Thursday, May 23, 2019

Suy nghĩ rập khuôn dễ đánh giá sai tình hình

BM
Các quyết định thường bị sai lệch bởi những thiên vị trong nhận thức.

Đôi khi chúng ta chỉ biết điều gì đó sẽ xảy ra và nó xảy ra. Nhưng các chuyên gia cho rằng đưa trải nghiệm này vào việc ra quyết định là một nhầm lẫn dẫn đến sai lầm.

Vào ngày 8/11/ 2016 - đêm bầu cử ở Mỹ - tỷ lệ cá cược Donald Trump trúng cử tổng thống xuống còn 5 ăn 1. Đến sáng hôm sau, ông đã xoay xở để lập được chiến công nhiều người nghĩ là không thể, nhưng điều đó không ngăn cản câu 'tôi đã bảo rồi mà' của bạn bè, thành viên gia đình và thậm chí những người tiên tri trên mạng, họ khẳng định rằng họ biết từ đầu thể nào Trump cũng chiến thắng tuy khả năng thắng là thấp.

BM
  
Ở mức độ thấp hơn, một việc cũng xảy ra vào tháng 11/2008, khi Barack Obama thắng cử. Sau khi chấp nhận đề cử của đảng Dân Chủ ba tháng trước đó, cơ hội chiến thắng của ông dao động ở khoảng 60%. Khi ông chiến thắng, bạn rất có thể là một trong những người đã 'biết từ trước' rằng kết quả sẽ như vậy, và còn tưởng tượng tỷ lệ thắng của ông cao hơn thế nhiều. Nhưng chỉ vì việc ông thắng không làm thay đổi được tỷ lệ cược trước khi ông chiến thắng.

Đây là sự 'thiên vị với kết quả thực tế' - một hiện tượng trong đó chúng ta kiểm tra lại xác suất sau khi thực tế xảy ra hoặc ta phóng đại mức độ mà các sự kiện trong quá khứ có thể được dự đoán trước. Vấn đề này không chỉ có trong chính trị: chúng ta có lỗi do sự thiên vị với kế quả thực tế khi chúng ta nói về thời tiết (khả năng mưa chỉ là 20%, nhưng bạn nói rằng trời sẽ mưa và rồi mưa thật, và đột nhiên bạn có khả năng dự báo hơn cả các chuyên gia); việc này xảy ra trong thể thao, trong xử án, trong các quyết định y tế và trong kinh doanh.

BM
  
Thực tế, sự thiên vị với kết quả thực tế là một trong những vấn đề được nghiên cứu rộng rãi nhất của cái gọi là 'bẫy trong quyết định', trong đó người ta thường sử dụng suy nghĩ tắt để đơn giản hóa các quyết định khi họ thấy không chắc chắn; các quyết định thường bị sai lệch bởi những thiên vị trong nhận thức: chúng ta đoán điều gì đó khó có thể xảy ra và nó xảy ra, nhưng những xác suất đó không bao giờ thay đổi - và, bạn tin hay không thì tùy, nhưng không ai có khả năng siêu nhiên.

Nguyên nhân và hậu quả

Theo nhà kinh tế học Mỹ Richard Thaler đoạt giải Nobel, các doanh nghiệp có thể dễ bị thiên vị với kế quả thực tế hơn so với các tổ chức khác. Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 77,3% doanh nhân chịu trách nhiệm về các công ty khởi nghiệp thất bại tin rằng - trước khi thất bại - công ty của họ sẽ phát triển thành một doanh nghiệp thành công.

Sau khi họ thất bại, chỉ có 58% nói rằng ban đầu họ tin rằng công ty của họ sẽ thành công.

Trong một cuộc phỏng vấn mà Thaler trả lời cho tạp chí kinh doanh McKinsey Quarterly, ông nói rằng nếu một giám đốc điều hành quyết định tung tiền vào một ý tưởng nghe chừng tốt, rồi một vài năm sau, một đối thủ cạnh tranh đã đưa ra một sản phẩm tốt hơn, "người giám đốc này sẽ nhớ lại, 'Tôi chưa bao giờ thực sự thích ý tưởng này''.

BM
Sau khi chấp nhận đề cử của đảng Dân Chủ, cơ hội chiến thắng của Barack Obama dao động ở khoảng 60%

Thaler nói rằng cách sửa chữa đơn giản có thể là viết ra mọi thứ; để ghi lại cách thức mà một quyết định được đưa ra ở một thời điểm nào đó để các công ty có thể học được các bài học sau sự kiện này. "Bất kỳ công ty nào có thể học được cách phân biệt giữa các quyết định tồi tệ và kết quả tồi tệ đều có cái lợi," ông nói. "Hãy ghi nhớ thực tế rằng giám đốc và những người khác đã phê chuẩn quyết định này tất cả đều có cùng một giả định rằng không có đối thủ cạnh tranh nào đang chuẩn bị làm một sản phẩm tương tự, rằng sẽ không có một cuộc khủng hoảng tài chính lớn nào trước mắt.

BM
  
Kathleen Vohs, một nhà khoa học xã hội tại Trường Quản Lý Carlson của Đại học Minnesota, đồng tác giả một bài báo năm 2012 về sự thiên vị với kế quả thực tế cho thấy hậu quả của nó bao gồm "sự chú ý thiển cận đến một sự hiểu biết duy nhất về nguyên nhân trong quá khứ (đến sự bỏ qua những giải thích hợp lý khác) cũng như sự quá tự tin nói chung vào sự chắc chắn của các đánh giá của mình".

Vohs nói rằng một số người dễ thiên vị với kế quả thực tế hơn những người khác. Ví dụ, nếu bạn làm một nghề mà nhận được rất nhiều phản hồi kịp thời và rõ ràng trước khi bạn đưa ra quyết định, như nghề kế toán, thì bạn sẽ có xu hướng thể hiện mức độ thiên vị với kế quả thực tế ít hơn.

Tuy nhiên ở phần lớn thế giới kinh doanh, điều gì dẫn đến thành công hoặc thất bại là không rõ ràng - nó thường do nhiều yếu tố. "Khi bạn có sự mơ hồ như thế … người ta có thể nghĩ ra một con đường tưởng tượng về nhân quả, trong đó họ tin rằng họ có thể thấy điều gì sẽ xảy ra - 'chà, tôi có thể thấy rất rõ sự việc sẽ xảy ra như thế nào' - và rồi bạn có một mức độ cao hơn về độ thiên vị với kế quả thực tế ," bà nói.

BM
  
Drew Boyd, giám đốc điều hành của chương trình tiếp thị MSc của Đại học Cincinnati, cho biết một kết quả trực tiếp của sự thiên vị với kế quả thực tế là một thứ gọi là sự rập khuôn. "Việc này xảy ra rất nhiều trong kinh doanh khi bạn nghĩ rằng điều gì đó đã xảy ra trước đó sẽ lại xảy ra. Nó có vẻ đúng. Nhưng sau đó nó không xảy ra nữa và bạn tự hỏi chuyện gì đã xảy ra."

"Những người làm kinh doanh sẽ quyết định một chiến lược vì trước đây nó đã hoạt động tốt. Nhưng các điều kiện của môi trường sắp tới sẽ khác đi: đây là một tình huống thị trường khác, con người là khác, và sẽ là một sai lầm khi ngay lập tức cho rằng những gì hoạt động tốt trước đó thì nay sẽ lại hoạt động tốt."

Làm thế nào để giảm sự thiên vị và cải thiện việc đề ra quyết định

BM
Các thầy bói qua mạng tuyên bố đã biết từ đầu rằng Donald Trump sẽ chiến thắng trong các cuộc bầu cử ở Mỹ mặc dù tỷ lệ cược là thấp.

Boyd nói cách tốt để tránh những lỗi như vậy, là bắt đầu lại từ đầu: "Hãy xem xét những gì đã xảy ra trước đó, nhưng hãy nạp những thông tin mới, mở rộng khảo sát, sáp nhập những dữ liệu mới cùng với dữ liệu cũ. Điều mọi người phải nhớ là họ đang bị khuất phục trước một sự thiên vị thậm chí còn rộng hơn gọi là sự bỏ qua bằng cách quên - tức một xu hướng chỉ xem xét các bằng chứng mà ta đang có sẵn.

Tục ngữ nói rằng kết quả thực tế xảy ra là 20:20, nhưng Boyd nói rằng nó còn tệ hơn thế. "Nó làm cho người ta nghĩ rằng họ có thể nhìn lại các sự kiện trong quá khứ và giải thích được điều gì đó; nó làm cho họ nghĩ rằng họ có khả năng mới để dự đoán." Ông nói rằng để chỉnh sửa sự thiên vị với kế quả thực tế, bạn phải biết rằng bạn không có một quả cầu pha lê mầu nhiệm để tiên đoán tương lai.

BM
  
"Chúng tôi cố gắng dạy mọi người sử dụng cách suy nghĩ của Bayes. Nguyên tắc lập luận của Thomas Bayes, nhà thống kê Anh thế kỷ 18, là xem xét tất cả các nguồn thông tin nhưng có cân nhắc chúng: một số thông tin có giá trị lớn hơn, nhưng tất cả thông tin đều có giá trị. Cân nhắc những thông tin đó một cách thích ứng và bạn có chiều hướng đưa ra được quyết định tốt nhất … hãy đưa ra quyết định dựa trên những gì dữ liệu cho thấy có nhiều khả năng xảy ra, chứ không phải những gì bạn nghĩ sẽ xảy ra."

Boyd nói rằng doanh nhân Mỹ Warren Buffet có một công thức mà ông gọi là 'đầu tư giá trị'.

"Ông làm theo công thức đó, nhưng ông biết khả năng thành công là bao nhiêu. Ông không phải lúc nào cũng thành công; thỉnh thoảng ông có thất bại, nhưng khi đó ông không nói tỷ lệ thành công đã chống lại ông. Những người thành đạt hiểu được bản chất của rủi ro và không xem xét lại bị thua lỗ. Hãy đi theo sự may rủi, không theo thần thánh."

BM
  
Kathleen Vohs nóị có một chiến thuật giảm thiên vị mà bà ủng hộ, được gọi là 'xem xét chiến lược đối nghịch'. Trước khi đưa ra quyết định, bạn nên gác nó lại và suy nghĩ: làm sao mà việc này lại không đi đúng theo cách ta dự đoán? "Một khi bạn có câu chuyện nhỏ của mình trong đầu, hãy nghĩ: làm thế nào mà kết quả lại có thể đi theo một chiều hướng khác hoặc hoàn toàn không xảy ra?" bà nói. "Nếu bạn lật kịch bản như thế theo một số cách thì bạn có thể giảm bớt sự thiên vị với kế quả thực tế."

Vohs nói rằng phương pháp này có tác dụng phá vỡ sự tự tin của bạn. "Bất cứ điều gì làm giảm sự tự tin của người ta trong việc dự đoán điều gì đó sẽ xảy ra hoặc dự đoán lộ trình diễn biến thì đó là một cách tốt để làm."



Alex Hannaford

BM

Đội tàu phá hoại nhất của Trung cộng trở lại Biển Đông
R.I.P: Nhà thơ Tô Thùy Yên
Dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson
Mỹ sẽ bỏ tù cựu Ngoại Trưởng John Kerry?
Huawei mất Android _ Người dùng bị ảnh hưởng thế nào
Liệu TC có biến đất hiếm thành vũ khí trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ?
Vở diễn ‘Yêu Bác’
Chuyện buồn ở những làng... ăn nhậu
Ai phát tài nhờ vào DNA của bạn?
Trump quất Huawei vì sự tồn vong của nước Mỹ
Hoa Vi lao đao với đòn công nghệ cao của Washington
Đức xét xử nhóm cưỡng bức mại dâm
Chuyện con heo VN lộn chuồng
TPB_VNCH – Bằng yêu thương, Họ bước qua nguy nan
Phụ nữ Bắc Hàn bị ép làm nô lệ tình dục ở Trung cộng
Phật giáo Việt Nam biến đổi nhanh nhưng đang phát triển hay suy thoái?
Thảm họa "Văn Hóa" ở Việt Nam
Các công ty Trung cộng sang Việt Nam để tránh thuế
Những nước nào chặn công nghệ 5G của Trung cộng?
Người phụ nữ nhân hậu

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.