Lâu nay Hoa Kỳ đã
gánh chịu lỗ lã trong mậu dịch đối với hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới
qua 2 yếu tố sau đây:
·
Thâm thủng mậu dịch (imbalanced
trading): Mua nhiều hơn bán. Hậu quả: Tiền xuất ra để mua nhiều hơn so với tiền thu vào từ hàng hóa bán được – lỗ lã trong mậu dịch (xuất – nhập < 0) đã làm suy
giảm GDP (Tiêu thụ + đầu tư + chính phủ tiêu dùng + xuất cảng – nhập cảng) và mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Mỹ.
·
Thuế quan bất đối ứng (non-reciprocal
Tariff): Mức thuế quan các quốc gia khác áp lên
hàng hóa của Mỹ cao hơn Mỹ áp lên hàng hóa nhập cảng từ các nước đó. Hậu quả: Giá hàng hóa Mỹ mắc hơn so với giá của các quốc gia khác – khi bán
ra cho người tiêu dùng (end
consumers) – làm khó cạnh tranh vi ít người mua. Nhiều công ty của Mỹ đặt tại các quốc gia đang phát triển (nghèo), đông dân
nhằm tận dụng lực luợng lao động đông đảo và lương thấp, tạo nên giá sản xuất rẻ, lời nhiều. Hậu quả dân Mỹ bị thất nghiệp và nghèo đi.
Nhằm mục đích giảm thiểu ngân sách bị thâm thủng hàng năm do mậu dịch bất công (unfair trading), xây dựng một sân chơi mậu dịch quốc tế công bằng, và tạo thêm công ăn việc làm cho dân chúng, chính quyền Trump đang cố gắng điều chỉnh mức thuế quan – tùy theo kim ngạch hàng hóa và dịch vụ trao đổi hàng năm (annual exchanged volumne of goods & services) – đối với từng nước một. Tuy nhiên, dù cố gắng đến đâu chính quyền Trump khó lòng làm vừa lòng tất cả các quốc gia đối tác, vì những lý do sau đây:
1_ Lâu nay buôn bán
với Mỹ quen lời khủng. Các nước bị áp thuế nặng như Tàu Cộng, Việt Cộng, Đài
Loan, Mexico, Canada, Âu Châu, v.v…. bất thình lình bị khựng lại vì lời ít hơn.
Buồn, sốc !!! Lâu nay ăn quen, giờ nhịn không quen !!!
2_ Hàng hóa sản xuất
tại các nước nghèo tốn nhiều nhân lực (human labour) và thời gian vì thiếu kỹ
nghệ tiên tiến (assembly lines, robotic technology). Hàng hóa ở Mỹ đa số là
hàng cao cấp được sản xuất nhanh chóng, đại trà (large scale), tinh vi nhờ kỹ
thuật và công nghiệp phát triển tột độ… nên ngoài giá trị thành phẫm ra còn phải
cân nhắc đến công sức sản xuất. Ví dụ: Nông phẩm của Mỹ sản xuất với số lượng lớn
có thể cung cấp cho cả thế giới, nhờ đẩt đai rộng lớn. Nông dân có thể dùng cơ
khí để canh tác đất đai, bón phân, dẫn thủy nhập điền, thu họach, v.v… Trong
lúc đó các nền nông nghiệp tại các nước nghèo không thể bì kịp. 1tỷ (USD) lúa mỳ
sản xuất tại Mỹ không thể so 1tỷ (USD) gạo sản xuất tại Việt Nam hay tại Thái
Lan. Giá một chiếc Boeing 787 gần một tỷ mỹ kim, bao lâu và loại hàng hóa gì Việt
Nam hay Campuchia có thể bán qua Mỹ cho đủ 1 tỷ mỹ kim ?. Bao nhiêu áo quần phải
cắt may, đóng gói, rồi chuyên chở qua bán cho Mỹ để mua lại một chiếc F-15 100
triệu USD ? Vì vây, không thể dùng phương pháp thuế quan đối ứng
(reciprocal tariff) như lúc đầu TT Trump đã tuyên bố.
3_ Ngoài ra thuế quan giữa 2 quốc gia cũng cần phải xét qua GDP và PCI (Per Capita Income: Lợi tức tính theo đầu người).
Chính những yếu tố
trên, TT Trump đã không áp dụng phương pháp thuế quan đối ứng (Reciprocal
Trariff) mà chỉ áp dụng từ 0% (Do Thái) cho đến 46% (Việt Nam) mà thôi. Dĩ
nhiên là sẽ có thay đổi tùy theo các nước sẽ thương lượng hay cam kết với chính
quyến TT Trump như thế nào nữa.
Mục đích lúc đấu
WTO được thành lập là giúp các nước nghèo tiến triển kinh tế qua hình thức miễn
hoặc giảm thuế quan gọi là Tối Huệ Quốc (Most Favorite Nations). Trung cộng là
nước có đông dân nhất nhì thế gới và PCI thấp, đã được hưởng Tối Huệ Quốc quá
lâu và nay đã trở thành đệ nhị cường quốc kinh tế có GDP sau Mỹ, có khả năng vượt
qua nay mai. Ngoài ra Trung cộng đã tìm cách ém tỷ giá (exchange rate) đồng
Yuan (Nhân Dân Tệ) xuống thấp hơn giá trị của nó để gia tăng lượng bán hàng nhiều
nhất qua Mỹ. Vì hàng sản xuất tại Đại Lục quá rẻ và bán qua Mỹ lại lời nhiều
nên các đại công ty của Mỹ đã dời qua Trung cộng làm cho dân Mỹ bị thất nghiệp
nhiều. Không những vậy, Trung cộng lại ăn cắp rất nhiều sản phẫm trí tuệ
(Intellectual products) của Mỹ, Mỹ càng ngày càng sa sút. Ngược lại Trung cộng
ngày càng cường thịnh lên. Giàu thi cũng được đi, nhưng Trung cộng lại tham vọng
thống lãnh thế giới và lại ngang ngược ức hiếp nhiều quốc gia khắp các châu lục
và đó là vấn đề, chính quyền Trump phải tìm cách đối phó.
Điều này đã làm cho
nhiều quốc gia (friend and foe: Bạn và thù) đều bất mãn nhưng họ chỉ thấy trái
banh ở xa mà không thấy tảng đá khổng lồ dưới chân mình. Đó là: Bán cho Mỹ và
chém chặt rất nhiều qua thuế quan cao, trong lúc đó mua hàng của Mỹ rất ít và
đòi hỏi phải ZERO % Tariff mới chịu. Tội cho dân Mỹ quá, nợ nần chồng chất đã
lên đến 36 ngàn tỷ Mỹ kim rồi. Mỹ là quốc gia rất hào phóng, nếu số nợ đó được
thanh tóan xong và dân Mỹ có công ăn việc làm nhiều hơn, Mỹ là quốc gia viện trợ
và gíup đỡ cho các nước nghèo trên thế giới nhiều nhất chứ không phải Trung cộng.
Có lẽ Tariff là vũ
khí hữu hiệu nhất TT Trump dùng để chỉ đánh Trung cộng, làm cho đa số các nước
khác bị vạ lây vì có giây mơ rễ má dính líu đến với việc làm ăn hay luồn lách
hàng hóa giùm cho Trung cộng. Bằng cách áp dụng tariff rất cao, các nước đó phải
có cam kết tuyệt giao hẳn với Trung cộng và chỉ buôn bán với Mỹ, họa may mới được
hưởng những đặc ân của Mỹ ban cho.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.