Monday, May 23, 2016

Hoa Kỳ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam

image
https://www.facebook.com/cohangnuoc2016/videos/799687670162801/

image
Trong cuộc họp báo chung có sự tham gia của Tổng thống Obama và Chủ tịch Quang, Hoa Kỳ tuyên bố "dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam".

Ông Quang đọc thông cáo nói hai bên "nhất trí ưu tiên cao hơn việc giải quyết hậu quả chiến tranh, và cam kết tiếp tục hợp tác tích cực về vấn đề này".

Ông Obama nói việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí chứng tỏ quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hoàn toàn bình thường.

image
Josie Chu: Tập Cận Bình và Đảng ta ơi, nhìn xem dân Việt Nam yêu mến Đế quốc Mỹ nè! Ghen không?

Hãng tin Tass dẫn lời ông Anatoly Punchuk, Phó Giám đốc Cục hợp tác Quân sự-Kỹ thuật Quốc gia Nga nói rằng Moscow và Hà Nội có quan hệ đối tác lâu dài và việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương "không ảnh hưởng tới xuất khẩu vũ khí của Nga".

image
Việt Nam là khách hàng mua vũ khí lớn thứ ba của Nga, theo báo Kommersant. 

Báo chí tràn ngập tin VietJet ký hợp đồng trị giá 11,3 tỷ USD đặt 100 chiếc 737 MAX 200 từ Boeing trong ngày đầu tiên Tổng thống Barack Obama tới thăm Việt Nam.

image
Mua thêm 100 phi cơ, VietJet nay trở thành một trong những hãng hàng không giá rẻ phát triển nhanh nhất tại Đông Nam Á.

Trước đó, hãng đã ký mua từ EU 100 chiếc Airbus giữa năm 2013 với hợp đồng trên 9 tỷ USD và mua bổ sung 30 chiếc hồi 11/2015 trị giá gần 3,5 tỷ USD.

Viện Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) nêu ra rằng Hoa Kỳ bán vũ khí cho 96 quốc gia, gần bằng một nửa số thành viên Liên Hiệp Quốc.

Trong số các khách hàng lớn nhất có Ả Rập Saudi (10%), và Liên hiệp các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE -9,1%).
Còn theo tác giả Samuel Oakford, kể từ năm 2010, Hoa Kỳ đã bán ra 90 tỷ USD tiền vũ khí, quân trang quân bị cho hai quốc gia Vùng Vịnh này.

Tại châu Á, ngoài Đài Loan còn có Hàn Quốc là nước mua nhiều vũ khí của Mỹ, theo trang Time cuối năm 2015. 

image

Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc từ Anh nhận định:
"Với quyết định bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam của Tổng thống Obama hôm nay, Mỹ và Việt Nam cuối cùng đã hoàn toàn bình thường hóa quan hệ song phương – một tiến trình mà Tổng thống Bill Clinton đã khai mở cách đây hơn 20 năm.

Nó cũng giúp nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt. Về ngữ nghĩa, hiện giờ Mỹ chỉ là ‘đối tác toàn diện’ – đứng sau ‘đối tác chiến lược’, như Ấn Độ hay Tây Ba Nha, và ‘đối tác chiến lược toàn diện’ hay ‘đối tác hợp tác chiến lược toàn diện’ mà Hà Nội đã thiết lập với Nga và Trung Cộng.

Nhưng về nội dung, có thể nói quan hệ của Việt Nam với Mỹ hiện giờ rất ‘toàn diện, chiến lược’ – thậm chí còn ‘toàn diện, chiến lược’, ý nghĩa, quan trọng hơn quan hệ của Việt Nam với Trung Cộng.

Quyết định của ông Obama hôm này gây không ít bất ngờ, thất vọng đối với một số người vì xem ra chính quyền Việt Nam không có nhượng bộ gì vấn đề nhân quyền. Nhưng nhìn chung cuộc, quyết định này sẽ rất tốt, có lợi cho Việt Nam.

image
Cách đây 21 năm khi ông Clinton quyết định nối bang giao với Việt Nam cũng có nhiều người chống đối vì cho rằng Việt Nam không có tự do, dân chủ, nhân quyền. Nhưng nhờ quyết định ấy của ông, quan hệ Việt-Mỹ đã phát triển tốt, có lợi cho Việt Nam. Hiện Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Nếu không có một thị trường như Mỹ, Việt Nam không thể cân bằng mậu dịch, kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Chắc chắn việc gỡ bỏ cấm vận vũ khí của Mỹ cũng như những thỏa thuận khác về an ninh, kinh tế, thương mại, giáo dục đạt được trong chuyến đi này sẽ giúp Việt Nam gần hơn Mỹ. Và điều đó sẽ rất tốt cho người dân, đất nước Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc càng ngày càng mạnh bạo ở Biển Đông."

Barack Obama
"Các bạn có thể tạo ra thay đổi. Các bạn không thể nào chuyển biến thế giới chỉ trong một ngày. Và đó là điều gây ra thất vọng. Có không ít những cản trở, bước lùi. Nhưng tiến bộ sẽ đến từng chút một." (Trang White House trên Facebook trích lời ông Obama nói 10 tiếng trước). 

image

Châu Đoàn:
"Chẳng cần phải giải thích thì ai cũng thấy hình ảnh của Obama quá đẹp. Một tổng thống mà sự chân thành luôn toát trên nét mặt. Luôn cười tươi với vợ con, đồng nghiệp, báo giới, công chúng. Lại còn cúi rạp mình trên sàn để giao tiếp với một em bé mới biết lẫy nữa chứ.

Đúng là giấc mơ Mỹ. Một người da màu, xuất thân không có gì đặc biệt lại trở thành tổng thống. Obama là biểu tượng của tự do dân chủ, của sức mạnh siêu cường nhưng những giá trị ấy được đặt trong hình hài một quý ông lịch lãm và dịu dàng.

image
Người như thế khiến hàng tỉ con tim rung động. Cho nên hình ảnh người dân hồ hởi xếp hàng dọc phố để chào đón là điều dễ hiểu. Tình cảm ấy là hồn nhiên. Người dân chắc cũng không mong chờ ở quý ông ấy nhiều khi mà nhiệm kì của ông đã sắp hết.

Tôi vui mừng nhìn thấy Obama được tiếp đón như vậy nhưng lòng tôi nhói lên khi nhìn thấy hình ảnh long lanh ấy sao xa vời đến vậy. Mấy triệu người đã ngã xuống, mấy chục năm làm lụng, hy vọng một sự đổi đời nhưng thực trạng đất nước chưa bao giờ be bét như hiện nay.

Không phải chỉ là sự be bát về ô nhiễm, tai nạn, doanh nghiệp làm ăn khó khăn, nông dân, công nhân lần hồi từng bữa mà sự be bét ấy còn trong tâm khảm mỗi người Việt. Người dân ngơ ngác không biết nên tin ai. Không có một lãnh đạo nào mà ánh sáng của tâm đức và trí tuệ soi rọi được đến lòng dân.

image
Giá như người dân yêu quý một vị lãnh đạo nào đấy chỉ bằng 1/10 tình cảm dành cho một ông tổng thống ngoại bang kia thì đất nước này đã khác nhiều rồi.

Tôi tin rằng các tổng thống Mỹ nghèo hơn nhiều so với quan chức Việt Nam. Nhưng cuộc sống ngắn ngủi, nhiều tiền quá làm gì. Chẳng thà ít tiền mà tên tuổi, hình ảnh được ghi đậm mãi vào lịch sử, vào những con tim đồng bào còn hơn."

image
John Coughlan từ Ân xá Quốc tế trả lời Issac Chotiner trên trang báo Mỹ Slate.com về các quyền của người dân Việt Nam:

“Người dân Việt Nam coi Hoa Kỳ là đại diện cho những giá trị như tự do ngôn luận, tự do hội họp.

Đây là các quyền bị siết chặt ở Việt Nam, nên nếu ông Obama kêu gọi chính quyền nới lỏng chúng, người dân Việt Nam sẽ không hỏi ‘Sao ông ta dám nói thế’, mà họ coi đây là hành động bày tỏ tình đoàn kết. Vì thế, khi ông Obama tới, đa số người Việt Nam cảm thấy vô cùng tự hào. Nhưng vấn đề là nhân quyền lại không phải là phần trọng tâm của chuyến đi.”

Từ Nhật, Tetsuo Kotani, một nhà nghiên cứu, nói tin Mỹ xóa lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam sẽ được Nhật Bản hoan nghênh.

Ông Tetsuo Kotani làm việc ở Viện Nghiên cứu Quốc tế Nhật Bản.

Ông nói: “Với Tokyo, đây là tin tốt vì vẫn còn sự nhạy cảm chính trị để có thể phát triển hợp tác quốc phòng sâu hơn giữa Việt Nam và Nhật do khác biệt hệ thống chính trị.”

Việt Nam đã kêu gọi Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông.

Diễn viên Lan Phương
image
Diễn viên Lan Phương khoe ảnh chụp thư mời đến buổi nói chuyện của ông Obama sáng 25/5 tại Sài Gòn.

Cô chia sẻ "rất háo hức chờ tới gặp gỡ ông Obama".

image
Cô nói: “Theo cảm nhận của tôi thì Tổng thống Mỹ Obama là người cởi mở, gần gũi và thân thiện. Điều khiến tôi ngưỡng mộ ông là ông ủng hộ hòa bình. Ngoài ra, ông còn là một người chồng, người cha tuyệt vời”.

Cô có tên trong danh sách thành viên của tổ chức YSEALI (Sáng kiến thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á) của lãnh sự quán Mỹ.

image
Hoa hậu Đặng Thu Thảo và diễn viên Quốc Thuận cũng được mời gặp ông Obama.

image

GS Ngô Bảo Châu: Bình luận gây tranh cãi
Barack Obama trên đường tới thăm Việt Nam
Kẻ hờ hững, người tẩy chay bầu cử ở VN
Người dân Việt Nam hào hứng chờ đón TT Obama
Mỹ đặt tiền trên nhân quyền?
Linh mục Nguyễn Văn Lý ra tù về Tòa Tổng Giám mục ...
Những chuyến thăm VN của các vị tổng thống Mỹ
An toàn khi lên mạng
Về chuyến thăm Việt Nam của TT Mỹ
Cả nước không “bi đầu”
Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama
Tìm tin 'cá chết' ở VN hơi lạ?
Thảm họa diệt chủng vào năm 2020
YouTube: fish died in Vietnam
Trang trại thẳng đứng cung cấp 900 tấn rau mỗi năm...
Hạ nhục dân tộc Việt
Biểu tình môi trường: Báo chí chống lại báo chí
Xin chào đồng chí Obama!
Lễ thăng cấp Chuẩn tướng gốc Việt Lập Thể C. Flora...
Ba vấn đề trong chuyến thăm của Obama

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.