Bố tôi, người từng
là nhà buôn chứng khoán ở Phố Wall, luôn bảo tôi rằng 'tiền mặt là vua' và nên
giữ tiền mặt trong tay khi kinh tế đi xuống.
Nhưng ở Hà Lan, tiền
mặt không được trọng dụng. Ở nhiều nơi, nó không còn được xem là một hình thức
thanh toán chính thức. Ngày càng nhiều cửa hàng thực phẩm, tiệm làm bánh ở Hà
Lan chỉ nhận thẻ. Một số cửa hàng bán lẻ còn cho rằng việc dùng tiền mặt là thiếu
trong sạch và không an toàn.
Tôi đã thử cất thẻ
ngân hàng của mình và thử xem mình có thể dùng tiền mặt được tới mức nào. Kết
quả: Không được bao nhiêu. Những khoản chi phí lớn như tiền thuê nhà và tiền điện
thoại đều hoàn toàn không thể thanh toán bằng tiền mặt.
Tôi đã bắt gặp phải
những phản ứng bối rối và thậm chí là sự phản đối.
"Tôi không thể
nhớ lần cuối mình nhận tiền mặt là khi nào," Marielle Groentjes, người làm
quản lý căn hộ cho Hoen Proerty Mangement BV, công ty quản lý căn hộ của tôi,
nói.
"Chúng tôi không thích giữ tiền mặt trong văn phòng, chúng tôi không
có két sắt, và ngân hàng sẽ tính phí nếu bạn nộp tiền mặt vào tài khoản."
Thế nhưng những món
đồ nhỏ nhỏ, ít tiền là điều làm tôi đau đầu nhất. Tôi không những không thể mua
thực phẩm tươi ở Marqt mà còn phải xếp hàng hàng dài ở khu vực thanh toán bằng
tiền mặt và nhìn những người khác thanh toán bằng thẻ một cách nhanh chóng.
Khi tôi tìm cách mua
sandwich cá thu ở cửa hàng Vlaams Broodhuys, tôi bị từ chối thanh toán bằng tiền
mặt. Tôi còn không thể dùng tờ euro để trả tiền đỗ xe ở hầu như tất cả mọi nơi
trong thành phố.
"Tiền mặt là thứ
cổ hủ, nhưng nó sẽ vẫn tồn tại," Michiel van Doeveren, một cố vấn chính
sách cao cấp tại ngân hàng trung ương Hà Lan, DNB, nói. Tuy nhiên ông cũng chỉ
ra rằng những khâu hậu cần xung quanh các khoản thanh toán bằng tiền mặt tốn
kém hơn rất nhiều so với việc thanh toán thẻ. "Nền kinh tế điện tử cần
phát triển. Chúng ta cần khuyến khích các hình thức thanh toán hiệu quả
hơn."
Làm sao để kiếm tiền?
Số lượng các khoản
thanh toán điện tử ở các cửa hàng và siêu thị tại Hà Lan đã vượt lên các khoản
thanh toán tiền mặt lần đầu tiên vào năm 2015: 50% bằng thẻ ghi nợ, 49,5% thanh
toán bằng tiền mặt và 0,5% bằng thẻ tín dụng.
Một liên minh các
ngân hàng ở Hà Lan và các nhà bán lẻ muốn tăng tỷ lệ thanh toán điện tử lên 60%
từ nay đến 2018. Họ cho biết các khoản thanh toán phi tiền mặt rẻ, an toàn và
tiện lợi hơn.
Sự trỗi dậy trong
hoạt động mua bán trực tuyến và dùng thẻ khiến các khoản chi trả bằng tiền
mặt giảm mạnh ở nhiều quốc gia
Cũng giống như Hà
Lan, Thuỵ Điển cũng đang là một trong các nước dẫn đầu trong việc hạn chế các
khoản thanh toán bằng tiền mặt. Thế nhưng không phải ai cũng hoan nghênh việc
này.
"Đây là một vấn
đề nghiêm trọng. Các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt với chi phí lớn nếu họ muốn
nộp tiền mặt trong ngân hàng," Guido Carinci, chủ tịch hiệp hội các doanh
nghiệp nhỏ, TOMER, nói. Carinci cho rằng tình hình hiện nay rất 'tồi tệ' và cho
biết ông phải trả 300 krona (khoảng 35 đôla) mỗi tháng cho một công ty chỉ để nộp
tiền mặt vào tài khoản ngân hàng.
Điều mấu chốt là tỷ
lệ lợi nhuận. Ông cho biết các ngân hàng Thuỵ Điển kiếm hàng triệu krona mỗi
năm từ phí giao dịch đối với các khoản thanh toán điện tử. Trong khi đó họ
không kiếm dược đồng nào từ giao dịch bằng tiền mặt. Điều này khiến các ngân
hàng không có động cơ chấp nhận tiền mặt.
Nhiều cửa hàng tại
Thuỵ Điển thậm chí còn gỡ bỏ quầy thu ngân do lo ngại về chi phí cũng như vấn đề
an ninh xung quanh các giao dịch bằng tiền mặt. Trong số này bao gồm công ty viễn
thông khổng lồ Telia - vốn từng chấp nhận tiền mặt tại 86 cửa hàng của mình hồi
năm 2013.
Các xe buýt tại Thuỵ
Điển đã không còn nhận tiền mặt từ hành khách trong nhiều năm nay.
Ngay cả những người
bán báo lẻ vô gia cư cũng chỉ chấp nhận thanh toán điện tử hoặc qua điện thoại.
Vấn đề này trở nên
nghiêm trọng đến nỗi nhiều người dân Thuỵ Điển không biết làm gì với khối tiền
mà các ngân hàng không muốn nhận.
Văn hoá chung
Tuy nhiên các quốc
gia khác ở châu Âu và trên thế giới có cái nhìn khác nhau về tiền mặt.
Nhiều nền văn hoá vẫn
do dự trong việc từ bỏ tiền mặt, trong đó có Đức. Một nghiên cứu gần đây do
ngân hàng trung ương của nước này thực hiện cho thấy người tiêu dùng tin rằng
việc sử dụng tiền mặt giúp họ kiểm soát chi tiêu tốt hơn.
Tại Đức, hơn 75% các
khoản thanh toán vẫn bằng tiền mặt. Tại Ý, tỷ lệ này lên tới 83%.
Một nhân viên tại cửa
hang M-Pesa ở Nairobi, Kenya, nơi dịch vụ thanh toán bằng dịch vụ di động nay
được áp dụng trong hàng triệu giao dịch.
Hoa Kỳ - quốc gia mới
chỉ sử dụng thẻ tín dụng được cấy chip điện tử hồi năm ngoái, trễ hơn các nước
châu Âu một thập kỷ - cũng đang bắt đầu tiến tới việc hạn chế tiền mặt. Hồi
tháng Giêng, nhiều chi nhánh của chuỗi nhà hàng Sweetgreen đã không còn chấp nhận
tiền mặt, trong đó bao gồm chi nhánh ở Phố Wall.
"Tôi rất ngạc
nhiên," Persephone Zill, một cư dân New York, nói. "Tôi nghĩ điều này
là do những người trẻ tuổi ở Phố Wall đang sử dụng ứng dụng trên điện thoại
thông minh như Apple Pay để chi trả. Con gái tôi dùng ứng dụng Venmo cho tất cả
mọi thứ. Nó làm tôi cảm thấy già cả và lạc hậu."
Sự phát triển của
công nghệ điện thoại di động cũng làm các ngân hàng ở châu Phi bắt đầu xa lánh
tiền mặt. Tại Kenya và Tanzania, hệ thống ngân hàng di động M-Pesa giúp hàng
triệu người chi trả, mua gia súc hay thậm chí trả tiền đi chợ bằng điện thoại
di động.
Bị ruồng bỏ
Về phương diện cá
nhân, tôi thực sự không thích việc các chi phí liên quan tới tiền mặt ngày càng
chuyển sang đổ lên đầu những người như tôi nhiều hơn. Thế nhưng tôi vẫn đi đến
ngân hàng ở địa phương để tìm bọc đồng xu.
Tại chính ngân hàng
của mình, tôi phải chịu khoản phí 5,38 đôla mỗi lần nộp tiền vào tài khoản sau
sáu giao dịch đầu tiên mỗi năm. Nhìn con gái mình đếm từng đồng xu tiết kiệm được,
tôi nhận ra những lần gửi tiền kiệm thế này sẽ làm bay hết số tiền xu của cô bé.
"Xin lỗi
ông?" người nhân viên ngân hàng mở hỏi tôi, mắt mở to. Tôi cố gắng giải
thích rằng đây là những ống giấy tôi dùng để phân loại tiền xu khi còn nhỏ.
Cô ta không hiểu và
nói với tôi rằng cô chỉ mới 25 tuổi.
Điều này khiến tôi
nghĩ rằng những vấn đề xoay quanh tiền mặt sẽ tự biến mất trong vài chục năm nữa,
khi một thế hệ mới ra đời.
Lauren Comiteau
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.