Những tiếng nổ và tiếng
động lớn từ các cuộc tập trận quân sự như vậy diễn ra liên tục đến nỗi người
dân địa phương ở thị trấn nhỏ Munster gần đó hầu như không còn để ý nữa.
Nhưng cuộc sống ở
đây sẽ còn trở nên ồn ào hơn.
Quân đội Đức,
Bundeswehr, gần đây đã được cấp phép để tăng mạnh đầu tư sau khi quốc hội bỏ
phiếu miễn các quy định nghiêm ngặt về nợ đối với chi tiêu quốc phòng.
Vị đại tướng chỉ huy
hàng đầu của Đức đã nói với rằng khoản tăng cường tài chính là rất cần thiết
vì ông tin rằng hành động xâm lược của Nga sẽ không dừng lại ở Ukraine.
"Chúng tôi đang
bị Nga đe dọa. Chúng tôi đang bị Putin đe dọa. Chúng tôi phải làm mọi cách để
ngăn chặn điều đó", Đại tướng Carsten Breuer nói. Ông cảnh báo rằng Tổ chức
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nên chuẩn bị cho một cuộc tấn công có thể xảy
ra chỉ trong vòng bốn năm nữa.
"Vấn đề không
phải là tôi cần bao nhiêu thời gian, mà là Putin cho chúng tôi bao nhiêu thời
gian để chuẩn bị", vị tổng tham mưu trưởng quân đội Đức nói thẳng.
"Và chúng tôi chuẩn bị càng sớm càng tốt".
Bước ngoặt
Cuộc xâm lược toàn
diện của Nga vào Ukraine đã thay đổi sâu sắc tư duy ở Đức.
Trong nhiều thập
niên, người dân ở đây được nuôi dưỡng theo quan điểm phản đối sức mạnh quân sự,
ý thức sâu sắc về vai trò của Đức như kẻ xâm lược ở châu Âu trong quá
khứ.
"Vẫn có những
tiếng nói cảnh báo: 'Chúng ta có thực sự đi đúng hướng không? Nhận thức về mối
đe dọa của chúng ta có đúng không?'"
Khi nói đến Nga, Đức
đã có một cách tiếp cận cụ thể.
Trong khi các quốc
gia như Ba Lan và các nước vùng Baltic cảnh báo không nên quá gần gũi
với Moscow – và tăng chi tiêu quốc phòng của mỗi nước – thì Berlin dưới thời cựu
Thủ tướng Angela Merkel lại tin vào việc làm ăn.
Đức nghĩ rằng họ
đang quảng bá dân chủ và gây sức ảnh hưởng đến Nga. Nhưng Nga lại mang về cho
mình những lợi ích kinh tế trong quá trình này và sau đó xâm lược Ukraine.
Vì vậy, vào tháng
2/2022, Thủ tướng Olaf Scholz choáng váng tuyên bố một sự thay đổi lớn về ưu
tiên của quốc gia, một "Zeitenwende" (bước ngoặt lịch sử).
Đó là lúc ông cam
kết một khoản tiền khổng lồ 100 tỷ euro (108 tỷ USD) nhằm tăng cường sức mạnh
quân đội của đất nước và kiểm soát "những kẻ hiếu chiến như Putin".
Nhưng Tướng Breuer nói rằng số tiền đó là không đủ.
"Chúng tôi mới
chỉ lấp các ổ gà được một chút", ông cho biết. "Nhưng tình hình thực
sự tệ".
Ông cũng nhấn mạnh
cuộc chiến tranh hỗn hợp của Nga: từ các cuộc tấn công mạng đến phá hoại, cũng
như thiết bị bay không người lái không xác định bay qua các khu vực quân sự của
Đức.
Thêm vào đó là lời lẽ
hung hăng của Tổng thống Vladimir Putin và Tướng Breuer thấy "một sự kết hợp
thực sự nguy hiểm".
"Khác với thế
giới phương Tây, Nga không suy nghĩ theo khuôn khổ. Không phải là về thời bình
và chiến tranh, mà là một sự liên tục: hãy bắt đầu bằng chiến tranh hỗn hợp,
sau đó leo thang, rồi quay lại. Đây là điều khiến tôi nghĩ rằng chúng tôi đang
phải đối mặt với một mối đe dọa thực sự."
Ông lập luận rằng Đức
phải nhanh chóng hành động.
'Quá ít mọi thứ'
Báo cáo kết luận rằng
Quân đội Đức có "quá ít mọi thứ".
Tác giả của bản báo
cáo, Ủy viên Quốc hội Liên bang Đức phụ trách lực lượng vũ trang, Eva Högl, đã
cho thấy tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng từ đạn dược đến binh lính, hay đến
những doanh trại đổ nát. Bà ước tính riêng ngân sách dành cho công việc cải tạo
đã vào khoảng 67 tỷ euro (72 tỷ USD).
Đại tướng Breuer cho
biết việc dỡ bỏ giới hạn nợ, cho phép quân đội vay tiền - về lý thuyết là không
giới hạn - sẽ giúp quân đội tiếp cận được "nguồn tài trợ ổn định" để
bắt đầu giải quyết vấn đề đó.
Quyết định mang tính
lịch sử này đã được người kế nhiệm dự kiến của Thủ tướng Scholz, lãnh đạo Liên
minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) Friedrich Merz thực hiện vội vàng, khiến
nhiều người phải nhướng mày.
Ông đã đệ trình đề
xuất lên quốc hội ngay trước khi quốc hội bị giải tán sau cuộc bầu cử tháng
2/2025.
Quốc hội mới, với
phe cánh tả chống quân phiệt và cánh hữu thân Nga, có thể đã không mấy ủng hộ.
Nhưng "bước ngoặt"
mà Đức bắt đầu vào năm 2022 đã có thêm động lực mới trong năm nay.
Hiện tại, 74% nói điều
tương tự về Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Cuộc khảo sát được
thực hiện sau bài phát biểu tại Munich của Phó Tổng thống JD Vance của ông
Trump khi ông chỉ trích châu Âu và các giá trị của châu Âu.
"Đó là một tín
hiệu rõ ràng cho thấy có điều gì đó cơ bản đã thay đổi ở Mỹ", ông Markus
Ziener nói.
"Chúng tôi
không biết Mỹ đang hướng đến đâu nhưng chúng tôi biết niềm tin rằng chúng tôi
có thể hoàn toàn trông cậy vào sự bảo vệ của Mỹ khi nói đến an ninh của chúng
tôi - niềm tin đó giờ đã không còn nữa".
Bỏ lại lịch sử phía sau
Ở Berlin, sự thận trọng
truyền thống của người Đức về mọi thứ liên quan đến quân sự dường như đang
nhanh chóng lu mờ.
Charlotte Kreft, 18
tuổi, cho biết quan điểm về hòa bình của riêng cô đã thay đổi.
"Trong một thời
gian dài, chúng tôi nghĩ rằng cách duy nhất để đền bù cho những tội ác mà chúng
tôi đã gây ra trong Thế chiến II là đảm bảo rằng điều đó không bao giờ xảy ra nữa
… và chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi cần phải phi quân sự hóa", Charlotte giải
thích.
"Nhưng bây giờ
chúng tôi đang ở trong tình huống mà chúng tôi phải đấu tranh cho các giá trị,
nền dân chủ và tự do của mình. Chúng tôi cần phải thích nghi".
"Có rất nhiều
người Đức vẫn cảm thấy lạ lẫm về các khoản đầu tư lớn vào quân đội của chúng
tôi", một người tên Ludwig Stein đồng tình. "Nhưng tôi nghĩ rằng khi
xem xét những điều đã xảy ra trong vài năm qua, không có lựa chọn thực sự nào
khác".
Nhưng Đức cần cả
binh lính cũng như xe tăng, và Sophie không muốn con trai mình nhập ngũ.
'Bạn đã sẵn sàng cho
chiến tranh chưa?'
Quân đội Đức chỉ có
một trung tâm tuyển quân cố định, một đơn vị nhỏ nằm giữa một hiệu thuốc và một
cửa hàng giày dép bên cạnh ga tàu Friedrichstrasse của Berlin.
Với những hình nộm
ngụy trang trong cửa sổ và những khẩu hiệu như "ngầu và bảnh", trung
tâm này có mục tiêu là thu hút cả nam và nữ tòng quân, nhưng mỗi ngày chỉ có một
số ít người gọi đến đây.
Đức đã không thực hiện
được mục tiêu tăng quân số thêm 20.000 binh lính, lên tổng cộng 203.000 người
và hạ độ tuổi trung bình từ 34 xuống thấp hơn.
Nhưng tham vọng của
Đại tướng Breuer còn lớn hơn nhiều.
Ông nói với rằng
Đức cần thêm 100.000 binh lính để tự vệ và bảo vệ đủ tốt cho sườn phía đông của
NATO - tổng cộng là 460.000 quân, bao gồm cả lính dự bị. Vì vậy, ông nhấn mạnh
rằng việc quay trở lại nghĩa vụ quân sự là "hoàn toàn" cần thiết.
"Chúng tôi
không cần phải xác định ngay bây giờ mô hình nào sẽ mang lại điều đó. Đối với
tôi, điều quan trọng là chúng tôi phải có thêm binh lính".
Cuộc tranh luận nay
chỉ mới bắt đầu.
Đại tướng Breuer rõ
ràng đang định vị mình ở vị trí tiên phong trong nỗ lực thúc đẩy "bước ngoặt"
của Đức xa hơn và nhanh hơn.
Với phong thái dễ gần
và lôi cuốn, ông thích tham gia vào các cuộc họp thị trấn ở khu vực và thách thức
khán giả ở đó bằng một câu hỏi: "Bạn đã sẵn sàng cho chiến tranh
chưa?"
Một ngày nọ, một phụ
nữ nói rằng ông đã làm cô sợ. "Tôi đã nói, 'Không phải tôi làm cô sợ, mà
là người kia!'" ông nhớ lại câu trả lời của mình.
Ông đang ám chỉ đến
ông Vladimir Putin.
Vị đại tướng lập luận
rằng hai tín hiệu "thức tỉnh" - về mối đe dọa từ Nga và một nước Mỹ
theo chủ nghĩa biệt lập, tách biệt - hiện đang vang lên rất lớn đối với Đức và
không thể bị phớt lờ.
"Bây giờ, tất cả
chúng tôi đều hiểu rằng chúng tôi phải thay đổi."
Sarah Rainsford
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.