Trận động đất này xảy
ra ở độ sâu 49km, EMSC cho biết.
Trung tâm Cảnh báo
Sóng thần Hoa Kỳ đã ban hành cảnh báo sóng thần.
Như vậy, liên tiếp
trong những ngày qua, nhiều trận động đất trên thế giới xảy ra.
Nổi bật trong số đó
là trận động đất có cường độ 7,7 độ tại Myanmar hôm 28/3 khiến hơn 3.000 người
thiệt mạng và hàng ngàn người vẫn mất tích dưới các tòa nhà đổ nát ở nước này.
Trận động đất hôm đó cũng khiến 22 người thiệt mạng ở Thái Lan và khoảng 80 người vẫn mắc kẹt tại một công trình xây dựng bị sập ở Bangkok.
Động đất liên tiếp
nhiều nơi
Từ năm 2021 đến nay,
tại huyện Kon Plông đã xảy ra hơn 200 trận động đất. Trong khi trong vòng 100
năm trước đó, tổng cộng chỉ ghi nhận 33 trận động đất xảy ra tại đây.
Trận động đất lớn nhất
tại Kon Plông xảy ra tháng 8/2022, với rung chấn ghi nhận được mạnh 4,7 độ. Một
số tỉnh thành cách Kon Plông hàng trăm km khi đó cảm nhận rung lắc.
Tỉnh Kon Tum nằm
trong chuỗi động đất kích thích và trong dải động đất yếu nên rung chấn cực đại
tại đây không vượt quá 5,5 độ, theo Trung tâm Báo tin Động đất Cảnh báo Sóng thần,
Viện các Khoa học Trái Đất (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam).
Các nhà khoa học Việt
Nam cho rằng các nhà máy thủy điện hoạt động làm tăng sức ép xuống lòng đất, dẫn
tới dịch trượt phát sinh động đất.
Một báo cáo của Văn
phòng Nội các Nhật Bản công bố hôm 31/3 cho hay nền kinh tế nước này có thể mất
tới 1.810 tỷ đô la Mỹ trong trường hợp xảy ra một trận siêu động đất cường độ 9
được dự đoán từ lâu ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương.
Trận động đất này, nếu
xảy ra, có thể gây ra sóng thần tàn khốc, làm sụp đổ hàng trăm tòa nhà và có khả
năng gây thiệt mạng khoảng 300.000 người.
Thiệt hại kinh tế dự kiến là 270.300 tỷ yên, hoặc gần một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước.
Trong kịch bản tồi tệ
nhất, nếu trận động đất như vậy xảy ra, 12,3 triệu người ở Nhật Bản có thể phải
sơ tán, tương đương 10% dân số.
Nếu trận động đất xảy
ra vào đêm muộn trong mùa đông, số người thiệt mạng do sóng thần và sập nhà có
thể lên tới 298.000 người.
Nhật Bản là một
trong những quốc gia dễ xảy ra động đất nhất thế giới và chính phủ dự đoán có
khoảng 80% khả năng xảy ra trận siêu động đất cường độ từ 8 đến 9 dọc theo vùng
đáy biển có nhiều rung chấn, được gọi là Rãnh Nankai, theo Reuters.
Rãnh này nằm ngoài
khơi bờ biển Thái Bình Dương phía tây nam của Nhật Bản và kéo dài khoảng 900km,
nơi Mảng Biển Philippines đang chìm xuống dưới Mảng Á-Âu.
Các biến dạng kiến tạo
tích tụ có thể dẫn đến một trận siêu động đất lớn khoảng một lần trong khoảng
thời gian từ 100 đến 150 năm.
Năm ngoái, Nhật Bản
đã ban hành khuyến cáo đầu tiên rằng có "khả năng tương đối cao" về một
trận động đất mạnh cường độ 9 tại rãnh này, sau khi một trận động đất mạnh 7,1
độ xảy ra ở rìa của rãnh.
Trận động đất mạnh 9 độ năm 2011 đã gây ra sóng thần và sự cố tan chảy lò phản ứng tại một nhà máy điện hạt nhân ở đông bắc Nhật Bản, khiến hơn 15.000 người thiệt mạng.
Nỗ lực cứu hộ ở
Myanmar
Số người chết dự kiến
sẽ còn tăng.
Đội cứu hộ vẫn chưa
thể tiếp cận được những khu vực bị động đất tàn phá ở đất nước đang chìm trong
nội chiến này.
Sau năm ngày đến
Myanmar, đoàn cứu nạn, cứu hộ của Việt Nam, gồm cả phía quân đội và công
an, đã đưa được tổng cộng gần 20 thi thể nạn nhân ra khỏi các đống đổ nát; phối
hợp với Đội cứu hộ Thổ Nhĩ Kỳ và Myanmar giải cứu thành công một nạn nhân còn sống,
theo thông tin từ chính phủ Việt Nam.
Các đội cứu hộ khác từ nhiều nước như Trung cộng, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ.... đang tiếp tục chạy đua dưới thời tiết nắng nóng để cứu người.
Một số người sống
sót đã được kéo ra khỏi đống đổ nát nhưng nhiều người khác thì không may mắn
như vậy.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.