Mỹ là nước bán vũ khí chiến tranh nhiều nhất thế giới. CS Bắc Hàn là chế độ độc tài CS toàn trị vét gần hết tiền bạc làm ra hoả tiễn và đầu đạn nguyên tử, và nuôi hơn 1 triệu quân trong một nước chỉ có 25 triệu dân. Cuộc khủng hoảng thử hoả tiễn và nguyên tử của CS Bắc Hàn làm chấn động an ninh vùng đông bắc Á châu Thái Bình Dương. Nó làm cho các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc phải tăng cường và hiện đại hoá vũ khí để bảo quốc, an dân. Địa chỉ mua và người bán cho Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan là Mỹ chớ không ai có thể chen lọt vào được. Tinh hình này sẽ làm CS Bắc Hàn tàn mạt vì làm, thử vũ khí và nuôi quân. Còn Mỹ hốt bạc dài dài với việc bán vũ khí, đếm tiền mệt không nghỉ vì tiền bán quá nhiều.
Tình hình này cũng làm cho người ta liên tưởng trong Chiến tranh Lạnh TT Reagan của Mỹ cũng làm cho Liên xô đột quỵ vì vét tài nguyên để chế tạo vũ khí, chạy đua võ trang để đối phó với Mỹ trong Chiến tranh giữa Các Vì Sao do Mỹ tung ra. Để rồi Liên xô đột quỵ, chết yểu ở tuổi 75, trong khi lịch sử đa số các cường quốc, đế quốc tính bằng thế kỷ.
Một, Mỹ bán vũ khí.Theo sưu khảo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế, từ năm 2001, khối lượng buôn bán vũ khí đã gia tăng không ngừng. Mỹ đứng đầu thế giới, vượt lên tất cả các nước có bán vũ khí. Mỹ đạt tỷ lệ tăng trưởng doanh số 33% trong giai đoạn 2011-2015, trong khi từ năm 2006 đến năm 2010, con số này là 29%. Cụ thể năm 2015, doanh thu của việc Mỹ bán vũ khí cho các nước khác đạt 47 tỷ USD, nhiều hơn 15 tỷ USD so với năm 2014.
Chuyên gia phân tích quân sự Serbia, một cây chính luận của báo Politika Miroslav Lazanski cho rằng bất kỳ cuộc xung đột nào trên thế giới đều là “món quà” cho những quốc gia có ngành công nghiệp quân sự hùng mạnh. Theo quan điểm của ông này, trong mỗi cuộc khủng hoảng, Mỹ thường kiếm được 20-25 tỷ USD, và cuộc khủng hoảng Triều Tiên sẽ không phải là ngoại lệ.
Trong đợt căng thẳng trong quan hệ giữa Iran và Ảrập Xêút đã mang lại cho Washington ít nhất 65 tỷ USD thông qua thương vụ bán vũ khí cho Ảrập Xêút.
Chuyên gia phân tích quân sự Serbia, một cây chính luận của báo Politika Miroslav Lazanski cho rằng bất kỳ cuộc xung đột nào trên thế giới đều là “món quà” cho những quốc gia có ngành công nghiệp quân sự hùng mạnh. Theo quan điểm của ông này, trong mỗi cuộc khủng hoảng, Mỹ thường kiếm được 20-25 tỷ USD, và cuộc khủng hoảng Triều Tiên sẽ không phải là ngoại lệ.
Trong đợt căng thẳng trong quan hệ giữa Iran và Ảrập Xêút đã mang lại cho Washington ít nhất 65 tỷ USD thông qua thương vụ bán vũ khí cho Ảrập Xêút.
Còn trong Chiến Tranh Iraq, Ông lưu ý thêm: “Mỗi phát đạn hay hoả tiễn Mỹ phóng ra, mỗi lít xăng phí, cuối cùng đều do Iraq gánh chịu. Mỹ không tốn một xu trong cả chiến dịch 'Bão táp Sa mạc.' Một phi vụ kinh doanh béo bở nữa là cuộc chiến ở Libya.”
Còn trong cơn khủng hoảng do CS Bắc Hàn gây ra, dấu chỉ rõ rệt là Nhật, Nam Hàn, và cả Đài Loan đều phải tăng cường và hiện đại hoá quân đội để phòng chống CS Bắc Hàn. Mỹ là đồng minh của Nhật, Nam Hàn và đối tác của Đài Loan. Cả ba nước này đã quen xài vũ khí Mỹ, biết vũ khí Mỹ là tốt nhất. Vì tương quan thân cận, Mỹ có thể bán vũ khí kỹ thuật đặc biệt chỉ bán cho các nước thân cận thôi.
Sau đây là những vũ khí Mỹ bán cho Hàn Quốc và Nhật Bản để đối phó CS Bắc Hàn. Tổng thống Donald Trump nói rõ ông sẽ cho phép Hàn Quốc và Nhật Bản mua "số lượng đáng kể các thiết bị quân sự có độ phức tạp cao". Ông đã chấp thuận tăng gấp đôi trọng lượng đầu đạn hoả tiễn cho Hàn Quốc và cam kết chuyển giao nhiều vũ khí tinh vi hơn cho các đồng minh châu Á. Dĩ nhiên Nhật và Nam Hàn phải trả tiền, Mỹ chỉ chấp nhận cho mua vũ khí tân kỳ vì tình đồng minh là thân thiết lắm rồi.
Nhật tăng ngân sách quốc phòng 2018 yêu cầu cấp vốn cho các hệ thống đánh chặn SM-3 Block 2A, PAC-3 MSE, nâng cấp radar phòng không và phòng thủ hoả tiễn, và quan trọng nhất là Aegis Ashore – phiên bản trên bộ của hệ thống tác chiến phòng không được sử dụng trên rất nhiều tàu chiến của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhật cũng đang xem xét mua giàn hoả tiễn THAAD của Mỹ để đánh chặn hoả tiễn của CS Bắc Hàn,
Còn Nam Hàn cung cấp mặt bằng để Mỹ đặt giàn hoả tiễn THAAD để phòng thủ hoả tiễn tầm cao giai đoạn cuối. Đáp lại thiện ý ấy, ngày 4/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chấp thuận trên nguyên tắc cho phép Hàn Quốc gỡ bỏ giới hạn trọng tải hoả tiễn của nước này. Hạn chế này có hồi năm 2012 Mỹ đã hạn chế tầm bắn hoả tiễn của Hàn Quốc ở mức tối đa 800 km và trọng tải đầu đạn tối đa là 500 kg.
Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã sở hữu các hoả tiễn phòng không Patriot mua của Mỹ. Trong lúc căng thẳng này hai nước đang nghĩ mua thêm của Mỹ nữa.
Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đã sở hữu các hoả tiễn phòng không Patriot mua của Mỹ. Trong lúc căng thẳng này hai nước đang nghĩ mua thêm của Mỹ nữa.
Về máy bay chiến đấu cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều đang mua F-35 - máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Mỹ. Hàn Quốc có kế hoạch mua 40 chiếc F-35 với chiếc đầu tiên sẽ được chuyển giao trong năm tới, còn Nhật Bản cũng bắt đầu phát triển 42 chiếc F-35 cho riêng mình.
Hai quốc gia Đông Bắc Á cũng đang mua máy bay do thám không người lái tầm cao Global Hawk và máy bay không người lái General Atomics Avenger, loại có thể bay cao hơn, xa hơn các UAV động cơ cánh quạt và có thể mang theo khoảng 1.360 kg cảm biến hoặc bom.
Mỹ cũng đang cân phân bán vũ khí nguyên tử có sức công phá thấp hơn, có thể được phóng bằng hệ thống rocket như MGR-3 Little John.
Mỹ cũng đang cân phân bán vũ khí nguyên tử có sức công phá thấp hơn, có thể được phóng bằng hệ thống rocket như MGR-3 Little John.
Còn Đài Loan, Chính Quốc Hội Mỹ cũng đồng ý bán 1, 2 tỷ vũ khí cho Đài Loan. TC phản đối quyết liệt, Mỹ phớt tỉnh Anglê.
Sơ kết, với số bán vũ khí và phương tiện chiến tranh kể trên thì Mỹ có thể thâu vào hàng trăm tỷ của hai nước Hàn, Nhật. Tiền đếm mệt nghỉ vì quá nhiều.
Hai, CS Bắc Hàn tàn mạt vì bị cấm vận kinh tế và cố gắng phát triển hoả tiễn, nguyên tử và nuôi hơn 1 triệu quân. Nếu tình hình bất lợi về kinh tế tài chánh của CS Bắc Hàn kéo dài, Mỹ không cần đánh Bắc Hàn, CS Bắc Hàn cũng đột quỵ, chết như Liên xô. Dù TC và Nga có len lỏi bán lậu dầu lửa, hàng hoá cho CS Bắc Hàn, Bắc Hàn cũng phải trả tiền, chớ đâu phải cho không.
Các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp Quốc cấm các nước không mua hàng vải sợi, mướn lao động xuất khẩu của CS Bắc Hàn, không mua than, kim loại màu của CS Bắc Hàn, chắc chắn nguồn thu của CS Bắc Hàn sút giảm nhiều lắm.
Sơ kết, với số bán vũ khí và phương tiện chiến tranh kể trên thì Mỹ có thể thâu vào hàng trăm tỷ của hai nước Hàn, Nhật. Tiền đếm mệt nghỉ vì quá nhiều.
Hai, CS Bắc Hàn tàn mạt vì bị cấm vận kinh tế và cố gắng phát triển hoả tiễn, nguyên tử và nuôi hơn 1 triệu quân. Nếu tình hình bất lợi về kinh tế tài chánh của CS Bắc Hàn kéo dài, Mỹ không cần đánh Bắc Hàn, CS Bắc Hàn cũng đột quỵ, chết như Liên xô. Dù TC và Nga có len lỏi bán lậu dầu lửa, hàng hoá cho CS Bắc Hàn, Bắc Hàn cũng phải trả tiền, chớ đâu phải cho không.
Các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp Quốc cấm các nước không mua hàng vải sợi, mướn lao động xuất khẩu của CS Bắc Hàn, không mua than, kim loại màu của CS Bắc Hàn, chắc chắn nguồn thu của CS Bắc Hàn sút giảm nhiều lắm.
Không ai nghĩ Liên Hiệp Quốc sẽ cứu trợ nhân đạo nhiều cho CS Bắc Hàn vì LHQ có bằng chứng hàng cứu trợ phần lớn CS Bắc Hàn tuồn qua cho quân đội hơn 1 triệu người thiếu ăn, sức khoẻ xuống không chiến đấu nổi.
Ba và sau cùng chiến lược chống CS Bắc Hàn vi phạm công ước tài giảm nguyên tử, thời TT Trump đã áp dụng kinh nghiệm kinh doanh của Ông để trừng trị. Vận động Hội Đồng Bảo an Liên hiệp quốc trừng phạt kinh tế, tài chánh đối với Bắc Hàn. CS Bắc Hàn bụng đói đầu gối phải bò. Một là chấp nhận cuộc đối thoại sáu bên trong đó có Mỹ. Nhưng CS Bắc Hàn trở thành một đối thủ ở thế yếu, phải tương nhượng nhiều để chế độ đươc tồn tại.
Trái lại Mỹ bất chiến tự nhiên thành đối với CS Bắc Hàn. Mỹ được hốt bạc dài dài, bán vũ khí hằng trăm tỷ Mỹ kim. Được Nhật và Nam Hàn tin cẩn hơn. Thêm chánh nghĩa trong chiến lược chuyển trục quân sự vế Á châu Thái bình dương. Quân đội Mỹ được đào tạo sẵn sàng cho hai ba mặt trận. Quân đôi Mỹ không có mặt, không dàn quân ở Á châu Thái bình dương thì cũng làm việc ấy ở các vùng khác để bảo vệ quyền lợi Mỹ và đồng minh. Ở đâu Mỹ cũng tốn quân phí.
Về Á châu Thái bình dương Mỹ rút thêm kinh nghiệm chiến đấu, tranh đấu với TC. Mỹ được các nước Á châu Thái bình dương coi là lá chắn chống TC. Và Mỹ tiếp tục giữ thế hải thượng trên biển lớn nhất này của thế giới. Mỹ vẫn giữ được tự do hàng hải, hàng không cho con đường hàng hải huyết mạch về kinh tế và con đường tiếp vận bằng tàu ít tốn kém cho gần 100.000 quân ở Nhật và Nam Hàn. Mà có lời bán được hàng trăm tỷ vũ khí và sự chung chịu quân phí của hai nước Nhật và Nam Hàn cho Mỹ.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.