Mỹ quyết định ngừng cung cấp phiên bản Android mới của Google cho Huawei được xem là khởi đầu cho một cuộc chiến tranh lạnh công nghệ có thể buộc các nước châu Phi - trong tương lai - phải lựa chọn giữa công nghệ Mỹ và Trung cộng.
Hầu hết người châu Phi kết nối với internet ngày nay sử dụng điện thoại thông minh Trung cộng, hoạt động trên hạ tầng mạng do Trung cộng sản xuất và một nửa là do Huawei chế tạo.
Theo Eric Olander, thuộc tổ chức Dự án tại Châu Phi của Trung cộng, thì "Huawei xây dựng một phần lớn cơ sở hạ tầng CNTT hiện tại của châu Phi và nếu Mỹ thành công trong việc làm tê liệt công ty này, thì châu Phi có thể phải hứng chịu những dư chấn hết sức nặng nề vì đang phụ thuộc vào một công ty nằm trong tầm ngắm của Washington."
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dẫn đầu một chiến dịch công khai kêu gọi các đồng minh của Mỹ cắt đứt quan hệ với Huawei, nói rằng công nghệ của công ty này là một mối đe dọa an ninh vì nó cho phép chính phủ Trung cộng theo dõi các quốc gia khác.
Huawei đã nhiều lần phủ nhận các các buộc này.
Tiêu đề một bài báo ở Nam Phi trước việc Google cấm một số điện thoại Huawei cập nhật phần mềm Android
Chiến dịch tẩy chay của Hoa Kỳ có thể châm ngòi cho những gì Eric Schmidt, cựu Giám đốc điều hành của Google từng dự đoán, đó là sự chia rẽ không thể tránh khỏi của internet, giữa một "internet do Trung cộng lãnh đạo và một mạng do Mỹ dẫn đầu".
Nếu điều này xảy ra, châu Phi không nên nghiêng về bên nào cả, Harriet Kariuki, một chuyên gia quan hệ Trung-Phi.
"Đó không phải là cuộc chiến của chúng tôi, thay vào đó chúng tôi nên tập trung vào những điều có ích cho mình", Harriet Kariuki nói.
Hầu hết người châu Phi kết nối với internet nhờ điện thoại Trung cộng giá rẻ
Các nước châu Phi nên cùng nhau giáo dục mọi người về những mối đe dọa tiềm ẩn, và cố gắng thông qua luật bảo vệ dữ liệu kiểu EU để bảo vệ người tiêu dùng châu Phi, bà Kariuki bình luận.
"Đây có lẽ là lúc châu Phi cân nhắc phát triển nền công nghệ của riêng mình phù hợp với thị trường thay vì chỉ là người tiêu dùng thụ động. Tôi muốn thấy các nước châu Phi kết hợp lại và đẩy lùi sự xâm chiếm kỹ thuật số này".
Vụ xâm nhập Liên minh châu Phi
Trong khi quan tâm về Huawei bắt đầu hiện đang là tiêu điểm của các mạng truyền thông ở phương Tây, thì trước đó đã có những cáo buộc về xâm phạm an ninh liên quan tới công ty này ở châu Phi.
Giới chỉ trích hoạt động của Huawei chỉ ra rằng một bản tường trình công bố tháng Giêng 2018 trên tờ Le Monde của Pháp đã khám phá ra là hệ thống máy tính được cài đặt bởi Huawei tại trụ sở của Liên minh châu Phi, ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, đã bị xâm phạm.
Phát hiện này cho thấy trong suốt 5 năm, từ nửa đêm đến hai giờ sáng, dữ liệu từ các máy chủ của AU đã được chuyển đến các máy chủ ở Thượng Hải cách đó hơn 8.000km.
Những cáo buộc này đã bị Liên minh châu Phi và các quan chức Trung cộng bác bỏ.
Liên minh châu Phi phủ nhận rằng hệ thống máy tính Huawei của họ đã bị hack
Các chính phủ châu Phi, ngay cả những nước có mối quan hệ an ninh chặt chẽ với Mỹ, hầu hết đã đứng ngoài cuộc tranh luận về Huawei - và lý do rất dễ hiểu.
Huawei có các hoạt động lớn ở khắp châu Phi bao gồm cả việc bán điện thoại thông minh.
Huawei cũng đã xây dựng hầu hết mạng internet 4G của châu Phi, Cobus van Staden, một nhà nghiên cứu cao cấp Trung cộng-Châu Phi tại Viện các vấn đề quốc tế Nam Phi.
Giám đốc điều hành của tập đoàn viễn thông khổng lồ Safaricom Bob Collymore của Kenya cho biết Huawei đã là "đối tác tuyệt vời trong nhiều năm".
"Chúng tôi muốn gắn bó tối đa với các đối tác của mình, tuy nhiên thực tế có thể có một số khó khăn nếu lệnh cấm các công ty Mỹ làm việc với Huawei vì đây là một doanh nghiệp đa kết nối", ông nói trong một bài phát biểu gần đây.
Dickens Olewe
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.