thành Đô 1990
Hình như ở Việt Nam dự án nào lớn đều bị trục trặc

Vụ 152 người Việt bỏ trốn tại Đài Loan

baomai.blogspot.com

Liên quan đến vụ việc 152 du khách Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan. Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu quốc hội: "Đây là một điều rất là đáng buồn vì đã làm xấu đi hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Và, cũng có thể nói là việc 152 du khách lợi dụng du lịch để bỏ trốn là làm nhục quốc thể".

Tôi thì nghĩ khác, vì thật ra "quốc thể" của ta đã bị làm nhục vì nhiều chuyện rồi và cũng đã bị nhục lâu rồi. Ngoài chuyện trốn ở lại nước ngoài, còn có chuyện ăn cắp bị nêu danh, chen lấn mất trật tự trong những sinh hoạt, không chấp hành luật pháp nước sở tại, ngay cả các thành viên của các tổ chức, các cán bộ công tác nước ngoài cũng làm nhục quốc thể bằng cách săn bắt buôn bán, vận chuyển sừng tê giác, phơi vây cá mập trên nóc nhà sứ quán, buôn hàng quốc cấm, vận chuyển hàng ăn cắp, lợi dụng chức vụ để ăn tiền khi cấp giấy tờ cho các Việt kiều, cấp visa cho người du lịch. Người Việt nhiều nước còn bắt vịt trời để làm tiết canh, bắt chó để nhậu. Một cô ăn cắp cả thế giới biết tên hàng ngày vẫn lên truyền hình nói chuyện văn hoá, nhục đến đâu nữa.

baomai.blogspot.com
Cựu đại sứ Việt Nam tại Mozambique Nguyễn Văn Trung

Biết bao chuyện làm nhục quốc thể chứ đâu riêng chuyện này. Và các phái đoàn chính phủ, quan chức cấp cao của ta trong nhiều chuyến công du nước ngoài cũng để xảy ra biết bao chuyện nhục. Nói chung là nhục toàn tập.

baomai.blogspot.com
  
Trở lại chuyện 152 người đào thoát ở Đài Loan. Đây là một âm mưu có tổ chức. Cả hai bên, công ty Việt Nam đã cấu kết với công ty Đài Loan thực hiện âm mưu này. Tất cả mọi người trong đoàn có một mục đích duy nhất là là đào thoát khỏi Việt Nam. Và đương nhiên với âm mưu và tổ chức như thế, họ phải tốn nhiều tiền hơn là một chuyến du lịch bình thường. Và tương lai của họ sẽ là những ngày tháng trốn chạy, không phút nào yên. Họ không có tương lai, đó là một thực tế. Trong đoàn đó chắc chắn có những thanh niên đã tốt nghiệp đại học nhưng không tìm được việc làm, có những người muốn tiến thân nhưng bế tắc, có những người thất nghiệp, có những người hy vọng đổi đời khi rời khỏi Việt Nam... Và câu hỏi được đặt ra là tại sao rất nhiều người Việt Nam bây giờ lại muốn từ bỏ đất nước mà đi?

baomai.blogspot.com  

Ai cũng mong được sống với quê hương, với cha mẹ, họ hàng, thân tộc. Ai cũng muốn có bà con, xóm giềng, bè bạn cùng giọng nói, cùng phong tục, cùng giòng giống.. Nhưng rồi ai cũng tìm cách ra đi. Cán bộ, doanh nhân ra đi với nhiều tài sản, họ sớm có cuộc sống ổn định và sung sướng nơi xứ người. Nhưng người dân nghèo, người lao động ra đi là chấp nhận một cuộc sống khó khăn, kiếm được đồng tiền không phải dễ, họ biết họ phải đổ mồ hôi và nhiều khi cả máu để tồn tại ở xứ người. Biết thế nhưng họ vẫn tìm mọi cách để ra đi. Chúng ta không trách họ.

Sống trong một đất nước mờ mịt tương lai. Kiếm ăn đã khó cuộc sống lại luôn bị đe doạ. Bị đe dọa bởi quyền lực, bị đe doạ bởi những bất an của một xã hội tha hoá và đạo đức suy đồi. Mạng sống con người bị coi rẻ. Người ta có thể giết bạn bất cứ lúc nào và bạn cũng có thể bị hành hung , cướp giật bất cứ lúc nào. Ngôi nhà, miếng đất ba đời tổ tiên để lại cũng có thể bị cướp mất bất cứ giờ nào và đẩy gia đình bạn thành kẻ tha phương không mái nhà. Bạn không có gì để cầu cứu, luật pháp không đến với bạn, luật pháp trong tay kẻ cầm quyền, nỗi đau của bạn không tiếng vọng.

baomai.blogspot.com
  
Sống trong một đất nước mà miếng cơm, con cá bỏ vào mồm đầy chất độc. Ăn miếng rau cũng ngại, uống miếng nước cũng nghi ngờ. Bệnh tật giáng xuống thân thể bạn và gia đình bạn bất cứ lúc nào, và khi ấy nếu bạn không có tiền, chẳng có bệnh viện nào mở cửa đón bạn và chẳng bác sĩ nào chữa bệnh cho bạn. Và bạn chết vì nghèo, chẳng có ai cứu bạn.

Sống trong một đất nước mà dân nghèo phải è cổ chịu bao nhiêu thứ thuế chất chồng mà chính phủ lại sử dụng những đồng thuế đó không hợp lý. Những dự án vẽ ra tiêu tốn hàng ngàn, hàng trăm ngàn tỷ nhưng chẳng mang lợi ích gì cho dân sinh mà chỉ làm giàu cho cán bộ lãnh đạo. Tiền thuế dân trở thành tài sản của cá nhân.

baomai.blogspot.com  

Sống trong một đất nước mà nền giáo dục suy đồi, bí ổi một cách thảm hại không lối thoát. Một nền giáo dục sa xuống vực thẳm không còn cách để ngoi lên. Nhà trường thành chợ chữ, giáo viên thành con buôn, hiệu trưởng chỉ là tên ấu dâm bệnh hoạn và cô giáo thì quay cuồng với ma tuý. Không phải thầy cô nào cũng thế nhưng đa số đều là những kẻ hèn tiếp tay cho tội ác nhởn nhơ trong trường học. Giáo dục sa đoạ, vô giáo dục đến tận cùng và sẽ cho ra đời những thế hệ kế tiếp như thế nào, tương lai đã thấy từ hôm nay.

Sống trong một đất  nước  mà từ trên xuống dưới đều rặt láo với nhau. Lãnh đạo nói láo để tồn tại, để tránh sự thật phũ phàng, để an dân mong dân tin, nhưng bây giờ dễ gì cho dân tin. Dân thì láo với nhau, lừa gạt nhau để sống bởi khi xã hội đã lấy sự tàn nhẫn để đối xử với nhau, lấy chuyện lừa đảo nhau để tồn tại thì cái láo phải lên ngôi. Hàng ngày mọi người cùng láo với nhau để sống. Và cuộc đời toàn chuyện phi lý. Cán bộ công an chống cờ bạc thì là trùm cờ bạc, chống ma tuý thành trùm ma tuý.

baomai.blogspot.com
  
Cán bộ hải quan thì mở cửa biên giới để hàng lậu tràn ngập, cán bộ y tế thì buôn thuốc giả, thầy cô giáo thì trở thành công an, cai ngục, có kẻ thì ăn chơi sa đoạ không kém kẻ giang hồ, lãnh đạo thì tha hoá, hư hỏng. Chẳng còn biết tin vào đâu để sống.

Sống trong một đất nước mà đạo lý đã chẳng còn, mọi điều tốt đẹp truyền thống của dân tộc bị chôn vùi và thay vào đó là một thứ đạo lý của kẻ cướp, đạo đức của những kẻ nói dối và tiền bạc trở thành thần linh. Người ta có thể giết nhau vì cái ghế ngồi, vì những đồng bạc tanh hôi, vì tranh dành nhau quyền lợi. Người ta có thể giết nhau vì vài tấc đất, vì cái ánh nhìn, vì một đụng chạm nhỏ. Lòng bao dung, nhân ái, thương người như thể thương thân của người dân Việt đã bị đánh cắp.

Sống trong một đất nước mà chính phủ, nhà nước không đảm bảo được quyền được sống, quyền làm con người của nhân dân. Mọi tự do cá nhân bị tước đoạt. Con người không được luật pháp bảo vệ, bị bao vây bởi một thứ pháp luật hoang dã và tuỳ tiện. Đồng tiền và quyền lực ngự trị và điều khiển luật pháp. Dân nghèo thấp cổ bé miệng trở thành nạn nhân và chẳng có một chỗ dựa để tồn tai.

baomai.blogspot.com
  
Sống trong một đất nước mà hố sâu giàu nghèo quá lớn. Một bên thì lao động nhọc nhằn mà không đủ sống, bệnh không tiền uống thuốc, chết không có đất chôn. Người chết không tiền đủ thuê xe chở về phải bó chiếu chở xe gắn máy với xác chết thò chân chạy giữa phố phường. Một bên là tầng lớp uống những chai rượu sáu bảy chục triệu đồng một chai, một bữa nhậu tiêu hàng trăm triệu. Mà tiền cũng từ dân mà ra cả. Bất công hiện diện hàng ngày là nỗi uất ức của nhân dân. Cán bộ càng ngày càng giàu mà dân thì càng ngày càng còng lưng xuống với nỗi đau.

baomai.blogspot.com
  
Sống trong một đất nước mà thế hệ lãnh đạo càng về sau càng hư hỏng, thối nát, coi dân không ra gì. Làm lãnh đạo mà họ biến thành kẻ cướp, xô đẩy dân vào con đường tuyệt vọng không lối thoát. Làm lãnh đạo mà họ chỉ nghĩ chuyện bán đất, bán rừng để thủ lợi, quên mất nhiệm vụ phục vụ nhân dân. Họ cấu kết với nhau thành những nhóm lợi ích sâu dân mọt nước bóp cổ dân nghèo. Có người so sánh họ với cường hào ác bá thuở phong kiến nhưng thật ra họ còn tàn nhẫn hơn, mưu mô hơn, thủ đoạn hơn cường hào xưa nhiều lắm. Bởi bây giờ quyền lực họ lớn hơn, họ mạnh hơn, họ có tập thể vây quanh bảo vệ, họ có chuyên chính vô sản, họ có luật lệ riêng để bảo kê cho họ. Bởi thế họ ăn cướp có văn bản, họ bóp họng dân có giấy tờ, họ ăn trên ngồi tróc có quy định.

Sống trong một đất nước mà kẻ cướp lăm le cướp nước, biển khơi chúng đã lấn sát bờ, trên cạn thì chúng nghênh ngang như chốn không người, xem dân ta như dân thuộc địa. Chúng không nguôi tham vọng biến nước ta thành chư hầu. Chúng xem đất nước này như hố rác để tống khứ những thứ đã lỗi thời, lạc hậu. Đau thay, nhiều người có chức sắc của ta lại thần phục dễ dàng, hoan hỉ bỏ tiền để lấy rác. Biển nhiễm độc, rừng trụi hết, tài nguyên không còn. Khi nền kinh tế ngã gục, chúng dùng tiền thâu tóm. Đó chính là mưu không cần đánh mà thắng. Tương lai đất nước sẽ về đâu?

baomai.blogspot.com
  
Với thực trạng như thế, người ra tìm mọi cách để đi, tìm mọi cách để đào thoát khỏi đất nước này. Những người biết chuyện thì tìm cách rời tàu trước khi tàu đắm. Những người khác thì ra đi mong có một cuộc sống tốt đẹp hơn, một tương lai sáng sủa hơn bất chấp bao khó khăn đang chờ đợi họ.

152 người đào thoát ở Đài Loan chẳng có gì để bảo đảm tương lai cho họ cả. Nhưng họ lại trốn đi để tránh những điều khó tránh đang hiện diện hàng ngày trên đất nước này. Họ là những kẻ đáng thương hơn là đáng trách. Lỗi của một chế độ.



Đỗ Duy Ngọc
***

152 khách du lịch Việt 'mất tích' ở Đài Loan
Cựu đại sứ VN tại Mozambique bị cáo buộc tiếp tay ...
Cô giáo Ngụy

Một phụ nữ Việt tự sát tại Đại sứ quán Việt Nam ở ...
Vi cá mập trên mái Tòa Đại Sứ CSVN ở Chile

https://baomai.blogspot.com/

Giới khoa học Châu Âu lo ngại về AI và robot
Từ “cảnh sát toàn cầu” đến “quan tòa thế giới”
Cuộc trấn áp MS-13 làm giảm hoạt động bạo lực
TT Trump so tường biên giới với tường Obama bao quanh nhà
Bước đường gập ghềnh của Macron với nước Pháp
Trump làm ngược chiến lược “cú đêm” Kissinger
3 sân bay tồi tệ nhất thế giới
Thú vui ẩm thực về đêm ở Đài Loan
Nên tránh 20 loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung cộng
Những gì bạn cần biết về sô cô la
Nội bộ TC căng thẳng vì áp lực của Trump
Giải mã Mỹ rút quân khỏi Syria
Trời không giúp được Tập
Truyền thông ghét Trump năm 2018
Những 'hit' của điện ảnh quốc tế năm 2018
Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đổ về Đài Bắc xếp hình
Fake News không ngừng tấn công TT Trump
Chuyện sau Thành Đô 1990
Hình như ở Việt Nam dự án nào lớn đều bị trục trặc
Nhìn lại những sự kiện thế giới nổi bật trong năm 2018

Giới khoa học Châu Âu lo ngại về AI và robot

baomai.blogspot.com

Một bài viết trên trang mạng Eurativ.fr vừa cho biết, một nhóm gồm 52 chuyên gia đến từ các học viện, doanh nghiệp và xã hội dân sự ở châu Âu, đang soạn thảo một báo cáo về đạo đức và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và robot.

Trong những năm gần đây, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và robot trong các hoạt động sản xuất và các hoạt động khác nói chung của con người đang trở thành một xu thế tất yếu trên toàn cầu. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với những rủi ro, đặc biệt là nguy cơ đe dọa về an ninh-an toàn của chúng đối với con người.

baomai.blogspot.com
  
Trong bài viết này, trang Eurativ.fr đã mô tả về sự lo ngại của các nhà khoa học đối với AI khi họ đề cập đến một loạt "sự bất an nghiêm trọng" cho tương lai của AI và robot. Các chuyên gia đã lưu ý rằng, robot ngày càng trở nên giống với con người; vì vậy, EU đang cố gắng 
bảo đảm rằng "chúng không bao giờ bị nhầm lẫn với người thật". Bởi vậy, cần có một "ranh giới rõ ràng" nhằm bảo đảm các nguyên tắc về đạo đức, hành vi cũng như giá trị giữa con người thật và robot.

Một robot thông minh đang bắt chước các động tác của con người tại một sự kiện về công nghệ.

baomai.blogspot.com
  
Theo các nhà khoa học của EU, các nhà phát triển AI nên đảm bảo rằng: con người phải được thông báo về việc họ đang tương tác với AI - chứ không phải con người, hoặc họ có thể yêu cầu và xác thực thông tin này để tránh nhầm lẫn.

Các tác giả nghiên cứu cũng cho biết, việc đưa "người máy siêu thực" (các AI có trí thông minh cao) vào xã hội có thể thay đổi nhận thức của chúng ta về con người và nhân loại. Do đó, chúng ta cần lưu ý rằng, sự nhầm lẫn giữa con người và máy móc (robot) có thể gây ra những hậu quả khó lường, ví như sự gắn bó - tức có tình yêu với robot chẳng hạn, làm ảnh hưởng hoặc giảm giá trị của con người. Bởi thế, sự phát triển của robot và nhất là robot mang hình người phải là chủ đề của sự đánh giá đạo đức một cách cẩn thận.

baomai.blogspot.com

Ở một lĩnh vực khác là các công nghệ nhận dạng cũng khiến các chuyên gia lo lắng là việc sử dụng AI, chẳng hạn như phần mềm nhận dạng khuôn mặt mà rất nhiều thiết bị điện tử như smartphone, camera,... đang dùng theo nhiều cách khác nhau.

Chẳng hạn ở Anh, công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang được thử nghiệm và cảnh sát Anh tin rằng, công nghệ này sẽ cho phép họ nhận ra tội phạm bị truy nã trong số hàng loạt người tham gia mua sắm trong mùa Giáng sinh.

Theo các tác giả của báo cáo, trong việc làm này (thử nghiệm nhận dạng khuôn mặt), việc thiếu sự chấp thuận của người dân trong việc áp dụng thì cũng tạo ra một vấn đề đạo đức nghiêm trọng.

baomai.blogspot.com
  
Ngoài ra, báo cáo cũng đề cập đến chủ đề của các hệ thống vũ khí chiến đấu tự hành, hay còn được gọi là "robot sát thủ". Các hệ thống này có thể hoạt động mà không cần sự kiểm soát thực sự của con người, ví dụ như trường hợp thiết bị theo dõi tên lửa tự hành chẳng hạn.

Về việc này, hồi tháng 9 vừa qua, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi lệnh cấm quốc tế đối với các "robot sát thủ", trong đó có các tên lửa có khả năng lựa chọn mục tiêu cũng như những cỗ máy có khả năng tự học hỏi, với kỹ năng nhận thức để có thể ra quyết định sẽ tấn công ai, khi nào và ở đâu.

Và các nghị sĩ nhấn mạnh: "những máy móc không thể đưa ra quyết định như con người", và họ khẳng định rằng: "các quyết định trong chiến tranh phải là đặc quyền của bộ não con người".    

Tóm lại, một cách tổng quát, các kết luận về phương hướng đạo đức về AI và robot mà Ủy ban châu Âu bảo vệ chính là cách tiếp cận: lấy con người làm trung tâm để phát triển AI, phù hợp với các quyền cơ bản và các giá trị xã hội. Và về lâu dài, mục tiêu là thúc đẩy một AI đáng tin cậy.




Thanh Trà
***

Yêu thương robot có đồng nghĩa với việc ngoại tình?

https://baomai.blogspot.com/
Hãy tưởng tượng là bạn đủ giàu để vung ra 40.000 đô la chỉ để tới một thị trấn trong một ngày, nơi luật lệ không có ý nghĩa gì. Bạn có thể vào vai bất kỳ ai bạn muốn.


baomai.blogspot.com

Từ “cảnh sát toàn cầu” đến “quan tòa thế giới”
Cuộc trấn áp MS-13 làm giảm hoạt động bạo lực
TT Trump so tường biên giới với tường Obama bao quanh nhà
Bước đường gập ghềnh của Macron với nước Pháp
Trump làm ngược chiến lược “cú đêm” Kissinger
3 sân bay tồi tệ nhất thế giới
Thú vui ẩm thực về đêm ở Đài Loan
Nên tránh 20 loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung cộng
Những gì bạn cần biết về sô cô la
Nội bộ TC căng thẳng vì áp lực của Trump
Giải mã Mỹ rút quân khỏi Syria
Trời không giúp được Tập
Truyền thông ghét Trump năm 2018
Những 'hit' của điện ảnh quốc tế năm 2018
Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đổ về Đài Bắc xếp hình
Fake News không ngừng tấn công TT Trump
Chuyện sau Thành Đô 1990
Hình như ở Việt Nam dự án nào lớn đều bị trục trặc
Nhìn lại những sự kiện thế giới nổi bật trong năm 2018
Tuyệt kế ép TC “tứ bề thọ địch” của Donald Trump

Từ “cảnh sát toàn cầu” đến “quan tòa thế giới”

baomai.blogspot.com
Ông Trump ký đạo luật ủy quyền quốc phòng cho năm tài khóa 2019.

Với tuyên bố Washington sẽ từ bỏ vai trò “cảnh sát toàn cầu”, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang muốn biến Hoa Kỳ thành quốc gia đóng vai “quan tòa thế giới” để xây dựng trật tự thế giới mới theo các luật lệ do Mỹ định đoạt. Khi đó, Mỹ có thể khiến thế giới trở thành nơi chỉ có kẻ mạnh mới sống sót.

baomai.blogspot.com
Ông nói lý do của chuyến thăm là để cảm ơn các quân nhân Mỹ đã giúp đánh bại IS

Ngày 26.12.2018, trong bài nói chuyện với các quân nhân Mỹ đang làm nhiệm vụ tại Iraq nhân chuyến thăm bất ngờ tới quốc gia Trung Đông này, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố: “Hoa Kỳ không thể tiếp tục đóng vai trò là cảnh sát toàn cầu” (United States cannot continue to be the policeman of the world) [1].

Nhiều người khi biết được tuyên bố này của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã vội mừng thầm và ca ngợi ông là “vị tổng thống Mỹ tuyệt vời nhất từ trước tới nay”. Họ mừng thầm khi nghe tuyên bố này cũng có lý bởi xưa nay nhiều nước trên thế giới đều nhìn nhận Mỹ là “sen đầm quốc tế” hoặc là “ cảnh sát toàn cầu ”. Mỹ luôn sử dụng sức mạnh quân sự vô đối để đe dọa hoặc sẵn sàng can thiệp quân sự vào bất cứ quốc gia nào không đáp ứng lợi ích mình.

Thực tế hàng loạt cuộc can thiệp quân sự của Mỹ sau Chiến Tranh Lạnh đã chứng tỏ điều đó.

baomai.blogspot.com
  
Thí dụ điển hình là Mỹ bất chấp luật pháp quốc tế đã phát động chiến tranh Iraq lần thứ 1 (1990-1991) và lần thứ 2 (2003), chiến tranh Kosovo (1998-1999), chiến tranh Afghanistan (từ năm 2001 tới nay chưa kết thúc), chiến tranh Libya (2011) và chiến tranh Syria…

Đó là chưa kể các tổ chức “phi chính phủ” mà Mỹ đứng đằng sau đạo diễn và chỉ đạo tiến hành loạt cuộc “cách mạng sắc màu” (cách mạng hoa hồng ở Gruzia năm 2003, cách mạng màu da cam ở Ukraine năm 2004, cách mạng màu hoa tuylip ở Kyrgistan năm 2005…) để lật đổ chính thể ở những quốc gia này và dựng lên chính quyền thân Mỹ tại đó.

Ngày 19.12, tổng thống Mỹ bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi Syria sau cuộc điện đàm với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.

baomai.blogspot.com
 
Một câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thực sự khiến Hoa Kỳ chia tay với vai trò “cảnh sát toàn cầu” hay không?

Để trả lời được câu hỏi này cần xuất phát từ một định đề bất biến là dù bất cứ ai là tổng thống Hoa Kỳ thì bằng cách này hay cách khác họ đều hướng tới mục tiêu xuyên suốt là giành và giữ vai trò thống trị thế giới của Washington.

Mục tiêu này đã từng được “bộ chính trị” của phe phái ngầm - thực chất là tập đoàn tài phiệt ở Washington, đặt ra từ đầu thế kỷ 20 tới nay và cũng sẽ không thay đổi trong thế kỷ 21 nếu không có một sự biến chuyển kinh thiên động địa nào làm thay đổi định đề đó.

Chính Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng tuyên bố rằng đối với ông, nước Mỹ là trên hết và ông sẽ làm cho “Hoa Kỳ vĩ đại trở lại”.

Ông Donald Trump cũng đã từng tuyên bố, các đời tổng thống Mỹ những năm gần đây giống như “ông vua chột một mắt thống trị xứ mù”.

Theo đó “ông vua chột” đã không nhìn thấy thế giới đã hoàn toàn đổi thay đến chóng mặt, trong đó, theo ông Donald Trump, Trung cộng đã đứng đầu thế giới về kinh tế, còn Nga đã đứng đầu thế giới về quân sự, thế nhưng “những kẻ mù” là đồng minh của Mỹ vẫn tiếp tục “lợi dụng và sử dụng quân đội hùng mạnh của Mỹ để bảo vệ họ” trước những nguy cơ không có thật.

Trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016, ứng cử viên Donald Trump từng tuyên bố rằng hợp tác với Nga chỉ có lợi cho Mỹ và những ai không tin điều đó chỉ là những kẻ ngốc. Ông Donald Trump cho rằng, các đời tổng thống vừa qua đã “ngủ quên trên vòng nguyệt quế” sau khi Mỹ giành thắng lợi trong Chiến Tranh Lạnh [2].

baomai.blogspot.com
Mỹ có khoảng 2.000 binh sĩ tại Syria

Lúc này Mỹ phải hành động nhanh và ngay để giành lại vị thế đã mất. Nhưng giành bằng cách nào? Điều mà Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng Mỹ đã “bị các nước khác lợi dụng lực lượng quân đội phi thường của Mỹ để bảo vệ họ” mà không chi trả xứng đáng chỉ là một trong những khiếm khuyết chiến lược của Hoa Kỳ cả trước và sau Chiến Tranh Lạnh.

Trên thực tế, câu chuyện còn nghiêm trọng hơn rất nhiều và mang tính thời đại vô cùng sâu sắc.

Đó là, theo ông Donald Trump, Trung cộng đã sử dụng mô hình kinh tế thị trường do nhà nước quản lý dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản lợi dụng những lỗ hổng trong mô hình kinh tế thị trường tự do của Mỹ và Phương Tây để trục lợi.

Theo cách nói hình ảnh của các chuyên gia phân tích kinh tế-chính trị thế giới, thì Trung cộng đang đẩy Mỹ ra khỏi chính ngôi nhà mang tên “toàn cầu hóa” hoặc “Mỹ hóa toàn cầu” do Washington dựng lên sau Thế Chiến II.

Do đó, đã đến lúc Mỹ cần xây dựng một ngôi nhà khác do Washington, chứ không phải Bắc Kinh, là chủ nhân. Theo đó, thay vì hành động trong khuôn khổ các thể chế đa phương - cơ sở nền tảng của hệ thống quan hệ quốc tế sau Thế Chiến II, Tổng thống Mỹ Donald Trump chuyển sang cơ chế hợp tác song phương với các quốc gia có chủ quyền [3].

Vào tháng 3.2018, Mỹ bắt đầu khởi động cuộc chiến thương mại chống lại Trung cộng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoàn toàn không chống lại chủ nghĩa toàn cầu hóa để quay về với chủ nghĩa biệt lập, mà ông đang đi theo một mô hình chủ nghĩa toàn cầu hóa khác khiến Trung cộng không thể trục lợi. Bằng sách nào?

baomai.blogspot.com
  
Theo tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, sau những nỗ lực bất thành của các đời tổng thống trước đây nhằm duy trì trật tự thế giới đơn cực và quá trình toàn cầu hóa theo “sự đồng thuận Washington”, Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trương xây dựng trật tự thế giới mới mà trong đó Hoa Kỳ đóng vai trò là “ quan tòa của thế giới ” [4].

Với vị thế quan tòa ấy, Mỹ sẽ phán xét và định đoạt mọi điều ước quốc tế theo điều kiện do Washington sắp đặt và mang lại lợi ích cho Washington nhằm hướng tới mục tiêu “Make America Great Again”, trong đó những quốc gia như Nga, Trung cộng hay Iran nếu không muốn gia nhập trật tự đó sẽ bị Mỹ loại bỏ khỏi hệ thống này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump còn kêu gọi các quốc gia trên thế giới “hãy trở nên dũng cảm, tự chủ, thông minh để từ bỏ trật tự thế giới hình thành sau Thế Chiến II và sống theo trật tự thế giới mới” mà Mỹ đang xây dựng.

baomai.blogspot.com
  
Ông Donald Trump kêu gọi các nước nên noi gương nước Anh chia tay với Liên minh châu Âu (EU) sau khi thất bại trong việc hoạch định một chiến lược hợp tác có hiệu quả với liên minh này [4].

Theo cách diễn giải của Ngoại trưởng Mike Pompeo, là quốc gia đóng vai trò “quan tòa của thế giới”, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump “sẽ từ bỏ hoặc xem xét lại mọi hiệp định và hiệp ước quốc tế đã bị lạc hậu và có hại đối với các lợi ích của Hoa Kỳ, các thỏa thuận thương mại quốc tế không đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền của Mỹ và các đồng minh” [4].

Ông Mike Pompeo nhấn mạnh: “Trong bất cứ trường hợp nào, Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất nắm quyền lãnh đạo trật tự thế giới mới. 

Dựa trên nguyên tắc này Mỹ sẽ xây dựng quan hệ với tất cả các quốc gia khác có chủ quyền. Mỹ sẽ ủng hộ và bảo vệ bất cứ quốc gia nào gia nhập trật tự thế giới mới, công bằng, tuyệt đối minh bạch và hạnh phúc”.

Mỹ cũng đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran (JPCOA) và Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung INF với Nga.

Thời gian qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có nhiều quyết định thể hiện vai trò của nước Mỹ là “quan tòa của thế giới”. Đó là:

baomai.blogspot.com
  
1. Đưa Mỹ rút khỏi Ủy ban khoa học và giáo dục của LHQ (UNESCO) với lý do mối quan ngại ngày càng tăng của Washington đối với UNESCO và do sự cần thiết của việc cải cách tổ chức này.

2. Tuyên bố sẵn sàng trừng phạt những quốc gia bỏ phiếu chống lại các nghị quyết do Mỹ đề xuất hoặc bảo trợ tại LHQ. Thậm chí, Mỹ đe dọa sẽ rút khỏi LHQ.

3. Cảnh báo Mỹ sẽ rút khỏi Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nếu định chế này không đối xử với Mỹ tốt hơn.

4. Đưa Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), bởi nếu tiếp tục đi theo hiệp định này Mỹ sẽ bị thâm hụt cán cân thương mại “kinh niên” với các nước thành viên. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố, ông không chấp nhận bất cứ hiệp định thương mại nào khiến Mỹ thâm hụt cán cân thương mại.

5. Đưa Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu bởi hiệp định này cản trở Mỹ trở thành cường quốc sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới.

6. Đưa Mỹ rút khỏi Thỏa thuận của Nhóm P5+1 với Iran bởi theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, Teheran đang lợi dụng thỏa thuận này để phát triển vũ khí hạt nhân đe dọa Israel là đồng minh chủ chốt của Mỹ ở Trung Đông. Ngoài ra, Thỏa thuận của Nhóm P5+1 với Iran còn mang lại nhiều lợi ích cho các đối tác cạnh tranh với Mỹ là Nga, Trung cộng và EU.

7. Đưa Mỹ rút khỏi Hiệp ước Mỹ-Nga về tên lửa tầm ngắn và tầm trung, bởi theo Washington, hiệp ước này cản trở Mỹ phát triển và triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở Châu Âu khi thực hiện chiến lược tấn công phủ đầu vào các căn cứ tên lửa hạt nhân chiến lược của Nga.

8. Áp đặt mọi biện pháp cấm vận cần thiết nhằm ngăn chặn dòng khí đốt của Nga tới Châu Âu, buộc các nước trên châu lục này phải mua khí đốt hóa lỏng của Mỹ.

baomai.blogspot.com  

9. Đưa quân Mỹ rút khỏi Syria và Afghanistan. Trong bài phát biểu khi tới thăm Iraq, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng quân đội nước này đang có mặt ở những quốc gia mà "hầu hết người Mỹ không biết tên".

Theo ông, đây là "điều nực cười" và khẳng định những nước mà Mỹ hiện diện quân sự ở đó "phải xì tiền ra" để trả phí dịch vụ an ninh cho Washington. Theo đánh giá của các chuyên gia, Mỹ đã tung hàng nghìn tỷ USD vào cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq.

Tổng thống Donald Trump cho rằng sau 14 năm quân Mỹ ở Afghanistan đã không giải quyết quyết được vấn đề mà chỉ tạo thêm vấn đề. Do đó, ông quyết định đàm phán với Taliban, thay vì tiêu diệt Taliban.

baomai.blogspot.com
  
10. Bỏ phiếu chống Hiệp ước di cư toàn cầu đã được Đại hội đồng LHQ thông qua trong cuộc bỏ phiếu ngày 19.12.2018 với lý do hiệp ước này sẽ tạo ra làn sóng di cư ồ ạt tới Mỹ mà Tổng thống Donald Trump đang ra sức ngăn chặn.

11. Sắp tới, có thể Mỹ sẽ từ bỏ Công ước Montreux, mở đường cho tàu sân bay của Mỹ hiện diện ở Biển Đen trong cuộc cạnh tranh toàn diện với Nga.

Với những quyết định trên đây và có thể có nhiều quyết định nữa trong thời gian tới, ông Donald Trump đang đưa Mỹ từ vị thế “cảnh sát toàn cầu” sang vị thế “quan tòa thế giới”.

baomai.blogspot.com
  
Bình luận về chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm xây dựng trật tự thế giới mới theo sự sắp đặt của Washington, Cao ủy phụ trách đối ngoại của EU Federica Mogherini tuyên bố rằng chính sách này đang đưa thế giới tới kỷ nguyên của “luật rừng” mà ở đó chỉ có kẻ mạnh sẽ sống sốt. Nếu Mỹ thấy chấp nhận một trật tự thế giới như vậy, thì nhiều nước khác sẽ không thấy như thế” [4].



Lê Thế Mẫu

Tài liệu tham khảo
[1] Trump defends Syria policy during surprise visit with US troops in Iraq. http://georgia.nris.com/news/Trump-defends-Syria-policy-during-surprise-visit-with-US-troops-in-Iraq-77379
[2] Соединённые Штаты не хотят воевать в угоду банковским монополиям (Тьерри Мейсан). http://rodon.org/polit-181226104236
[3] Пересмотрим итоги Второй мировой»: США заявили о новом мировом порядке. http://maxpark.com/community/13/content/6574708
[4] Новый миропорядок: США хотят возглавить мир на своих условиях. http://maxpark.com/community/13/content/6575759

baomai.blogspot.com

Cuộc trấn áp MS-13 làm giảm hoạt động bạo lực
TT Trump so tường biên giới với tường Obama bao quanh nhà
Bước đường gập ghềnh của Macron với nước Pháp
Trump làm ngược chiến lược “cú đêm” Kissinger
3 sân bay tồi tệ nhất thế giới
Thú vui ẩm thực về đêm ở Đài Loan
Nên tránh 20 loại thực phẩm nhập khẩu từ Trung cộng
Những gì bạn cần biết về sô cô la
Nội bộ TC căng thẳng vì áp lực của Trump
Giải mã Mỹ rút quân khỏi Syria
Trời không giúp được Tập
Truyền thông ghét Trump năm 2018
Những 'hit' của điện ảnh quốc tế năm 2018
Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đổ về Đài Bắc xếp hình
Fake News không ngừng tấn công TT Trump
Chuyện sau Thành Đô 1990
Hình như ở Việt Nam dự án nào lớn đều bị trục trặc
Nhìn lại những sự kiện thế giới nổi bật trong năm 2018
Tuyệt kế ép TC “tứ bề thọ địch” của Donald Trump
Thư phúc đáp kính gửi TT Donald J. Trump