Canada, mảnh đất lạnh
giá nhưng hiền hòa, đang dần trở thành con cờ trên bàn cờ lớn của thế kỷ 21.
Trong khi người dân Toronto vẫn đang tranh cãi về giá nhà, cư dân Vancouver bận
rộn chọn trường cho con thì một thế lực đến từ Bắc Kinh đã len lỏi cắm rễ và bắt
đầu bẻ gãy từng trụ cột của một quốc gia, không phải bằng vũ lực mà bằng đầu
tư. Đằng sau những tòa cao ốc sáng choang là ai? đằng sau những khu phố đang đổi
chủ là gì? và vì sao những bất động sản gần các cơ sở quân sự, sân bay chiến lược,
cảng biển lại toàn rơi vào tay các công ty nước ngoài có liên hệ với chính quyền
Trung Cộng!
Đây không còn là câu
chuyện thị trường, đây là một ván bài sinh tử - nơi Bắc Kinh chơi sát ván và
Canada đang dần biến thành quân cờ tiên phong trong chiến lược gọng kìm siết chặt
Hoa Kỳ. Chính quyền Trump 2.0 sẽ phải đối diện với thử thách này ra sao?
Trung cộng đang thao túng Canada. Từ năm 2012, Trung cộng đã thực hiện 23 giao dịch đầu tư tại Canada với tổng trị giá khoảng 22,9 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực dầu khí chiếm khoảng 22,1 tỷ USD, tương đương 96% tổng đầu tư; dữ liệu từ năm 2024 cho thấy quy mô thị trường bất động sản thương mại của Canada ước tính đạt 77,09 tỷ USD. Dựa trên các con số này thì đầu tư của Trung Cộng vào bất động sản Canada chiếm khoảng 29,8%. Tuy nhiên con số này chỉ phản ánh một phần của thị trường và không bao gồm các khoản đầu tư sau năm 2012, cụ thể người Trung Cộng đã đầu tư rất lớn vào thị trường bất động sản của Canada, đặc biệt tại các thành phố như Vancouver và Toronto.
Theo số liệu từ Ngân hàng quốc gia Canada, trong năm 2015, người Trung Cộng đã chi khoảng 38 tỷ dollar Canada để mua bất động sản tại Vancouver, chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị giao dịch tại đây. Từ năm 2014 đến 2016, tổng giá trị bất động sản mà khách hàng Trung Cộng đầu tư tại Canada đã tăng từ 5,6 lên 14,9 tỷ USD, cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của dòng vốn đầu tư này. Nếu tính tổng cả các khoản đầu tư bất động sản của Trung cộng tại Canada, tỷ lệ chiếm lĩnh thực tế còn cao hơn nhiều.
Vấn đề nằm ở chỗ những
khu vực mà Trung Cộng đầu tư mua bất động sản ở Canada lại đe dọa tới an ninh của
Hoa Kỳ. Có 4 địa điểm mà Trung cộng đón bất động sản, đó là Vancouver, một
trong những điểm đến chính của các nhà đầu tư Tung cộng, nó được biết đến là một
thành phố có thị trường bất động sản cao cấp, nơi người Trung cộng mua bất động
sản không phải chỉ để ở mà còn để đầu tư và đầu cơ.
Một trong những lý do khiến Vancourver trở thành điểm đầu tư vì gần gũi với châu Á, môi trường sống tốt và có khả năng tiếp cận với các cơ hội kinh doanh tại Bắc Mỹ; tiếp theo là Toronto, thành phố lớn thứ 2 ở Canada. Đây là trung tâm tài chính và thương mại của đất nước. Các nhà đầu tư Trung cộng đã mua nhà ở cũng như bất động sản thương mại, đặc biệt là ở các khu vực như là downtown của Toronto - nơi có các công trình cao cấp và các dự án phát triển bất động sản lớn. Montreal và Ottawa thì cũng là điểm đến, dù không nổi bật như Vancouver hay Toronto. Các thành phố này cũng thu hút một lượng đầu tư không nhỏ từ Bắc Kinh, chủ yếu trong các bất động sản dân cư và thương mại.
Những khoản đầu tư của
Trung cộng vào những thành phố chiến lược đặt ra một số mối lo ngại về an ninh
quốc gia. Nếu các bất động sản mà Trung cộng mua nằm gần các cơ sở quân sự, các
cơ sở chính phủ hoặc các công trình hạ tầng quan trọng như là cảng biển, sân
bay hoặc khu vực giao thông quan trọng, việc kiểm soát hoặc sở hữu các tài sản
này sẽ gây lo ngại về an ninh quốc gia.
Việc các công ty hoặc cá nhân Trung Cộng sở hữu bất động sản quan trọng sẽ tăng ảnh hưởng của họ đối với các vấn đề nội bộ của Canada. Mặc dù không trực tiếp đe dọa an ninh nhưng các mối quan hệ kinh tế này khiến các chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế lo ngại về việc xử lý các vấn đề an ninh trong bối cảnh quan hệ quốc tế đang vô cùng căng thẳng, trong khi đó Canada lại là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ trong NATO và các hiệp định quốc tế.
Nếu Trung cộng kiểm
soát bất động sản ở những khu vực có cơ sở hạ tầng quan trọng tại Canada thì sẽ
có rủi ro gián điệp kinh tế hoặc gián điệp công nghệ, các bất động sản có thể
trở thành các điểm giám sát tiềm tàng, tạo ra nguy cơ lộ lọt thông tin hoặc xâm
nhập vào các dự án quan trọng. Để đối phó với những lo ngại trên, chính phủ
Canada đã thực hiện một số biện pháp kiểm soát đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên mọi
phản ứng của họ đều là quá muộn, hiện nay Canada đã trở nên quá phụ thuộc vào
Trung cộng vào dường như bị nước này thao túng.
Nếu nhìn vào bàn cờ địa chính trị toàn cầu, ta sẽ thấy Trung cộng đang âm thầm nhưng đầy quyết đoán bày binh bố trận bằng những khoản đầu tư hạ tầng quy mô lớn tại Mexico và Canada. Không phải tình cờ, những dự án đường sắt xuyên quốc gia, cảng biển nhộn nhịp tàu bè hay các sân bay hiện đại được dựng lên không chỉ đơn thuần để thúc đẩy quan hệ thương mại, ẩn sau đó là tham vọng vươn vòi ảnh hưởng vào những huyết mạch kinh tế trọng yếu của Bắc Mỹ.
Những công trình ấy
mở ra cho Bắc Kinh cánh cửa tiến sâu vào thị trường Tây Bán Cầu, nơi từng là
sân chơi gần như độc quyền của phương Tây. Thay vì phải vượt qua lớp lớp rào cản
thương mại do Hoa Kỳ dựng lên, Trung cộng nay có thể tìm được vòng lách qua các
mắt xích mềm hơn để đưa hàng hóa, nguồn lực và tầm ảnh hưởng của mình tràn vào
vùng đất chiến lược này.
Trong chiến lược đó, Mexico giữ vai trò đặc biệt như một chiếc cầu nối ngầm dẫn vào trái tim của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Với vị trí là cửa ngõ phía Nam giáp Hoa Kỳ, Mexico không chỉ mang lại lợi thế địa lý mà còn là mắt xích then chốt giúp Bắc Kinh len lỏi vào mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu, tránh né các cuộc đối đầu thương mại công khai mà vẫn đạt được mục tiêu thâm nhập và thao túng từ bên trong.
Trung cộng có thể sử
dụng các khoản đầu tư để tạo ảnh hưởng chính trị tại Mexico và Canada, điều này
có thể dẫn đến sự thay đổi trong quan điểm chính trị của 2 quốc gia này, làm
cho họ ít chống đối hơn với các chính sách của Trung Cộng bao gồm những vấn đề
như biển đông hoặc quyền lực toàn cầu của Bắc Kinh. Điều quan trọng là Mexico
và Canada là những đối tác thương mại quan trọng của Hoa Kỳ với các hiệp định
NAFTA nay là USMCA. Nếu Trung cộng tạo ra các thỏa thuận thương mại mạnh mẽ với
Mexico và Canada, họ có thể hỗ trợ các đối tác Bắc Mỹ trong việc tìm kiếm các
cơ hội thương mại thay thế cho những chính sách bảo hộ từ Hoa Kỳ.
Nhìn trên bản đồ thì ta sẽ thấy chiến thuật gọng kìm của Trung cộng khi lôi kéo Canada và Mexico về phía mình bằng mồi nhử đầu tư. Phía Bắc là Canada, phía Nam là Mexico, Hoa Kỳ ở giữa đương nhiên sẽ rơi vào thế khó khăn. Hoa Kỳ hiểu điều này nên bằng mọi cách phá thế trận gọng kìm. Mexico có vẻ như tạm thời ổn thỏa trong khi Canada thì vẫn phản kháng mạnh mẽ bằng những chiêu ăn miếng trả miếng, họ kiên quyết chống lại Mỹ, đặc biệt là khi tổng thống Trump tuyên bố về việc Canada nên trở thành một phần của Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.