Sunday, October 20, 2024

Rượu và Thơ

 BM

Nổi tiếng nhất về thơ và rượu là Tản Đà. Trong một bài thơ, Tản Đà kết luận:


BM

Trăm năm là một đời người. Cả đời Tản Đà chỉ có thơ và rượu. Vậy nghìn năm trước, ai là người thích rượu yêu thơ?


Rượu Và Thơ Của Những Nhà Thơ Trước Tản Đà


Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)


Làm quan dưới triều Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm được phong tước Trình tuyền hầu, kế tới tước Trình quốc công nhưng xin từ quan về quê hưởng nhàn:


BM 

Thú vui 4 mùa của Trạng Trình rất đạm bạc và an nhàn:


BM

Đời sống tuy thanh đạm nhưng tâm hồn tao nhã với thơ và rượu:


BM

(chữ nôm là quốc ngữ  cũ,  tiếng Việt được La tinh hóa là quốc ngữ mới) .


Phạm Thái (1777-1813)


Cuộc đại thắng giặc Thanh của Nguyễn Huệ khiến triều Lê sụp đổ. Một số cựu thần mưu toan khôi phục nhà Lê nhưng thất bại. Trong số cựu thần có Trạch trung hầu và con là Phạm Thái. Trạch trung hầu chết, Phạm Thái bị truy nã.


Nhằm xóa bỏ tung tích, Phạm Thái vào chùa Tiêu sơn để tu dưới tên Phổ chiêu thiền sư. 


Giúp an toàn hơn, Phạm Thái được bạn là Trương Đăng Thụ làm quan ở Lạng sơn đón lên cho ẩn náu . Không lâu sau đó Đăng Thụ bị bệnh chết, Phạm Thái về quê bạn để viếng. Tại đây chàng gặp em gái bạn là Quỳnh Như, hai người yêu nhau. Cha nàng cũng là cựu thần nhà Lê: Kiến xuân hầu Trương Đăng Qũy. Cùng là con nhà thế gia vọng tộc, mối tình của chàng và nàng được coi là lý tưởng. Nhưng không ngờ mẹ nàng cương quyết chống đối. 


Chàng tuyệt vọng ra đi. Nàng thống khổ sinh bệnh rồi chết.


Để tiêu sầu, chàng uống rượu và làm thơ. Tập thơ "Sơ kính tân trang" là lời tự thuật mối tình của chàng và Quỳnh Như. 


Tìm quên trong men rượu, chàng trở nên nghiện nặng:


BM

Từ nghiện rượu tới buông thả cuộc đời:


BM

Rượu đã hủy hoại cuộc đời Phạm Thái ở tuổi 36.


Nguyễn Công Trứ (1778-1858)


Hoạn lộ của Nguyễn Công Trứ dưới 3 triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức trải qua nhiều thăng trầm. Chức tước cao nhất là Binh bộ thượng thư nhưng vì tính bộc trực nên cụ Thượng Trứ bị truất hết chức tước xuống hàng lính trơn.


Không bất mãn, cũng không nản lòng, cụ phấn đấu:


BM

Tới 71 tuổi cụ mới xin về vui thú điền viên:


BM

Cụ hưởng nhàn bằng các cuộc ngao du đó đây:


BM

Nguyễn Công Trứ là tiêu biểu của kẻ sĩ nước ta.


Cao Bá Quát (.?..-1854)


Cao Bá Quát thi đậu cử nhân được quan trường chấm hạng nhì nhưng sau khi duyệt lại quyển văn, bộ Lễ truất xuống cuối bảng.


Theo Dương Quảng Hàm (tác giả Việt nam văn học sử yếu), Bá Quát có nhiều ý tứ mới lạ và lời lẽ cao kỳ. Người đương thời khen rằng "văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán" (văn như Siêu và Quát thì không còn nhà Tiền Hán).


Nguyễn Siêu là Án sát Hà nội. Bá Quát là giáo thụ phủ Quốc oai. 


Có lẽ vì bất mãn, Bá Quát từ quan về quê hưởng nhàn. Ngày nay còn truyền lại tập thơ Chu thần thi tập.


Trong một bài hát nói, Bá Quát có câu:


BM

(nghĩa 2 câu thơ chữ Hán: núi cao , nước chảy, thơ ngàn trang- trăng sáng, gió mát, rượu một thuyền. Theo Đào Duy Anh, trục là tờ giấy sau khi viết được cuộn lại và cho vào ống tre để gìn giữ).


Rượu và thơ được Cao Bá Quát tôn lên thành rượu thánh và thơ thần. Ý tưởng rất mới lạ.


Năm 1854 vì nổi loạn, Cao Bá Quát bị bắt và bị xử tử cả 3 họ.


Nguyễn Khuyến (1835-1909)


Người đương thời gọi Nguyễn Khuyến là Tam nguyên Yên Đổ. Tam nguyên là đỗ đầu 3 kỳ thi. Yên Đổ là tên làng quê của cụ.


Khoa thi đời Tự Đức gồm 3 kỳ, sĩ tử phải đậu kỳ 1 mới được vào thi kỳ 2 và phải đậu kỳ 2 mới được vào kỳ 3.


Yên Đổ làm quan tới chức Tổng đốc thì từ quan về quê dạy học và hưởng nhàn. Thơ của cụ phần nhiều là tự vịnh và tự trào.


Bài thơ Thu ẩm có những câu như:


BM

Tuy tửu lượng không nhiều và dễ bỏ nhưng cụ không muốn chừa:


BM

Tuy nhiên khi được tin bạn già là cụ nghè Dương Khuê mất, cụ làm thơ khóc bạn, bày tỏ lòng thương tiếc đến nỗi thơ không muốn làm, rượu không muốn uống:


BM

Bài thơ chứng tỏ một tình bạn hiếm có.


Trần Tế Xương (1870-1907)


Trần Tế Xương được người đương thời gọi là Tú Xương vì ông chỉ đậu tú tài, sau đó thi rớt 2 khoa nên bỏ luôn.


Thời của ông là thời Ông Đồ ông Cống cũng nằm co nên ông chẳng có nghề nghiệp gì. 


Ông làm thơ tự trào, tự nhận mình không biết chữ Tây và quốc ngữ thì chỉ còn cách về quê làm ruộng cũng có ăn và có tiền:


BM

Thật sự ông sống nhờ vợ. Mặc dù than nghèo, ông vẫn ăn chơi phóng túng.


Tuy vậy có lúc ông mệt mỏi về cuộc ăn chơi của mình:


BM

Đối với Tú Xương, rượu đứng hàng thứ...


Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939)


Quê của Nguyễn Khắc Hiếu ở Sơn tây, nơi có núi Tản viên và sông Đà giang nên ông lấy bút hiệu là Tản Đà.


Thuở nhỏ Tản Đà học chữ Hán, đi thi bị rớt nên chuyển sang học quốc ngữ. Tản Đà vừa làm thơ vừa viết văn và dịch Hán văn. Bài của ông gửi đăng trên các báo Bắc và Nam. Ông cũng xuất bản tác phẩm của mình và làm chủ bút Hữu thanh tạp chí và An nam tạp chí.


Thơ của Tản Đà được Dương Quảng Hàm khen: có giọng điệu nhẹ nhàng du dương, cách dùng chữ (thường là chữ nôm) và đặt câu uyển chuyển êm đềm khiến người đọc dễ cảm động say mê.


Tản Đà ưa uống rượu, rượu đi đôi với thơ như lời tuyên ngôn sau đây:


BM

Con người Tản Đà có hai thực thể. Một do cha mẹ sinh ra, biết mưu sinh cơm áo như mọi người. Một thực thể khác do Trời đất sinh ra, chỉ yêu thơ và thích rượu. Có lẽ ý tưởng này xuất xứ từ câu tục ngữ : cha mẹ sinh con, Trời sinh tính (thật ra câu này là lời tự an ủi của những cha mẹ thất bại trong sự uốn nắn con cái).


Trong bài thơ khác, ông tái xác nhận:


Kiếp say sưđã chm s Thiên đình

Càng đm sc mê thanh càng mi miết

Say lm v: say mt, say mê, say nh, say tít

Trong làng say ai biết nht ai say?


Đối với Tản Đà, rượu và thơ tương tác với nhau: rượu khơi nguồn cho thơ, thơ khiến rượu thêm ngon.


Rượu và thơ còn đưa tâm hồn nhà thơ thoát khỏi thân phàm tục:


BM

Đôi khi Tản Đà cho mình say là hư hỏng nhưng tự bênh vực mình bằng cách nhân cách hóa trái đất và mặt trời:


 Say sưa nghĩ cũng hư đi

 Hư thì hư vy, say thi c say 

 Đất say đt cũng lăn quay

 Tri say Tri cũng đ gay, ai cười?


Không ai cười trái đất quay vì say và mặt trời đỏ vì rượu. Vậy khi Tản Đà say có gì mà cười?


Mặc dù nhà thơ bị vợ phàn nàn rằng say sưa vô ích và khuyên ông nên chừa rượu, nhung ông cứ lần khân:


Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu hưởng dương 51 tuổi.




Bùi Quý Chiến

***

Rượu đế trong dân gian Tây Nam Bộ

 BM

Khó có thể biết được rượu ra đời từ lúc nào, ở đâu, song nói về rượu, về tác dụng chữa bệnh, về văn hóa uống rượu thì tất cả các dân tộc trên thế giới đều có. Ở Việt Nam, rượu gắn với sinh hoạt cộng đồng, với các nghi lễ, hội hè, đình đám, với những lời thề ước, nhưng nếu uống rượu quá đà cũng gây nhiều phiền lụy…

 

Chính vì vậy, chẳng biết tự bao giờ, rượu đã đi đời sống văn hóa của người bình dân và bằng cách này hay cách khác nó đã tồn tại trong cộng đồng người Việt nói chung, trong đó có người dân đồng bằng sông nước Cửu Long.

https://baomai.blogspot.com/2021/06/ruou-e-trong-dan-gian-tay-nam-bo.html

***

Nước mắt của rượu

BM
Mỗi dịp có bạn ở xa đến hay vào những lúc xuân về vợ chồng tôi hay rủ bạn đi nếm rượu nho. Khu nếm rượu ở thành phố Woodinville, khoảng hai mươi phút lái xe từ Seattle về phía đông bắc và cách nhà chúng tôi ba mươi phút.

Trong thành phố này, những ngôi nhà nếm rượu nằm san sát nhau, mình phải chọn một nơi nào nổi tiếng đẹp, lịch sự tiếp đãi nhất, có nhiều rượu khác nhau nhất, để cho bõ công giới thiệu.
***

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.