Wednesday, May 29, 2019

Chữa bệnh bằng rượu vang ở Pháp

BM
Hippocrates tin rằng "Rượu vang là một sản phẩm thích hợp cho nhân loại, cả cho người khỏe mạnh lẫn người ốm yếu"

Trong bệnh viện dân sự ở Strasbourg, một chai vang Châteauneuf-du-Pape có thể được kê đơn để trị bệnh đầy hơi, trong khi chai Côte de Provence rosé, trị bệnh béo phì.

Cha đẻ của y học, thầy thuốc Hy Lạp Hippocrates, người đã thử nghiệm nhiều loại rượu vang để điều trị các bệnh khác nhau, tin rằng, "rượu vang là thứ thích hợp với loài người, với người khỏe cũng như với người ốm." Ở thời hiện đại, ta thường được dạy bảo là nên uống rượu có chừng mực, nhưng ở Pháp, nơi có dấu vết của nghề trồng nho từ tận thế kỷ thứ 5 TCN, thì 'chúc sức khỏe' là lời chúc đúng với nghĩa đen của nó cho đến tận đầu thế kỷ 21.

Để hiểu biết thêm về mối quan hệ loạn luân tuyệt vời giữa rượu và thuốc, tôi cần phải đến một hầm rượu sâu trong ngóc ngách của một bệnh viện thời trung cổ ở Strasbourg, ở vùng Alsace, miền đông nước Pháp.

BM
  
Strasbourg, một thành phố hiện đại có lịch sử 2.000 năm, có lẽ là nổi tiếng với vùng trung tâm (Khu Đảo Lớn), được Unesco liệt kê là Di Sản Thế Giới năm 1988. Du khách đổ về đây để đi lang thang qua Chợ Giáng Sinh, Nhà Thờ Đức Bà và Palais Rohan nổi tiếng thế giới, cũng như dùng bữa trong các nhà nhà hàng rượu (winstubs) điển hình của vùng Alsace như nhà hàng Chez Yvonne hoặc Maison Kammerzell, nằm trong một tòa nhà xây từ 1427.

Nhưng tôi lại đi đến Bệnh Viện Dân Sự Strasbourg, một bệnh viện kèm giảng dạy được thành lập 1119. Vào buổi tối khua và mưa, đường phố vắng tanh, và khi tôi đi trên những mặt đường đá cuội cùng 2 người bạn, thật dễ tưởng tượng thành phố này trông giống biết chừng nào với chính nó cách đây hàng trăm năm.

BM
Kể từ năm 1395, Bệnh Viện Dân Sự Strasbourg đã có mối quan hệ cộng sinh với Hầm Rượu Nhà Tế Bần Của Strasbourg

Kể từ năm 1395, Bệnh Viện Dân Sự Strasbourg đã có mối quan hệ cộng sinh với Hầm Rượu Nhà Tế Bần Của Strasbourg nằm ngay bên dưới bệnh viện: cái này sẽ không tồn tại nếu không có cái kia. Trong khoảng 600 năm, nhiều bệnh nhân trong bệnh viện đã trả các hóa đơn y tế của họ bằng những mảnh đất vườn nho- và nho được trồng trên những vùng đất mới có được lại dùng làm rượu chứa trong hầm. Đây là một thông lệ chung ở Pháp, vì các vườn nho tạo thu nhập cho các bệnh viện; và hầm rượu - có chức năng như tủ lạnh lớn - là nơi hoàn hảo để giữ mát cho rượu vang.

Những người từ khắp nơi ở Pháp đã đến bệnh viện để nhận 'điều trị bằng rượu vang', với đúng nghĩa đen của nó: tới 2 chai rượu mỗi ngày để điều trị các loại bệnh khác nhau.

BM
Hầm Rượu Nhà Tế Bần Của Strasbourg đã sản xuất và lưu trữ các loại rượu vang được sử dụng để điều trị bệnh trong Bệnh Viện Dân Sự.

Mặc dù việc điều trị bằng rượu vang là phổ biến khắp mọi nơi ở thời cổ đại, Thibaut Baldinger, người quản lý hầm đã rất tử tế đồng ý ở lại muộn để đưa tôi và các bạn tôi đi xem, nói rằng ông đã thấy bằng chứng rằng rượu đã được dùng làm thuốc từ năm 1960 - và việc điều trị này đến năm 1990 mới dừng lại.

Thí dụ, một chai Châteauneuf-du-Pape sẽ được kê đơn cho chứng đầy hơi, trong khi một chai mà mọi người thích uống vào mùa hè, Côtes de Provence rosé, được sử dụng để điều trị béo phì. Cholesterol cao? Chỉ cần hai ly Bergerac vớ vẩn. Đối với mụn rộp, bệnh nhân được yêu cầu tắm bằng rượu Muscat de Frontignan đáng yêu. Yếu tình dục? 6 ly Saint-Amour mơ màng sẽ bôi trơn cặp tình nhân ốm yếu ngay lập tức thành cặp Casanovas - thú vị là có thể 2 em, một bình rượu này cũng được cho là có tác dụng với các bệnh phụ nữ.

"Thế còn bệnh gan?" tôi nói đùa, Baldinger cười: "Một số điều trị có thể có thể có tác dụng hơn những điều trị khác."

BM
Các bệnh nhân trong bệnh viện đã nhận được tới 2 chai rượu mỗi ngày để điều trị các bệnh khác nhau.

Tuy nhiên, sau đó tôi đã nhận thấy rằng danh sách các cách điều trị bằng rượu vang có bao gồm cả 3 chai Beaune Eau Gazeuse (rượu Beaune pha với nước có ga) cho bệnh 'cirrhose', khiến tôi tin rằng ít nhất một người ở thời hiện đại đã tin rằng say rượu là một thuốc giải độc cho suy gan.

Mặc dù việc điều trị bằng rượu vang của bệnh viện đã kết thúc cách đây vài thập kỷ, hầm rượu vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử sản xuất rượu vang của Pháp bằng cách tiếp tục giới thiệu một số loại rượu vang ngon nhất của Pháp trong khi vẫn hỗ trợ tài chính cho bệnh viện. Tuy nhiên, vào năm 1995, hầm rượu 600 năm tuổi này đã gần như xuống hạng thành sách lịch sử vì cái mà Baldinger gọi là "không có lợi nhuận".

BM
  
Trong thế kỷ 20, bệnh viện đã bán hết các lô đất trồng nho để tài trợ cho một số dự án cấp thiết của bệnh viện, việc này đã ngăn cản sự cung cấp nho cho hầm rượu. Sau đó hầm đã buộc phải từ bỏ các thùng rượu khổng lồ bằng gỗ sồi sau khi luật mới của Pháp - Luật Évin - được thông qua vào năm 1991. Luật này có các điều khoản nghiêm ngặt ngăn chặn chứng nghiện rượu, có nghĩa là chính phủ không làm ngơ để rượu nằm ở dưới hầm của một cơ quan y tế nữa.

Người tiền nhiệm của Baldinger, Philippe Junger, trên thực tế đã trở thành người bảo vệ hầm rượu bằng cách tập hợp sự hỗ trợ của những người trồng nho vùng Alsace và tạo ra Hiệp Hội Lợi Ích Tập Thể Nông Nghiệp. Hiệp Hội này đã tìm mọi cách để thuyết phục các nhà lập pháp giữ cho hầm mở cửa, và lập luận về tầm quan trọng của nó như là một phần của di sản vùng.

BM
Ngày nay, Hầm Rượu Nhà Tế Bần Của Strasbourg sản xuất 140.000 chai rượu vang mỗi năm.

Cứu thành công địa điểm lịch sử này, hàng chục vườn nho Alsace bắt đầu làm việc để cải thiện rượu vang của họ dưới con mắt (và mũi) chăm chú của Junger và các chuyên gia về rượu. Từ năm 1996, một cuộc thi nếm 'tù mù' và đánh giá rượu được tổ chức vào tháng 1 hàng năm: bất kỳ loại rượu nào không đạt tiêu chuẩn sẽ bị đưa ra khỏi hầm.

Ngày nay, hầm rượu sản xuất 140.000 chai Gewürztraminer, Klevener de Heiligenstein, Sylvaner và Riesling mỗi năm, sử dụng nho trồng bởi 26 đối tác rượu khác nhau. Các loại rượu vang tăng tuổi từ 6 đến 10 tháng trong thùng gỗ sồi to kếch xù trước khi được đóng chai và bán cho công chúng. Đáng ngạc nhiên là hầm rượu này không có quảng cáo dưới bất kỳ hình thức nào và chỉ có một trang web. "Mỗi đối tác sản xuất vang đều cung cấp một tỷ lệ nhỏ sản phẩm cho cửa hàng hầm rượu lịch sử này, thay tiền thuê hầm." Baldinger nói. Số tiền thu được từ phần việc sản xuất rượu của hầm được đầu tư vào việc mua thiết bị y tế cho bệnh viện, trong khi các đối tác được hưởng phần to lớn của lợi ích của việc làm rượu.

BM
Cho đến nay rượu vang từ năm 1472 chỉ được nếm ba lần

Có một số loại rượu vang trong hầm không bao giờ được bán. Baldinger chỉ vào một cái tủ nhỏ được gắn vào bức tường đá của hầm. Bên trong hộp được chiếu sáng lờ mờ là một hộp sọ và một chai rượu trong - chất lỏng bên trong bị đổi màu vì thời gian thành màu đỏ rỉ, giống như máu khô - có ghi niên đại: 1472. "Có tin đồn đoán là hộp sọ là của ông Arthur, người chủ hầm đầu tiên. Có thể ông ấy đã uống quá nhiều rượu," Baldinger nói.

Thế câu chuyện về loại rượu vang màu máu - sản phẩm đầu tiên của hầm rượu- như thế nào? "Tôi sẽ cho các ông biết đây," Baldinger trả lời, dẫn chúng tôi ra khỏi cái hộp và đi giữa hai hàng thùng gỗ sồi khổng lồ. Ở đó, một cánh cổng sắt đồ sộ và cũ kỹ ngăn cách hầm rượu với một khu chứa hàng, trong đó có khoảng nửa tá thùng gỗ sồi nhỏ hơn và cũ hơn. Baldinger rút trong túi ra một chiếc chìa khóa vạn năng lớn và mở cánh cổng đến nơi chứa rượu vang trắng vùng Alsace, nơi được coi là lưu trữ rượu vang trắng để lâu năm nhất thế giới trong thùng gỗ.

Baldinger cho biết rằng loại rượu này mới chỉ được nếm ba lần: Lần đầu tiên là vào năm 1576, khi cư dân của Zürich gần đó (cách hơn 200km về phía đông nam) đã chuyển một thùng cháo khổng lồ đến Strasbourg để thể hiện là thành phố Zürich sẽ hỗ trợ khi nào ở đây cần. Chưa đầy 24 giờ, cháo đã đến, vẫn còn ấm. Baldinger nói rằng Strasbourg đã đáp lại bằng hiện vật bằng cách mở nút chai rượu vang (chỉ được nghe nói trong ngụ ngôn) của thành phố, và cho một số dân Zürichers đang khát nhấp một tý.

Lần nếm thứ hai là vào năm 1718, trong quá trình tái thiết bệnh viện sau một trận hỏa hoạn tan hoang, khi nhà thuốc (mà 200 năm trước là một tiệm bánh), nhà nguyện Tin Lành và hầm rượu là những tòa nhà duy nhất không bị ảnh hưởng bởi thảm họa. "Một lọ nhỏ chứa rượu vang từ năm 1472 đã được đặt tượng trưng vào trong khối đá đầu tiên của tòa nhà mới và trong dịp này, rượu đã được đem ra nếm lần thứ hai," ông Baldinger kể.

BM
Cho đến nay rượu vang từ năm 1472 chỉ được nếm ba lần

Lần cuối cùng rượu này được uống là vào năm 1944. Trong Thế Chiến II, hầm rượu hoạt động dưới sự kiểm soát của Đức Quốc xã (theo Thibaut, họ đã đổ vào hầu hết các thùng gỗ loại rượu yêu thích của họ: rượu Bordeaux). Sau khi kết thúc chiến tranh, ngay sau khi giải phóng Strasbourg, Tướng Leclerc (sau này thành Thống Chế của Pháp) đã nhấp một ngụm rượu này để chúc mừng.

Hầu hết du khách đến hầm rượu thậm chí không được phép qua cái cổng này, nhưng có lẽ do thấy chúng tôi nhiệt tình, Baldinger hỏi chúng tôi có muốn ngửi mùi rượu tinh hoa nhất của các loại rượu vang. Bien sûr (tất nhiên), chúng tôi trả lời.

Baldinger vươn người lên đến đỉnh thùng gỗ sồi và lắc nhẹ nút thùng cho đến khi nó rời ra. Một cách chậm chạp ông lắc đi lắc lại cái nút thùng dưới lỗ mũi chúng tôi, để mùi hương rượu vang tới được cơ quan khứu giác chúng tôi.

Rượu Cognac. Tôi không phải nhà hầu rượu được đào tạo, nhưng tương tự như rượu mạnh Pháp, rượu này có mùi mứt, mùi mận, phảng phất vani, cũng như một cái gì đó gợi cho tôi nhớ tới hộp xì gà cũ của ông tôi.

"Mùi đáng yêu quá," tôi nói đầy hy vọng. "Nhấp một chút xíu được không?" 

BM
Rượu được tăng tuổi trong Hầm Rượu Nhà Tế Bần Của Strasbourg từ 6 đến 10 tháng trước khi được đem bán

Baldinger lắc đầu. Độ pH của rượu, ông nói, hiện là 2,28 - quá nhiều axit, uống sẽ gây chua cho dạ dày (hầu hết các loại rượu vang trắng có độ pH cao hơn 3.0).

Tuy nhiên, không phải tất cả rượu vang chứa trong thùng đều được sản xuất vào năm 1472. "Chúng tôi đổ thêm rượu vào mỗi khi nút thùng bị khô," Baldinger nói. "Một năm 4 lần, khoảng 4-6 lít được thêm vào 400 lít ban đầu. Chúng tôi chọn rượu Riesling hoặc Sylvander đã được tăng tuổi trong hầm của chúng tôi.

Thế còn loại nho ban đầu được sử dụng làm rượu vang? "Thật không may, chúng tôi không biết," Baldiner nói. "Trong những năm qua đã có nhiều sự biến dị, và rất nhiều sự pha trộn các loại nho ở các vườn nho."

Tôi thở dài khi nhìn Baldinger đóng nút thùng lại - tôi sẽ sẵn sàng chịu đựng cơn đau dạ dày tạm thời chỉ để có thể nói rằng mình đã được thử loại rượu đặc biệt đó. Ngoài ra, có nên có cách điều trị bằng rượu vang cho căn bệnh dạ dày đó không?

May mắn thay, có rất nhiều loại rượu khác để nếm thử. Baldinger đã mở một chai
Gewürztraminer và cho mỗi chúng tôi một ly lành mạnh. Chúng tôi ngồi vài phút quanh chiếc bàn với chiếc khăn bàn màu đỏ và trắng và nhấp một ngụm: ngọt ngào và có mùi thơm của quả vải, rượu vừa ngon và vừa làm tăng lực trong một đêm mưa ẩm ướt như vậy - thực tế, trước năm 1990, hai ly rượu loại này đã được sử dụng để điều trị nhiễm trùng.

Vì vậy, khi chúng tôi rời khỏi hầm, tôi đã mua một chai 'thuốc' vùng Alsace tặng cho gia đình để đưa vào tủ thuốc - hoặc vào bàn ăn - khi về nhà.



Melissa Banigan

BM

Con trai chủ tờ Việt Báo ở Little Saigon bị bắt vì buôn lậu 72 triệu USD
Giả mã bí ẩn lời nguyền đeo bám gia tộc Kennedy
Cách chào cuối email có thể khiến bạn mất việc
Bán hàng trên FB Live, kiếm trên 30 ngàn USD mỗi đêm
Càng dùng thuốc để 'đô con', càng dễ vô sinh?
Sau ZTE, Hauwei bị sập tiệm sẽ đến lượt các giàn khoan của TC
CS Bắc Hàn tàn mạt, Mỹ hốt bạc dài dài
Mỹ đã phóng vệ tinh cung cấp Internet toàn cầu
Tôi thử không tiêu tiền trong một tháng
Những bệnh do thiếu đường
Hiệu ứng domino với Huawei
Đậu hũ thối, đặc sản không thể bỏ qua của Đài Bắc
Tại sao vấn nạn của Huawei với Google khiến châu Phi lo lắng
TT Trump khiến người Nhật thích thú khi đi xem sumo
Chuyện cái nón sắt của quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Vietnam
Dự luật trừng phạt Biển Đông
Tại sao những bó hoa bán ở cửa hàng lại đắt
Dùng cỏ dại để chống biến đổi khí hậu
TT Trump ra lệnh điều tra hồ sơ từ nguồn gốc vụ án Trump-Russia
Nồi cơm điện tách đường trong gạo

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.