Quyết định này không
chỉ gây chấn động thị trường xuất khẩu – vốn là trụ cột của nền kinh tế Việt
Nam – mà còn mở ra một cơ hội chiến lược để Hoa Kỳ sử dụng đòn bẩy thương mại
nhằm thúc đẩy tiến trình dân chủ tại quốc gia Đông Nam Á này. Đáng chú ý, ba quốc
gia độc tài có quan hệ gần gũi với Trung Cộng là Việt Nam, Lào và Campuchia
cũng chính là ba trong các nước bị đánh thuế cao nhất trong đợt trừng phạt mới
này.
Cú sốc kinh tế đối với Việt Nam
Việt Nam hiện là một
trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, với thặng dư vượt ngưỡng 120 tỷ
USD. Các lĩnh vực như may mặc, giày dép và thiết bị điện tử – vốn là xương sống
trong xuất khẩu – nay đang đối mặt với nguy cơ bị tê liệt bởi mức thuế mới.
Trước nguy cơ khủng
hoảng, nhà cầm quyền Hà Nội đã gấp rút mở các kênh đối thoại và tăng cường nhập
khẩu hàng hóa Mỹ như nông sản, khí đốt và công nghệ nhằm xoa dịu Washington.
Song song đó, các tập đoàn đa quốc gia như Apple, Samsung, Nike – với chuỗi sản
xuất lớn tại Việt Nam – cũng được vận động hành lang để thuyết phục chính quyền
Hoa Kỳ nới lỏng lệnh thuế.
Tuy nhiên, những biện
pháp này chủ yếu mang tính kỹ thuật và không đụng chạm đến vấn đề cốt lõi: Việt
Nam vẫn là một chế độ độc tài, thiếu cải cách về kinh tế và cả thể chế. Trong
con mắt của giới lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ, một đối tác không dân chủ luôn
tiềm ẩn rủi ro chiến lược.
Từ áp lực kinh tế đến
cơ hội cải cách
Giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng, Liên Minh Vì Dân Chủ Cho Việt Nam (Alliance for Vietnam’s Democracy) đã nhanh chóng phát động một chiến dịch vận động mạnh mẽ trong tháng 2 và 3/2025, gửi hàng ngàn điện thư đến Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ.
Thông điệp từ Liên
Minh rất rõ ràng: ủng hộ áp thuế như một biện pháp gây áp lực, nhưng cần gắn việc
giảm hoặc dỡ bỏ thuế quan với các điều kiện cải cách dân chủ cụ thể.
Liên Minh kêu gọi
Hoa Kỳ:
Gắn việc giảm thuế với
các bước tiến về tự do báo chí, quyền thành lập công đoàn độc lập và trả tự do
cho tù nhân chính trị;
Tăng cường hỗ trợ xã
hội dân sự và truyền thông độc lập tại Việt Nam.
Liên Minh lập luận rằng: các nền dân chủ là những đồng minh bền vững và đáng tin cậy nhất của Hoa Kỳ, trong khi các chế độ độc tài – như Campuchia – ngày càng lệ thuộc vào Trung Cộng.
Nếu Việt Nam thực sự muốn giữ vững chủ quyền và ổn định dài hạn, con đường duy nhất là cải cách dân chủ, từ bỏ mô hình toàn trị.
Một Việt Nam dân chủ
– lợi ích an ninh cho cả khu vực
Gắn thương mại với
điều kiện dân chủ không phải là điều mới. Hoa Kỳ đã từng sử dụng đòn bẩy thương
mại để thúc đẩy cải cách lao động ở Bangladesh, quyền công đoàn ở Colombia, và
cải thiện nhân quyền tại Myanmar. Áp dụng chiến lược tương tự cho Việt Nam – quốc
gia đang giữ vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu – sẽ không chỉ góp
phần phát huy giá trị dân chủ, mà còn củng cố vị thế chiến lược của Mỹ tại Ấn Độ
- Thái Bình Dương.
Một Việt Nam dân chủ,
không cộng sản, với xã hội dân sự năng động, báo chí tự do và pháp quyền rõ
ràng, sẽ là đối tác hiệu quả trong việc đối phó với tham vọng bành trướng của Bắc
Kinh.
Kết luận: Cơ hội từ
khủng hoảng
Mức thuế 46% có thể
là một cú sốc khủng khiếp với nền kinh tế Việt Nam, nhưng đó cũng là cơ hội lớn
để chuyển hướng đất nước ra khỏi quỹ đạo độc tài. Nếu tận dụng đúng cách, đòn bẩy
thương mại có thể trở thành chất xúc tác cho một tiến trình dân chủ hóa sâu rộng
và bền vững.
Tuy nhiên, sẽ là ảo
tưởng nếu chúng ta mong đợi thể chế cộng sản hiện nay tự nguyện thay đổi. Câu hỏi
thực sự là: người dân Việt Nam có sẵn sàng nắm lấy cơ hội này để tự cứu lấy
mình, trước khi nền kinh tế sụp đổ và đất nước chìm sâu hơn trong lệ thuộc và
khủng hoảng?
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.