Cùng điểm qua câu chuyện này nhé:
· Khi nỗi hoảng sợ về COVID-19 đang lắng xuống, vừa hay một “đại dịch” khác lại sẵn sàng ập tới. Lần này là bệnh đậu mùa khỉ, một bệnh nhiễm trùng nhẹ thường tự khỏi sau ba đến bốn tuần mà không cần điều trị.
· Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Âu Châu được xác nhận vào ngày 07/05/2022, tại Vương quốc Anh. Sau đó, dường như chỉ trong một đêm, các ca bệnh đã được báo cáo trên khắp thế giới. Ngày 20/05/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tổ chức một cuộc họp khẩn để thảo luận các báo cáo về hơn 100 trường hợp nghi nhiễm hoặc được xác nhận ở ít nhất chín quốc gia.
· Vào tháng 03/2021, có một cuộc diễn tập về đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ và trong kịch bản giả tưởng này, trường hợp bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Âu Châu cũng được xác định là vào ngày 07/05/2022.
· Trường hợp đầu tiên ở Hoa Kỳ được báo cáo vào ngày 18/05/2022. Đến ngày 23/05/2022, các trường hợp nghi nhiễm đậu mùa khỉ đã được báo cáo thêm ở ba tiểu bang gồm New York, Florida, và Utah.
· Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố rằng các quy trình kiểm dịch nghiêm ngặt không có khả năng được áp dụng tại Hoa Kỳ, tuy nhiên, ông đã đặt đơn hàng trị giá 119 triệu USD cho một loại vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Trong khi đó, Bỉ đã nhanh chóng đưa ra quy định cách ly 21 ngày đối với bất kỳ ai có kết quả xét nghiệm dương tính; còn Vương quốc Anh đang kêu gọi bất kỳ ai tiếp xúc trực tiếp với một ca bệnh đã được xác nhận thì phải tự nguyện cách ly trong 21 ngày.
Như dự đoán, khi nỗi hoảng sợ về COVID-19 vừa mới nguôi ngoai, thì một “đại dịch” khác lại ập tới. Lần này, đó là bệnh đậu mùa khỉ, một bệnh truyền nhiễm với nhiều nhiều triệu chứng giống như COVID – đến nỗi, Bộ Y tế ở Queensland, Úc, đã sử dụng cùng một bức ảnh để minh họa cho cả hai bệnh nhiễm trùng (các bức ảnh này có kể từ khi được gỡ bỏ hoặc cập nhật1).
Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Âu châu được xác nhận vào ngày 07/05/2022 tại Vương quốc Anh2. Sau đó, dường như chỉ trong một đêm, các ca bệnh đã được báo cáo trên toàn thế giới3. 100 trường hợp nghi nhiễm hoặc được xác nhận ở ít nhất chín quốc gia, bao gồm Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Canada ,và Úc4.
Vào thời điểm bài báo này được in, số lượng quốc gia bị ảnh hưởng và tổng số ca bệnh có thể sẽ cao hơn đáng kể. Trường hợp đầu tiên ở Hoa Kỳ được báo cáo vào ngày 18/05/20225.
Đến ngày 23/05, các trường hợp nghi nhiễm đậu mùa ở khỉ đã được báo cáo ở ba tiểu bang khác: New York, Florida và Utah6. Tất cả các bệnh nhân được cho là trong tình trạng tốt và các sở y tế tiểu bang đã đồng ý rằng các trường hợp này không gây nguy cơ nghiêm trọng cho cộng đồng.
Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố rằng các quy trình kiểm dịch nghiêm ngặt không có khả năng được thực hiện ở Hoa Kỳ, tuy nhiên, ông đã đặt đơn hàng trị giá 119 triệu USD cho một loại vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ7,8.
Trong khi đó, Bỉ đã áp dụng quy định cách ly 21 ngày đối với bất kỳ ai có kết quả xét nghiệm dương tính và Vương quốc Anh đang kêu gọi bất kỳ ai tiếp xúc trực tiếp với một ca bệnh được xác nhận hãy tự nguyện cách ly trong 21 ngày9.
Theo ghi nhận của ông Jimmy Dore trong video trên, đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trên toàn thế giới dường như đã đến thời điểm hoàn hảo để gây áp lực buộc các quốc gia phải từ bỏ thẩm quyền chăm sóc sức khỏe cho WHO.
Đại hội đồng Y tế Thế giới đã bỏ phiếu về những sửa đổi đối với Quy định Y tế Quốc tế (IHR)10 khi mà những trường hợp đầu tiên [của căn bệnh này] được xác định. Tôi đã thảo luận về ý nghĩa của những sửa đổi này trong một bài báo gần đây. Theo ghi nhận của ông Dore, một cuộc diễn tập đại dịch được tiến hành hồi năm ngoái (2021) cũng chỉ tập trung vào bệnh đậu mùa khỉ. Tôi sẽ nghiên cứu thêm điều này ở dưới đây.
Đậu mùa khỉ là gì?
Virus đậu mùa khỉ là một họ hàng của virus đậu mùa, là một căn bệnh nhẹ điển hình do virus gây ra, với dấu hiệu đặc trưng là sốt, nhức đầu, đau cơ, kiệt sức, sưng hạch bạch huyết và phát ban sần sùi có xu hướng nổi trên mặt trước khi lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Các vết loét có mủ trên da cuối cùng đóng vảy và bong ra sau ba đến bốn tuần. Căn bệnh nhiễm trùng này không dễ lây truyền, vì người bị lây truyền cần tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người nhiễm.
Mặc dù hiện giờ chưa có phương pháp nào trị dứt điểm căn bệnh này, nhưng hầu hết bệnh nhân đều tự khỏi mà không cần bất kỳ phương pháp điều trị nào. Trong lịch sử, lây nhiễm đậu mùa khỉ chủ yếu xảy ra ở lục địa Phi Châu, nơi có vài ngàn trường hợp được báo cáo mỗi năm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp hiện nay không liên quan đến việc đi du lịch [đến Phi Châu], khiến việc bùng phát ở rất nhiều khu vực khác nhau trở thành một sự kiện hy hữu. Theo ghi nhận của tạp chí Nature11:
“Hôm 19/05, các nhà nghiên cứu ở Bồ Đào Nha đã đăng tải bản phác thảo đầu tiên về bộ gene của virus đậu mùa khỉ được phát hiện ở đó, nhưng Gustavo Palacios, nhà virus học tại Trường Y Icahn tại Mount Sinai, thành phố New York, nhấn mạnh rằng đó vẫn là một bản phác thảo rất sơ bộ, và nhiều công việc cần được thực hiện trước khi có thể đưa ra bất kỳ kết luận chính xác nào.
Những gì các nhà nghiên cứu có thể biết từ dữ liệu di truyền sơ bộ này là chủng virus đậu mùa khỉ này được tìm thấy ở Bồ Đào Nha có liên quan đến một chủng virus chủ yếu được tìm thấy ở Tây Phi. Chủng này gây bệnh nhẹ hơn và có tỷ lệ tử vong thấp hơn — khoảng 1% ở những người dân ở vùng nông thôn nghèo — so với chủng virus đang lưu hành ở Trung Phi.
Nhưng chính xác thì chủng virus gây ra các đợt bùng phát hiện tại khác với chủng ở Tây Phi — và liệu các trường hợp bùng phát ở các quốc gia khác nhau có liên quan đến nhau hay không — vẫn còn là ẩn đố.”
Các ca nhiễm bùng phát bị đổ lỗi cho tình dục đồng tính nam
Một số ca nhiễm ở Tây Ban Nha có liên quan đến “sự kiện có khả năng siêu lây lan tại một phòng tắm hơi dành cho người lớn” ở Madrid, ít nhất ba trường hợp ở Bỉ có liên quan đến một lễ hội đồng tính nam ở Antwerp,13 ngoài ra các trường hợp ở Ý và Tenerife có liên quan đến lễ hội đồng tính trên quần đảo Canary.14 Các quan chức y tế cũng tuyên bố “một tỷ lệ đáng chú ý” các trường hợp người Anh thuộc cộng đồng đồng tính nam và lưỡng tính.15,16
Liệu việc phân lập đối tượng đồng tính là một âm mưu khác trong kế hoạch tiếp quản của chế độ toàn trị? Các chế độ toàn trị luôn cần một kẻ thù mà họ có thể hướng nỗi sợ hãi và sự hung hăng phi lý của số đông vào đó, và bởi vì lòng căm ghét đối với những người từ chối vaccine COVID đã giảm đi đáng kể, vậy nên rõ ràng là họ cần một vật tế thần mới.
Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu sau hai năm quảng bá rầm rộ hiện tượng đồng tính nam và chuyển giới, những người cực Tả sẽ bắt đầu kích động sự tức giận và sợ hãi chống lại nó. Tại sao? Vì điều này gây ra sự nhầm lẫn và không chắc chắn. Những người từng thể hiện lòng trung thành với nhóm này giờ sẽ bị chia rẽ để chống lại nhau. Và cuối cùng, tất cả đều hướng về tâm lý chia rẽ và phân chia các nhóm khác nhau để cho họ chống lại nhau.
Có vẻ như đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ cũng đang được sử dụng để quảng bá Cuộc Đại Tái Thiết (“The Great Reset”) này theo những cách khác. Hiện các quan chức y tế Vương quốc Anh đang cảnh báo virus đậu mùa khỉ có thể lây lan qua việc tiêu thụ thịt bị nhiễm bệnh, và chúng ta đã biết rằng loại bỏ việc tiêu thụ thịt là một phần trong nghị trình của những người theo chủ nghĩa toàn cầu.
Mô phỏng đậu mùa khỉ năm 2021
Điều khiến cho lần bùng phát của bệnh đậu mùa khỉ này càng trở nên đáng ngờ hơn là cuộc diễn tập mô phỏng dịch đậu mùa khỉ diễn ra vào tháng 03/2021,18 và ngày bùng phát dịch trong kịch bản hư cấu này là giữa tháng 05/2022. Lẽ nào là trùng hợp?
Trong video phía trên, tài khoản AmazingPolly đã đánh giá chi tiết về cuộc diễn tập này. Cô ấy cũng nhắc nhở chúng ta cách mà Sự kiện 201 đã “tiên đoán” không sai trệch về đại dịch COVID, và cho thấy chúng ta đang xem bản phát lại “sự trùng hợp” giữa mô phỏng bệnh đậu mùa khỉ và các sự kiện trong thế giới thực như thế nào.
Cuộc diễn tập đậu mùa khỉ nói trên được Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân (NTI) tổ chức, vốn được ông Bill Gates tài trợ. NTI được thành lập để đánh giá và giảm thiểu các mối đe dọa liên quan đến việc phổ biến vũ khí hạt nhân,19 nhưng kể từ đó, họ đã mở rộng để bao gồm các mối đe dọa sinh học.20 Ông Gates không chỉ tài trợ cho các mô phỏng đại dịch của NTI mà còn tài trợ cho NTI để phát triển vaccine liên quan đến các mối đe dọa sinh học.21
Báo cáo cuối cùng22,23 từ sự kiện này được tài trợ bởi dự án Open Philanthropy, do người đồng sáng lập Facebook Dustin Moscowitz tài trợ. Theo báo cáo của The Defender:24
“‘Kịch bản diễn tập giả tưởng’ này liên quan đến việc mô phỏng ‘một đại dịch toàn cầu, gây chết người liên quan đến một chủng virus đậu mùa khỉ bất thường xuất hiện lần đầu tiên ở quốc gia hư cấu Brinia và lây lan khắp nơi trên toàn thế giới trong hơn 18 tháng’ …
Kết quả của ‘kịch bản diễn tập’ này đã phát hiện đại dịch hư cấu, ‘gây ra bởi một cuộc tấn công khủng bố sử dụng mầm bệnh được thiết kế trong phòng thí nghiệm không đủ an toàn sinh học cùng với sự giám sát yếu kém,’ đã dẫn đến ‘hơn ba tỷ ca bệnh và 270 triệu ca tử vong trên toàn thế giới.’
Ngày bắt đầu của đại dịch đậu mùa khỉ hư cấu trong kịch bản diễn tập này là ngày 15/05/2022. Ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở Âu Châu được xác định vào ngày 07/05/2022.”
Như đã đề cập, ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Âu Châu trên thực tế đã được xác nhận vào ngày 07/05/2022. Không chỉ có ngày tháng là trùng với ngày trong kịch bản được cho là hư cấu này, mà đất nước xuất hiện [căn bệnh này], “Brinia,” thậm chí còn nghe rất giống “Britannica,” hay “Great Britain” (Vương quốc Anh). Đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên chăng?
Các khuyến nghị chính từ cuộc diễn tập đại dịch
Theo báo cáo của The Defender, trong số các khuyến nghị chính từ mô phỏng bệnh đậu mùa khỉ này là các khuyến nghị hỗ trợ rõ ràng việc WHO tiếp nhận công tác chuẩn bị và ứng phó với đại dịch, và việc thực hiện Nhóm “Vận động & Ứng phó với Đại dịch Toàn cầu” (GERM26) của ông Gates:27
· Tăng cường các hệ thống quốc tế “để đánh giá nguy cơ đại dịch, cảnh báo, và điều tra nguồn gốc đại dịch,” kêu gọi WHO “thiết lập một hệ thống cảnh báo sức khỏe cộng đồng quốc tế được phân loại, minh bạch” và hệ thống của Liên Hiệp Quốc để “thiết lập một cơ chế mới nhằm điều tra hậu quả sâu rộng của các sự kiện sinh học không rõ nguồn gốc.
· Việc phát triển và thực hiện “các yếu tố kích hoạt cấp quốc gia để ứng phó với đại dịch từ sớm và chủ động,” bao gồm cả việc điều chỉnh phương pháp tiếp cận “không để xảy ra hối tiếc” để ứng phó với các đại dịch thông qua “hành động dự kiến” dựa trên “các yếu tố kích hoạt” sẽ tự động tạo ra một phản ứng đối với “các sự kiện sinh học có hậu quả sâu rộng.
· Việc thành lập “một tổ chức quốc tế dành riêng cho việc giảm thiểu các rủi ro sinh học mới nổi liên quan đến những tiến bộ công nghệ nhanh chóng,” sẽ “hỗ trợ các biện pháp can thiệp trong suốt vòng đời nghiên cứu và phát triển khoa học sinh học và công nghệ sinh học — từ tài trợ, thông qua thực hiện, rồi đến công bố hoặc thương mại hóa.”
Hành động dự đoán dựa trên yếu tố kích hoạt bao gồm mọi thứ chúng ta đã thấy trong đại dịch COVID, chẳng hạn như quy định về khẩu trang, cấm tụ tập đông người, kiểm tra sức khỏe du lịch và giấy thông hành vaccine. Điều này vẫn được dự kiến bất chấp nhiều bằng chứng cho thấy những chiến lược này dù gì đi nữa cũng không có hiệu quả, đồng thời tàn phá sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế.
Tại sao hư cấu thường biến thành hiện thực?
Theo ghi nhận của The Defender,28 ông Michael P. Sanger29, ông Tim Hinchliffe,30 và nhiều người khác, các cuộc diễn tập giả tưởng có khả năng dự đoán chi tiết về các sự kiện trong tương lai gần. Sự kiện 201 đã “tiên đoán” chính xác về đại dịch COVID và trọng tâm của nó là kiểm duyệt và phong tỏa.
Vào tháng 06/2001, Chiến dịch Mùa đông Đen tối đã nghiên cứu “những thách thức về an ninh quốc gia, những thách thức liên chính phủ, và thách thức về thông tin của một cuộc tấn công sinh học vào quê hương Hoa Kỳ,” và chưa đầy ba tháng sau, vụ tấn công 11/09 xảy ra, sau đó là cơn sợ hãi bệnh than. Vào tháng 01/2005, Chiến dịch Bão Đại Tây Dương liên quan đến kịch bản hư cấu về một cuộc tấn công khủng bố sinh học xuyên Đại Tây Dương và cùng tháng đó chúng ta đã có đại dịch cúm gia cầm. The Defender tiếp tục:31
“Tuy nhiên, những dự đoán về tương lai không kết thúc ở đó. Ví dụ, vào tháng 09/2017, NTI và WEF đã tổ chức một cuộc thảo luận bàn tròn về hiện trạng rủi ro sinh học do tiến bộ công nghệ mang lại trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư.
Và vào tháng 01/2020, NTI và WEF lại hợp lực phát hành một báo cáo có tiêu đề ‘Đổi Mới An Ninh Sinh Học Và Giảm Thiểu Rủi Ro: Khuôn Khổ Toàn Cầu Về Tổng Hợp DNA Có Thể Tiếp Cận, An Toàn Và Bảo Mật.’ Theo báo cáo này:
‘Những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ tổng hợp DNA có sẵn trên thị trường — chẳng hạn được sử dụng để tạo chuỗi gene một cách nhân tạo cho chẩn đoán và điều trị lâm sàng — gây ra những rủi ro ngày càng tăng, với khả năng gây ra mối đe dọa an ninh sinh học thảm khốc nếu vô tình hoặc cố ý sử dụng sai.’
Người đứng đầu bộ phận công ty dược phẩm Merck đã tham gia vào cuộc diễn tập bệnh đậu mùa khỉ, là đối tượng trong cuộc điều tra của FBI và CDC hồi tháng 11/2021 liên quan đến 15 lọ đáng ngờ có nhãn “đậu mùa” tại một cơ sở của Merck ở Philadelphia.”
Trong một bài báo độc quyền của National Pulse,32 tác giả Natalie Winters cũng tóm tắt nghiên cứu của Viện Virus Vũ Hán (WIV), trong đó họ “tập hợp các chủng đậu mùa khỉ bằng cách sử dụng các phương pháp được gắn cờ để tạo ra ‘các mầm bệnh truyền nhiễm.’”
“Chúng ta một lần nữa lại ở đây [tình trạng bùng phát đậu mùa khỉ] vì các thí nghiệm của Trung Quốc chăng?” cô hỏi. Bài nghiên cứu33 được đề cập này được xuất bản vào cuối tháng 02/2022, chỉ vài tháng trước khi những ca bệnh đầu tiên đột ngột xuất hiện bên ngoài Phi Châu.
Chúng ta biết gì về vaccine bệnh đậu mùa khỉ?
Vaccine đậu mùa khỉ hiện đang được Hoa Kỳ và Âu Châu dự trữ không phải là loại vaccine đặc hiệu cho bệnh đậu mùa khỉ. Loại vaccine này chính xác là vaccine đậu mùa, được tuyên bố là có hiệu quả 85% trong việc ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ. Tại Vương quốc Anh, những người tiếp xúc gần với những người bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ được cho là đã được chích vaccine đậu mùa — một chiến lược được gọi là “chủng ngừa theo nhóm” (chiến lược ức chế sự lây lan của một căn bệnh bằng cách chủng ngừa cho những người có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh nhất).34 Ở Hoa Kỳ, hiện có hai loại vaccine đậu mùa:
· ACAM2000 đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận năm 2007 và chủ yếu bị hạn chế sử dụng trong quân nhân do các nguy cơ về an toàn bao gồm nhiễm trùng virus đậu mùa trong vaccine, lây lan virus từ vị trí chích ngừa sang các vị trí khác trong cơ thể và tử vong.
Các cảnh báo trên bao bì bao gồm viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim với tỷ lệ 5.7 trên 1,000 người được chích ngừa, viêm não, nhiễm trùng da nặng, mù lòa, thai lưu và hơn thế nữa. Những người tiếp xúc trong gia đình phải đối mặt với những rủi ro tương tự như cá nhân được chích ngừa do virus từ vaccine lây lan.
· Jynneos (được gọi là Imvamune ở Canada hoặc Imvanex ở Âu Châu) đã được FDA chấp thuận vào năm 2019. Đây là loại vaccine sống giảm độc lực, được chỉ định để dự phòng bệnh đậu mùa và đậu mùa khỉ ở người lớn từ 18 tuổi trở lên và những người không thể tiêm vaccine ACAM2000 do chống chỉ định như viêm da dị ứng, tình trạng suy giảm miễn dịch, đang cho con bú hoặc mang thai. Đây là vaccine đậu mùa khỉ duy nhất được FDA chấp thuận để sử dụng cho mục đích phi quân sự.
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y sinh Tiên tiến Hoa Kỳ (BARDA) cũng đã ký hợp đồng với Bavarian Nordic về phiên bản đông khô của vaccine đậu mùa Jynneos, loại vaccine này sẽ có thời hạn sử dụng lâu hơn.36 Moderna đã có vaccine đậu mùa khỉ được thử nghiệm tiền lâm sàng.37 Không rõ khi nào các thử nghiệm đó bắt đầu.
Theo ghi nhận của nhà báo độc lập Whitney Webb, Công ty Công nghệ Sinh học và Công nghệ SIGA — cả hai đều đang gặp khó khăn trong thời gian gần đây — sẽ thu được nhiều tiền từ nỗi hoang mang với căn bệnh đậu mùa khỉ:
“Bất kể tình hình bệnh đậu mùa ở khỉ diễn ra như thế nào, hai công ty đó đã bội thu. Khi mối quan tâm về bệnh đậu mùa ở khỉ tăng lên, cổ phiếu của Công ty Công nghệ Sinh học và Công nghệ SIGA cũng tăng lên.
Về căn bản, cả hai công ty đều sở hữu độc quyền tại thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác về vaccine và phương pháp điều trị bệnh đậu mùa. Các sản phẩm tập trung vào bệnh đậu mùa chính của họ, một cách thuận tiện, cũng được sử dụng để bảo vệ chống lại hoặc điều trị bệnh đậu mùa khỉ. Kết quả là, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sinh học Phát triển đã tăng 12% vào thứ Năm (26/05/2022), trong khi cổ phiếu của SIGA tăng 17.1%.
Đối với các công ty này, nỗi lo bệnh đậu mùa khỉ là một món quà trời cho, đặc biệt là đối với SIGA, công ty sản xuất thuốc điều trị bệnh đậu mùa, được biết đến với tên thương hiệu TPOXX. Đây là sản phẩm duy nhất của SIGA.
Trong khi một số đại lý đã lưu ý rằng sự gia tăng trong định giá của SIGA Technologies trùng hợp với những lo ngại gần đây về bệnh đậu mùa khỉ, về căn bản không có sự chú ý nào được đưa ra bởi thực tế rằng công ty dường như là mảnh ghép duy nhất trong đế chế của một tỷ phú hùng mạnh hiện vẫn chưa sụp đổ.
Vị tỷ phú đó, ‘người cướp công ty’ Ron Perelman, có mối liên hệ sâu sắc và gây tranh cãi với gia đình nhà Clinton và Đảng Dân Chủ cũng như mối liên hệ rắc rối với Jeffery Epstein. Bên cạnh cổ phần kiểm soát của mình tại SIGA, ông Perelman gần đây đã gây chú ý khi nhanh chóng thanh lý nhiều tài sản của mình trong một nỗ lực tuyệt vọng để đổi lấy tiền mặt.
Tương tự như vậy, Emergent BioSolutions cũng đang trong tình trạng nước sôi lửa bỏng. Công ty có mối liên hệ đáng lo ngại với các cuộc tấn công bệnh than năm 2001 này chưa đầy hai tuần trước đã bị công kích vì tham gia vào một vụ ‘che đậy’ về các vấn đề kiểm soát chất lượng liên quan đến việc sản xuất vaccine COVID-19 của họ.
Một cuộc điều tra của Quốc hội cho thấy rằng những lo ngại về kiểm soát chất lượng tại nhà máy do Emergent điều hành đã dẫn đến hơn 400 triệu liều vaccine COVID-19 bị loại bỏ.
Nhà máy Emergent được đề cập đến đã bị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho đóng cửa vào tháng 04/2021. Họ đã được phép mở cửa trở lại hồi tháng Tám năm ngoái trước khi chính phủ chấm dứt hợp đồng.”
Bản chất thật của vấn đề này là gì?
Ngoài bài báo của Webb ở trên, phân tích lịch sử tồi tệ của Emergent và SIGA, một phân tích ban đầu khác về chứng bệnh đậu mùa khỉ mới cũng rất đáng đọc là bài báo của Tiến sĩ Robert Malone’s Substack,39,40 “Đậu Mùa Khỉ — Sự Thật So Găng Với Nhồi Nhét Sợ Hãi.” Trong đó, ông ấy đã xem xét bệnh đậu mùa khỉ thực sự là gì, nó đến từ đâu, nó liên quan như thế nào đến bệnh đậu mùa, các dấu hiệu và triệu chứng, cách kiểm soát hiệu quả việc lây lan và hơn thế nữa.
Nếu như không có một số thay đổi di truyền, thông qua quá trình tiến hóa hoặc thao tác di truyền có chủ ý, thì [bệnh đậu mùa khỉ] không phải là một mối nguy sinh học đáng kể và chưa bao giờ được coi là một mầm bệnh có mối đe dọa cao trong quá khứ. Vì vậy, xin đừng đi reo rắc nỗi sợ hãi, thông tin gây nhầm lẫn và thông tin sai lệch nữa. ~ Tiến sĩ Robert Malone
Điều quan trọng là bệnh đậu mùa khỉ không phải là một căn bệnh đặc thù gây tử vong và có thể dễ dàng kiểm soát được mà không cần quay lại [áp dụng] các lệnh cấm thời COVID. Theo Tiến sĩ Malone:
“Vì vậy, mối nguy sinh học có thật không? Nó sắp xảy ra chăng? Nó có biện minh cho sự thổi phồng của các hãng thông tấn toàn cầu không? Khi tôi đang đợi trong phòng chờ của phi trường để đi từ Hoa Kỳ đến Vương quốc Anh hai ngày trước, tôi nhìn thấy một đoạn tin tức từ CNN đưa tin về ‘mối đe dọa’ này trong khi hiển thị những hình ảnh lịch sử của các bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa.
Điều này cung cấp một ví dụ điển hình về nỗi sợ hãi sức khỏe cộng đồng, theo quan điểm của tôi, còn CNN đáng lẽ cần phải bị khiển trách vì đã phát đi đoạn tuyên truyền tắc trách — thông tin gây nhầm lẫn và thông tin sai lệch — núp bóng báo chí.
Theo ý kiến của tôi, dựa trên thông tin hiện có, đậu mùa khỉ là một loại virus và bệnh đặc hữu ở Phi Châu, xuất hiện lẻ tẻ sau khi truyền sang người từ vật chủ động vật và thường lây lan khi tiếp xúc gần gũi giữa người với người. Nó được kiểm soát dễ dàng bằng các biện pháp y tế công cộng cổ điển.
Bệnh này không có tỷ lệ tử vong cao. Nếu như không có một số thay đổi di truyền, thông qua quá trình tiến hóa hoặc thao tác di truyền có chủ ý, thì nó không phải là một mối nguy sinh học đáng kể và chưa bao giờ được coi là một mầm bệnh có mối đe dọa cao trong quá khứ. Vì vậy, xin đừng đi reo rắc nỗi sợ hãi, thông tin gây hiểu lầm và thông tin sai lệch nữa.”
Cách thức hiện tại trông giống như các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đang được trù định để khiến công chúng rơi vào một cơn hoảng loạn vì sợ hãi khác để biện minh cho sự tiếp quản của WHO đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu, mở lại những loại giấy thông hành y tế bị thu hồi đó và mọi thứ khác đi kèm với Cuộc Đại Tái Thiết. Theo ghi nhận của Hinchliffe trong một bài báo về Sociable năm 2020:41
“Nếu quý vị là Người sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, quý vị sẽ cố gắng bán tầm nhìn của mình về một Utopia toàn cầu thông qua một cuộc đại tái thiết của trật tự thế giới trong ba bước đơn giản:
· Thông báo ý định cải tiến mọi khía cạnh của xã hội với quản trị toàn cầu, và tiếp tục lặp lại thông điệp đó
· Khi thông điệp của quý vị không được thông qua, hãy mô phỏng các tình huống đại dịch giả mạo cho thấy lý do tại sao thế giới cần một cuộc đại tái thiết
· Nếu các kịch bản đại dịch giả mạo không đủ thuyết phục, hãy đợi một vài tháng để một cuộc khủng hoảng toàn cầu thực sự xảy ra, và lặp lại bước một …
Cái gọi là ‘đại tái thiết’ hứa hẹn sẽ xây dựng ‘một thế giới an toàn hơn, bình đẳng hơn và ổn định hơn’ nếu tất cả mọi người trên hành tinh đồng ý ‘hành động cùng nhau và nhanh chóng để cải thiện tất cả các khía cạnh của xã hội và nền kinh tế của chúng ta, các hợp đồng từ giáo dục đến xã hội và điều kiện làm việc.’
Nhưng sẽ không thể nghĩ đến việc hiện thực hóa một kế hoạch toàn diện như vậy cho một trật tự thế giới mới mà không có một cuộc khủng hoảng toàn cầu, dù nó được biên tạo ra hay một sự tình cờ không may, vốn làm toàn bộ xã hội chấn động mạnh.”
COVID đơn giản là không đưa bè đảng của những người theo chủ nghĩa toàn cầu đi đủ xa. Vì vậy, cần phải có đại dịch toàn cầu số 2 — có thể là thực hoặc chủ yếu là bịa đặt — sẽ nhanh chóng được tiếp nối bởi những lời kêu gọi đổi mới cho một Trật tự Thế giới Mới và một Cuộc Đại Tái Thiết. Về căn bản, chúng ta có thể mong đợi sự lặp lại của những chuyện điên rồ mà chúng ta vừa thể nghiệm, vốn có nghĩa là chúng ta cũng phải lặp lại cách ứng phó [với dịch bệnh] của chúng ta, đồng thời từ chối việc reo rắc nỗi sợ hãi và việc thâu tóm quyền lực toàn cầu.
Tiến sĩ Joseph Mercola _ Thu Anh
Bản gốc được đăng vào ngày 30/05/2022 trên trang Mercola.com
Nguồn và tài liệu tham khảo
2, 4, 25 Reuters 20/05/2022
3 Cidrap 23/05/2022
5 ABC News 19/05/2022
6 Epoch Times 23/05/2022 (đã thực hiện)
7, 24, 27, 28, 31 The Defender 23/05/2022
8, 36 Endpoints 18/05/2022
9 BBC 23/05/2022
10 CDC International Health Regulations
11 Nature 20/05/2022
12 First Draft Genome Sequence of Monkeypox Virus 05/2022
13, 15 The Telegraph 20/05/2022 (đã thực hiện)
14 Daily Mail 21/05/2022
16 Drugs.com 23/05/2022
17 The York Press 24/05/2022
18, 22 NTI.org 23/11/2021
21 Gates Foundation National Threat Initiative
23 NTI.org November 2021 Summary
26 The Counter Signal 02/05/2022
29 Michael P Sanger Substack 20/05/2022
30, 41 The Sociable 17/11/2020
32 National Pulse 22/05/2022
34 Daily Mail 23/05/2022
37 Reuters 24/05/2022
38 The Defender 24/05/2022
39, 40 Robert Malone Substack 21/05/2022
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.